Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.111
123.143.735
 
Lại nói về bộ môn Lịch Sử
Phan Văn Thạnh

 

Tôi nhớ thời điểm 2015,Bộ GD có đưa raDự thảo chương trình gom 3 môn: Lịch sử, Giáo dục công dân, An ninh - Quốc phòng" gộp chung thành môn học "Tổ quốc và Công dân".Dự thảo này gặp ngay phản ứng mạnh mẽ của giới Sử học. Nhiều ý kiến cho rằng: “tích hợp” : sẽ giết chết môn Sử – là không thỏa đáng, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học- là phá nát môn Sử !

Quốc Hội lúc bấy giờ đã nhanh chóng vào cuộc hạ nhiệt dư luận - xác định việc thực hiện đổi mới chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm mục tiêu,yêu cầu và nội dung của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông : Tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới.

 

Thực trạng môn Sử nhiều năm qua

 

Theo số liệu thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,trong hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2015, chỉ 153.600 em đăng ký thi môn Sử. Như vậy tức là kể cả khi môn Lịch sử đang là môn bắt buộc thì cũng chỉ có khoảng 1/10 em quan tâm tới môn Sử !

 

Bên cạnh đó cũng có ý kiến chỉ ra môn Sử không được coi trọng không phải vì không quan trọng mà do nó trở nên thừa thãi khi nằm ngoài sự lựa chọn của học sinh trong thi cử. Vì vậy ta chẳng ngạc nhiên khi báo Tuổi Trẻ (26.11.2015) kêu lên : Điểm thi môn sử thấp đến không ngờ !“Trường ĐH Tôn ĐứcThắng có 1/288 bài thi môn sử đạt được điểm 5, hơn 99,6% bài dưới trung bình. Trường ĐH Đà Nẵng có 477 bài thi điểm 0. Tổng số bài thi dưới điểm 5 là 2448 bài, chiếm 99,23% tổng bài thi môn sử, chỉ có một bài 7,75 điểm. Trường ĐH Quảng Nam có đến 99% bài dưới trung bình.Trường ĐH Tiền Giang hơn 98% thí sinh dưới trung bình, chỉ có 5/253 bài thi từ 5 trở lên, chiếm 1,97%. Điểm cao nhất là 5,25. Trường ĐH Đà Lạt có 34/1564 bài thi đạt điểm 5 trở lên, gần 98% thí sinh có điểm dưới trung bình. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM có 3,6% thí sinh đạt điểm 5 trở lên. Trường ĐH Qui Nhơn có 4,1% trong tổng số 2547 thí sinh đạt điểm trung bình trở lên. Trường ĐH Sài Gòn có 116 bài thi đạt điểm 5 trở lên, chiếm 5% tổng số gần 2300 thí sinh dự thi. Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn - ĐH Quốc gia TP.HCM số bài thi đạt điểm 4,5 trở lên chiếm khoảng hơn 10%, trong đó có 18/3207 bài đạt điểm 8 – 9 (có một bài đạt điểm 9,25).(Nguồn:tuyênsinh.tuoitre.vn/tin/20110726/diem-thi-mon-su-thap-khong-ngo/448241.html)

Trước sức ép của hướng nghiệp và sự quá tải của chương trình,từ năm học 2022-2023tới đây các nhà làm chính sách và thiết kế chương trình đã chuyển một số môn học thành môn cho phép học sinh (HS) cấp THPT lựa chọn, trong đó có lịch sử .

 Theo đó ở cấp học THCS (lớp 6 đến lớp 9) giai đoạn giáo dục cơ bản, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ. Lên cấp THPT - học sinh bắt buộc phải học 5 môn lựa chọn trong 3 tổ hợp. Học sinh nào chọn tổ hợp xã hội đã có môn Lịch sử. Học sinh chọn tổ hợp tự nhiên vẫn phải chọn một môn trong tổ hợp xã hội có môn Lịch sử.

 

Vì saohọc sinh lơ làmôn Sử ?

 

PGS-TS Phạm Quốc Sử đã chỉ ra: Đấu tranh cho môn lịch sử tiếp tục có vị trí độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông không có nghĩa là duy trì thực trạng môn học đã bị chính trị hóa đến tê liệt trong nhiều chục năm qua, khiến người dạy loay hoay mãi không thể dạy hay được, người học thì chán ngán. Đã đến lúc phải thay đổi căn bản đối với môn học này, từ nội dung đến phương pháp, chứ không chỉ sửa chữa…

- Lịch sử thì khách quan, nhưng sử học và dạy học lịch sử thì không phải như vậy. Trong sử học, nguyên tắc tối thượng là tôn trọng sự thật, nhưng điều này thường bị vi phạm. Khi sử học bị chính trị hóa thì nguyên tắc trên sẽ bị vi phạm …Sử học vinh quang thật, nhưng lại rất dễ phạm phải những căn bệnh nặng, những lỗi không nhỏ. Tiếc thay, sử học nước ta đã không tránh được. Một thứ “sử học nhà nước”, “sử học quốc doanh” (phân biệt với sử học chân chính) đang ngự trị.

 

- Từ rất sớm, sử học và dạy học lịch sử nước ta đã được tiêm những liều “vắc xin” để ngừa những tư tưởng trái chiều. Nhưng liều tiêm khá nặng, khiến cho đối tượng bị tê cứng, hết sinh khí. Để học sinh chán học sử, để giáo viên không thể giảng hay được tức là môn sử hết sinh khí rồi.

- Có người nói, các thầy cô dạy sử không chịu thay đổi phương pháp nên việc dạy học nhàm chán, học sinh chán học, chất lượng môn sử rơi đến thảm hại. Điều này cũng đúng. Nhưng sự thực, đã có thay đổi bộ phận rồi, nhưng chủ yếu là chuyển từ “đọc chép” sang “nhìn chép” và một vài thứ khác. Song, tài thánh cũng không hấp dẫn được, bởi phải đi theo rãnh chỉ đạo của cấp trên, từ nội dung sách giáo khoa đến các bước lên lớp, giáo án. Có nhiều phương pháp được vận dụng, nhưng chạy đi đâu khỏi khối tài liệu từ đọc thêm đến tranh ảnh, hiện vật, bản đồ, sơ đồ, băng đĩa đều được biên soạn theo cùng một hướng, với vai trò minh họa cho sách giáo khoa. Mọi thứ đều minh họa thêm cho sách giáo khoa, còn sách giáo khoa minh họa cho đường lối chỉ đạo, vậy sáng tạo sao được.

(Nguồn: http://motthegioi.vn/khoa-hoc-giao-duc/tin-tuc-cong-nghe/pgs-ts-pham-quoc-su-tich-hop-mon-lich-su-se-la-mot-tham-hoa-khon-luong-258976.html  2)

Nhìn lại nước ta,giai đoạn lịch sử nào lại chẳng cónhững mâu thuẫn chính trị,xã hội.Thời đại phong kiến vualà trên hết - là “quyền lực tối cao”của nhà nước.Chúng ta không lạ gì với nền giáo dục phong kiếnqua học thuyết Nho giáo –đã sản sinh những “trung thần bất sự nhị quân”.Dấy binhchống lại triều đình là phản loạn – Đem quân trừng phạt gọi là “dẹp giặc”.Thời phong kiến làm gì có lý luận“đấu tranh giai cấp”- “chống áp bức bóc lột” !Thực dân,đế quốc  xâm chiếm lãnh thổ - triều đình chịu trách nhiệm quản lý nhà nước- lúng túng trong các giải pháp chính trị,quân sự là chuyệnbình thường.Triều đại nào cũng dínhmắc sai lầm tiêu cực –quan trọng là lãnh đạo mưu trí,sáng suốt kịp thời nhận ra - điều chỉnh đường lối chính sách …để thoát ra,vươn lên như chúng ta ngày nay - (xóa bỏ bao cấp,đổi mới,mở cửa hội nhập thế giới,kinh tế phát triển phồn thịnh,xã hội ổn định) !

 

Về quan điểm biên soạn nghiên cứu lịch sử cần khẳng định nguyên tắc tối thượng là tôn trọng sự thật – xem xét sự kiện trong bối cảnh thực tế lịch sử - không nên cực đoan,phê phán phiến diện chủ quan,nhìn qua lăng kính những học thuyết giáo điều cứng nhắc,phủ định sạch trơn.

Viết đến đây tôi lại liên tưởng đến nhân vật vua Gia Long, bị kết tội nặng nề: “Triều Nguyễn Gia Long phải chịu trách nhiệm hoàn toàn  về tội ác trời không dung đất khôngtha : để cho tên tuổi của đất nước,một lần nữa,sau hàng nghìn năm độc lập,bị quân cướp nước xóa khỏi bản đồ thế giới-“LỊCH SỬ VIỆT NAM - Tập I (NXB Khoa học Xã hội,Hà Nội,1971 - tr 420)”.

 

Giờ đây nhìn lại,vẫn còn đó thực tế khách quan: Vua Gia Long(1762-1820)ít ra đã ở ngôi vương 18 năm (1802 -1820).Ngài là chủ nhân ông đất nước này trong một giai đoạn lịch sử nhất định - người mở đầu cho vương triều Nguyễn,đã có những đóng góp cho lịch sử phát triển của đất nước - phục hồi nền kinh tế,chính trị,xã hội sau thời gian dài phân ly - đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh trong khu vực thời bấy giờ.Ngài là vị vua đặc biệt quan tâm đến việc củng cố,xác lập chủ quyền của VN đối với các hải đảo ở Biển Đông,đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa…

Không có gì là tuyệt đối, công việc chép sử,theo học giả Nguyễn Hiến Lê:“dù có tinh thần khách quan, khoa học tới mấy, dù tra cứu được đủ tài liệu, dù đích thân được sống thời đại mình chép, thì cũng không sao ghi đúng được sự thật. Chỉ có loại sử biên niên chép những biến cố, những việc lớn xảy ra từng năm từng tháng, sắp đặt theo thứ tự thời gian mà không thêm bớt gì hết, nhất là không phê bình hoặc ghi cảm tưởng của mình hay của người trước, chỉ có loại đó là không sai, nhưng nó lại câm, không cho ta biết chút gì về dân tình, không khí của thời đại, như vậy đâu phải là sự thật! Vì người chép không thể nào ghi hết mọi việc được, tất phải lựa chọn, bỏ bớt, và nội công việc đó cũng có tính cách chủ quan ít nhiều rồi. Cho nên tôi(NHL) nghĩ không có gì là sự thật thuần túy cả..”(“Hồi ký Nguyễn Hiến Lê”- NXB Văn Học 1993 - tr 12,13)

Ví như cục diện khách quan lịch sử Việt Nam(năm1945)chỉ có một,nhưng vô số tình huống xảy ra - đã định hình số phận dân tộcnày,dẫn dắt mãi đến tận ngày 30/4/75.Tùy cảnh ngộ,thành phần xuất thân,mỗi công dân – ngay lúc bấy giờ,buộc phải có những lựa chọn khác nhau. Chẳng hạn đối với nhạc sĩ Phạm Duy trong “Hồi ký tập II - Thời Cách mạng Kháng chiến”(nguồn internet),đã kể : “Thế chiến thứ 2 kết thúc,Pháp bị lép vế ở VN,Nhật chuẩn bị đầu hàng,nước ta được bỏ trống,các tổ chức chính trị ùa ra,đảng nào mạnh và giỏi thì đảng đó nắm chính quyền.Đám thanh niên thuộc tuổi tôi (PD) không theo đảng phái nào thì chỉ biết nhào ra theo CM.Nghe thấy có “tổng khởi nghĩa”là hè nhau đi “cướp chính quyền”.Thấy Pháp trở lại VN thì xung phong vào “kháng chiến Nam Bộ”.Rồi khi có lệnh “toàn quốc kháng chiến”là đua nhau rời phố phường về nơi thôn quê xây làng chiến đấu.CM và KC thu hút tất cả,không chừa một ai !”v.v…

 

Tóm lại động chạm đến vấn đề lịch sử  khá “nhạy cảm”  - điều cốt lõi cần có cái nhìn khách quan tôn trọng sự thật .Tôi tâm đắc lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp mặt đoàn đại biểu Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sáng 3/6/22 : “Mong muốn các nhà sử học Việt Nam luôn lấy khách quan của lịch sử làm chân lý, nắm bắt giá trị lịch sử và xu hướng thời đại, yêu chuộng hòa bình, bảo vệ lẽ phải, phụng sự Tổ quốc”. (Nguồn nld.com.vn) 

Những ai quan tâm đến giáo dục đều biết rằng:“Mất đi lòng trung hiếu là mất nước! Mà để mọi người có được lòng trung hiếu ấy, chính là nhờ phải học môn Sử”.

Việc học Sử,nghiên cứu lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ, mà trên cơ sở biết quá khứ, hiểu sâu sắc hiện tại, hành động tích cực trong hiện tại, tiên đoán sự phát triển của tương lai và đấu tranh cho thắng lợi tất yếu của tương lai.

Cám ơn lịch sử đã lùi xa gần nửa thế kỷ để hậu thế có dịp “bình tĩnh”nhìn lại - Vài dòng đóng góp tham khảo.

 

(Tp.HCM,viết 04/6/22 – chỉnh sửa 12/6/22)

 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 570
Ngày đăng: 14.06.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chùa Phúc Khánh – Ngôi chùa linh thiêng đất Hà Thành - Đặng Xuân Xuyến
Một xã hội trong guồng “chạy” điên cuồng - Nguyễn Anh Tuấn
Tản mạn chuyện nghệ danh của các “Sao” Việt - Đặng Xuân Xuyến
Gọi Đấng tối cao toàn năng của Hồi Giáo là “Thánh Allah” có sai không? - La Thụy
Phản kháng của Nietzsche - Võ Công Liêm
Kỷ niệm 2 năm ngày mất nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển 6/5/2020 - La Thụy
Triết lý nhân sinh của người Nam bộ qua truyền thuyết dân gian buổi đầu chống thực dân Pháp - Võ Phúc Châu
Gia tài của Võ Hồng - Nguyễn Lệ Uyên
Nhà văn Võ Hồng và sự hiện hữu trong đời sống văn học miền Nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Bản trường ca huyền mặc khởi sinh từ loài hoa thiêng - Tống Phước Bảo
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)