Thực ra những gì đưa ra nó vẫn còn tồn lại (stillness) và đó là sự cố thường hay nghĩ đến (occurrence) giữa những gì hợp lý của việc tái sinh tức kiếp sau (reborn) hoặc cho đó là cõi đi về nơi Niết Bàn. Đạo Phật thường đặc vần đề này như một tiêu chuẩn ‘sống còn’ của con người. Vì trong cõi Như-nhiên/mahamudra là một chuyển hóa siêu đẳng cũng là một nhận thức vi diệu và đầy đủ ý nghĩa tài tình, khéo léo –The state in which all experience are transformed into transcendental knowledge and skilful means.Vậy thì Samsarã và Nirvãna là gì? –Samsarã/Sinh diệt là nằm trong vòng của hiện hữu tồn lưu. Nirvãna/Niết bàn là đình chỉ cái sự sân si, đần độn và những gì đối kháng lại sự cảm kích, thế nhưng vẫn muốn trở về và tái sinh ở niết bàn. Theo kinh điển (Sutrasamuccaya) vòng tái sinh (round of rebirth) là cái vòng quay không hợp cảnh của hiện hữu. Nếu chúng ta thử gạt cái hiện tượng đó ra khỏi lý trí thời việc ấy vẫn còn lại và vẫn còn tiếp tục phát xuất trong cõi người và cũng trở lại trong kiếp người. Nó không tiêu tan mà là sự cố. Nói chung là đặc nặng vấn đề của sự sống hôm nay và tái sinh cho kiếp sau. Nỗi lo đó tợ như nhắc nhở để nhìn lui, nhìn tới trong cuộc đời đang sống mà sự cố không dứt và triền miên. Đấy là điều không có gì thích đáng giữa Sinh diệt hoặc Niết bàn –Not preferring Samsarã or Nirvãna. Cốt tủy của kiếp người là giải thoát, một sự giải thoát toàn diện để đi tới chân-như nằm trong kiếp sau hay cõi niết bàn; chiều hướng đó vẫn giữ cứng ý niệm niết bàn/nirvãna trong lúc đó với những thói tính sai lầm không gạt bỏ mà luôn có ý niệm về niết bàn, trong khi niết bàn phủ nhận những gì tham sân si, lòng hận thù và ảo ảnh cuộc đời, biết rằng; niết bàn là nơi cao siệu, diệu vợi cho một thành qủa của con người và của sinh tồn –the round of misapprehension and false behaviour, and also any conception of nirvana as not just the negation of greed, hatred and delision, but; also a transcendence of the institutions and person of samsãra. Niết bàn chỉ là gợi hình chớ nó không phãi là thứ niết bàn tồn tại vĩnh cửu -the non-abiding Nivrãna- ở một thế giới khác mà chúng ta muốn đạt tới.
Thông thường có một vài thể loại về khuynh hướng (bias) của cuộc đời là luôn song hành bên nhau trong não thức của con người bao gồm: sợ hãi và hy vọng, chiến tranh và hòa bình, tình yêu và thù ghét, ghen tương và vị tha là yếu tố dựng nên ý niệm sống, chết của kiếp người và cứ thế mà tiếp dẫn không ngừng để cho chúng ta đấu tranh trong mọi tình huống của cuộc đời. Tất cả được gọi chung là sinh diệt/samsarã. Một nhận thức khác gần như cảm thức chung (commom-sense) là đòi hỏi một sự sống tuyệt đối không vướng bận, không tranh chấp để có trong đó một sự tĩnh lặng vô biên, tĩnh lặng để nhận thức lẽ sống làm người, tĩnh lặng cho những gì làm nên và những gì không làm nên; nó bao hàm trong một ý niệm của sinh diệt, nhưng; trong sinh diệt người ta luôn hướng tới một điều gì vĩnh cữu nghĩa là thoát tục để trở về với như-nhiên có thể xem đó là cõi-không tức cõi vĩnh hằng, nơi con người được sống đời đời bất tận. Đó là duy lý! Đây là những gì chúng ta thực hiện trong phương cách khôn ngoan huyền ảo –This is what we all do in a subtle way, không còn vọng động hay một mảy may nào đến trong ta tất chúng ta bước vào pure-land/nivãna, là nơi thanh tịnh đại hải. Nói cho cùng tất cả hành trạng đó là ở nơi ta tất chúng ta đứng trước sự ‘sống còn’,bởi sống còn hay sinh diệt là ở tại tâm, tâm như-nhiên là cái tâm tồn tại; đó là cõi vĩnh hằng. Thông thường người ta nêu ra lý do có từ não thức là những gì họ nhận ra có vẻ hợp lý (spaciousness) và một tình huống đồng điệu (synchronistic) ; nhưng rồi những gì đã nghĩ tới đều bám vào trong một nhận thức thấu đáo và nó trở nên tuyệt đối viên mãn. Đấy là điều nhận ra được một trí tuệ khôn ngoan của những gì không cần vượt thoát ra khòi nó –the wisdom of no escape, là hành động đúng đắn một cách chính xác như đã tỏ; đó là con người biết xử thế đang chìm đắm trong những gì tương quan là đang bơi lội vào nơi huyền bí –It has been said; quite accurately, that a psychotic person is drowing in the very same things that a mystic swims in, tất chúng ta đã vượt thoát để tìm tới chân như tánh không trên con đường đi tới niết bàn. Phải chăng những gì đưa ra là nằm trong vòng của luân hồi/samsãra hoặc những gì cho đó là niết bàn/nirvãna. Hãy rời xa những gì gọi là sinh diệt và niết bàn, luận cho cùng chúng ta đi vào vòng luẩn quẩn. Trong buổi thỉnh trà của một thiền sư, người đã nói về Phật: ‘Phật không có vĩnh cửu trong niết bàn. Phật vĩnh cửu trong cái hoàn hảo tối thượng’(does not abide in nirvãna. He abides in the ultimate perfection). Lời giảng đó cho ta thừa nhận rằng Phật không có đó mà có đó, bởi; chúng ta nhận ra cái tâm lượng vô biên của người tu học Phật đã để lại một cảm thức chung, một hiện thực hoàn toàn đó là sinh diệt/ samsãra và cõi niết bàn/nirvana cả hai chỉ là-một và cũng chẳng phải là chi, cũng chẳng phải là thích đáng tồn lưu hay sự cố, nhưng có thể nó có cả hai thứ cho một kiếp người. Ấy là điều chắc hẳn phải có trong ta. Cho nên chi dẫu có dốc tâm cầu nguyện hay khấn vái chỉ là hành tung cho việc thờ phượng chớ Phật không đòi ta phải thờ phượng mà đòi ta nhất-tâm trong cái tâm duy nhất trong sáng là cái tâm thực thi hành động…
Không có một lễ nghi nào để cầu xin, khấn vái; tất cả là phong cách biểu hiệu của cuộc đời là sinh diệt và tất cả là âm thanh đồng vọng của cuộc đời là niết bàn –Then all the gestures of life are samsãra and all the sounds of life are nirvãna. Chớ không có chi là vĩnh cửu hay tồn lưu nhân thế mà chỉ đạt được trong cái toàn hỏa làm người là sự để tâm tột đỉnh vào một tấm lòng trắc ẩn trong cái gọi là ‘không vĩnh cửu/non-abiding’ là tương phản của Phật và không Phật (non-Buddhism), bởi; niết bàn đã nắm hết bởi Arhats và Pratyekabuddha là hai vị Bồ Tát (Bodhissattvas) trong Phật giáo Đại Thừa (Mahàyàna Buddhism) mà trong đó có những chủ điểm không thể hình dung cho một tương lai về sau. Dù đó là điều không cần thiết mà coi đó như một ý niệm, một giới hạn giữa hữu thể và vô thể được nhìn nhận và hiểu rõ của bước khởi đầu từ khi còn bên cạnh Phật nó vẫn là sự cố, còn trong vòng luẩn quẩn không nắm bắt kịp một cách rõ ràng có nghĩa là còn vướng tục mà phải vượt ra ngoài những gì có tính lưỡng phân, buông thả là không buông thả, không cảm thụ hiện hữu –does not abadon sentient beings. Đó là điều đáng tôn sùng và thờ phượng, bởi; ở đó không có thứ ma trơi, qủy ám, không có ăn thô nói tục, không có sỏi sạn, gạch đá hoa văn, không tất cả mà trống không ngay cả cứt phân hoặc những thứ ô uế tạp nhạp, mọi thứ phải tinh khiết và trong sáng (rút từ Kinh Liên Hoa/Lotus Sutra) nơi đó là ‘đất trong sáng/pure-land’ là Đất Phật sống ở đó đời đời bất tận.
Đất-Trong-Sáng/Pure-Land là nơi chốn tuyệt trần, là con đường khai mở đi tới giải thoát –Pure-Land is an excellent place for developing the path to enlightenment không có con đường nào hơn ở cõi thế này.
Đất Trong Sáng là đất của đấng toàn trí, toàn lực, đấng giác ngộ nhưng không toàn năng mà là đấng tuyệt đối vô biên; đó là Phật tích, nếu chúng ta thực thi thì ta cũng như người đã thực thi; bởi niết bàn không là nơi vĩnh cửu và hằng mong mà thường nói tới, đó chỉ là bào ảnh không thực với đời. Xét cho kỷ về lý thuyết này thời nó cũng có những gì siêu hình trong kinh điển. Theo phái Đại Thừa cho rằng Điạ Tạng Phật (Buddha Field/Buddhaksetra) có từ viễn tượng, có tính vũ trụ quan (cosmology space).Phật giáo cho rằng thời gian là vô tận số là một vũ trụ bao la và chiếu rọi khắp muôn phương, một hào quang soi rọi vào nơi được gọi là Lãnh Địa Phật (Buddha Field) hay cõi riêng gọi là Đất Phật (Buddha Land) là biểu thị cõi riêng, vũ trụ giới có ảnh hưởng đến hồn tính Phật. Nhưng có nhiều điều vượt giới hạn mà phái Đại Thừa (Mahãvastu) ghi nhận rằng không thể có hai Phật trong Lãnh địa Phật (Buddha Field) mà ngụ ý cho rằng không thể tương xứng và tác động như Phật -for this would imply that one Buddha is not adequate to his task- cho dù tư tưởng của Phật có một quan hệ hiếm có giữa người và vũ trụ là tư tưởng ‘vi diệu pháp kinh’ và hằng hà sa số (innumerable) không thể đếm được chỉ có mười tầng Bồ Tát thì có thể trở thành Phật. Đó là cảnh giới Phật thời không có sinh diệt và cũng chẳng có niết bàn, vì sinh diệt và niết bàn dành cho thế giới của Sahã (là thế giới Địa Tạng/Buddha Land) ở về hướng nam, ở đó dành cho ‘dòng’ Phật Thích-ca-Mâu-ni (Sãkyamuni) -lãnh phận của nhận thức /the field of his awareness- và có thẩm quyền ảnh hưởng vào tất cả phật tính trong đó có cả lãnh phận của tác động /his field of activity. Đất Phật hay Điạ tạng Phật là nơi không chứa chấp bất cứ gì của trần đời có, đất phẳng lì, không gợn, không chao, không cong queo, méo mó không cao thấp, không vực thẳm đèo cao; mà là đất của kim cương, một thứ đất mềm nhũn, trong sáng chắc nịch không vỡ, bể (vaidũrya) và không có biên giới, khắp nơi trong sạch, không bụi bặm, không màu mở mà chỉ có hoa thơm cỏ qúy (Rút từ Kinh Liên Hoa/From Lotus Sutra p.120). Đến đó chúng ta không còn sợ hãi, lo âu phiền não, không còn tranh giựt, không còn ta trong ta mà là như-không, như-phật, như-lai là đất không có thời gian mà chỉ có thời gian vô tận số (Sátnã/Ksanikam). Nơi đây cũng không có sinh diệt hay tái sinh mà sinh chỉ một lần (không hai) và cũng không có niết bàn ở đó.Tất cả là bào ảnh không thực chỉ có Đất Phật (Buddha-Land) là đất sáng và linh cảm (Pure-Land). Đó là như-lai-phật không khác nhau ./.
(ca.ab.yyc. Cuối 6/2022)
ĐỌC THÊM: Những bài triết học Phật giáo của võcôngliêm trên mạng báo và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/chỉ.
TRANH VẼ: ‘Japanese Maples / Cây phong Nhật Bản’ Khổ 15: X 22: Trên giấy cứng. Acrylics+Acrylic-liquid. Vcl#1262022.