Tôi sinh trưởng ở Dalat, đi học, lớn lên trong thành phố này, thành phố mà thi sĩ Phong Vũ đã viết:
“Xứ ngàn sương
Xứ ngàn hoa
Thời Em đến
Thời Em xa
Đến như cơn mộng không hò hẹn
Xa tựa làn mây chẳng đợi chờ”.
Những dòng chữ ngắn ngủi cuả bài thơ đã phát hoạ đầy đủ một bức tranh đầy thơ mộng về Đalat: “sương, hoa, mộng không hò hẹn,mây chẳng đợi chờ”. Cũng trong khoảng thơì gian này, bài hát Ai lên xứ Hoa Đào cuả nhạc sĩ Hoàng Nguyên ra đời. Không hẹn mà gặp, thi sĩ Phong Vũ và nhạc sĩ Hoàng Nguyên, cả hai đều dùng những từ “sương”’hoa” “mây””mộng” để vẽ bức tranh thành phố hoa đào.
Riêng nhạc sĩ Hoàng Nguyên, không những dung những lời nhạc để nói về Đalat, nhạc sĩ với tư cách là một lữ khách, và còn tự nguyện làm hướng dẫn viên du lịch, mời mọc “lữ khách” nếu có dịp ghé thăm thành phố cao nguyên thơ mộng này thì:
-
Ai lên xứ Hoa Đào, dừng chân bên hồ nghe chiều rơi. Nhạc sĩ không dùng[b1] những từ phổ thông như chiều về, chiều tàn, chiều xuống, nhạc sĩ đã dùng chữ chiều rơi để diễn tả sự ung dung khoan thai cuả buổi chiều rơi chầm chậm vào màn đêm. Thi sĩ Nguyễn Bính đã phải dùng câu thơ bảy chữ để diễn tả chiều “rơi”
Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh,
Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ.
Tôi thấy quanh tôi và tất cả,
Kinh thành Hà Nội chít khăn sô
(Khóc người trinh nữ - Nguyễn Bính)
-
Lữ khách sẽ nghe hơi giá len vào hồn, chiều xuân mây êm trôi. Diễn tả cái cảm giác gió lạnh, không có ai dùng chữ “hơi giá len vào hồn” cả,chỉ có nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương ,trong bài thơ “Kỷ niệm đầu” cũng dùng chữ “len lén” trong câu “Kỷ niệm đầu len lén trở về tâm tư”. Cả hai đều dùng chữ “len” để diễn tả sự khoan thai, nhẹ nhàng cuả một chuyển động trong âm thầm, lặng lẽ, không muốn cho ai biết cả. Cái lạnh len vào hồn,môt cảm giác buồn lâng lâng khó diễn tả. Nhạc sĩ dung lối văn tương phản để nhấn mạnh ý thơ cuả mình “Nghe hơi giá len vào hồn,” tương phản với“chiều xuân mây êm trôi”
-
Lữ khách lên Dalat sẽ nghe “Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ.”Nhạc sĩ lại tiếp tục dùng sự tương phản cuả luật thi ca để nhấn mạnh cái động trong cái tỉnh cuả thiên nhiên. Thông reo noí lên cái động, suối vắng nói về cái tỉnh, động và tỉnh hoà hợp vơí nhau để tạo thành một khúc nhạc thần tiên. Chữ thông reo đối với suối vắng còn cho ta có cảm giác cuả âm thanh không chấm dứt. Chim hót cũng có lúc phải ngừng hót, ve kêu cũng có lúc phải hết kêu, gà gáy cũng có lúc phải hết gáy, riêng chữ “reo” cho ta cái cảm giác cuả âm thanh kéo dài vào không gian vô tận.Thông reo ,suối vắng, giá len vào hồn một chiều xuân mây êm trôi đã gieo vài tâm tư cuả nhạc sĩ cái mơ ước đi vào cõi Thiên Thai (Mộng Đào Nguyên) như thuở xưa Lưu Nguyễn lạc lối vào tiên cảnh.
-
Sau khi hướng dẫn lữ khách viếng thăm cảnh vật thiên nhiên cuả xứ Hoa Đào, nhạc sĩ Hoàng Nguyên mời lữ khách “Đừng quên bước lần theo đường hoa”, chỉ vào đưòng hoa thì chính mình mới trực tiếp cảm nhận, kinh nghiệm cái đẹp cuả hoa.
-
Nhạc sĩ đã dùng thuật đảo ngữ rất là thần tình để chuyển hoá thực tại đến mộng ảo và ngược lại. Hãy thưởng thức những dòng nhạc này :
Ðường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa,
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương,
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.
Hoa bướm là thực, bướm hoa là mộng ,mộng được ái ân với người đẹp
Sương khói là cảnh thực, khói sương làm ông ảo.
Quên lãng là mộng,lãng quên là thực .
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên, bước vào đường hoa, như chuyện hai chàng Lưu Nguyễn lạc vào Thiên Thai, như chuyện Trang Sinh hoá bướm,khi trở về với thực tại thì mới nhận thức đây là một giấc mộng chỉ thầm mơ “ Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai “
(August 16, 2019).