Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.118
123.145.693
 
Chút tản mạn về các đoản văn “Tựu trường” của Anatlole France, “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và “Cảm thu” của Đinh Hùng
La Thụy

 

Ngày khai trường với kỷ niệm mơn man làm tôi nhớ đoản văn LA RENTRE'E DES CLASSES (TỰU TRƯỜNG) của nhà văn Anatole France - trích từ quyển “Le Livre de mon ami” (Cuốn Sách Của Bạn Tôi). Đoản văn TỰU TRƯỜNG của nhà văn Anatole France có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn nhà văn Thanh Tịnh, khi ông viết truyện ngắn TÔI ĐI HỌC. Hình ảnh chú bé A.France trong ngày tựu trường khơi dậy những tình cảm trong sáng, bỡ ngỡ và êm ái của tuổi thơ. Bởi hơn đâu hết, chính những thầy giáo vỡ lòng, thông qua trang hồi kí tuyệt vời ấy, đã đánh thức ở họ những xúc cảm đầu đời: niềm đam mê học hành và tình yêu văn chương nghệ thuật.

 

Xin trích dẫn các bản dịch của Phạm Tất Đắc, Bùi Bảo Trúc và bản tiếng Pháp Anatole France

 

* Bản dịch của Phạm Tất Đắc:

 

“Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì gợi cho tôi nhớ lại hàng năm bầu trời chập chùng của mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn và những chiếc lá đang úa vàng dần trong những chòm cây run rẩy. Tôi sẽ kể bạn nghe mình đã nhìn thấy gì khi qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, khi phong cảnh hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là những ngày mà lá cây rơi từng chiếc một trên bờ vai trăng trắng của các pho tượng… Điều tôi nhìn thấy lúc đó, trong vườn ấy, là một chú bé con, tay đút túi quần, cặp sách trên vai, đang bước tới trường, vừa đi vừa nhảy nhót như một chú chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú bé, vì đó chỉ là một bóng hình. Đó là bóng hình tôi cách đây hăm lăm năm…”

         (Trích một đoạn dịch của Phạm Tất Đắc)

 

* Bản dịch của Bùi Bảo Trúc:

 

Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì tôi còn nhớ mỗi năm khi bầu trời đầy xao động của mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên dưới ánh đèn và những chiếc lá vàng trên những cành cây run rẩy; tôi sẽ kể cho bạn nghe về những gì tôi nhìn thấy khi tôi đi ngang qua vườn Lục Xâm Bảo trong những ngày đầu của tháng 10, trời lúc ấy hơi buồn nhưng đẹp hơn bao giờ vì đó là lúc những chiếc lá từng chiếc rơi rụng xuống những chiếc vai trắng của những pho tượng … Điều tôi trông thấy lúc ấy trong vườn, là một cậu bé, tay trong túi quần, chiếc cặp sách đeo trên lưng, trên đường đến trường, những bước chân nhẩy như một con chim sẻ. Chỉ trong óc tôi mới nhìn thấy cậu, vì cậu bé đó là cái bóng, cái bóng của chính tôi cách đây 25 năm… Cậu bé đi nhanh, chiếc cặp sách đeo trên lưng và con quay nằm trong túi. Ý tưởng gặp lại những tên bạn làm cậu vui hẳn lên. Có biết bao nhiêu điều để nói và để nghe…

          (Trích một đoạn dịch của Bùi Bảo Trúc)

 

* Bản tiếng Pháp Anatole France

 

LA RENTRE'E DES CLASSES

 

“Je vais vous dire ce que me rappellent tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. Ce que je vois alors dans ce jardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s’en va au collège en sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le voit; car ce petit bonhomme est une ombre; c’est l’ombre du moi que j’étais il y a vingt-cinq ans; Vraiment, il m’intéresse, ce petit : quand il existait, je ne me souciais guère de lui ; mais, maintenant qu’il n’est plus, je l’aime bien........

C’est ainsi qu’il traversait le Luxembourg dans l’air frais du matin. Tout ce qu’il voyait alors, je le vois aujourd’hui. C’est le même ciel et la même terre; les choses ont leur âme d’autrefois, leur âme qui m’égaye et m’attriste, et me trouble; lui seul n’est plus.

C’est pourquoi, à mesure que je vieillis, je m’intéresse de plus en plus à la rentrée des classes.

                 (Anatole France - trích từ quyển “Le Livre de mon ami”)

 

*

Riêng câu này trong đoản văn LA RENTRE'E DES CLASSES (TỰU TRƯỜNG) của nhà văn Anatole France gieo những cảm xúc thật xao xuyến vào sâu thẳm cõi lòng:

 

“C’est le même ciel et la même terre; les choses ont leur âme d’autre fois, leur âme qui m’egaye et m’attriste, et me trouble, lui seul ‘n’est plus…”

 

“ Vẫn trời ấy, vẫn đất ấy, vẫn những thứ mang linh hồn ngày xưa, linh hồn làm tôi vui, buồn và bối rối, chỉ riêng chú bé ấy là không còn nữa, nhưng cảm xúc trong hồn tôi vẫn như ngày nào !…

 

*

 

Khi nói Thanh Tịnh chịu ảnh hưởng Anatole France thì không phải ông ấy chịu ảnh hưởng văn phong hay câu từ. Ảnh hưởng Anatole France đối với Thanh Tịnh là ảnh hưởng lên tâm hồn, chính hình ảnh chú bé A.France trong ngày tựu trường đã khơi dậy lên cảm xúc, gợi hứng cho Thanh Tịnh viết TÔI ĐI HỌC.

Theo tôi, nhà thơ Đinh Hùng mới chịu ảnh hưởng văn phong Anatole France khi viết:

 

“Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước. Tôi vẫn ngờ như không sự đổi thay, vì lại thấy mình đi trên con đường này”

        (Trích trong tùy bút CẢM THU của Đinh Hùng)

 

Mời quý bạn đọc đoạn văn sau của Anatole France, đối chiếu và so sánh thử nhé!

 

“Vẫn trời ấy, vẫn đất ấy, vẫn những thứ mang linh hồn ngày xưa, linh hồn làm tôi vui, buồn và bối rối, chỉ riêng chú bé ấy là không còn nữa, nhưng cảm xúc trong hồn tôi vẫn như ngày nào !

      (Anatole France)

 

                                                                                              

La Thụy
Số lần đọc: 2044
Ngày đăng: 29.08.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Văn học so sánh (Comparative literature) - Phan Tấn Uẩn
Giáo dục trong tầm nhìn thế kỷ - Phan Văn Thạnh
Chất nhà nông trong “cây không rễ” - Nguyễn Tiến Nên
Heidegger (II) Hiện hữu và thời gian / siêu hình là gì? - Võ Công Liêm
Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá Lược Khảo Văn Học của Nguyễn Văn Trung - Bùi Đức Hào
Những đạo diễn điện ảnh Việt Nam chưa được ngậm cười nơi chín suối - Nguyễn Anh Tuấn
Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong sách giáo khoa Quốc Văn trung học ở miền Nam 1954 -1975 - Trần Hoài Anh
Không có gì thích đáng giữa sinh diệt hoặc niết bàn - Võ Công Liêm
Sắc thái Nam Bộ qua truyền thuyết dân gian - Võ Phúc Châu
Có thiệt là ca dao Khánh Hòa không? - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả