Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.118
123.145.271
 
Phật pháp là gì?
Võ Công Liêm

             

   Đó là câu hỏi thường tình đối với người tu học Phật giáo và những người ngoài Phật giáo (non-Buddhist) là vấn đề được nói đến. Pháp (Dharma) là một chủ đề hệ trọng trong giáo phái Phật giáo. Nếu nói đến Phật giáo mà không nói tới Pháp thì quả là chưa đạt tới chân như nhà Phật. Cho dù có đề cập đến nhưng mang nặng tính giáo điều hơn là vạch rõ con đường tu Phật. Phật pháp là gì? –What is Buddha-Dharma ? -Phật pháp là những gì đã dạy cho ta con đường đi tới chánh quả và Pháp là con đường dạy cho ta đi qua những kinh nghiệm –The Dharma that is taught and the Dharma that is experienced. Ấy là Pháp.

 

Có vô số đường lối khác nhau để biết tới Pháp mà trong đó đều chứa một nét đặc thù khác biệt nhau; không chừng chúng ta sẽ tìm thấy ở đó một trong những chọn lựa thích đáng cho chủ đề chính của pháp giới. Pháp dạy cho ta những gì qúy giá nhất trên đời, pháp gần giống như một sự thức tĩnh trí tuệ (bodhicitta), nó có thể khấp lõa những gì xấu xa, bẩn thỉu và hẳn nhiên điều đó không thể thay đổi được –Like bodhicitta, it can be covered over by dirt and yet is unchanged by dirt. Không những pháp còn có thể dạy, nhưng; người ta có thể dùng tai để nghe và thấy được nó tợ như hiện trên mặt chữ hay qua hành động; cho nên pháp nằm trong cõi siêu lý của trí tuệ với một tâm hồn rộng mở đấy là cơ bản pháp đã dạy. Pháp đã là kinh nghiệm tu tập, là không phải cho một pháp khác; dù rằng một đôi khi cảm thấy pháp hoàn toàn khác biệt –The dharma that is experienced is not a different dharma, although; sometimes it feels quite different. Không có gì cho là khác biệt cả, pháp  nằm trong tâm và trí của chúng ta. Pháp là tu tập như một hiện hữu sống thực trong đời sống con người, sự cố đó trở nên mãnh liệt đầy nhiệt huyết trong dạng thức thuộc triết học là những gì không thực rút ra từ kinh nghiệm. Điều duy nhất của pháp là tâm và trí là những gì trung thực mà chúng ta đã trải nghiệm ở chính chúng ta.Thiền sư Dogen nói: ‘Biết ở chính ta hoặc học ở chính ta là quên đi ở chính ta và nếu ta quên chính ta là chính ta đã giải thoát cho tất cả mọi thứ / To know yourself or study yourself is to forget youself, and if you forget yourself then you become enlightened all things’. Đó là tất cả những gì chúng ta và đó là những gì chúng ta cần, đấy là ‘qui luật’ để sống, là kinh nghiệm về pháp; thực hiện được là con đường dẫn tới pháp. Nói cho cùng pháp là thức tĩnh và nhận thức là con đường đi tới giải thoát; ngoài ra pháp là chức năng đưa con người đi từ kinh nghiệm này đến kinh nghiệm khác do từ tâm và trí là điều kiện cách để tới với pháp. Phật pháp là thế đấy!

 

Tuy nhiên; chính những người tu tập Phật giáo than thở một cách tuyệt vọng về Pháp. Lý thuyết chính có từ nơi đất Phật, nhưng họ có hướng nhận ra ở đây như chuyện đặc điều chớ không có chứng cớ ở cùng thời đại. Trong khi đó Phật đã tiên đoán những gì thuộc tính chất tinh thần là trên con đường suy sụp. Người theo phái Đại Thừa trong phần đặc biệt coi pháp như một tiếp dẫn và, có lẽ; ngay cả việc hoán chuyển vẫn thấy như có một hạnh nguyện, lợi tha trong Pháp giới –as the Buddha predicted,spirituality is on the decline. Mahàyànist in particular see adaptation, and; perharp even syncretism; as a virtue in the Dharma. Khả năng dạy đã là việc thích nghi cần thiết cho những người nghe theo và nhờ đó bày tỏ sự khôn ngoan của trí tuệ và tình thương của đấng tinh anh vi diệu Phật –enabling the teaching to be adapted to the needs of hearers, and; thereby indicating the wisdom and compassion of the Omnisscient Buddha. Phép học đầu tiên cho những người tu học Phật giáo là luôn cảnh giác (wariness) và kiên tâm, một thứ văn hóa ở chính mình. Điểm quan trọng được đánh giá cao là những gì đa dạng thuộc giáo điều đặc ra không những cho Phật giáo mà ngay giáo phái Tiểu thừa và Đại thừa cũng thực hiện đến pháp, nhưng mỗi phái có một vài định nghĩa khác nhau của pháp, cốt để phù hợp ‘giáo điều’ của tông phái đưa ra. Vì thế mà làm cho giáo điều trở nên lệch lạc, điều đó được gọi chung là ‘cốt tủy của sai lầm /essentialist fallacy’. Cho nên chi học tập hay giáo dục là kinh nghiệm để nhận ra pháp là chứng từ có thật, không mất tính chất của pháp. Đã vậy; Phật giáo quá nhiều thứ tràn ngập, xâm lấn làm lạc mất ý nghĩa thâm hậu của pháp, ảnh hưởng những người ngoại cuộc hay ngoài Phật giáo cho pháp là một liên kết với những gì truyền thuyết (legends) và truyền thống (traditions) làm phai mờ ý nghĩa của pháp về cách thức học tập Phật pháp.

 

Để mở rộng tầm nhìn trong giáo luật (canon), giáo điều Phật giáo có thể chứng thực ở 500 năm sau đó. Nó đã có ít nhất 1000 năm trước đã quyết định thừa nhận phụ nữ nằm trong qui định (trong Mahàyàna Buddhism .The Doctrinal Foundations by P. Williams p.10 1994) của pháp giới. Có chăng là thứ Pháp giả hiệu (counterfeir Dharma) chỉ tìm thấy được hay khám phá cho một tương lai Phật về sau này mà thôi. Phật pháp vẫn duy trì đường lối cũ theo mỗi tông phái khác nhau, nhưng; tựu chung lấy pháp để dạy về đời sống của đời người; mà cuộc đời là nằm dưới sự bao vây, phong tỏa (life under siege), nó muôn hình vạn trạng, pháp đã luồng vào đó để đưa con người đến với đạo giáo, một đạo giáo thuộc tâm và trí hơn hẳn cả giáo điều, bởi; trong giáo điều có dự phần ‘pha chế’ cho rộng đao pháp. Phật pháp là đi từ học tập và trải nghiệm để trở nên chân như Phật. Một thứ chân như trong bóng và thanh cao không vướng đục. Ấy là pháp. Nguồn gốc giáo phái Đại thừa và những người tu Đại thừa nhận ra rằng chủ thuyết của họ là một tu tập và tin tưởng trong một vị trí như thành lũy chống lại thứ đạo đức luân lý giả hiệu và những gì thuộc tinh thần suy đồi –Mahàyàna sources, and; it is possible that Mahàyànists saw their own practices and beliefs in this context as bulwarks against counterfeir moral and spiritual decline. Nhưng; ít nhiều pháp đã dạy và rút ra từ kinh nghiệm tu tập như một tập quán cố hữu đã định lượng được giá trị của pháp trong đó. Từ chỗ này đã cho ta một ý niệm siêu lý về pháp. Pháp được coi như hòn đảo của riêng mình và Pháp là sự bảo vệ, phòng thủ cho chính mình, chỉ còn lại ở đó một sự vô ưu với những hòn đảo khác và những chống phá khác, bất cứ ai chăng chỉ còn lại hòn đảo đến với chính họ như thể một phòng thủ đến với chính họ -Dharma as your island and the Dharma as your defence, remaining unconcernedwith other islands and other defences, with Dharma as their island and the Dharma as their defence. Hoàn toàn không còn lo lắng ở chính họ với những hòn đảo khác va phòng thủ khác. Pháp không đi ngoài thực tế mà trong thực tế kinh qua kinh nghiệm; kể cả hai phái Tiểu thừa và Đại thừa đều dựa vào pháp mà thi hành hay rao giảng.

 

Có nghĩa rằng tất cả những gì trong pháp đều là điều tốt lành trong một tập truyền có từ Phật mà ra, nhưng; nó có thể là một thứ bình đẳng tốt, ngụ ý rằng đấy là lời Phật dạy [Uttaravipatti] là một minh định rõ ràng, nghĩa là bất cứ gì ‘nói năng phải phép’ đúng nghĩa thực tế ấy là lời của Cổ Đàm đã dạy. –This can mean that all of the gơod things in the tradition come from the Buddha, but; it can equally well imply that [buddhavacana / Buddha’s discourse] is being redefined to mean ‘whatsover be well spoken’; rather than meaning the actual words of Gautama. Theo truyền thuyết luật điều của Phạn ngữ ở Pali thì Dhamma hay Dharma là phép tắc đặc biệt, bất cứ sự lý gì của giáo điều đều đưa tới giác ngộ, như đã nói thực tế đó là lời Phật dạy, là lời của pháp tức Phật pháp điều đó không cần giải thích cặn kẻ hay chính xác mà là những gì Phật đã thốt ra từ trong một trí tuệ siêu nhiên, việc đó chính là ngọn đuốc tuệ dẫn tới Niết Bàn / Nirvãna, và; từ đó ghi nhận như một giáo pháp hay còn gọi là Phật pháp.

 

Ý niệm về bản ngã tự tại hoặc bản thể tự tại (svabhàva) là một phát triển của đạo pháp (Abhidharma), điều ấy tuồng như chỉ định đặc chất cùa pháp là tất cả làm ra từ pháp như thể là đề kháng được hoặc coi đó là tinh thần cứng rắn khó bề lay chuyển mà là một tổng hợp và minh định tính chất về lãnh thổ của pháp.Thí dụ: Trong đạo-pháp chỉ có một pháp/dharma là một hiện hữu rốt ráo có tính chất. Là vì tất cả được dựng ngoài một tinh thần và thể xác giản đơn của pháp, thế nhưng vẫn thiếu đi cái chính xác và một liên đới của hiện hữu, nhưng với pháp là một công phu tu tập và trải nghiệm để thấy được thực chất bên trong của pháp. Một nhà chân tu khác Madhyamaka (gốc Ấn Độ) nói về pháp: ‘tất cả pháp coi như trống không , nó có một ý nghĩa rất đặc biệt tất cả pháp (tất nhiên tất cả mọi thứ) là trống không của một hiện hữu tự nhiên, nó chẳng có tính chất, nó chỉ liên đới lẫn nhau’/ When the Madhyamaka speaks of all dharma as empty (sũnya) it means specifically that all dharma (and therefore all things) are empty of inherent existenc. They have no essence. Những gì của Madhỳamaka nói ra là một đối kháng với những người Phật giáo và đi ngược giáo điều trong pháp mà coi pháp luôn thường trực như một hiện hữu sống thực và an tâm trọn vẹn. Nói chung trong mỗi giáo phái của mỗi quốc gia khác nhau đều nhìn nhận Pháp là một hiện hữu tự nhiên / Dharma is inherent existence, tuy nhiên; những gì đưa tới có nhiều khó khăn, và cho rằng chống lại cái ‘thiên tính’ về những gì đưa ra một hiện hữu tự nhiên. Bởi lẽ; chưa hẳn phải là tuyệt đối, vẫn còn có những thắc mắc sau đó, ngoại trừ chúng ta là ở trong cùng một cảm thức là điều đã được lãnh hội hoàn toàn, bất cứ lý luận nào chúng ta sẽ phải nghĩ đến và nói đến, nhận thức sự lý như có một hiện hữu tự nhiên. Đó là điều chúng ta nhận thức và vận hành như những gì đã nghĩ tới đó là hiện hành trong tư duy của chúng ta, tuy nhiên; nguyên nhân đó đưa tới độc lập tư tưởng và thường trực. Dĩ nhiên đây là lối giải thích về những gì xưa cũ và người Phật giáo vẫn cho rằng chúng ta vẫn chịu đựng, bởi; chúng ta không nhận thức trước sự vật một cách rõ ràng cho nên những gì đã xẫy ra hoặc sẽ xẫy ra là đòi hỏi một nhận thức thấu triệt trước sự vật; tất chúng ta vượt qua những khó khăn khác. Pháp đòi hỏi nhận thức như một lãnh hội có từ học tập và tiếp thu những gì phải trái, ngay cả lời nói thật thà ngay thẳng; chính những yêu sách đó Phật giáo rất quan tâm. Cho nên chi khi nói đến hiện hữu tự nhiên /inherent existence là nói đến một sự tương đương (equivalent/Pràsangika) là hiện diện đúng đắng trước một hiện hữu tối hậu, là nuôi dưỡng khái niệm tích cực của trí tuệ -Inherent existence is the equivalent for the Pràsangika of really ultimately existing, in the sense of existing from its own side independent of the imputing, conceptualizing activity of the mind. Vì vậy đi tới một lý luận khác của pháp là ‘Trống không và Hiện hữu tự nhiên là không phù hợp, đối địch nhau / Emptiness and Inherent Existence – The Incompatible Rivals. Đó là ý niệm bao hàm những gì trong pháp và ngoài pháp; một đặc chất thông thường nhưng trong ngữ cảnh của nó lại là một sự phản đề đường lối của đức hạnh (Way of Virtue). Ý niệm của tự tại hoặc sự thể chủ yếu là cốt tủy (svabhàva) đã được triển khai vào đạo pháp ngay ở các nhà chùa Á châu là tinh luyện những gì đã hiện ra trong đời sống cũng nhu suốt hành trình tu tập; tuy pháp không có luật tắc mà vẫn coi đó như mệnh lệnh để thi hành, đó là chức năng của pháp –the defining characteristic of a dharma. Giữ pháp như giữ đạo với một tâm như vững chắc và coi pháp như một lãnh thổ, nghĩa là không sợ bị xâm lấn hay chiếm đoạt mà pháp là thành trì kiên cố khó lòng lay chuyển. Và; từ đó cho ta thấy trong và ngoài pháp đều chứa một tâm như siêu nhiên, bởi; pháp là con đường soi sáng dẫn tới giác ngộ và giải thoát, đó là con đường duy nhất để đến gần với Phật, tức sống trong điều kiện để biện minh rằng niềm tin là kết quả đem lại một sự tuyệt đối không còn bản ngã, không-còn-có-gì và dừng lại trong Nguyên sinh, là ở trong một vượt thoát cao độ, với danh xưng khác là phật pháp ở tự nó –In ađition; it is argued that faith is the result of complete egolessness, emptiness, and; the Pure Land is its hightes expression, another name for the dharmakaya itself. Trong những phẩm kinh (sùtra) dạy cho ta một thực thể nguyên trạng bao gồm ‘luật giới’, pháp giới; bởi pháp là ý niệm hiện hữu hoặc coi pháp là chứng cứ không có gì để thay đổi pháp theo một phương hướng khác. Pháp là tập trung từ tinh thần đến thể xác để đi tới một trí tuệ vượt thoát và một tâm như Phật nó nằm trong phẩm kinh Siêu đẳng của Trí tuệ (Perfection of Wisdom). Tuy nhiên ý niệm về cốt tủy của đạo tuồng như trải ra đó một sự gì vừa khéo léo vừa kín đáo trong ý nghĩa của đạo sư Madhyamaka. Nó đến trong biểu thị tổng quan của hiện hữu tự nhiên là nằm trong cảm thức một hiện hữu thực sự độc lập. Thí dụ: Sư Z. có một cung cách hiện hữu tự nhiên (inherent existence) là dành cho sư Z một hiện hữu sống thực trong cái cung cách của riêng mình không lệ thuộc vào ai hay bởi một lôi cuốn nào khác. Lập trường của sư Z. kiên cố, vững chắc không lay chuyển.. (rút trong đối khẩu (conan) của Thiền phái). Từ thí dụ đó cho ta thấy pháp như một hiện hữu tự nhiên, không cầu kỳ hay pha chế. Nói ra cho rõ nghĩa thì trong hiện hữu và trống không vốn đã đối nghịch. Hiện hữu là một tác động hữu cơ, trống không là phủ nhận cho một sự vô nghĩa, bởi; không-còn-có gì (emptiness) tự nó là một cảm thức trừu tượng, nó vắng bóng trước một hiện hữu tự nhiên và gần như xuyên qua cả cõi niết bàn / prajnã. Phân tích cho rõ nghĩa để đả thông tư tưởng thì trong pháp không còn là giáo điều mà nó là thể thức đa dạng khác nhau. Trống không hay không còn có chi không hẳn là sự vắng bóng trong mờ ảo; ít nhất vẫn còn là một thực tại tuyệt đối –Emptyness is not a vague absence, still less an absolute Reality. Sự vắng bóng của hiện hữu tự nhiên ở chính nó như tương quan đến một chủ đề hiện thực như đã tìm thấy nếu trống không có một hiện hữu tự nhiên.Trống không là một sự thật tối hậu –Emptyness is the ultimate truth (paramàrthasatya) nó nằm trong truyền thống tín ngưỡng đó là những gì nguyên lý cơ bản cho một chủ đề của hiện hữu tồn lưu, một hiện hữu không rời xa con người, giữa Phật và Phật giáo. Nhớ cho điều này: ‘Trống không là lời Phật đã nói giữa lúc đi vào nhập diệt…’ lời nói ấy như thuốc giải độc, trừ tà (antidote / drstis). Từ ngữ này chỉ định ở đây như quan điểm, như giáo điều (dogma) như thể nắm ở đó một hiện hữu sống thực của một vài điều quan trọng trong pháp môn và coi như hiện hữu tự nhiên. Cho nên chi trống không là giải độc, trừ tà là tỏ bày một cách rõ ràng, chính xác cho những gì cực khó để được giúp. Vậy thì; có hai sự nhầm lẫn trong việc giải bày về trống không: 1- nhận trống không như ngang hàng với hư vô (nihilism) là không hiện hữu ở bất cứ đẳng cấp nào. 2- nhận trống không là có một hiện hữu thực sự Hiện hữu tối hậu và một Hiện hữu tự nhiên. Pháp chứa cả hai bề mặt đó là dạy cho ta qua kinh nghiệm ./.

 

 (ca.ab.yyc . đầu tháng 9/2022)

 

*Trích dẩn từ những luận đề Phật giáo của võcôngliêm có từ 2008 đến 2022. Những bài đọc về Phật giáo hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/ c đã ghi.

 

TRANH VẼ: ‘Định niệm /Meditation’ Khổ 16” X 21” trên giấy cứng. Acrylics + House-paint. Vcl#262014

 

                                                                                      

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 523
Ngày đăng: 04.10.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dạng thơ bình thanh - La Thụy
Heidegger(III) và quan trọng hóa việc sinh tồn - Võ Công Liêm
Quan lộ ngài Uy Viễn - Đỗ Nhựt Thư
Chút tản mạn về các đoản văn “Tựu trường” của Anatlole France, “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và “Cảm thu” của Đinh Hùng - La Thụy
Văn học so sánh (Comparative literature) - Phan Tấn Uẩn
Giáo dục trong tầm nhìn thế kỷ - Phan Văn Thạnh
Chất nhà nông trong “cây không rễ” - Nguyễn Tiến Nên
Heidegger (II) Hiện hữu và thời gian / siêu hình là gì? - Võ Công Liêm
Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá Lược Khảo Văn Học của Nguyễn Văn Trung - Bùi Đức Hào
Những đạo diễn điện ảnh Việt Nam chưa được ngậm cười nơi chín suối - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)