Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.108
123.142.832
 
Tên gọi 32 đội tuyển bóng đá dự World cup 2022 theo âm Hán Việt (Kỳ 1)
La Thụy

 

 

KỲ I

 

Mùa World Cup 2022 diễn ra thật sôi động. Mọi người cùng xem, reo hò và bình luận rôm rả. Tôi đọc trên Facebook, thấy có  vài bạn ghi tên các đội tuyển bóng đá các quốc gia theo âm Hán Việt. Tuy nhiên, đôi khi họ có những sự lẫn lộn giữa BA TÂY với BA TƯ hay giữa Á CĂN ĐÌNH và A PHÚ HÃN...

Tên các quốc gia ghi bằng âm Hán Việt khá thịnh hành ở miền Nam trước năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi từ từ biến mất dần.

Cảm hứng nảy sinh, tôi mày mò tra cứu và viết lên những gì mình tìm hiểu về tên các đội tuyển bóng đá nam tham dự World Cup 2022.

 

1/ BRASIL (BA TÂY)

 

- BRASIL được người Trung Hoa phiên âm là [Bāxī], viết là viết là巴西. Người Việt miền Bắc đọc là Bra-xin (âm gần với tiếng gốc là Brasil)

巴西 có âm Hán Việt là BA TÂY, trước đây được gọi là Bi Lê Diên Lô (có lẽ do người Trung Hoa phiên âm từ tiếng Pháp Brésil [bʁe.zil])

Danh xưng BA TÂY còn được lưu hành ở miền Nam cho đến năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi mất dần vị thế độc tôn. Hiện nay chỉ một ít người lớn tuổi biết Ba Tây là nước nào. Những người trẻ hơn, từ trong nước ra chỉ biết Bra-xin. Số khác đông hơn, già có, trẻ có, lại chỉ thích viết Brazil, phát âm theo tiếng Bồ Đào Nha: BRASIL [bɾaˈziw], phát âm kiểu Mỹ Brazil /brəˈzɪl/, hoặc kiểu Pháp Brésil [bʁe.zil] (B-rê-din)

Brazil (viết theo tiếng Anh), tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brarzil (República Federativa do Brasil – tiếng Bồ Đào Nha), là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ. Brasil là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 214 triệu người. Brasil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới.

 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA BA TÂY

 

BA TÂY là thành viên của FIFA từ năm 1923 và là thành viên của CONMEBOL từ năm 1916. BA TÂY là đội tuyển bóng đá nam thành công nhất trên thế giới hiện nay, với năm lần giành vị trí số một giải vô địch bóng đá thế giới của FIFA (1958, 1962, 1970, 1994 và 2002). Có một câu nói vui phổ biến trong bóng đá là “Người Anh sáng tạo ra môn bóng đá, và người Brasil đã hoàn thiện nó”. BA TÂY cũng là đội tuyển bóng đá nam duy nhất tham dự tất cả các vòng chung kết bóng đá thế giới từ trước đến nay. Hầu như lần nào tham gia World Cup, thì đội tuyển bóng đá nam BA TÂY đều là ứng cử viên chức danh vô địch.

 

2/  IRAN (BA TƯ)

 

Iran tên chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Iran (Islamic Republic of Iran) còn được gọi là Ba Tư, là một quốc gia ở Tây Á. Đế quốc BA TƯ (Persia) được mệnh danh là xứ “Nghìn lẻ một đêm”

- PERSIA (hoặc Perse) được người Trung Hoa phiên âm là [bēi sī], viết là  波斯

 波斯 có âm Hán Việt là BA TƯ

Persia (tiếng Anh) thuộc Á châu. Nay gọi là Iran (Y-Lãng 伊朗).

IRAN được người Trung Hoa phiên âm là [Yīlǎng], viết là 伊朗.

 伊朗 có âm Hán Việt là Y LÃNG

 

Iran giáp với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây, giáp Azerbaijan và Armenia ở phía tây bắc, giáp biển Caspi và Turkmenistan ở phía bắc, giáp Afghanistan và Pakistan ở phía đông, giáp Vịnh Oman và Vịnh Ba Tư phía Nam. Thủ đô là Tehran. Tên cũ: Ba Tư, I-răng, Y-lang.

 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA BA TƯ

 

Đội tuyển bóng đá quốc gia Iran được FIFA công nhận là IR Iran, đại diện cho Iran ở môn bóng đá nam quốc tế kể từ trận đấu đầu tiên vào năm 1941. Đội được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Cộng hòa Hồi giáo Iran. Đội tuyển thuộc thẩm quyền toàn cầu của FIFA và được quản lý ở Châu Á bởi AFC. Sân nhà của đội là Sân vận động Azadi ở Tehran.

Ở cấp độ châu lục, Đội tuyển bóng đá nam BA TƯ đã 3 lần vô địch Asian Cup vào các năm 1968, 1972 và 1976. Thành tích tốt nhất của quốc gia tại Thế vận hội là lọt vào tứ kết tại Thế vận hội Montreal 1976. Tại FIFA World Cup, BA TƯ đã vượt qua vòng loại sáu lần (1978, 1998, 2006, 2014, 2018 và 2022) nhưng chưa bao giờ vượt qua vòng bảng; họ chỉ thắng ba trận: trước Hoa Kỳ năm 1998, Maroc năm 2018 và Xứ Wales vào năm 2022.

 

3/ PHÁP (FRANCE)

 

Người Trung Hoa phiên âm tên France [fʁɑ̃s] (Phờ -răng-xơ), chỉ nước Pháp. Người Trung còn có một cách phiên âm chữ France khác thành /Fǎ lán xī/, viết theo Hán Tự là 法蘭西 (Pháp Lan Tây) nói tắt của cụm từ “Pháp lan tây cộng hòa quốc” 法蘭西共和國 (tiếng Anh: The Republic of France).

Nước Pháp còn được người Trung Hoa phiên âm [Fàguó], viết là 法国.

法国 có âm Hán Việt là Pháp Quốc.

Tên gọi khác: Pháp Lan Tây, Phú Lãng Sa, Lang Sa

 

Pháp tên chính thức là Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: République française) (tiếng Anh: French Republic), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Pháp là nước cộng hòa bán tổng thống nhất thể, thủ đô Paris cũng là thành phố lớn nhất, trung tâm văn hóa và thương mại chính của quốc gia. Các trung tâm đô thị lớn khác là Marseille, Lyon, Lille, Nice, Toulouse và Bordeaux.

 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA PHÁP (tiếng Pháp: Équipe de France de football) là đội tuyển đại diện cho Pháp ở môn bóng đá nam quốc tế và được kiểm soát bởi Liên đoàn bóng đá Pháp (Fédération française de football), còn được gọi là FFF. Màu áo của đội là xanh lam, trắng và đỏ, và coq gaulois là biểu tượng của nó. Pháp thường được gọi là Les Bleus (The Blues). Họ là nhà đương kim vô địch thế giới, từng giành quyền tham dự vòng chung kết World Cup gần đây nhất vào năm 2018.

 

Pháp thi đấu trên sân nhà tại Stade de France ở Saint-Denis, Île-de-France, và huấn luyện viên của họ là Didier Deschamps. Họ đã giành được hai FIFA World Cup, hai UEFA Euro, hai FIFA Confederations Cup, một CONMEBOL–UEFA Cup of Champions và một danh hiệu UEFA Nations League.

Pháp là một trong bốn đội châu Âu tham dự World Cup khai mạc năm 1930. Hai mươi tám năm sau, đội do Raymond Kopa và Just Fontaine dẫn dắt đã về đích ở vị trí thứ ba tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1958.

 

Năm 1984, dưới sự dẫn dắt của người từng ba lần giành Quả bóng vàng Michel Platini, Pháp đã vô địch UEFA Euro 1984 (danh hiệu chính thức đầu tiên), một CONMEBOL–UEFA Cup of Champions (1985) và lọt vào hai trận bán kết World Cup khác (1982 và 1986). Tuy nhiên, Pháp chỉ bắt đầu đạt đến đỉnh cao từ những năm 1990 trở đi, với việc thành lập INF Clairefontaine.

 

Dưới chiếc băng đội trưởng của Didier Deschamps, và với Zinedine Zidane trên sân, Les Bleus đã vô địch FIFA World Cup vào năm 1998 và đăng quang tại UEFA Euro 2000. Họ cũng giành được Cúp Liên đoàn các châu lục vào năm 2001 và 2003.

Cuối cùng, đội tuyển Pháp đã trở thành đội tuyển quốc gia châu Âu đầu tiên vô địch tất cả các giải đấu cấp cao của FIFA và liên đoàn sau khi giành chức vô địch UEFA Nations League vào tháng 10 năm 2021.

 

4/ ARGENTINA (Á CĂN ĐÌNH)

 

Argentina được người Trung Hoa phiên âm [Āgēntíng], viết là 阿根廷.

阿根廷 có âm Hán Việt là Á căn đình.

 

Argentina [aɾxenˈtina] (phiên âm tiếng Việt: Ác-hen-ti-na), tên gọi chính thức là Cộng hòa Argentina (tiếng Tây Ban Nha: República de Argentina) là quốc gia lớn thứ hai ở lục địa Nam Mỹ theo diện tích, chỉ sau Brasil. Quốc gia này theo thể chế liên bang, hình thành với 23 tỉnh và một thành phố tự trị là thủ đô Buenos Aires. Argentina có diện tích lớn thứ 8 trên thế giới và lớn nhất trong số các nước nói tiếng Tây Ban Nha, tuy nhiên, nếu xét về quy mô dân số thì México, Colombia và Tây Ban Nha đông dân hơn.

Lãnh thổ Argentina trải dài từ dãy núi Andes ở phía tây cho đến biển Đại Tây Dương ở phía đông. Quốc gia này giáp với Paraguay và Bolivia về phía bắc, với Brasil, Uruguay về phía đông bắc và Chile về phía tây và nam.

 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA Á CĂN ĐÌNH

 

Đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina (tiếng Tây Ban Nha: Selección de fútbol de Argentina; tiếng Anh: Argentina national football team) là đội tuyển bóng đá thuộc bảo hộ của Hiệp hội bóng đá Argentina và đại diện cho Argentina trên bình diện quốc tế.

 

Đội tuyển bóng đá nam Á CĂN ĐÌNH đã 2 lần vô địch thế giới vào các năm 1978 và 1986 cùng 15 lần vô địch Nam Mỹ. Ngoài ra, Á CĂN ĐÌNH từng giành tấm huy chương bạc của Thế vận hội Mùa hè 1928 tại Amsterdam, Hà Lan và 5 tấm huy chương vàng của Đại hội Thể thao liên Mỹ.

 

Đội tuyển bóng đá nam Á CĂN ĐÌNH thường xuyên là ứng cử viên chức danh vô địch mỗi lần tham dự World Cup.

 

5/ JAPAN (NHẬT BẢN)

 

Japan được người Trung Hoa phiên âm [Rìběn], viết là 日本.

日本 có âm Hán Việt là Nhật Bản. Tên cũ: Phù Tang, Đông Doanh, Oa, Đại Hòa (Yamato)

 

Nhật Bản (Nhật: 日本 Hepburn: Nihon hoặc Nippon?), trong khẩu ngữ thường được gọi tắt là Nhật, tên đầy đủ là Nhật Bản Quốc (日本国 Nihon-koku hoặc Nippon-koku?), là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á. Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông. Tokyo là đô thị lớn nhất nước này; các thành phố lớn bao gồm Yokohama, Osaka, Nagoya, Sapporo, Fukuoka, Kobe và Kyoto.

 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA NHẬT BẢN

 

Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản (サッカー日本代表 (Soccer Nhật Bản Đại Biểu) Sakkā Nippon Daihyō?) là đội tuyển đại diện của Nhật Bản trong môn bóng đá được điều hành bởi Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA).

 

Nhật Bản là một trong những đội tuyển bóng đá mạnh nhất và thành công nhất châu Á, khi đã có 7 lần liên tiếp gần đây tham dự Giải bóng đá vô địch thế giới, trong đó có ba lần lọt vào vòng 2 các năm 2002, 2010 và 2018. Đội cũng đang nắm giữ kỷ lục vô địch Cúp bóng đá châu Á với 4 lần vào các năm 1992, 2000, 2004 và 2011. Nhật Bản từng giành ngôi Á quân tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2001 và là một trong ba đội tuyển châu Á bên cạnh Úc và Ả Rập Xê Út từng lọt vào chung kết một giải đấu do FIFA tổ chức dành cho đội tuyển quốc gia. Ở cấp độ khu vực, đội từng có bốn lần vô địch Cúp bóng đá Đông Á (1992, 1995, 1998, 2013).

 

Đội tuyển Nhật Bản có biệt danh chính thức là Samurai Blue (サムライ・ブルー Samurai Burū?)[9] sử dụng bởi JFA, còn truyền thông Nhật Bản thường gọi theo họ của huấn luyện viên đương nhiệm + "Japan", như hiện tại là Moriyasu Japan (森保ジャパン?).

 

Đối thủ chính của Nhật Bản tại đấu trường châu lục là nước láng giềng Hàn Quốc và gần đây là Úc. Ngoài ra, đội cũng phát triển sự kình địch với Iran và Ả Rập Xê Út ở Tây Á.

 

Nhật Bản là đội đầu tiên bên ngoài châu Mỹ tham dự Cúp bóng đá Nam Mỹ với tư cách là khách mời, họ đã được mời vào các giải 1999, 2011, 2015, và 2019, mặc dù họ chỉ tham gia giải năm 1999 và 2019.

 

6/ POLAND (BA LAN)

 

Poland được người Trung Hoa phiên âm là được [Bō lán], viết là 波蘭 

波蘭 có âm Hán Việt là Ba Lan.

 

Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia có chủ quyền ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.696 km², dân số 38,5 triệu (2020) gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X. Ba Lan thuộc khu vực Trung Âu.

 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA BA LAN

 

Đội tuyển bóng đá quốc gia Ba Lan (tiếng Ba Lan: Reprezentacja Polski w piłce nożnej) là đội tuyển cấp quốc gia của Ba Lan do Hiệp hội bóng đá Ba Lan quản lý.

 

Đội bóng thi đấu trận đấu quốc tế đầu tiên vào 18 tháng 12 năm 1921 tại Budapest gặp Hungary với kết quả thua 0-1. Ba Lan giành được huy chương vàng ở Thế vận hội Mùa hè 1972 tại München, huy chương bạc ở Thế vận hội Mùa hè 1976 tại Montréal. Ở các kì World Cup, thứ hạng cao nhất của Ba Lan là xếp thứ ba (2 lần): 1974 và 1982. Ở các kì Euro, thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là lọt vào tứ kết của Euro 2016.

 

7/ PORTUGAL (BỒ ĐÀO NHA)

 

Portugal được người Trung Hoa phiên âm là [Pútáoyá], viết là 葡萄牙.

葡萄牙 có âm Hán Việt là Bồ Đào Nha.

 

Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Portugal, [puɾtuˈɣaɫ]), tên gọi chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: República Portuguesa, [ʁɨ'publikɐ puɾtu'ɣezɐ]) là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam của khu vực châu Âu, trên bán đảo Iberia và cực Tây của châu Âu lục địa. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc quyền quản lý của Bồ Đào Nha.

 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA BỒ ĐÀO NHA

 

Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Seleção Portuguesa de Futebol), là đội tuyển bóng đá nam đại diện cho Bồ Đào Nha trên bình diện quốc tế, được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha.

 

Lần đầu tiên Bồ Đào Nha tham dự một vòng chung kết giải đấu lớn là tại World Cup 1966, nơi chứng kiến ​​ Quả bóng vàng Eusébio cán đích ở vị trí thứ ba. Hai lần tiếp theo Bồ Đào Nha vượt qua vòng chung kết World Cup là vào các năm 1986 và 2002, đều dừng bước ở vòng bảng. Bồ Đào Nha cũng lọt vào bán kết của UEFA Euro 1984, để thua 3–2 sau hiệp phụ trước đội chủ nhà và đội chiến thắng chung cuộc là Pháp.

 

Bồ Đào Nha đã sản sinh ra một số cầu thủ đẳng cấp thế giới, chẳng hạn như Luís Figo, Rui Costa, Ricardo Carvalho và Cristiano Ronaldo, những người được coi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất. Mặc dù mất nhiều cầu thủ thuộc thế hệ vàng, những cầu thủ mới như Fábio Coentrão, João Moutinho, Nani và Pepe đã giúp người Bồ Đào Nha lọt vào bán kết Euro 2012, thua Tây Ban Nha trên chấm phạt đền, với Cristiano Ronaldo kết thúc với tư cách là đồng vua phá lưới của giải đấu với ba bàn thắng.

 

Bồ Đào Nha được gọi thông tục là Seleção das Quinas (giai thoại dựa trên lá cờ của quốc gia này) và có những đối thủ đáng chú ý với Brasil, người mà họ có nhiều mối quan hệ văn hóa chung, và với Tây Ban Nha, được gọi là A Guerra Ibérica ở Tiếng Bồ Đào Nha hay “Chiến tranh Iberia” trong tiếng Anh, với sự cạnh tranh giữa hai quốc gia từ năm 1581.

Huấn luyện viên trưởng hiện tại của đội là Fernando Santos và đội trưởng là Cristiano Ronaldo, người cũng đang giữ kỷ lục khoác áo đội tuyển nhiều nhất và ghi nhiều bàn thắng nhất.

 

 8/ DENMARK (ĐAN MẠCH)

 

Denmark được người Trung Hoa phiên âm là [Dānmài], viết là 丹麥

丹麥 có âm Hán Việt là Đan Mạch. Tên cũ: Đa Na Mặc.

 

Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch. Đan Mạch nằm ở vùng cực nam của các nước Nordic, nằm phía Tây Nam của Thụy Điển, phía Nam của Na Uy, giáp với Canada về phía Tây Bắc và giáp với Đức về phía Nam. Đan Mạch giáp cả biển Baltic và biển Bắc. Đan Mạch bao gồm một bán đảo lớn, Jutland (Jylland) và nhiều đảo, được biết đến nhiều nhất là Zealand (Sjælland), Funen (Fyn), Vendsyssel-Thy, Lolland, Falster, Bornholm, và hàng trăm đảo nhỏ thường được gọi là quần đảo Đan Mạch. Đan Mạch từ lâu đã kiểm soát cửa ngõ vào biển Baltic. Trước khi có kênh đào Kiel, nước chảy vào biển Baltic qua ba eo biển được gọi là những eo biển Đan Mạch.

Đan Mạch là một quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Đan Mạch có một chính phủ cấp quốc gia và chính quyền địa phương ở 98 khu tự quản. Đan Mạch là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 1973, mặc dù không thuộc khu vực đồng Euro. Đan Mạch là 1 trong những thành viên sáng lập của NATO và OECD.

 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA ĐAN MẠCH

 

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmarks fodboldlandshold) là đội tuyển của Hiệp hội bóng đá Đan Mạch và đại diện cho Đan Mạch trên bình diện quốc tế. Đội được kiểm soát bởi Hiệp hội bóng đá Đan Mạch (DBU), cơ quan quản lý các câu lạc bộ bóng đá được tổ chức trực thuộc DBU.

 

Đan Mạch là đội giành huy chương vàng môn Bóng đá nam tại Thế vận hội Olympics mùa hè năm 1906 và giành huy chương bạc tại Thế vận hội 1908 và 1912. Tuy nhiên, vì những kẻ nghiệp dư đã cấm các cầu thủ quốc tế của họ trở thành chuyên gia ở các câu lạc bộ nước ngoài, Đan Mạch đã không đủ điều kiện tham dự FIFA World Cup cho đến năm 1986, mặc dù họ đã giành được một huy chương bạc Olympic khác vào năm 1960.

 

Đan Mạch vẫn cạnh tranh trong các giải đấu quốc tế. Chiến thắng tại giải vô địch bóng đá châu Âu năm 1992 tại Thụy Điển đánh dấu danh hiệu nổi bật nhất của đội, khi đánh bại đương kim vô địch Hà Lan trong trận bán kết và Đức trong trận chung kết. Họ cũng giành được King Fahd Cup 1995, đánh bại Argentina trong trận chung kết. Thành tích tốt nhất World Cup của Đội tuyển Đan Mạch là vào tứ kết năm 1998, khi để thua 3–2 trong trận tứ kết trước Brasil. Đan Mạch cũng lọt vào vòng 1/16 vào các năm 1986, 2002 và 2018.

 

9/ GERMANY (ĐỨC)

 

Germany được người Trung Hoa phiên âm là [dé yì zhì], viết là 德意志

Nước Đức được gọi là 德意志 (âm Hán-Việt: Đức Ý Chí), gọi tắt là 德國 (Đức quốc). Cũng giống như Anh, Pháp, Mỹ..., người Việt hay bỏ chữ "quốc" đi, chỉ còn gọi là "Đức".

Đức Quốc 德國 được người Trung Hoa phiên âm là [Déguó]

Tên cũ: Nhật Nhĩ Man, An Lê Mân, Đức Ý Chí.

 

Đức (tiếng Đức: Deutschland, phát âm [ˈdɔjtʃlant]), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland), là quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Trung Âu. Quốc gia này là một nước nghị viện liên bang bao gồm 16 bang. Đức có tổng diện tích là 357.022 km² và khí hậu theo mùa, phần lớn là ôn hòa. Dân số Đức vào khoảng hơn 83 triệu, là quốc gia đông dân thứ hai ở Châu Âu (sau Nga). Đức là quốc gia có số lượng người nhập cư cao thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, theo số liệu năm 2014. Thủ đô và vùng đô thị lớn nhất của Đức là Berlin. Các thành phố lớn khác gồm có Hamburg, München, Köln, Frankfurt, Stuttgart và Düsseldorf.

 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA ĐỨC

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức (tiếng Đức: Die deutsche Fußballnationalmannschaft) là đội tuyển bóng đá quốc gia đại diện Đức trong các giải đấu môn thể thao bóng đá nam quốc tế kể từ năm 1908. Hiệp hội bóng đá Đức (Deutscher Fußball-Bund, thành lập năm 1900) là cấp quản lý của đội tuyển. Kể từ khi DFB được tái lập năm 1949, đội tuyển đại diện cho Cộng hòa Liên bang Đức. Sau thời kỳ Đồng Minh chiếm đóng Đức, đã từng có hai đội tuyển quốc gia khác của Đức được FIFA công nhận: Đội tuyển Saarland đại diện cho Saarland (1950–1956) và Đội tuyển Đông Đức đại diện cho Cộng hòa Dân chủ Đức (1952–1990). Thành tích của cả hai đều được ghép vào lịch sử đội tuyển quốc gia Đức hiện tại. Tên gọi chính thức và mã hiệu "Germany FR (FRG)" được viết gọn thành "Germany (GER)" sau khi 2 miền nước Đức tái thống nhất năm 1990.

 

Đức là một trong những đội tuyển thành công nhất trên đấu trường quốc tế với khối thành tích: 4 lần vô địch World Cup (1954, 1974, 1990 và 2014), 1 lần vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 và 3 lần vô địch Euro (1972, 1980 và 1996). Họ cũng từng 3 lần giành vị trí á quân ở Euro và 4 lần á quân ở World Cup cũng như 4 lần ở vị trí thứ ba. Còn ở đấu trường Olympic, đội tuyển Đông Đức cũ từng giành huy chương vàng vào năm 1976 trong khi đội tuyển Tây Đức (tiền thân của đội tuyển Đức ngày nay) giành một huy chương bạc và ba huy chương đồng.

 

Sau khi bế mạc World Cup 2014, đội tuyển Đức giành hệ số Elo cao nhất trong lịch sử của tất cả các đội tuyển quốc gia, với kỷ lục 2200 điểm. Sau khi giành Cúp Liên đoàn các châu lục 2017, đội trở thành một trong bốn - cùng với Brazil, Argentina và Pháp - giành được 3 danh hiệu bóng đá nam quan trọng nhất mà FIFA công nhận: World Cup, Confederations Cup và Olympic. Các đội này cũng đều đã giành chức vô địch lục địa (Euro/Copa América) tương ứng với họ.

 

Đội tuyển Đức cũng là đội tuyển thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay giành chức vô địch World Cup trên đất Nam Mỹ. Đức cũng là đội tuyển châu Âu duy nhất đã tham dự mọi kỳ World Cup từ trước tới nay khi họ chủ động tham gia và được cho phép với chỉ một lần bị FIFA cấm tham dự năm 1950 do ảnh hưởng chính trị từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai rồi liên tục dự World Cup tới nay. Đảm nhận công tác dẫn dắt và huấn luyện đội tuyển từ ngày 1 tháng 8 năm 2021 là Hans-Dieter Flick.

 

La Thụy sưu tầm và biên tập

 

(Hẹn kỳ sau viết tiếp tên các đội bóng khác)

 

 

 

 

La Thụy
Số lần đọc: 884
Ngày đăng: 15.12.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
87. Vua Lê Thái Tổ. (3) - Hồ Bạch Thảo
Con đường tình ta đi - Võ Công Liêm
Khi những dòng sông đã hóa tâm hồn (*) - Nguyên Cẩn
Nhất Linh trong sự tiếp nhận của văn học miền Nam 1954 -1975 - Trần Hoài Anh
86. Vua Lê Thái Tổ. [2] - Hồ Bạch Thảo
Vua khỉ làm trò khỉ - Kiệt Tấn
Trừu xuất cái mới thơ Nguyễn Quang Thiều - Yến Nhi
“Tính ta vốn yêu núi” – góc sâu thẳm của tâm hồn Nguyễn Du - Nguyễn Anh Tuấn
85.Vua Lê Thái Tổ. (1) - Hồ Bạch Thảo
Ngữ ngôn của biểu tượng - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả