Nguyễn Hương Duyên (hiện công tác tại tạp chí Nhật Lệ - Quảng Bình) tặng tôi tập truyện ngắn “Viết tặng anh từ căn bếp này”, đã gần 3 năm (từ 2020). Nhiều truyện như “mong manh ký ức”, “Đường xa vạn dặm”,...,”Ngóng nhau cuối đời”, tôi không nói ở đây, dành cho các bạn.
Bài này, ví dụ, về truyện ngắn “Viết tặng anh từ căn bếp này” và cảm nhận của tôi khi đọc nó.
Tôi có tính lười đọc, sách trên giá như tủ thuốc lúc cần. Trúng gió mới lấy rượu gừng xoa, đau bụng mới dùng rượu tiêu, khi khỏe mạnh thì quên chúng và ham vui với bạn bè bia lon rượu ngoại.
Hôm trước bạn bảo, mình ly dị vợ rồi. Tôi biết bạn lấy cô bồ trẻ hơn, và cô ấy lấy bạn vì bạn có tiền. Chợt nhớ đến Duyên, tôi tìm “Viết tặng anh từ căn bếp này”, cuốn sách mỏng manh như tờ giấy, ở khuất sau giá, nó bị đè bởi những cuốn sách dày cộm.
Bạn bảo “biết thế đọc sớm hơn”.
Với Duyên, tôi “lục tung” và “soạn lại” quá khứ mới biết mình đã gặp hơn 20 năm, khi cô đi trại viết Nha Trang. Nàng quá trẻ, da trắng như cục đá nhẫn nại ở một góc, đôi mắt long lanh nhìn ra biển, lắng nghe tiếng sóng hơn nghe chuyện “huyên thuyên” đắng mày râu. Cầm sách trên tay, tôi thich bìa màu “tro” của họa sĩ Phong Lưu, ít có sách bìa màu ấy mà tôi được tặng. Tôi thích màu của bếp, thích màu của rơm rạ đọng lại sau lửa cháy. Màu “tro” ấy cho tôi sự “nẩy mầm” của ký ức hơn là hiểu biết “mù mờ” của tôi về hội họa.
Truyện đầu cũng là tên cuốn sách. Với tôi, sự “cảm nhận” (chung nhất) của người chồng (cả đàn ông chưa vợ) thích ăn ngon. Ở khách sạn, món nem chẳng hạn, người ta độn vào nào là thịt, tôm, cua, trứng... và gia vị vừa miệng, chiên dầu “reo réo”, “ngào ngạt” mùi hương, nụ cười “tỏa sáng” của chân dài mời goi chiếc “ví” mở ra. Người ta không biết (và không cần biết) bệnh “gút” (của anh) kiêng “tôm, mực”, “huyết áp” kiêng mỡ dầu, “đường huyết” kiêng ngọt. Và anh cũng chẳng biết khi “vú cả khỏa lấp” miệng em.
Ở nhà, người vợ lại khác, họ muốn “ví” chồng khép lại và cân nhắc món nào khi biết bệnh của anh. Sự lo lắng của chồng khi bạn bỏ ăn, đôi mắt trẻ thơ vui cười từ căn bếp nhỏ, làm nên hạnh phúc thật giản đơn nhưng không phải ai cũng có.
Trong “Viết tặng anh từ căn bếp này”, Duyên nói (sâu xa hơn) nhưng với tôi, từ mùi “khét” của mỡ hành phi, món “khởi đầu” để chế biến các món ăn khác. Mùi “khét” ấy do “đoảng”, do “quên”, do “bần thần” một lần rồi hết, lần sau không lặp lại. Nhưng cô không “đoảng”, không “quên”, cái mùi “khét” ấy liên tục “phát triển” là hậu quả từ nguyên nhân khác. Sự nứt vỡ trong quan hệ vợ chống, nếu hàn gắn lúc đầu có thể, khi đã rời từng mảnh thì níu kéo thành sự “cầu ơn”.
Ở bài viết này, tôi chỉ “thiển cận” dưới con mắt bạn đọc, tôi không có ý khen chê câu chuyện. Tôi không “quảng cáo” cho tác giả, và nếu có thì hơn 3 năm tác giả chẳng còn sách để trưng bày
Tôi đọc câu chuyện mấy lần, lần đầu đọc hết, lần sau dừng lại trang 14, ở đoạn đối thoại, “Em chỉ muốn biết anh có ý định ly hôn không thôi”. Lần sau nữa tôi cũng dừng lại ở đó. Tôi muốn “bóng” chữ của Duyên như “vệt” nhìn đôi mắt, như “bước” thời gian “dõi” theo đời ta còn lại. Tôi không muốn hạnh phúc như quả táo tuột khỏi tay khi ta đang cầm nó. Thực tế sự dằn vặt của nhân vật tự nó buông tay.
Đọc Duyên, lời văn nhẹ nhàng như “lạt mềm buộc chặt”, con chữ “dày vò” đến dấu chấm cuối cùng.