Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.273
123.159.337
 
1930 –Sinclair Lewis (Mỹ, 1885 – 1951)
Lê Ký Thương

 

                

Con đường chính - Main Street (1920) của Sinclair Lewis, mô tả cuộc sống trong một thị trấn nhỏ, là một trong những truyện hay nhất được viết từ trước đến nay. Chắc chắn đây là thị trấn đầu tiên và của người Mỹ đầu tiên trên nước Mỹ, nhưng điều kiện tác động đến đời sống tinh thần lại ở châu Âu. Giống như Lewis, rất nhiều người trong chúng ta đã phải chịu đựng sự thù địch và cố chấp. Tính châm biếm mạnh mẽ đã dấy lên những phản kháng cục bộ, nhưng người ta không cần giương to mắt để nhìn thấy được giọng văn bao dung của Lewis trong việc phác họa thành phố quê hương của mình và con người sống ở đó.

 

Trong tác phẩm Babbitt (1922), nhân vật Ông Babbitt - George Follansbec Babbitt - là một công dân hạnh phúc của một thành phố như thế. Thành phố có tên là Zenith, nhưng người ta không tìm thấy trên bản đồ. Thành phố với những chân trời mở rộng là điểm khởi đầu những lời chỉ trích của Lewis tấn công vào những lãnh địa của nước Mỹ chủ nghĩa. Thực tế, Babbitt có lẽ là mẫu người Mỹ lý tưởng của giai cấp trung lưu. Tính tương đối của đạo đức thương mại cũng như những qui tắc đạo đức cá nhân đối với anh ta là một loại niềm tin được thừa nhận, và anh ta không hề do dự cho rằng mục đích của Thượng đế tạo ra con người là ta lao động, làm tăng lợi tức, và thụ hưởng những tiến bộ hiện đại. Anh ta cảm thấy rằng mình phải tuân theo những mệnh lệnh này, vì thế anh ta sống trong sự hòa hợp hoàn toàn với bản thân và xã hội. Đó chính là những thể chế đại diện cho những tư tưởng sai lầm, và không có tính cá nhân, mà Lewis muốn tấn công với giọng văn châm biếm, ông đã tự biểu thị thái độ của mình. Ông có khả năng làm cho anh chàng Babbitt này, một kẻ tin vào định mệnh nhưng cùng lúc lại là một con người vụ lợi huênh hoang, trở thành một kẻ hầu như đáng yêu. Ông đã thành công về nghệ thuật miêu tả, một thành công độc đáo trong văn học.

 

Arrowsmith (1925) là một tác phẩm nghiêm túc hơn. Lewis muốn diễn tả nghề y khoa và khoa học trong mọi hình thái của nó. Như chúng ta biết, người Mỹ nghiên cứu về khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học và y học đứng hàng đầu trong thời đại chúng ta. Vô số phương sách được thực hiện. Nhiều viện nghiên cứu  làm việc không ngừng trên đà phát triển. Trong tác phẩm này chứa đầy kiến thức đáng khâm phục, được những nhà chuyên môn đánh giá cao về tính chính xác của chúng. Mặc dù là bậc thầy về cách sử dụng những từ ghép, Lewis không bao giờ hời hợt khi đụng đến nền tảng nghệ thuật của mình. Ông nghiên cứu các chi tiết rất cẩn thận không kém gì nhà khoa học như Arrowsmith hay Gottlieb - những nhân vật trong tác phẩm. Ông đã dựng lên một tượng đài nghề nghiệp của chính cha mình, một tượng đài của người thầy thuốc chứ chắc chắn không phải là của một lang băm.

 

Tác phẩm lớn của ông Elmer Gantry (1927) giống như cuộc giải phẫu một trong những phần tế nhị nhất của cơ cấu xã hội. Có lẽ là nó không chú ý đến việc tìm kiếm ở bất cứ nơi nào trên thế giới những đức tính lỗi thời của những người theo Thanh giáo, nhưng người ta có thể tìm thấy được ở những nơi cổ kính nhất của nước Mỹ tàn dư của một giáo phái xem việc tái hôn là một tội ác, từng làm vui lòng Thượng đế bằng cách biến một người nào đó thành goá vợ hay góa chống, và tệ cho vay tiền vì lợi ích. Nhưng mặt khác, nước Mỹ cũng đã cố gắng làm nhẹ bớt sự khắc nghiệt của tôn giáo này.

 

Sinclair Lewis là một người Mỹ. Ông viết bằng một thứ ngôn ngữ mới - ngôn ngữ của người Mỹ -  đại diện cho 120 triệu người (thời bấy giờ). Ông đòi hỏi chúng ta phải xem đất nước này là chưa hoàn chỉnh hay tan rã, rằng nó vẫn còn trong giai đoạn hỗn độn của thời thanh xuân.

 

Một nền văn học Mỹ vĩ đại mới  bắt đầu với lời tự phê về đất nước. Đó là dấu hiệu của sự lành mạnh. Sinclair Lewis có tài năng thiên bẩm về việc sử dụng phương tiện phát quang đất nước của ông, không những chỉ với bàn tay rắn chắc mà còn với nụ cười trên môi và sức trẻ trong tim. Ông có tính cách của một cư dân mới, muốn cày xới và vun trồng vùng đất mới. Ông là nhà tiền phong...

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 575
Ngày đăng: 20.02.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quách Tấn – Sứ giả đời Đường của một thời đại trong thi ca - Chế Diễm Trâm
1929 - Thomas Mann (Đức, 1875 – 1955) - Lê Ký Thương
1928 - Sigrid Undset (Na-uy, 1882 – 1949) - Lê Ký Thương
Nhà Văn Cung Tích với truyện ngắn "Ngoại Ô, Dĩ An và linh hồn tôi". - Trần Yên Hòa
Dọc đường văn nghệ (Phần 83) Lương Túy Vân, nhà thơ “Riêng một góc trời” - Trần Dzạ Lữ
NĂM 1927 - Henri Bergson (Pháp, 1859 – 1941) - Lê Ký Thương
1926 - Grazia Deledda (Ý, 1871 – 1936) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần cuối ) - Đỗ Nguyễn
1925 - George Bernard Shaw (Anh, 1856 –1950 - Lê Ký Thương
Lời trần tình (phần 15) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)