Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.112
123.142.399
 
1932 – John Galsworthy (Anh, 1867 – 1933)
Lê Ký Thương

 

 John Galsworthy sinh ở Kingston HillSurrey, là con trai của một luật sư giàu có. Ông học phổ thông ở Harrow, học luật ở Đại học Oxford. Năm 1890 Galsworthy trở thành luật sư nhưng rồi bỏ nghề; năm 28 tuổi ông đi du lịch nhiều nơi ở Ngachâu Mỹchâu Đại Dương và bắt đầu viết văn do chịu ảnh hưởng của người tình (lúc đó đang là vợ của một người anh em họ; bảy năm sau, 1904, họ mới cưới được nhau). Những tác phẩm đầu tiên của ông như JocelynFrom The Four Winds (Bốn ngọn gió) được xuất bản dưới bút danh John Sinjohn.

 

Sự nghiệp văn học đích thực của John Galsworthy bắt đầu từ năm 1904 với tiểu thuyết The Island Pharisees (Đảo của những kẻ đạo đức giả), phê phán những tầng lớp giàu có trong xã hội; với tác phẩm này Galsworthy đã ký tên thật của mình. Bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là The Forsyte Saga (Truyện gia đình Forsyte) gồm 5 tác phẩm: ba tiểu thuyết The Man Of Property (Người tư hữu, 1906), In Chancery (Trong thòng lọng, 1920), To Let (Cho thuê, 1921), hai truyện ngắn Indian Summer of a Forsyte (Mùa hè muộn của Forsyte, 1917) và Awakening (Thức tỉnh, 1920), miêu tả nhiều thế hệ của một gia đình tư sản, phản ánh sự cố gắng làm giàu của giai cấp tư sản thời Nữ hoàng Victoria đến khoảng giữa hai cuộc chiến tranh (1886-1926); in trọn bộ năm 1922. Bộ tiểu thuyết thứ hai về gia đình Forsyte mang tên A Modern Comedy (Hài kịch hiện đại) được nhà văn hoàn thành năm 1928. Năm 1929 Galsworthy được tặng huân chương Huân công của Anh. Năm 1932 ông nhận giải Nobel, nhưng đã bị ốm quá nặng không thể đến dự lễ; gần hai tháng sau ông qua đời.

 ***

Trực giác của ông chính xác đến độ ông có thể tự hài lòng với một lời bóng gió nhẹ nhàng. Nhưng ở nhà văn này cũng có sự châm biếm, một vũ khí đặc thù mà ngay cả giọng điệu là đã phân biệt ông với các nhà văn khác. Có nhiều loại châm biếm khác nhau. Một loại là kiểu châm biếm tiêu cực và có thể so sánh nó như sương muối trên cánh cửa sổ của một căn nhà không có lửa, nơi bếp lò đã lạnh cóng từ lâu. Nhưng cũng có kiểu châm biếm thân ái với cuộc sống, bật ra từ nhiệt tình, sự quan tâm, và tình nhân loại, đó là kiểu châm biếm của Galsworthy. Đối diện với cái xấu vừa bi vừa hài, lối văn châm biếm của ông như là cách đặt vấn đề tại sao nó phải là như thế, tại sao nó lại cần thiết, và phải chăng không có gì có thể sửa chữa được. Đôi khi Galsworthy đã để cho thiên nhiên tham dự một phần vào trò chơi châm biếm đó về con người, để nhấn mạnh những cay đắng ngọt bùi của những biến cố với sự trợ giúp của gió, mây, mùi hương thơm ngát hay tiếng chim kêu. Với sự tham gia của lối văn châm biếm này, ông đã thành công khi gợi lên những hình ảnh tâm lý, luôn luôn là bạn đồng hành tốt nhất của hiểu biết và cảm thông nhau.

 

Có lần Galsworthy đã tuyên bố phương châm nghệ thuật của ông bằng những từ như sự hài hòa, cân xứng. Chúng biểu lộ thiên hướng của ông, một lý tưởng tinh thần mà giờ đây thường đáng ngờ, có lẽ vì nó quá khó để có thể đạt được. Chẳng bao lâu, chúng ta khám phá ra rằng nhà văn đã thật nghiêm túc và kiên trì tấn công vào hạng người quý phái có tính tự mãn điển hình, bản thân ông đã thành công trong việc đưa cuộc sống mới vào những quan điểm xưa, và như thế nó có thể giữ gìn được mối tương quan cả con người lẫn bản năng mỹ học vô hạn. Trong con người nghệ sĩ của Galsworthy, những phẩm chất kia được gọi một cách hoa mỹ trong tiếng Anh là tính hòa nhã. Những phẩm chất này thể hiện trong những tác phẩm của ông, và theo cách này chúng đã trở thành một đóng góp văn hóa cho chính thời đại của chúng ta. /     

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 715
Ngày đăng: 27.03.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1931 – Erik Axel Karlfeldt (Thụy Điển, 1864 – 1931) - Lê Ký Thương
1930 –Sinclair Lewis (Mỹ, 1885 – 1951) - Lê Ký Thương
Quách Tấn – Sứ giả đời Đường của một thời đại trong thi ca - Chế Diễm Trâm
1929 - Thomas Mann (Đức, 1875 – 1955) - Lê Ký Thương
1928 - Sigrid Undset (Na-uy, 1882 – 1949) - Lê Ký Thương
Nhà Văn Cung Tích với truyện ngắn "Ngoại Ô, Dĩ An và linh hồn tôi". - Trần Yên Hòa
Dọc đường văn nghệ (Phần 83) Lương Túy Vân, nhà thơ “Riêng một góc trời” - Trần Dzạ Lữ
NĂM 1927 - Henri Bergson (Pháp, 1859 – 1941) - Lê Ký Thương
1926 - Grazia Deledda (Ý, 1871 – 1936) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần cuối ) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)