Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.113
123.142.042
 
1934 - Luigi Piradello (Ý, 1867 – 1936)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

Tác phẩm của Luigi Piradello bao quát mọi thể loại. Ông đã sáng tác một số lớn truyện vừa, in chung thành một tuyển tập đồ sộ mang tên Novelle per un anno (15 tập, 1922 – 1937). Bộ sách này đa dạng về chủ đề cũng như tính cách nhân vật. Bằng lối viết vừa khôi hài vừa châm biếm, ông mô tả cuộc đời không những hoàn toàn hiện thực mà còn mang tính triết lý sâu xa và cả nghịch lý nữa. Cũng có những sáng tác của trí tưởng tượng nên thơ, vui nhộn mà trong đó những nhu cầu thực tế nhường chỗ cho một lý tưởng  và chân lý sáng tạo.

 

Nhưng thành công lớn lao nhất của Luigi Piradello là kịch. Kịch của ông hầu hết đều đặt ra những vấn đề triết lý. Nỗi cay đắng trong thời đại hiện nay của chúng ta đã ảnh hưởng nhiều đến những vở kịch mang tính triết lý bi quan, cho dù triết lý này dựa trên bản chất của tác giả. Tập kịch Maschere Nude [bản dịch tiếng Anh: Naked Masks] (1918-1921) khó dịch sang một ngôn ngữ khác vì tính phức tạp của nó. Theo nghĩa đen, tên tập kịch có nghĩa là “những cái mặt nạ không che đậy”, nhưng “mặt nạ” thường biểu thị cái mặt ngoài trần trụi. Tuy nhiên, đối với Piradello, “mặt nạ” như là một cương lĩnh về vấn đề cá tính mà ông luôn luôn ám ảnh. Theo ông, cái tôi chỉ tồn tại trong mối tương quan với người khác, nó bao gồm những khía cạnh thường biến đổi được giấu kín trong một vực thẳm bí hiểm.

 

Nét đặc trưng nổi bật nhất trong nghệ thuật kịch của Piradello là phân tích tâm lý nhân vật bằng tài năng ma thuật của mình. Ông  không từ bỏ những khuynh hướng văn chương phổ quát. Ông đề cập đến những vấn đề xã hội và đạo đức, những xung đột giữa các bậc cha mẹ và cấu trúc xã hội với những quan điểm cứng nhắc của nó về danh dự và khuôn phép lễ nghi, và những khó khăn mà lương tâm con người nhận biết được để tự bảo vệ, chống lại những kẻ thù giống hệt nhau. Về mặt đạo đức cũng như lý luận, tất cả đều được nêu ra trong những tình huống phức tạp và kết thúc hoặc là chiến thắng hoặc là thất bại. Những vấn đề này có bản sao tự nhiên của chúng để phân tích nhân xưng “tôi” của các nhân vật, những người có liên quan cũng như có ý tưởng chống lại cái mà họ đang chiến đấu.

 

Nói chung, kịch của Piradello đều đặt vấn đề chính là phân tích về “tôi” – sự phân hủy trái với nguyên lý cơ bản của nó, sự phủ định tính đồng nhất và không thực tế của nó và những mô tả mang tính tượng trưng của Maschere Nude. Nhờ hiệu suất vô tận của trí tuệ, ông tấn công vấn đề từ nhiều mặt khác nhau.

 

Bằng cách thăm dò chiều sâu của chứng điên rồ, ông đã phát hiện ra nhiều điều quan trọng. Chẳng hạn trong vở bi kịch Vua Henry IV [Enrico IV] (1922), ấn tượng mạnh nhất đến từ cuộc đấu tranh của cá nhân để khẳng định mình trong dòng thác vô tận của thời gian. Luật chơi [Il giuoco delle parti] (1919) là vở kịch trừu tượng hoàn toàn. Ông sử dụng những khái niệm giả tạo của bổn phận để tạo cho người xem nhớ rằng xã hội có thể bị khuất phục bởi sức mạnh của truyền thống hết sức hợp lý cho một hành động hoàn toàn trái với sự mong đợi. Bằng một nhát gậy thần, trò chơi trừu tượng đầy cảnh đời cực kỳ quyến rũ.

 

Sáu nhân vật đi tìm tác giả [Sei Personaggi in cerca d’autore] (1921) cũng là một trò chơi hết sức nghiêm túc và đầy những ý tưởng. Ở đây, óc tưởng tượng sáng tạo đi quá đà hơn là khái niệm trừu tượng. Nó thực sự là một vở kịch giàu chất thơ, cũng là cách bài trí những miêu tả giữa sân khấu và chân lý, giữa thể diện và thực tế. Hơn thế nữa, đây là một thông điệp nghệ thuật gần như tuyệt vọng gởi đến linh hồn của một thời đại tàn phá, của những cảnh chấp vá tung tóe lửa đạn. Sức truyền cảm mãnh liệt tuôn tràn này và tầm hiểu biết vượt bậc, giàu chất thơ, thật sự là nguồn cảm hứng của một thiên tài.

 

Như một nhà đạo đức học, Piradello không phải là kẻ ngược đời mà cũng không là người phá hoại. Thiện vẫn là thiện và ác vẫn ác. Một lòng nhân đạo cao thượng về thế giới loài người đã lỗi thời ngự trị trong tư tưởng của ông. Chủ nghĩa bi quan chua xót của ông không dập tắt được chủ nghĩa lý tưởng của ông, lý trí phân tích sắc bén của ông không xa rời cội rễ của cuộc sống. Hạnh phúc không chiếm một vị trị rộng lớn trong thế giới tưởng tượng của ông, nhưng điều mà tạo ra chân giá trị của cuộc sống vẫn tìm thấy đủ không khí để thở ở đó.

 

Luigi Piradello được tặng thưởng Nobel Văn chương “vì ông đã khéo léo và táo bạo phục hồi nghệ thuật kịch và sân khấu”.

 

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 426
Ngày đăng: 08.05.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1933 –Ivan Bunin (Nga, 1870 – 1953) - Lê Ký Thương
Chân dung nhà thơ Sương Biên Thùy – Lê Mai Lĩnh - Trần Thoại Nguyên
1932 – John Galsworthy (Anh, 1867 – 1933) - Lê Ký Thương
1931 – Erik Axel Karlfeldt (Thụy Điển, 1864 – 1931) - Lê Ký Thương
1930 –Sinclair Lewis (Mỹ, 1885 – 1951) - Lê Ký Thương
Quách Tấn – Sứ giả đời Đường của một thời đại trong thi ca - Chế Diễm Trâm
1929 - Thomas Mann (Đức, 1875 – 1955) - Lê Ký Thương
1928 - Sigrid Undset (Na-uy, 1882 – 1949) - Lê Ký Thương
Nhà Văn Cung Tích với truyện ngắn "Ngoại Ô, Dĩ An và linh hồn tôi". - Trần Yên Hòa
Dọc đường văn nghệ (Phần 83) Lương Túy Vân, nhà thơ “Riêng một góc trời” - Trần Dzạ Lữ
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)