Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.136
123.140.450
 
Ernest Hemingway và chiều kích thứ năm (Kỳ 1)
Phan Tấn Uẩn

 

 

            Việc nghiên cứu phong cách văn xuôi của Hemingway phần lớn đã hoàn thành từ lâu. Phong cách nầy quá nổi tiếng và tạo nhiều ảnh hưởng, cuối cùng nó được thể chế hóa trong các chương trình viết văn sáng tạo của Mỹ. Các nhà văn Mỹ hiểu rất kỹ phong cách văn xuôi của Hemingway trong Lý Thuyết Tảng Băng Trôi  (Hemingway’s Iceberg Theory). Xin nhắc lại lý thuyết nầy trước khi đề cập đến chuyện Hemingway nói về chiều kích thứ năm trong văn xuôi…

 

            Hemingway là nhà văn có ý thức sâu sắc về văn phong. Ông suy nghĩ rất nhiều về nghệ thuật viết văn và chưa bao giờ thể hiện duy nhất một cách viết nào lâu dài. Ông cũng tránh bàn thảo  hay tranh luận về kỹ thuật viết văn vì cho rằng mang chuyện viết lách ra nói dễ gây xui xẻo cho nhà văn.Nhưng với bản chất nghệ sĩ , ông không thể kềm chế hoàn toàn để không nói về quan điểm của mình. Ông đã viết  về khái niệm lược bỏ trong cuốn "The Art of the Short Story" : "Bạn có thể lược bỏ bất cứ thứ gì nếu bạn biết rằng phần bị lược bỏ sẽ củng cố câu chuyện và khiến người đọc cảm nhận được điều gì đó nhiều hơn những gì họ hiểu." Bằng cách làm cho cấu trúc của câu chuyện trở nên vô hình, ông tin rằng tác giả sẽ củng cố vững chắc  tác phẩm và "chất lượng của một tác phẩm có thể được đánh giá bằng chất lượng của tài liệu mà tác giả đã có ẩn ý không muốn nói ra." Và :  “Nếu bạn bỏ qua những điều hoặc sự kiện quan trọng mà bạn biết, câu chuyện sẽ được củng cố. Nếu bạn bỏ đi hoặc bỏ qua điều gì đó vì bạn không biết nó, thì câu chuyện sẽ trở nên vô giá trị.” (If you leave out important things or events that you know about, the story is strengthened. If you leave or skip something because you do not know it, the story will be worthless).Phong cách nầy đã bổ sung thêm tính thẩm mỹ , Xử dụng "những câu tuyên bố và những biểu hiện trực tiếp của thế giới hữu hình" với ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu, Hemingway đã trở thành "nhà tạo mẫu văn xuôi có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX" theo nhà viết tiểu sử Meyers…

 

            Tảng băng trôi là một hiện tượng vật lý. Vấn đề của các tảng băng trôi là  luôn có nhiều thứ ẩn bên dưới bề mặt.“Lý thuyết tảng băng trôi của Hemingway” tập trung vào ý tưởng rằng một câu chuyện luôn có nhiều điều hơn những gì người đọc hoặc người xem nhìn thấy.

            Hemingway bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình với tư cách là một nhà báo được giao nhiệm vụ điều tra tội phạm cho tờ Kansas City Star. Các bài viết của ông phải hoàn toàn dựa trên thực tế, không thêm bất kỳ quan điểm hay diễn giải cá nhân nào, và Hemingway đã mang phong cách tối giản đó vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên.Thêm vào đó, khi đọc Rudyard Kipling, Hemingway đã tiếp thu việc rút ngắn văn xuôi càng nhiều càng tốt.Những câu chuyện ông viết thật nhẹ nhàng và hạn chế câu chữ tối đa, thay vì phải nói mọi thứ cho độc giả biết.

            Trên bề mặt của lý thuyết tảng bang trôi là mọi thứ mà khán giả nhìn thấy : tường thuật, cốt truyện, đối thoại và hành động. Ẩn dưới bề mặt của lý thuyết nầy, là mọi thứ khác : suy nghĩ, cảm xúc, động cơ, biểu tượng, chủ đề và ẩn ý.

            Tuy nhiên, như bất kỳ ai có kiến thức về tảng băng trôi đều biết, chỉ vì nó nằm dưới bề mặt không có nghĩa là nó không có ở đó.

            Thật hấp dẫn khi nhồi nhét từng chi tiết vào kịch bản của bạn, nhưng cách viết hay nhất dựa trên ẩn ý được tạo ra bởi những điều chưa được nói ra, tức là những điều có chủ đích không hiện trên trang viết. Khán giả hiện đại không muốn có tất cả thông tin; họ muốn những câu chuyện chứa đầy ẩn ý và sự tinh tế - đó là cách mà ý nghĩa sâu sắc nhất được tạo ra.

            Các nhà văn xử dụng “ lý thuyết tảng băng trôi của Hemingway” phải chấp nhận ý tưởng rằng họ cần biết nhiều chi tiết về câu chuyện, thế giới và các nhân vật hơn những gì có thể viết ra . Càng bỏ được nhiều thứ ra khỏi trang giấy  càng có sức mạnh hơn là mổ xẻ phơi bày chúng ra.

             Tóm tắt, Ernest  Hemingway đã cách mạng hóa nền văn học Mỹ với phong cách viết văn ngắn gọn, có tính khai phá. Ông đã làm rất nhiều việc để thay đổi cách viết văn xuôi Anh ngữ. Ông được trao giải Nobel năm 1954 vì “ảnh hưởng của ông đối với phong cách đương đại”. Những gì đặc trưng cho phong cách đó ngày nay được coi là đương nhiên và được đúc kết thành Lý Thuyết Tảng Băng Trôi của Hemingway (Hemingway’s Iceberg Theory). 

           Người viết phải phát triển  thế giới hiểu biết riêng của mình đến từng chi tiết. Phải động não, viết tự do và sáng tạo từng chi tiết nhỏ nhất của câu chuyện, sau đó áp dụng lý thuyết tảng băng trôi để lược bỏ những gì có thể lược bỏ được.  

*

*   *

Ernest Hemingway (Nguồn : Wikipedia)

 

            Để có thêm những gì mới lạ hơn khi bàn về phong cách Hemingway, chúng tôi (người viết bài nầy) bắt gặp ý tưởng của Hemingway về chiều kích thứ năm.Ông thường nêu quan điểm về phong cách viết văn trong các bức thư ,các cuộc phỏng vấn hoặc đôi khi là những nhận xét bất chợt trong các bài viết hư cấu hoặc phi hư cấu. Một nhận xét như vậy về “ chiều kích thứ tư và thứ năm”  (fourth and fifth dimension) trong văn xuôi, khác với quan điểm về chiều kích thứ năm trong  năm chiều kích thông thường .

 

            Như chúng ta biết,năm chiều kích thông thường của một câu chuyện trong truyện ngắn hoặc truyện dài là cốt truyện, nhân vật, cách bố trí trình bày câu chuyện, phong cách viết (ngôn ngữ) và thứ năm là chủ đề  ( trí tuệ nhà văn). Nhận xét của Kreeft (*) về thành công của tác phẩm The Lord of The Rings by J.R.R Tolken (Chúa tể của những chiếc nhẫn) có thể xem là tiêu biểu cho năm chiều kích thông thường của một tác phẩm. Người ta hỏi Kreeft chiều kích nào trong bộ truyện nầy khiến nó trở thành một câu chuyện tuyệt vời như vậy. Ông trả lời :

            “ Đủ tất cả . Để trở nên vĩ đại, một tác phẩm nghệ thuật phải vĩ đại không chỉ ở một khía cạnh mà ở tất cả, giống như một cơ thể khỏe mạnh cần phải khỏe mạnh ở tất cả các bộ phận, một tâm hồn khỏe mạnh ở tất cả các năng lực (trí tuệ, ý chí và cảm xúc), và một hành động tốt về mặt đạo đức trong tất cả các khía cạnh của nó (hành động, động cơ và hoàn cảnh).”

            Kreeft nói thêm về chiều kích thứ năm:

            “ Triết học và văn học thuộc về nhau. Chúng có thể hoạt động giống như hai thấu kính của một cặp ống nhòm. Triết học lập luận một cách trừu tượng. Văn học cũng tranh luận - nó thuyết phục  người đọc thay đổi suy nghĩ - nhưng một cách cụ thể. Triết học nói ra sự thật, văn học chỉ ra sự thật.”

(Cón tiếp)

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 674
Ngày đăng: 13.06.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vẻ đẹp tình tứ trong thơ Thiên Di - Hoàng Thị Bích Hà
Khúc tráng ca trong tuyển tập “ Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang Hà - Hoàng Thị Thu Thủy
Khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái - Sự hợp hôn diệu kỳ trong thơ Hoài Vũ * - Trần Hoài Anh
Đọc “Qua đêm” của Nguyễn Tiến Nên - Hoàng Xuân
“Chân dung người hàng xóm” – một truyện hay về bọn Trung Quốc xâm lược. - Nguyễn Anh Tuấn
Đọc bài thơ “Say Yêu” nghĩ về thơ tình của Đặng Xuân Xuyến * - Vũ Thị Hương Mai
Phồn Sinh một trường ca khổng lồ - Đỗ Hoàng
Hình & bóng - Đặng Ngọc Như
Với Nguyễn Đức Tùng, thơ văn-kể như một thử nghiệm chuyển hóa thơ Việt? *) - Đỗ Quyên
Bạch Diệp - “Khuấy thinh lặng trong tách trà màu bạc” - Bùi Thị Diệu
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)