Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.108
123.142.790
 
1938:Pearl Buck (Mỹ, 1892 –1973)
Lê Ký Thương


Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

Pearl Buck đã từng nói rằng bà nhận nhiệm vụ như một người thông dịch cho phương Tây về thiên nhiên và con người của đất nước Trung Hoa. Bà hoàn toàn không có ý làm văn học về xứ sở ấy, nó đến với bà một cách tự nhiên.

 

Bà từng sống chung với những người dân Trung Hoa qua tất cả các thời kỳ, lúc thịnh cũng như lúc suy, lúc ê chề cũng như khi vinh quang, bà gắn bó với tầng lớp thượng lưu cũng như kẻ chân lấm tay bùn suốt đời chưa có dịp nhìn thấy một người phương Tây trước khi gặp bà. Trên xứ sở Phương Đông ấy, bà là một người dưng nhưng chưa bao giờ có cảm giác mình là người xa lạ. Từ tình cảm chân thành này, với cách nhìn khách quan và đầy nhân bản mà bà đã cung cấp cho kho tàng văn học thế giới  những tác phẩm nổi tiếng như Đất Lành [The Good Earth] (1931), Người Mẹ [The Mother] (1934), Lưu Đày [The Exile] (1936), Thiên thần ra trận [Fighting Angle] (1936)…

 

Đất lành là một thiên sử thi về người nông dân Trung Hoa, từ đời này sang đời khác có cùng một tâm hồn cổ xưa, luôn gắn bó thân thiết với ruộng đồng. Vương Long, nhân vật chính của tác phẩm được tạo ra cũng từ chất đất vàng-nâu trên những cánh đồng và niềm tin mãnh liệt vào khả năng lao động của mình. Cả hai yếu tố này có sẵn trong máu thịt của anh và đến ngày anh nhắm mắt xuôi tay một cách bình thản, chúng lại trở thành một nhứt thể. Việc làm của anh cũng là bổn phận đã hoàn thành, vì vậy lương tâm anh yên ổn. Vì tính bất lương không giúp được gì cho công việc anh theo đuổi nên anh trở thành người lương thiện. Đây là toàn bộ quan niệm đạo đức của anh và nó cũng nằm trong quan niệm tôn giáo hầu như được nhận thức một cách trọn vẹn trong việc thờ cúng tổ tiên.

 

Anh ta biết rằng đời người là tia chớp giữa hai bóng đêm. Từ tia chớp sau lưng anh là sự ràng buộc của tổ tiên từ đời cha đến đời con, và anh không thể phá bỏ được sợi dây ràng buộc này nếu anh vẫn còn hy vọng mong manh sống sót trên vùng đất cha ông để lại, vùng đất lóe lên ngọn lửa cuộc sống của dòng họ mà mỗi cá nhân phải gìn giữ.

 

Một nhân vật hoàn toàn khác với Vương Long là nhân vật chính trong tác phẩm Người Mẹ. Không thể có một từ nào chính xác hơn để nói về số phận cuộc đời của người mẹ bằng chính từ này. Bà đã được cá tính hóa một cách sinh động, một mẫu người can đảm, đầy nghị lực, cá tính mạnh và không mang khí chất nô lệ. Chồng bà bỏ nhà ra đi, nhưng bà quyết giữ lại ngôi nhà cho con cái. Toàn bộ câu chuyện đưa đến một kết thúc thất bại nhưng không thất vọng. Người mẹ không thể bị đè bẹp, ngay cả khi đứa con trai của bà bị chém đầu vì làm cách mạng, bà phải đi tìm một ngôi mộ của một người không quen biết để khóc thương, vì con bà không có mộ. Rồi thì đứa cháu nội ra đời, bà lại có người để thương yêu và thờ cúng bà sau này.

 

Người mẹ là hình ảnh người đàn bà Trung Hoa hoàn hảo nhất của Pearl Buck. Đây là một trong những tác phẩm hay nhất của bà. Nhưng hợp với tính chất mô tả và nghệ thuật kể chuyện của bà phải kể đến hai tác phẩm viết về cuộc đời của cha mẹ bà là Lưu đày và Thiên thần ra trận. Những tác phẩm này được xem là kinh điển với đủ ý nghĩa của từ này nhất, chúng có giá trị mãi mãi vì chúng tràn đầy cuộc sống.

 

Giải thưởng Nobel năm nay dành cho Pearl Buck vì những tác phẩm đặc sắc của bà đã mở đường cho mối đồng cảm giữa con người vượt qua những ranh giới chủng tộc và về sự nghiên cứu những lý tưởng con người thông qua nghệ thuật miêu tả chân dung đặc sắc và sinh động. Viện Hàn Lâm Thụy Điển cảm thấy điều này cũng phù hợp với những ước mơ về tương lai mà Alfred Nobel hướng tới./

 

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 519
Ngày đăng: 29.06.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1937: Roger Martin Du Gard (Pháp, 1881 – 1958) - Lê Ký Thương
1936 – Eugene Gladstone O’neill (Mỹ, 1888 – 1953) - Lê Ký Thương
1934 - Luigi Piradello (Ý, 1867 – 1936) - Lê Ký Thương
1933 –Ivan Bunin (Nga, 1870 – 1953) - Lê Ký Thương
Chân dung nhà thơ Sương Biên Thùy – Lê Mai Lĩnh - Trần Thoại Nguyên
1932 – John Galsworthy (Anh, 1867 – 1933) - Lê Ký Thương
1931 – Erik Axel Karlfeldt (Thụy Điển, 1864 – 1931) - Lê Ký Thương
1930 –Sinclair Lewis (Mỹ, 1885 – 1951) - Lê Ký Thương
Quách Tấn – Sứ giả đời Đường của một thời đại trong thi ca - Chế Diễm Trâm
1929 - Thomas Mann (Đức, 1875 – 1955) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)