Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.113
123.143.625
 
1939 – Frans Eemil Sillanpaa (Phần Lan, 1888 – 1964)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương thế kỷ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000)

 

 

(Biên dịch theo Tài liệu của Viện Hàn Lâm Thụy Điển)

 

 

(Ghi chú: Lời phát biểu trong buổi lễ trao giải thưởng Nobel Văn chương cho FRANS EEMIL SILLANPAA của Viện Hàn lâm Thụy Điển).

 

Văn kiện chính thức của Giải Nobel vừa được trao cho ngài và ngài đã biết được lý do khiến Viện Hàn Lâm Thụy Điển công nhận sự nghiệp văn học của ngài. Những lý do đó được nêu lên rất ngắn gọn trên tờ giấy da chứng nhận này, nhưng điều đó sẽ làm giảm bớt lòng tôn kính đối với ngài và ngài sẽ nhận được đầy đủ trong buổi lễ phát giải.

 

Lòng tôn kính này ngài sẽ nhận ra một cách đồng đều trong hội đồng chúng tôi, trong cuộc họp mang đặc tính đơn giản của chúng tôi, nhưng cũng ấm cúng như ngài sẽ nhận được trong hội trường vào ngày lễ phát giải. Không ai trong chúng tôi biết tiếng Phần Lan của ngài, chúng tôi chỉ có thể thưởng thức tác phẩm của ngài qua những bản dịch, nhưng không nghi ngờ gì về tài năng của ngài. Tài năng đó lớn đến nỗi nó hiển hiện rõ ràng ngay cả trong văn dịch. Giản dị, ngắn gọn, khách quan, không màu mè, ngôn ngữ của ngài tuôn trào như một giòng suối trong phản ánh lại những gì màu cặp mắt của nhà nghệ sĩ nắm bắt được. Ngài đã chọn lựa những chủ đề hết sức tinh tế, và hầu như có thể nói,  với cái vẻ bẽn lẽn trước các đẹp bất ngờ. Ngài muốn tạo ra cái đẹp từ những gì tồn tại trong thiên nhiên thường ngày bằng một bút pháp luôn luôn là bí mật của ngài. Không phải chính tại bàn giấy mà người ta nhìn thấy ngài làm việc, mà là trước giá vẽ của một họa sĩ màu nước, và người ta phải tập làm quen với một cách nhìn mới về tác phẩm trước mặt tác giả. Thỉnh thoảng, khi những đám mây và những không gian được vẽ lên dưới ánh sáng của một ngày hè, ngài không còn sợ rằng mình có một chủ đề đầy triễn vọng và rồi ngài sử dụng nghệ thuật âm nhạc bằng bàn tay của một bậc thầy. Nét đặc trưng này, lòng yêu mến của ngài về điều đơn giản và tính đặc thù, ngài cũng chứng tỏ nó trong sự mô tả con người. Ngài thích mô tả về cuộc sống thường ngày của người nông dân, những kẻ gắn bó với đất đai là nguồn gốc tạo nên sức mạnh của họ. Khi gặp phải vấn đề hóc búa, ngài cũng chứmg tỏ một sự lỗi lạc không kém, và đã tạo nên hiệu quả chỉ bằng những phương tiện đơn giản nhất.

 

Nhắc đến tác phẩm nổi tiếng của mình, ngài đã nói đôi điều mà không ai khác có thể nghĩ ra: “Mọi vật chạm tới Silja thường đều là một sự tầm thường lộng lẫy”. Không có nghệ sĩ nào có thể đi xa hơn ước muốn giữ nguyên lòng chung thủy đối với tính chất chính xác của sự vật một cách kính trọng. Vì thế, ngài đã giới thiệu về dân tộc mình mà không cần đến một chút hoa mỹ nào dù là nhỏ nhất.

 

Vào giờ phút này, ngay tên đất nước của ngài cũng mang đầy ý nghĩa khắp mọi nơi. Cũng đơn giản như cái nhìn của ngài về họ, dân tôc ngài nhận ra mình là con mồi của số phận, vĩ đại một cách anh hùng với lòng can đảm vô biên, trung thành với nhiệm vụ cho đến phút chót, đối đầu với cái chết mà không biết run sợ. Trong niềm biết ơn của chúng tôi với những gì ngài đã ban cho, tư tưởng chúng tôi sẽ còn đi xa nữa, với tất cả sự ngưỡng mộ và cảm xúc của chúng tôi đối với đất nước ngài, dân tộc ngài./

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 395
Ngày đăng: 14.07.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bạn tốt bạn xấu (II) Một thuở xưa nay - Võ Công Liêm
1938:Pearl Buck (Mỹ, 1892 –1973) - Lê Ký Thương
1937: Roger Martin Du Gard (Pháp, 1881 – 1958) - Lê Ký Thương
1936 – Eugene Gladstone O’neill (Mỹ, 1888 – 1953) - Lê Ký Thương
1934 - Luigi Piradello (Ý, 1867 – 1936) - Lê Ký Thương
1933 –Ivan Bunin (Nga, 1870 – 1953) - Lê Ký Thương
Chân dung nhà thơ Sương Biên Thùy – Lê Mai Lĩnh - Trần Thoại Nguyên
1932 – John Galsworthy (Anh, 1867 – 1933) - Lê Ký Thương
1931 – Erik Axel Karlfeldt (Thụy Điển, 1864 – 1931) - Lê Ký Thương
1930 –Sinclair Lewis (Mỹ, 1885 – 1951) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)