Đúng nghĩa đích thực cho một tác phẩm là chọn đúng người và vật (tác giả, tác phẩm) để tìm thấy trong đó nỗi sầu ai oán, một nỗi lòng được gói gém vào trong từng con chữ, từng câu, từng đoạn của mạch văn là mượn nó để thay mặt mình, nhưng; trong đó vẫn chứa nỗi bi thảm qua cách mô tả, là xác quyết đích thực có qui cách của tác giả trong tác phẩm –An Elegy for the Canon. Hầu như trở nên điều lệ thông thường và coi tất cả là tập quán của người cầm bút –in all the writers’s traditions. Đó là hồn phách mà tác giả đã làm nên và để lại cho người đọc một ấn tượng trong đời qua kinh nghiệm đã sống.
Kinh nghiệm để lại chính là chân lý của sự thật; dù có mô tả dưới dạng thức nào nó vẫn tiềm ẩn một cái lý chính đáng. Nói cho ngay tất cả những gì bung ra ở đây sẽ đi tới chìm lắng, bởi; nó không có tác động cụ thể nào đó. Qua lời của nhà thơ lớn Mallarmé viết : ‘thêm thắt ba thứ tạp nhạp là buồn tẻ, nhàm chán và tôi có đọc qua một số tác phẩm / the flesh is sad, alas, and I have read all the books’ là do từ sự cớ thêm rồng vẽ rắn làm cho tác phẩm lạc đường trần ở chỗ đó. Vậy thì; đọc là chọn lựa cái giá trị bên trong của nó. Khởi từ khi thành văn (literally) có vô số văn nhân ‘phô trương lực lượng’ dưới những chủ đề hay thể cách khác nhau, phơi ra một thứ ngữ ngôn phi lý và ngu xuẩn, bởi; dưới mắt người đọc nhìn như xa lạ hay từ một cõi nào đến (alien) để lại những gì ngoài qui tắc (canon), một văn phong có tính chất cường điệu (hyperbole) cho cái sự dương mặt, chứng tỏ (moralizing) làm mất đi ngữ cảnh của văn chương mà cần một xác quyết có chuẩn mực trong vị trí của người cầm bút. Thế nhưng; từ đầu tk. XX, tinh thần bung phá một lần nữa trổi dậy kéo theo nhiều trào lưu phi thực, phi nghĩa. Cho đến nay số lượng đó không đếm xuể, phá cách để tạo một thứ văn hóa mới hơn, nhưng; trong đó vẫn tồn lại, tồn lưu. tồn loạt thứ văn hóa không chuẩn mực, ngoài qui cách. Thậm chí du nhập vào văn chương một ngữ ngôn ương ngạnh, không có thể thống để định vị cho nhà văn thuộc khuynh hướng nào. Hình như nặng phần ‘sản xuất’ hơn là giá trị tinh thần của văn bản. Một số nhà văn ngày nay viết lách theo lối tùy hứng, tùy nghi khó định lượng cho một văn phong chuẩn mực: viết gần như ‘moralizing’ khoe tài hơn là khoe văn; hóa ra tạo một thứ văn chương phi thực và cường điệu từ trong ra ngoài làm suy đồi cho một nền văn chương đương đại; lối viết ngày nay gần như ‘bất cần’ đúng sai ngay cả ngữ pháp. Cái đó gọi là ‘lạm phát tư tưởng / inflation of mind’ không định vị nó thuộc khuynh hướng nào để phê nhận cho một tác phẩm có chuẩn mực đích thực đã dựng nên . Một tác phẩm văn chương vừa đánh động, vừa thức tỉnh là điều mong đợi, cái đó cần có cho việc thực hiện được trọn vẹn và nó sẽ đọng lại mỗi khi đọc đến. Là những gì âu lo sâu đậm nhất của văn chương đó là văn –The deepest anxieties of literature are literary. Nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch nắm được tất cả những thứ hùm bà lằn của con người, gồm cả những sợ hãi thuộc về tử sinh; việc đó nằm trong ‘nghệ thuật của văn chương / in the art of literature’ là chuyển hóa trong cái gọi là truy tầm thuộc ngữ ngôn có qui cách hợp lệ, một hiệp thông giữa người viết và người đọc; nó đưa tới một lý lẽ đích thực của con người và xã hội, chớ không đơn thuần viết là viết như công cụ sản xuất, chế biến hay bày đặt từ chuyện này sang chuyện khác (ký sự, thời sự, phỏng vấn, ngợi ca, ma chay, điếu văn) truyện không ra chuyện. Những thứ đó không còn qui cách cho một nhà văn đương đại, chính sự ẩu đả làm mất lập trường chân chính của nhà văn có nhân cách và phẩm hạnh.
Đứng trên lập trường triết học để nhận định đúng chỗ cho việc viết lách có qui cách thời phải đặc nó trong môi trường của tác phẩm với tác giả; cái đó gọi là Hiện hữu và Thời gian / Being and Time (Heidegger) là khâu then chốt để thành hình cho văn bản; trong đó gồm có con-người (human beings) là cách ly ra khỏi những gì của chính mình mà đứng trong vị trí khách thể để làm nên và người ta hiểu được sự hiện hữu chỉ xuyên qua một tương tác với người đọc giữa thế giới mà họ đang sống là chứng thực được hoàn cảnh của hiện hữu. Mô thức này Heidegger cho đó là hiện hữu đúng nghĩa Sein /true Being. Đức ngữ gọi là Dasein/Being-There hay còn gọi là Hiện hữu vũ trụ / Being-in-the-world cái sự đó cho ta nhận ra rằng đích thực của tác phẩm là chứa cái phần hồn của hiện hữu trung thực trong tác phẩm, một trạng huống siêu đẳng trong những gì mang ý nghĩa của cuộc đời; có thể xem là sáng sủa và tinh lọc. Thành thử những gì Heidegger đưa ra có âm hưởng phần nào nguyên lý của chủ nghĩa hiện sinh Pháp, cái đó không phải là sự cố để nêu ra. Ngay cả thời gian theo học ở Đức (1933) Jean-Paul Sartre đã chịu ảnh hưởng lý thuyết của Heidegger: ‘Hiện hữu và Thời gian’. Ảnh hưởng một phần nhưng lý thuyết chủ quan hoàn toàn khác nhau: tương quan cá thể đến với người khác (tác giả và người đọc) là tạo cho thế giới người đọc có cái nhìn quan trọng và khác biệt hơn những gì tác giả muốn nói. Heidegger nghĩ cách khác cho một hiện hữu đích thực; chắc chắn đây là một liên quan đến một hiện hữu bị tiêu diệt hay phá hủy thành từng mảng nhỏ khác nhau của thời hiện đại và nhấn mạnh dứt khoát về những nhu cầu của cá thể; nghĩa là viết cái riêng cho mình hơn là viết về cộng đồng đại chúng. Heidegger nhấn mạnh rằng:‘Chúng ta không mong đặc điạ vị ngữ ngôn trong những thứ khác thời đó không phải là ngữ ngôn ở chính nó / We do not wish to ground language in something else that is not language itself’. Mà dùng ngữ ngôn để miêu tả của ngữ ngôn tự nhiên –The Nature of Language. Có nghĩa là không bị rào cản bởi một đối tượng nào trong đời sống, không vì một cá nhân hay dưới một sức ép mà buộc phải dồn nén tâm tư. Nhà văn, nhà thơ, họa nhân phải độc lập trong ngữ cảnh riêng biệt có qui tắc, có chuẩn mực là mặt tiền cho dự án văn chương. Nhớ cho điểm này: tác phẩm nghệ thuật kể cả nghệ thuật văn chương là không phải thứ vô thức tự-thâm-nhập vào, nhưng; nó là cần thiết cho vấn đề, một bày tỏ để viết ra, đáp ứng tới linh hồn, một hấp dẫn tâm hồn và trí tuệ -It is essentially a question, an address to the responsive soul, an appealto the heart and to the mind. Sự thật và hợp lý qua tư duy, dù cho; tư tưởng có một cảm thức liên quan đến trừu tượng, điều này không có nghĩa là một chiều, nhưng; phải vững chắc. Hai cụm từ của ‘Nature of Language’ và ‘Nature of Thing’ có tương phùng, tương ngộ gì không? Đặc câu hỏi ở đây là cách ly giữa ý và lời; nó thuộc hai lãnh vực khác nhau: nói năng tự nhiên như thực và sự vật tự nhiên như đã có. Thế nhưng; hai ‘tự-nhiên’ này gặp nhau trong cùng một tư duy cũng như tư tưởng của Heidegger và Sartre; nghe rất gần nhưng lại rất xa, bởi; họ đặc vào hoàn cảnh của mỗi thời khác nhau nhưng trong cung cách có chuẩn mực cho triết thuyết mà họ muốn đưa ra. Dĩ nhiên; nhà văn đã soạn trong đầu cái lý thuyết trước khi hạ bút; còn đưa văn chương vào ngẫu hứng như thơ là lạc đường ngôi. Do đó; làm văn là đòi hỏi cái lý chính đáng mới thành văn như xưa nay đã thực hiện. Ở điạ hạt thi ca cũng vậy, dẫu cho; không đi vào qui cách ước lệ cổ điển, bởi thi ca có nhiều trường phái khác nhau nhưng song hành trong qui cách có chuẩn mực thời tất giọng điệu của thơ không ‘chau mày’ giữa những khúc ‘đồng bóng chữ nghĩa’. Thi văn đòi hỏi phải chuẩn mực và đích thực của từng bộ môn mới nhận ra cái tinh anh trong sáng của nó: văn là thực chứng, thơ là cõi phi; tuy hai mà một đều chứa ở đó một nội tạng trung thực tâm hồn, gia nhập đúng vị trí của nó thời tất tạo được sắc thái đặc biệt hơn. Từ chỗ đó trong thể thức nào cũng đòi hỏi một xác quyết đích thực ở chính nó mới làm nên tác phẩm một cách tự nhiên của ngữ ngôn và tự nhiên như đã ‘dựng’ nên trong tác phẩm. Có thực mới vực được đạo; bằng không chỉ là thứ tạp nhạp, buồn tẻ trong thế giới văn chương ngày nay và không để lại một dấu tích nào.
Thành thử khi đặc vấn đề ‘Hiện hữu và Thời gian’ là đặc vấn đề của viết và đọc là tìm thấy cái nguyên lý chính đáng trong tác phẩm. Nhưng ở đây truy tầm là bởi có cái sự lố bịch rất tự nhiên của nó –But this quest is by its very nature absurd; chớ nhứt thiết không thể cho là lý lẽ đương nhiên mà gần như chiếu lệ để thành hình tác phẩm; nó chả để lại giá trị đích thực. Theo triết gia Heidegger: ‘không có một thứ nghệ thuật lãng mạn nào đưa tới mức độ siêu đẳng hơn trong đỉnh cao của Hiện hữu mà là điều có thể / no romantic transcendence to the higher level of Being is possible’. Dù cho nghệ thuật lãng mạn ở tk. XIX bao gồm cả văn, thi, họa lấy đó để phóng tác theo trường phái lãng mạn nhưng không phải lấy cớ đó để biểu dương cho tác phẩm của mình làm nên -có thể là huyễn hóa cho việc dựng truyện- Tốt hơn chúng ta có thể giành lấy cái giá trị đích thực đáng tin cho một hiện hữu tồn lưu (eigentlich/authentic). Xác nhận đúng nghĩa là minh định vào ba sự nối kết, cài đặc vào nhau: -1- Lo lắng, sợ hãi, gây cho cảm thức buồn nôn đó là cái chết tự thân là những gì không tranh cải mà là thứ văn chương ngoài vòng cương tỏa ơ tự thân. -2- Lương tâm là cảm thức; đó là những gì trong khi chúng ta không thể chọn trong cái thế giới mà chúng ta ném vào; nhưng chúng ta có thể chọn cái gì hợp lý trong đó có qui cách. -3- Lịch sử là cảm thức chủ thể của sự tương quan, liên đới tới định hệ cá nhân của chúng ta, một sứ mệnh văn nghệ cho một hiện hữu khác của con người giữa những gì chúng ta đang sống. Lấy từ mấu chốt đó mà về sau Sartre dựa vào lý thuyết của Heidegger và Husserl làm điểm tựa cho tác phẩm chính của mình ‘Hiện hữu và Hư không / Being and Nothingness / L’Être et le Néant’ (1943). Trong ‘Hiện hữu và Hư không’ Sartre đã cấu thành để phân biệt giữa ‘Thời gian’ (Heidegger) và ‘Hư không’ (Sartre) là khác biệt giữa hai ngữ cảnh, một là hiện hữu nguyên trạng (exist purely) trong chính nó và có thể coi là cốt tủy tinh chất trong chính ta (en-soi) và con người là chính ta (pour-soi) trong hai cái ‘chính ta’ là cái ‘của ta’ là sắc tố nói lên chủ thể hơn là khách thể. Bởi; được coi là con-người thời tất không còn là cốt yếu cho chúng ta mà ở đó chúng ta đang khát khao một điều gì. Con-người thi, văn, họa nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung là con người hiện sinh giữa đời đang sống, nghĩa là không hệ lụy vào một điều kiện cách nào mà thoát tục là thực chất của con người nghệ sĩ. Hiện sinh của chúng ta ngẫu nhiên tình cờ, không bung ra mà tùy thuộc vào tác động lẫn nhau với một trạng huống luôn đổi thay. Vì vậy; hành văn là sống thực với hiện sinh, không tha hóa giữa đời mà dấy lên niềm tin có trách nhiệm thuộc ý thức. Trong tác phẩm của Sartre ‘Tại sao Viết / Why Write’ đã mô tả tỉ mỉ, cân nhắc đến những gì thuộc về hiện tượng, vị trí của người viết là điều mà tác giả tạo từ cảm thức sâu lắng, vắng bóng những gì thuộc siêu hình. Chúng ta biết rằng đó là thế giới tâm lý, chúng ta vận dụng một cách hào hứng vào tri giác viết lên những gì đen tối cuộc đời là viết về những gì có thể sống còn nơi chúng ta. Sartre nói một cách chính xác tiến trình của ‘nhận thức và sáng tạo / perception and creation’. Trong ‘Tại sao Viết’ Sartre viết: ‘…Mỗi ý thức của chúng ta là hòa nhịp bởi sự nhận thức; cái đó là hiện thực con người là do ở người nói ra; cái đó là hiện hữu…/ Each of out perceptions is accompanied by the consciousness that human reality is a ‘revealer’ that ‘there is’ being…’ Thiết tưởng ở đây là cốt tủy cho cả hai khách thể và chủ thể nằm trong tác phẩm. Ở tác phẩm này Sartre nghiêng hẳn về những gì bi đát cuộc đời như của Dostoevsky, Kafka và những gì thuộc cứu cánh của Kant. Chúng ta đồng ý với Kant: ‘tác phẩm của nghệ thuật không có chấm hết /the work of art does not have an end’. Từ chỗ đó suy ra những gì trong tác phẩm dựng nên đều chứa một âm vang thẩm mỹ ngữ ngôn; trong đó chứng minh về những gì cho một hiện hữu tồn lưu là đích thực cho tác phẩm. Nhưng; tính chất nghệ thuật của Dostoevsky là bất khả phân ly từ những gì thuộc lý tính của tác giả. Trong tiểu thuyết của Dos ông coi đó là ý tưởng trong thể thức của nghệ thuật tính làm cho vai trò nhân vật qua ký hiệu của vũ trụ sự thật. Dù rằng Dostoevsky viết một văn phong giản dị, lối viết thẳng thừng. Trong tác phẩm của Dos có một sự rối ren, phức tạp nhưng gây xúc động đến người đọc. Văn chương của Dostoevsky là hiện thực phản ảnh từ nội giới gia đình và ngoại giới xã hội, nhưng; đã được nhà văn chuyển hóa từ ảo thành thực và ngược lại như để ở đó một thẩm định dưới chủ đề hiện thực trong cái hạch hỏi, chất vấn của chấp pháp (Inquisitor). Hầu hết tác phẩm của Dostoevsky là thái độ của con người và cảm nhận giữa xấu xa và đau đớn. Dostoevky đã nhận diện con-người như cả hai bề mặt của nó: đốn mạt và cũng có thể tấm lòng cao thượng. Niềm tin ở Dos bùng lên từ ngờ vực và trái ngược; dựa vào chỗ đó mà cảm hóa qua cảm thức của nhân loại là không bao giờ dứt nỗi sầu ai oán cho một bi thảm làm người. Trong tác phẩm của Dos thiết tưởng nó gắn vào hệ lụy của tác giả ngay trong cuộc đời đang sống của ông với một tư duy nặng lòng không bao giờ ngưng. Dostoevsky không những chỉ là nhà tiên tri của những gì phi lý: ông đã là kẻ thù của lý lẽ / he was the enemy of reason. Phản ảnh rõ nét nhất qua tác phẩm ‘Anh em Nhà họ Karamazov / The Brothers Karamazov’ (1880) là chủ đề nói lên niềm tin xuyên vào những đối kháng chống lại những gì xấu xa, tệ đoan trong gia đình và xã hội. Thiết yếu của tác phẩm là dựng nên một lý thuyết chính đáng thuộc tâm lý như có tính chất hình tượng qua trạng huống con người; trong những gì đưa tới sự thật đúng nghĩa của tự do, bên cạnh đó như có ý chống lại mọi thủ đoạn qua hình thức của kẻ cầm quyền. Nhìn chung những tác phẩm của Dos nói lên chứng tích của con người không phải hôm nay và sẽ xẩy ra cho ngày mai. Giá trị của tác phẩm là xác định đích thực cho một triết lý nhân sinh quan. Đấy là chuẩn mực có lý lẽ. Chính Nietzsche đã quan tâm tới Dostoevsky không những chỉ là nhà văn lý luận mà còn dạy cho Nietzsche những gì tự nhiên con người (human nature). Một sự thật lớn lao đối với triết gia lỗi lạc Đức, ông tung hô và ngợi ca Dosteovsky như một nhà tư tưởng với lý thuyết mới của chủ thuyết hiện sinh và phân tâm học. Dựa trên quan điểm đó Nietzsche là một trong những người đầu tiên thừa nhận thái độ ngu xuẩn lố bịch hiện hữu nơi con người hiện ra trong tác phẩm của Dos là bản chất tự tại của cuộc đời là một ‘absurd’!
Dostoevsky và Nietzsche cùng một tư duy; họ viết không nặng tính chất giáo điều hay trong hệ thống triết học mà bộc bạch một sự thật ở hai bề mặt của con người. Cả hai viết là hướng tới mục đích cải thiện con người xa đi những gì xã hội để lại đồng thời họ viết gần như tránh né tự ti mặc cảm mà họ đã vấp phải. Văn chương viết thuần chất không vướng tục hay tha hóa mà viết tợ như đoản văn có vận hành không bao giờ dứt để tìm thấy ở đó phương hướng đi vào đời. Họ đồng tình chối bỏ Thượng đế. Dostoevsky phủ nhận bởi sự vắng mặt của Thượng đế giữa thế gian đang cần cứu. Nietzsche cho rằng Thượng đế đã chết không còn hiện hữu giữa trần gian để cầu xin. Là những gì chứng cớ đích thực của lý thuyết trong tác phẩm: ‘The Genealogy of Morals/ Di hệ của Luân lý’ là một xác định cụ thể. Chúng ta không còn đứng giữa ngã ba đường để phân định thực hư mà tìm thấy con đường để đi vào chân lý tánh không; nghĩa là con đường thực chứng dẫn độ chúng ta từ không sang có, là xác quyết một cách rõ ràng. Đấy là những gì đã nói đến qua những nhân vật mà họ là những tác giả đã đạt tới đỉnh cao; họ không đi xa ngoài tầm nhìn của người đọc mà đưa người đọc vào một lãnh đia thẩm mỹ của văn chương với gợi ý vào cái nhìn trung thực –this hints are grounds their version of reality on aesthetic. Theo Heidegger ngữ ngôn phải tự nó làm nên để đi vào tác phẩm, bởi; tác phẩm văn chương cũng là một đánh động tâm hồn là điều mong muốn cho người cầm bút, nghĩa là phải chuẩn mực, phải qui cách để ‘thành phẩm’ tức là chọn lựa đích thực cho một tác phẩm được quan tâm đến. Lịch sử viết lách và chuyện kể là cách riêng và có tính nhạy cảm đối với người đọc; đôi khi không thích hợp hoặc có thể thích ứng vào cách khác; chính sự lý đó nó đòi hỏi một văn phong phải đúng ngôn từ của văn, thơ đúng ngữ điệu của thơ; là hàm ý xác định đích thực giữa người và vật; vị tất tác phẩm đi vào đời một cách nghiêm chỉnh, đàng hoàng ./.
(ca.ab.yyc. 20/1/2018)
ĐỌC THÊM:
-Dostoevsky: Hồi Ký Viết Dưới Hầm (2014).
-Jean-Paul Sartre:I, II Triết thuyết Hiện sinh (2016/2017).
-Heidegger: I, II, III (2015/2016/2017).
-Kafka : Hóa Thân (2013).
-Kant I, II (2015/2016)
-Nietzsche I, II, III (2014/2015/2016).
-Kierkegaăr: Nhật ký của kẻ Mê hoặc (2015)
Những bài ghi trên của võcôngliêm. Hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/chỉ đã ghi.
TRANH VẼ: ‘Chân dung của Người đàn bà / Portrait of a Woman’ (After Pablo Picasso ‘Portrait of a Woman’ (Dora Maar)1939 oil.
CDcNĐB bởi VCL (Sau Pablo Picasso 7/2023) Khổ 13” X 21” Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed . vcl # 3072023
***