Vừa mới rời ải Do, dân cư thưa thớt, đường sá gập ghềnh, thuộc loại núi rừng hoang vu. Đi 25 dặm [1 dặm=0.576 km.], nghĩ tại quán Văn Khẩu, trấn Hạ Thạch [xíashizhen] (có lính của sảnh Minh Giang trú phòng); chủ quán họ Tôn (tên Bồi Hùng, tự là Tử Tuấn, người đất Kim Quỹ, Giang Tô; dòng dõi Chế quân Tôn Bình Thúc) mời ăn. Lại đi 20 dặm đến trấn Thượng Thạch [shangshizhen], trú tại công thự viên Tri châu người bản xứ họ Bế (tên Thành Tú; công thự cung cấp ăn uống cho người đi theo và binh lính)
Ngày hôm sau [21/4/1836] lại xuất phát cùng lính điều phái (do Tri châu điều phái); chiều đến châu Ninh Minh [ningming county] (cách trấn Thượng Thạch 20 dặm). Vào ngày mồng 7 tháng 3 [22/4/1836] gặp châu mục họ Lữ (tên Chấn Lộ, người đất Thuận Thiên, Đại Hưng [Bắc Kinh]; bấy giờ Tri châu cùng Văn Bảo Quế có việc phải lên tỉnh, ủy cho họ Lữ trông coi). Ông cùng quan Nội mạc họ Giang (tên Tốn Hiên, người đất Giang Tô) lưu lại uống rượu tại nhà Bích San Hồ trong châu sảnh; chuyện trò thân mật đến chiều mới cáo từ. Ngày hôm sau [23/4/1836] Tri châu họ Du (tên Mậu Điển, người Quảng Phong, Giang Tây, đậu Cử nhân năm Đinh Mão) đến nhiệm sở; tôi vào chúc mừng, xin cấp hộ chiếu bản dài, có thể về thẳng Phúc Kiến, khỏi phiền phải trình báo dọc đường.
Ngày mồng 9 [24/4/1836], lãnh văn thư bèn khởi hành; đi hơn 40 dặm qua lãnh nhỏ, có cửa quan bảng đề “Phong Môn Tuấn Lãnh”, lại đi tiếp 4, 5 dăm, trú tại làng Vọng. Ngày 10 [25/4/1836] đến phủ thành Thái Bình [chongzuo] (cách châu thành Ninh Minh 135 dặm) trú tại làng Kim Quỹ (cách sông, phia bắc phủ thành); bấy giờ Tri phủ họ Cảnh (tên Côn) có việc đi tỉnh, nên không được gặp.
Ngày 11 [26/4/1836] trời mưa; ngày hôm sau lại mưa, bèn đội mưa mà đi, 4 ngày sau đến phủ thành Nam Ninh [nanning] (cách phủ Thái Bình 210 dặm) trú tại đường Thủy Sa. Ngày 18 [3/5/1836]tại Nam Ninh mướn thuyền nhỏ đi trên sông, đến chiều đến huyện thành Vĩnh Thuần (cách phủ thành Nam Ninh 200 dặm). Ngày 19 [4/5/1836] qua thác Tam Châu (thủy trình phải qua thác), dưới sông nhiều đá ngầm, có phần hiểm trở; đến chiều đến thành châu Hoành (cách huyện thành Vĩnh Thuần 160 dặm thủy trình). Sáng ngày 20 [5/5/1836] đi 50 dặm đến Tịnh Đường Nham, trên bờ có chùa, tương truyền Vua Kiến Văn nhà Minh từng ngụ tại đây (1). Ngày 21 [6/5/1836] đến tấn Than Đầu, chiêm bái miếu Phục Ba Tướng quân. Miếu trông uy nghi, dựa vào núi, ven theo bờ nước, hai bên cây cối um tùm, trước miếu có bảng với 4 chữ vàng “Phục Ba thắng tích”; những người qua ghềnh thác đều đến miếu đốt tiền giấy. Trưa hôm đó vượt thác Kính Than, nước chảy nhanh như tên bắn, dòng nước vọt cao nên thuyền không thể đi thẳng, hai bên bờ đá lô nhô như răng chó, ở giữa nước một giòng, uốn bên trái, lách bên phải, thuyền và nước tranh đường, đây là một ngọn thác tối nguy hiểm. Buổi chiều đậu tại dưới thành huyện Quí [guigang, Quảng Tây].(cách thành huyện Hoành 180 dặm)
Ngày 22 [7/5/1836] đến phủ thành Tầm Châu [Guiping xunzhou] (đường thủy cách thành huyện Quí 190 dặm), đi thêm 40 dặm đến thác Đồng Cổ; nước thác chảy lẹ như bay lướt xuống, phía trên đề phòng đá tảng, phía dưới lo đụng cát vàng, cũng là kỳ hiểm. Ngày 23 [8/5/1836] qua thành huyện Bình Nam [Pingnan] (cách thành phủ Tầm Châu đường thủy 80 dặm) phải vượt thác Tướng Quân, nước to từ trên đổ xuống, đánh ầm ầm, đá lớn bày ra khắp nơi lốm đốm như sao, thuyền qua khe đá, dưới cùng một phiến đá bày ra như chiếc nia, nếu lỡ tay chèo, thuyền va vào chết bởi đá!
Ngày 24 [9/5/1836] qua thành huyện Đằng [Teng county] (cách thành huyện Bình Nam đường thủy 160 dặm). Sáng ngày 25 [10/5/1836] qua thác Tẩy Mã, đây là thác cuối cùng; buổi chiều đến phủ thành Ngô Châu [Wuzhou] (cách thành Đằng Châu đường thủy 120 dặm). Sáng hôm sau đến huyện thành Phong Châu [Fenkai county], bắt đầu vào địa phận tỉnh Quảng Đông (huyện này thuộc phủ Triệu Khánh, Quảng Dông, cách phủ thành Ngô Châu đường thủy 60 dặm), chiều đến dưới chân thành châu Đức Khánh [Deqing county] (cách huyện thành Phong Châu đường thủy 100 dặm).
Ngày 27 [12/5/1836] qua phủ thành Triệu Khánh [Zhaoqing] (cách châu thành Đức Khánh đường thủy 180 dặm), phía trên bờ có lầu Duyệt Giang; đến tấn Long Môn có núi Vọng Phu; buổi tối qua huyện thành Tam Thủy [Sanshui district] (thuộc phủ Quảng Châu, cách phủ thành Triệu Khánh đường thủy 130 dặm). Ngày 28 [13/5/1836] đến trấn Phật Sơn [Foshan] (cách huyện thành Tam Thủy đường thủy 100 dặm). Phật sơn là đất linh thiêng, nhân vật hào hoa, thương gia giàu có, bách hóa lưu thông; khu thị tứ chỉ dưới Dương Thành [Quảng Châu] một bậc. Trước đó 3 ngày, Tây thủy đột nhiên đổ về (nước từ Quảng Tây lại gọi là Tây thủy), nước dâng lên đến 3,4 thước [1 thước=0.32 mét]; tôi ngồi trên thuyền nhỏ qua thành phố, như vào thung lũng với hoa vạn màu, mọi người nhìn đến mỏi mắt; vượt qua 70 dặm, đến tỉnh thành Quảng Châu (còn có tên thành Ngũ Dương), phía nam có trấn Phù Tế tức ra cửa biển. Tính từ Ninh Minh đến đây, đường thủy hơn 1.700 dặm, thuận dòng mà đi; vượt qua 68 thác, đều tại tỉnh Quảng Tây. Tỉnh này núi rừng khô cằn cây cối không xanh tươi, ngày lại ngày mây mưa; thành núi, chợ quê tịch liêu; trong chốn mây mù, duy có hai quận Nam Ninh, Ngô Châu tương đối phồn thịnh. Qua phủ Triệu Khánh, núi sông sáng sủa đáng yêu, cảnh vật đẹp đẽ, thị tứ đông đúc, buôn bán mười phần phát đạt, có thể nói là đất màu mỡ.
Ngày 29 [14/5/1836] gặp Sứ giả phụ trách chuyển vận muối họ Trịnh (tên là Khai Hỷ, hiệu Vân Lộc, người đất Long Khê, Phúc Kiến); tâm sự về quê hương rất ân cần, nhưng tuyệt đối không hỏi về chuyện đi đường của tôi.
Vào ngày mồng một tháng 4 [15/5/1836]đến đường Nghênh Tường (tại phía ngoài cửa Tĩnh Hải ) thăm bạn Lâm Bá Liêu (người Long Khê, Phúc Kiến); gặp đồng hương Đỗ Quang Kỷ (người Đạm Thủy, Đài Loan) cùng với bạn Trần Thiên Hựu, Thái Tiết (đều người Hạ Môn, Phúc Kiến) đưa tôi vào thành. Rồi chúng tôi xem chùa Ngũ Dương (tương truyền lúc xây thành thấy 5 ông lão, đột nhiên biến thành 5 con dê không thấy người nữa, do đó lấy tên thành là Ngũ Dương, lập chùa thờ cúng). Kế đó lên núi Quan Âm (núi tại phía bắc thành, cao nhất trong vùng, là địa điểm trấn giữ tỉnh thành), đến trước chùa Quan Âm (chùa tại đỉnh núi), thấy nhà cửa trong thành trùng điệp như vảy cá, lâu đài chùa tháp rõ ràng dưới con mắt.
Ngoài thành có 4 núi vây xung quanh, các sông rạch quanh co, rừng thưa, cây cổ thụ đằng xa, mây mù giăng mắc; cửa biển có 3 tháp chùa sừng sửng ( Nhất Tháp, Nhị Tháp, Tam Tháp); Hương Sơn, Áo Môn có thể nhắm theo ngón tay mà nhìn, miệng ca tụng đại quan nơi lãnh hải. Vào chùa đảnh lễ xong, ra phía đông qua lầu Ngũ Cảnh (lầu 5 tầng, cao hơn 20 trượng [1 trượng=3.2 mét]) đến đến đền thờ Trịnh công ( lúc sống ngài lên trời, nay lập đền thờ), qua gác Ngâm Phong, phòng Quần Ngọc Sơn, chuyển sang cung Bồng Lai (đều là những nơi các quan chức và kẻ sĩ thường du ngoạn yến tiệc). Chốn này lan can uốn khúc, cửa sổ lung linh, vườn đình hoa cỏ, cảnh thực u nhã, phô bày thế giới thần tiên, phiêu nhiên trong cảnh xuất trần.
Buổi chiều tới chợ, thấy vàng ngọc gấm vóc màu sắc phô bày, hàng hóa ngoại quốc trân quí tích tụ như núi. Chiều tối đến trấn Phu Tế (tại phía nam thành), nơi đây âm hưởng đàn sáo dậy sóng nước, ca múa đầy thuyền, ánh đèn sáng tận dòng sông, tao nhân hào phú đáp thuyền mộc lan qua lại thưởng thức.
Ngày hôm sau qua phía nam sông, xem chùa Hải Tràng (tại bờ phía nam sông); bên cạnh là thôn Sa Viên, trồng rất nhiều hoa nhài, vào trong như thăm vương quốc đầy hương thơm. Quay ngược lại, thấy đá Trân Châu (trên có chùa Từ Độ, cũng có tên là Hải Châu tự) nhô lên trên sóng nước, du thuyền phần lớn lượn vòng xung quanh. Bấy giờ đúng ngọ, khí hậu nóng nực, bổng nhiên gió trên sông thổi vù vù, tạt vào mặt, phồng tay áo, chẳng mấy chốc trở nên mát mẻ; bèn than cho kiếp con người dù trải qua yên hoa trong chớp mắt, cuối cùng sẽ trở về với bụi trần. Dù nơi này vui, làm sao có thể quyến luyến để quên ngày về!
Ngày mồng 4 [18/5/1836], đồng hương Đỗ Quang Kỷ cho mượn 20 lạng bạc, lại mướn thuyền chở hàng của Thi Quân (người huyện Tấn Giang, Phúc Kiến) khởi hành, hẹn thủy trình qua Lão Long (huyện Long Xuyên) [Longchuan] tạ biệt một số người quen rồi lên thuyền ngay.
Ngày mồng 7 [21/5/1836] qua huyện thành Bác La (thuộc phủ Huệ Châu, cách tỉnh thành Quảng Châu đường thủy 310 dặm, thành bao quanh núi Hồ Lô), thấy núi La Phù ( tục ngữ có câu “Thượng bất kiến La Phù đáo Huệ Châu, hạ bất kiến La Phù đáo Quảng Châu”). Đến chiều thì đến phủ thành Huệ Châu [Huizhou] (Huệ Châu có 2 thành: Đề đốc trú một thành, Tri phủ trú một thành, cách huyện thành Bác La thủy trình 35 dặm); trong phủ thành có các cổ tích như núi Tư Vu, động Bạch Hạc, đình Ngô Giang, mộ Triều Vân, đều thiết lập trong thời gian Tô Đông Pha đến nhậm chức; phía đông thành vượt qua khe, tức huyện thành Qui Thiện. Ngày 12 [26/5/1836] qua huyện thành Long Xuyên [Longchuan] (cách phủ thành Huệ Châu thủy trình 447 dặm); cách thành 5 dặm về phía nam có tháp Quỉ Tử. Tương truyền dưới chỗ này có nhiều mồ mả, trước đó định xây huyện thành lên trên; nên ma quỉ lo lắng, ban đêm lấy trộm gạch trong vùng xây thành tháp, do đó dời huyện thành sang nơi khác; tháp xấu xí, nghiêng, nhưng cuối cùng không đổ. Từ huyện thành thuyền đi 25 dặm đến Lão Long. Tính từ Dương Thành [Quảng Châu] đến Lão Long hơn 800 dặm, thuyền đi mất 9 ngày, khí trời viêm nhiệt, phiền muộn không chịu nỗi; may có 2 người đồng thuyền là Lâm Hồi Sơn (người Long Khê), Đinh Củng Thần (người Tấn Giang) cùng trò chuyện vui cười mới vơi đi.
Củng Thần thông thiên văn, từng đáp thuyền đến Lữ Tống buôn bán (đảo tại nước Phiên đông nam) [Luzon, Philippines], sống tại đó mấy năm, học được phép đo đạc vũ trụ, khảo cứu rất tinh. Hàng ngày trên thuyền ông giảng thiên văn không mệt mỏi. Dạy tôi bản đồ địa cầu, đo đạc vũ trụ; phần lớn theo phép Âu Tây lập đường kinh tuyến, vĩ tuyến cùng nam bắc bán cầu 2 miền; dùng phép chuẩn địa bình để đo từ xích đạo đến Nam, Bắc Cực bao xa; phép này cũng thấy trong hồn thiên nghi (3) nhưng đo đạc tiện và nhanh. Tôi học hỏi cặn kẽ, đợi ngày suy diễn ra để mong các bậc cao minh chứng giám, không dám quên lời chỉ giáo của bạn đồng thuyền.
Ngày 13 [27/5/1836] từ Lão Long lên bộ, đi 30 dặm tới Tần Lĩnh, lại 30 dặm đến Lam Quan; con đường từ Quảng Châu đến Triều Châu [Chaozhou, Quảng Đông] phải qua đây. Trên quan ải có đền thờ Hàn Văn công (4), do Quan sát Quảng Đông Triệu Văn Khác [Thận Chẩn] sửa sang, làm mới lại. Vào đền, thấy tượng Hàn Văn công thần sắc như khi sống; mãi mê chiêm bái, cuối cùng phải lên đường. Đi 10 dặm đến Kì Lãnh [Qiling] thì đã về chiều; từ đó mướn thuyền, đi suốt ngày đêm.
Đến sáng ngày 15 [29/5/1836], đến Tam Hà Bá [San he] (cách Kì Lãnh 334 dặm), chỗ này nước chia thành 3 nhánh: một nhánh thông với Đại Phố, một nhánh thông với Triều Châu, một nhánh thông với Kì Lãnh, nên gọi là Tam Hà. Trên bờ có thành nhỏ, do ty tuần kiểm đóng; ngoài thành là phố đẹp. Buổi chiều đến huyện thành Đại Phố (thuộc phủ Triều Châu, cách Tam Hà Bá 170 dặm, rời thành khoảng 2 dặm đậu thuyền).
Ngày 16 [30/5/1836], lên bộ tại Đại Phố, sau buổi trưa đến biên giới huyện Vĩnh Định [Longyan] (phủ Định Châu) tức vào tỉnh Phúc Kiến, quê hương nhà. Ngày 17 [31/5/1836] đến biên giới huyện Nam Tĩnh [Nanjing county] (thuộc phủ Chương Châu)vượt qua Thiên Lãnh. Mới tới lãnh, theo đường nhỏ khấp khúc đi lên, quanh co 5,6 dặm, chưa đến nỗi khổ; lúc còn khoảng 2,3 dặm thì tới đỉnh, ngưỡng lên từng bước như leo thang lên trời, phu cáng thở dốc. Khi xuống lãnh, liên tiếp đi xuống trên 3.000 bậc, địa thế mới bằng; tôi nhìn xuống chóng mặt như muốn gục, nên sợ không dám nhìn thêm. Qua lãnh hơn 20 dặm, đến bờ khe, bèn mướn thuyền nhỏ đi tiếp; đến trưa ngày hôm sau đến Quản Khê (còn có tên lá Tiểu Khê [Xiaoxi, Phúc Kiến]; từ Đại Phố đến chỗ này đi đường nhỏ, nên không thể ghi số dặm). Tôi quan sát từ Quản Khê đi ngược về phía nam đến biên giới hai quận Huệ Châu, Triều Châu nhiều đồi núi thung lũng, liên tục suối khe; người dân làm nhà sàn xung quanh núi, sống cô đơn nơi nham động, rất dễ dung dưỡng bọn gian phi. Ruộng vườn đều dựa vào núi khai khẩn, thiếu đất bình nguyên để canh tác; lại xa biển, không có mối lợi về cá, muối; trai gái gánh thuê, buôn bán, dân nghèo thói tục hung hãn; đó cũng do địa thế gây ra vậy.
Từ Quản Khê mướn thuyền đi đêm, sáng ngày 19 [2/6/1836] đến phủ thành Chương Châu (cách Quản Khê đường thủy 152 dặm); Bèn đi xem dinh thự tại phía đông phủ, phía bắc lên núi Chi Sơn, tìm di tích về nhà hiền triết Văn Công (5), nhưng trải qua năm tháng mai một không còn thấy đình gọi là Ngưỡng Chỉ, chỉ còn đền thờ ngài tại dưới núi. Vào chiêm bái đền xong, đi xuống phía nam thành, buổi tối trú tại phía đông cửa nam.
Ngày 20 [2/6/1836] ra khỏi cửa nam thành, tìm thuyền từ trong sông đi ra biển, nhờ gió thuận nên trong ngày đến Hạ Môn [Xiamen, Phúc Kiến]. Ngày 22 gặp thầy Chu Vân Cao, thầy nhìn kỹ coi như là tái sinh; bảo rằng: “Chuyến đi ắt hẳn nghe và thấy nhiều, đã viết “Ký hiểm” sao lại không viết “Kỷ trình”?Ngày sau khi trở về Đài Loan, có thể kể lại cho thân hữu của anh.”
Ngày mồng 2 tháng 5 [15/6/1836] lên thuyền đi biển; ngày mồng 8 [21/6/1836] trở về Bành Hồ. Cùng em là Đình Dương bái mẹ tại nhà, mẹ kinh ngạc và vui mừng lẫn lộn, nước mắt không ngừng; hồi ức chuyện mới xãy ra, không khác gì tái sinh.
Chuyến đi này, hải trình không thể kể hết; riêng khởi hành từ Quảng Ngãi vào ngày 21 tháng 12 năm Ất Mùi [7/2/1836], đến Hạ Môn vào ngày 20 tháng 4 [2/6/1836] năm Bính Thân ; đường bộ 42 ngày, đi được 3.300 dặm; đường thủy 33 ngày, đi thuyền 3374 dặm. Tổng kết hành trình thủy bộ cùng thời gian đình lưu là 118 ngày; vượt qua đường sá hải đảo gian hiểm, có được chuyến du lịch xa, cũng là nhờ trời giúp; nhân ghi chép một cách tường tận.
Tôn sư Chu Vân Cao bình như sau: “Anh ta chép việc trải qua hàng ngày, tức cảnh sinh tình; cũng giống như Lý Tập Chi (6) trong“Lai Nam lục”, Qui Hy Phủ (7) trong “Nhâm Tuất ký trình”; nhưng có nhiều u uất, do cảnh ngộ sinh ra vậy. Về mặt tả cảnh, một nữa giống như “Sơn thủy ký” của Liễu Tông Nguyên (8).”
Nguyên văn:
初離由隘,居民鮮少,道路嶮巇,亦屬荒山境界。二十五里憩下石地名文口館由明江廳派內丁駐防,主人孫君名倍雄,字子俊,江蘇金匱人,系孫平叔制軍族子留小酌。再行二十里至上石州,宿土知州閉君成鏽,本州島人署中從人及兵役飯食,悉自署內出供。
明日,調兵役複發由土知州調派,晚抵寧明州距上石七十里。初七日,見州吏目呂君振鷺,順天大興人;時州剌史及聞君寶桂以事赴省,委呂君攝篆及內幕江君遜軒,江蘇人留飲於州署之碧珊瑚齋,綢繆款洽至暮,乃退。明日,署州篆俞君懋典,江西廣豐人,丁卯舉人抵任,餘入賀,請給長文護照,徑行回閩,免逐程遞送之苦。
初九日,領文起程。四十餘里過一小嶺,上有關,額書「風門峻嶺」。又四、五里,宿望墟。初十日,抵太平府城距寧明州城一百三十五里,宿金櫃墟在府城北對河;時太守景公錕以事赴省,不得見。
十一日,阻雨。次日又雨,遂冒雨行。四日抵南寧府城距太平府二百一十里,宿水沙街。十八日,由南寧賃小艇行內溪,晚經永淳縣城距南寧府城水程二百里。十九日,下三洲灘一路皆下灘,水中多暗石,頗險。晚經橫州城距永淳縣城水程一百六十里。二十日,曉行五十里至湴塘岩。岸上有寺,相傳明建文帝流寓於此。二十一日,至灘頭汛,謁伏波將軍廟。廟貌巍峨,依山帶水,兩旁樹木陰森;廟前一坊,金書「伏波勝跡」四字。神甚靈,下灘人必詣廟焚楮鏹。是午下起敬灘,流疾如箭,湍激不能直行;夾水亂石巉巉,犬牙相錯,中間一線,左右斜穿,舟與水爭路,為諸灘最險處。暮泊貴縣城下距橫州城水程百八十里。
二十二日,經潯州府城距貴縣城水程一百九十里,四十里下銅鼓灘。水懸流如飛瀑,舟一溜直下,高防棋盤石、低防紫沙頭,亦奇險。二十三日,經平南縣城距潯州府城水程八十里,下將軍灘,眾水紛趨,濆湧滂湃;巨石錯列若星辰,舟行交相摩蕩,四面抵觸;最下一石張口如箕,稍失,葬石腹矣!
二十四日,經藤縣城距平南縣城水程一百六十里。二十五日曉,至洗馬灘。過此,則灘盡。晚經梧州府城距藤縣城水程一百二十里,次早至封川縣城,入廣東界矣屬廣東肇慶府,距梧州府城水程六十里。暮達德慶州城下距封川縣城水程一百里。
二十七日,經肇慶府城距德慶州城水程一百八十里,岸側有閱江樓。至龍門汛,有望夫山。夜經三水縣城屬廣州府,距肇慶府城水程一百三十里。二十八日,至佛山鎮距三水縣城水程一百里。佛山地理靈秀,人物豪華,富商巨賈,百貨流通,其市肆亞於羊城。前三日,西水驟至水自廣西來,稱西水,人家水溢三、四尺;餘乘小舟過市,如入萬花谷中,真令人目不暇給。七十里,抵廣東省城名五羊城,城南扶胥鎮,即海口。計南寧至此,水程千七百餘里,俱順流而下,所過六十八灘,皆粵西界。近溪諸山,多枯槁無蒼翠;又連天煙雨,時見山城、野市寂寂,雲霧中惟南寧、梧州二郡差嘩囂。過肇慶以後,則山水明媚,景物鮮妍,市鎮所聚,生意十分,可稱沃土。
二十九日,見鹽運使鄭公開禧,號雲麓,福建龍溪人,敘鄉誼甚殷,絕不問餘道路事。四月初一日,過迎祥街在靖海門外,訪友人林伯僚福建龍溪人;遇同郡杜光己台灣淡水人,攜其友陳天佑、蔡節俱福建廈門人,邀餘入城。遂同閱五羊祠相傳造城時見五老人,忽化為五羊,不見人,以為仙,固以五羊名城,立祠祁之,繼登觀音山山在城北,最高,為省城之鎮。至觀音寺前寺在山頂,見城中屋宇魚麟重迭,樓台寺塔歷歷目中。城外四山環繞,眾水瀠洄,疏林遠樹,煙靄交橫,海口三浮屠以次屹立有一塔、二塔、三塔,香山、澳門諸山亦近在指顧,嘆為嶺海大觀。入寺頂禮出,東過五鏡樓樓五層,高二十餘丈,詣鄭公祠安期生升仙處,今立祠,歷吟風閣及群玉山房,轉出蓬萊宮皆官士不時游宴之所;欄桿曲折,窗戶玲瓏,園亭花草。備極幽閒,恍然神仙世界,飄飄有出塵想。晚適市,見金玉錦繡色色鋪陳,外洋貨物珍積如山。暮出扶胥鎮在城南,則笙簫沸水,歌舞盈船,燭影鐙光徹河上下,騷人豪客競上木蘭舟矣。
次日,渡河南,觀海幢寺在隔河南岸。旁有沙園,村多素馨茉莉,入之如置身香國。返見海珠石有寺名慈渡寺,亦名海珠寺,湧起波中,游船多繞其側。時方正午,烈日熏蒸,忽江風習習,拂面吹衣,光景炎涼,須臾變換,乃嘆人生過眼煙花,俱成陳跡;此中雖樂,胡可戀而忘歸哉!遂挈同游回寓,急訂歸期。
初四日,杜光己以二十金見借,複為賃施均福建晉江縣人貨舟,約達老隆龍川縣地名。謝別諸人,實時登棹。初七日,經博羅縣城屬惠州府,距省城水程三百一十里,城圍葫蘆山,見羅浮山俗云:上不見羅浮到惠州,下不見羅浮到廣州;晚經惠州府城惠州有兩城:提督駐一城、知府駐一城,距博羅縣城水程三十五里。府城中有思巫山、白鶴洞、吳江亭、朝雲墓諸古跡,皆東坡到郡時立。城東過溪,即歸善縣城。十二日,經龍川縣城距惠州府城水程四百四十七里。南去城五里,有鬼子塔。相傳下多故塚,昔縣城將築於此,群鬼患之,夜遍偷人家磚片成一塔,乃移城他處云。塔狀醜惡將傾,然終不僕。縣城舟行二十五里,抵老隆。自羊城至老隆八百餘里,舟行九日,皆炎熱,煩悶不堪;幸與林回山龍溪人、丁拱辰晉江人二人同舟,時共笑談。拱辰通星學,嘗舟販呂宋東南番島,客居數年,從西人學量天之法,考據甚精;日與餘講天文不倦,授地球圖及量天尺式,大都如西法立中線、斜線及南北二帶,准地平以求地中與南北極相去遠近。其法亦參渾天儀之說,而量測較為便捷。餘周詢至悉,俟異日推衍之以証諸高明,不忘同舟教益也。
十三日,由老隆登陸。三十里至秦嶺,又二十里至藍關,為廣州往潮州必經之路。關上有韓文公祠,趙文恪公慎軫觀察粵東時葺而新之。入祠,見神像勃勃如生,瞻拜流連,乃出就道。十里至岐嶺,日暮。由岐嶺賃小舟,晝夜兼程。
十五日平明,至三河壩距岐嶺三百三十四里。此處水分三道:一通大埔、一通潮州、一通岐嶺,故稱三河。岸上有小城,駐巡檢司。城外有市,甚嘩。晚至大埔縣城屬潮州府,距三河壩一百七十里;離城二里許泊舟。
十六日,由大埔登陸。午後抵永定縣界,則入吾鄉閩界矣汀州府屬。十七日,抵南靖縣界漳州府屬,逾天嶺。初至嶺,緣小徑盤折而登,迂回五、六里,不甚苦;將達嶺表二里許,一步一仰,若躡天梯,輿夫喘息。下嶺時,由嶺直趨,連投三千餘級,地勢始平。餘俯瞰欲墜,懼不敢窺。去嶺二十餘里,至溪邊,隨下小船。至次日午後,抵管溪一名小溪,自大埔至此走小路,故不能記里數。余觀自管溪以南至惠、潮二郡界,高陵深谷,複嶂重溪;其人架土樓環山而居,幽棲岩壑,最易藏奸;田園皆依山開墾,少原野可耕;又去海遠,無魚鹽之利,男女負販,民貧而俗悍,亦所處之勢然也。
由管溪雇舟夜行,十九日早晨抵漳州府城距管溪水程一百五十二里。乃東閱府署、北登芝山,尋先賢文公故跡;而年久湮沒,無所謂仰止亭者,惟山下舊祠存焉。拜祠前,循城而南,夜宿南門內。
二十日,出南門覓棹,由內溪出海;風甚順,是日達廈門。二十二日,見吾師周蕓皋觀察,以為再生,謂此行必有甚異睹聞者;且曰:『既作「紀險」矣,盍作「紀程」?他日返台陽,亦有以告爾親友也』。
五月初二日,登海舟。初八日,返澎湖。與弟廷陽拜母於堂下,驚喜交集,涕泗汍瀾,回憶曩昔,誠不啻再生焉。
斯行也,海程不可以更計。自乙未十二月二十一日由廣義啟程,至丙申四月二十日抵廈門,陸行凡四十有二日,計三千三百里;水行三十有三日,計三千三百七十四里:統水、陸行程及途次濡滯,共百十有八日。縱險阻備嘗,而海島鯫生得此曠游,亦天幸也,因詳記之。
蕓皋夫子評:挨日記事,即景寓奇,本李習之「來南錄」、歸熙甫「壬戌記程」,而尤覺鬱茂,所遇異也。寫景處,半自柳柳州「山水記」得來。
Chú thích:
1.Kiến Văn [1377- ?]: Kiến Văn là cháu nội Minh Thái Tổ, sau khi Thái Tổ chết lên nối ngôi. Bị chú là Yên vương Lệ cướp ngôi, mang quân đánh vào kinh thành tại Nam Kinh. Kiến Văn cho đốt cháy cung, sau đó người ta tìm ra xác Hoàng hậu, riêng Kiến Văn thì mất tích; không biết có bị vùi dập trong đống tro tàn hay không? Sau đó có nhà sư tại Quảng Tây ngụy xưng là Kiến Văn Hoàng đế, chắc nhà sư từng ở chùa này.
2. “Thượng bất kiến La Phù đáo Huệ Châu, hạ bất kiến La Phù đáo Quảng Châu” ý nói đến Huệ Châu không thấy phía trên đỉnh núi La Phù, vì mây phủ; đến Quảng Châu không thấy được dưới núi La Phù, vì xa.
3.Hồn thiên nghi: Thuật ngữ phát minh về thiên văn thời nhà Hán, gồm: hồn nghi là dụng cụ thơi cổ để trắc lượng thiên thể; hồn tượng là nghi biểu để diễn tả thiên tượng.
4.Hàn Văn công: Hàn Dũ [768—824], là một trong 8 nhà văn lớn thời Đường, Tống, tức “Đường Tống bát đại gia”. Năm Đường Nguyên Hòa thứ 19 [819], nhân dâng biểu lên Vua đừng rước cốt Phật, nên bị biếm trích làm Thứ sử Triều Châu. Trên đường đi có cháu đưa tiễn, nên ông làm một bài thơ rất cảm động nhan đề Tả thiên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương, trong đó đề cập đến các địa danh tác giả Thái Đình Lan nhắc đến, như Tần Lĩnh, Lam Quan:
Nguyên tác:
左遷至藍關示姪孫湘
一封朝奉九重天,
夕貶潮州路八千。
欲為聖明除弊事,
肯將衰朽惜殘年。
雲橫秦嶺家何在,
雪擁藍關馬不前。
知汝遠來應有意,
好收吾骨瘴江邊。
Phiên Âm:
Tả thiên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương
Nhất phong triêu tấu cửu trùng thiên,
Tịch biếm Triều Châu lộ bát thiên.
Bản vị thánh triều trừ tệ sự,
Cảm tương suy hủ tích tàn niên.
Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại,
Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền.
Tri nhữ hữu lai ưng hữu ý,
Hảo thu ngô cốt chướng giang biên.
Dịch nghĩa:
Bị giáng chức đến Lam Quan, nhân dặn cháu Tương
Ban sáng vừa mới dâng lên nhà vua một tờ tấu chương
Buổi chiều đã bị biếm đi Triều Châu xa tám ngàn dặm
Lòng chỉ muốn vì thánh triều trừ những sự tệ hại
Dám đâu tiếc nuối tấm thân nhiều bệnh tật vào lúc cuối đời này
Mây giăng mắc núi Tần Lĩnh, không biết nhà ta ở nơi đâu
Tuyết phủ kín Lam Quan ngựa không đi tới được
Cháu từ xa tới đây, biết chắc là có ý định
Hãy thu nắm xương tàn của ta bên bờ sông đầy chướng khí này
5.Văn Công: Chu Hy [1130-1200], triết gia đời Tống.
6.Lý Tập Chi: Tức Lý Cao [772-841] tự là Tập Chi, văn nhân đời Đường, tác giả bài ký nỗi tiếng “Lai Nam Lục” [來南錄].
7.Qui Hy Phủ: Tức Qui Hữu Quang [1507-1571], một trong ba nhà văn nỗi tiếng thời Gia Tĩnh triều Minh, mệnh danh “Gia Tĩnh tam gia 嘉靖三家”
8.Liễu Liễu Châu: Liễu Tông Nguyên [773-819], văn gia đời Đường, tự xưng là Liễu Liễu Châu.