Thương Minh Kỷ Hiểm [滄溟紀險]
Cuối mùa thu năm Ất Mùi Đạo Quang [1835], sau khi dự thi tại tỉnh [Phúc Kiến] tôi quay về nam đến Hạ Môn [Xiamen] (1) (Hạ Môn còn có biệt hiệu là Lộ Đảo); gặp ngày sinh nhật của thầy tôi là Quan sát Chu Vân Cao (bấy giờ nhậm chức tại đạo Hưng Tuyền Vĩnh, trú tiết tại Hạ Môn), chúng tôi đến nâng ly chúc mừng thầy, yến hội mấy ngày. Sau đó qua Kim Môn [Kinmen county] (đảo Kim Môn, tại phía đông Hạ Môn) thăm nhà thờ tổ (tổ tiên tôi trú tại Kim Môn), cùng đến tấn Liệu La (tấn Liệu La tại phía đông nam Kim Môn) tìm thuyền về Bành Hồ [Penghu county] thăm mẹ già (bấy giờ đã dời đến Bành Hồ), rồi lập tức đến Đài Loan [Taiwan]; ước tính trong 10 ngày có thể đạt được (năm này tôi làm Giảng viên tại thư viện Dẫn Tâm, quận Đài).
Vào ngày mồng 2 tháng 10 [21/11/1835] người phu thuyền đến dục, tôi cùng em là Đình Dương cùng tùy tòng đến bờ biển, thì thuyền đã nhổ neo (neo làm bằng gỗ nặng, dùng để đậu thuyền), dương buồm (tức phàm, tục gọi là buồm) khởi hành. Chúng tôi phải gọi thuyền nhỏ, chèo gấp mới kịp; bấy giờ mặt trời hạ xuống về phía tây, phía đông nam mây cuồn cuộn bay trên biển, biến ảo từ màu xanh, hồi lâu thì mất hút. Vào đêm, sao đầy trời, nhấp nháy bất định; tôi thấy được triệu chứng gió bão, khuyên người coi thuyền hãy hoãn ra đại dương (ngoài biển, chỗ không bờ bến gọi là dương, có các nơi như ngoại dương, nội dương), nhưng chủ thuyền không chịu; nhìn 3,5 thuyền xung quanh, cũng đã rời bờ. Tôi thấy chóng mặt, vào trong khoang thuyền đắp chăn nằm, nghe tiếng thuyền đi. Vào khoảng canh ba [11 PM-1AM] nghe tiếng gió táp táp, đáy thuyền đập vào nước kêu ầm ầm, thuyền rung chuyển không trụ được; nhưng vẫn cho là sóng gió đại dương, nên coi thường. Lại đốt canh hương và đợi (trên thuyền đốt cháy hết một cây hương là một canh, nên gọi là canh hương). Thuyền đi nhanh, quá 2 canh hương, ước tính đã qua hắc câu (trên biển có vùng nước sâu mà đen, tức hắc thủy dương; nước sâu, chảy gấp về phía đông, tục gọi là hắc câu), có thể bình minh thì đến bờ. Nhưng thuyền đi càng mau, sóng vươn cao, gió bão nỗi lên.
Lúc đầu phu thuyền nói phía tây bắc có mấy đám mây đen, khoảnh khắc tại phía đông nam lan ra bốn phương, gấp rút như ngựa phi, phút chốc cuồng phong dấy lên, sóng biển vọt cao, thuyền nghiêng như muốn lật. Tôi tại khoang thuyền, hai phía phải, trái đều quay, không thể nằm ngồi được; chợt nghe phu thuyền kêu lên: “Thuyền đâm vào hướng đông đã gần bờ, phải chuyển lái quay trở lại!” Bão bây giờ càng lớn, bánh lái lê dưới nước, hà kim bị kẹt (hà kim tại phía sau thuyền dưới nước, dùng để buộc lái), hơn 10 người đẩy nó cũng không chuyển dịch. Bèn hạ buồm, cho hàng hóa xuống biển, để thuyền nhẹ có thể đi được.
Bấy giờ trời đã sáng, nhìn bốn phía mênh mông, những đợt sóng như núi, chiếc thuyền nhỏ nhô lên lặn xuống trong chốn ba đào. Xem kim chỉ nam chỉ hướng tốn [đông nam], nhưng không rõ vị trí nào trên đại dương; cứ như vậy trong 3 ngày. Người phu thuyền có lời bàn rằng:
“Chuyến đi này nếu may mắn đến được Tiêm La, Lữ Tống, thì còn có ngày về. Nếu thuyền đi vào lạc tế Nam Áo Khí (lạc tế là dòng chảy mau, nước sâu, một khi vào không quay trở lại được; từ Nam Áo Khí bị trôi vào Thiên Lý Thạch Đường, Vạn Lý Trường Sa đều tại phía nam Đài Hải), thì bọn ta không sống được!”
Rồi thừa lúc gió gần ngớt, bèn nhóm lửa làm cơm ăn no.
Khoảnh khắc, cờ mả tổ di động (tục thường gọi trời là mả tổ), gió từ đông bắc di chuyển, réo rắt cuồng nộ, sấm sét tung hoành, mưa xuống như trút nước, người ướt từ đầu đến chân, xương da lạnh cóng; mọi người nhìn nhau vô hồn. Hốt nhiên tiếng sóng lớn ập đến, đập vào thuyền như núi đá đổ xuống, thuyền chìm xuống nước, một chớp mắt rồi nhô lên. Gỗ thịnh cái trôi lềnh bềnh (gỗ che trên mui thuyền gọi là thịnh cái), thuyền nghiêng nước đổ vào đáy khoang. Tôi ngã nhoài xuống nước, chắc là chết; em tôi dùng giây, nức nở khóc buộc giây vào lưng, kéo mạnh lên phía trên thuyền, tôi phục xuống tạ ơn trời tha mạng. Phu thuyền gào khóc lên; tôi bảo xuất hải (chủ thuyền gọi là xuất hải) rằng:
“Gào khóc vô ích, hãy chặt cột buồm lớn đi!”
Sau khi cột buồm gãy xuống nước, thuyền bắt đầu ổn định, theo làn sóng trôi nỗi như vịt. Nhân hầm nước ngọt gần hết, nên bịt lại không cho dùng; sáng chiều hai buổi ăn phải nấu bằng nước mặn. Tôi nóng lòng vì không có nước, ngày ăn nữa miệng khoai sọ, cũng quên được đói khát.
Qua 4, 5 ngày, thấy chim trắng lượn bay; nước biển chuyển sang màu đen lạt, rồi chuyển sang màu xanh lạt, chắc cách núi không xa. Bấy giờ mặt trời sắp xuống, xa nhìn trong đám mây có vạch đen bất động tiếp với nước, đại loại giống như núi. Sáng sớm hôm sau khi sương mù tan, hiện rõ trước mắt cảnh núi non nhấp nhô. Cách thuyền khoảng 1 dặm, có 3 đảo nhỏ cây cối xanh tươi, bên cạnh đảo núi đá cao lớn, trông rất hiểm trở. Thuyền theo thủy triều quanh co đi vào, thấy những thuyền giáp bản (tên thuyền của dân phiên) qua lại không ngừng. Nhìn kỹ cửa khẩu nơi núi lớn, có nhiều cột buồm, biết rằng đó là cảng lớn; cả thuyền cuồng vui, quì xuống tạ ơn trời.
Sau trưa có mấy trận mưa nhỏ, rồi mây đen ập tới, gió mưa càng mạnh, trên trời dưới đất mây mù âm u, rừng núi mờ đi trong bóng tối, nhìn trước mặt không thấy người. Thủy triều chuyển gấp, sóng gió đầy trời, mũi lái thuyền đập vào nước, tiếng vang như sấm; hoành hành cho đến chiều. Đến canh một [7pm-9pm], mọi người nghĩ rằng phải lên bờ, nên đều nghĩ kế thoát thân. Tôi tự nghĩ có thể mệnh tuyệt tại đây, bèn nắm tay em, ngồi chờ biến cố. Chẳng bao lâu, dứt gió ngừng mưa, sóng yên biển lặng; nhô người ra khỏi thuyền thấy trăng mọc phương đông, trong hắc ám đột nhiên thấy trời sáng. Nhướng mắt nhìn, thấy từ nam chí bắc thế núi vòng ôm; cho rằng có thể đậu, bèn dùng duyên chung xuống thử (duyên chung làm bằng chì, buộc vào dây thừng dài mấy chục trượng [1 trượng=3.2 mét] để thử xem nước sâu hay cạn), thấy nước sâu 2,3 trượng, dưới là cát nhỏ, bèn thả neo xuống cho thuyền yên vị. Bấm ngón tay tính, thì vào ngày 11 tháng 10 [30/11/1835].
Sáng sớm thấy một thuyền đánh cá đi qua, bèn hỏi nhưng không hiểu tiếng, chỉ viết hai chữ “An Nam”. Chốc lát lại một thuyền nhỏ đến, trong đó có người nói được tiếng Hoa (An Nam gọi người Trung Quốc là người Đường) lên thuyền, ngạc nhiên hỏi:
“Khách từ Trung Quốc đến ư, không biết cảng, biết đường, làm sao đến được đây.”
Mọi người cho biết chuyện xãy ra, bèn lắc đầu kinh sợ nói:
“Nếu không có thần linh bảo hộ, làm sao được như vậy! Đảo nhỏ mới đến tức đảo Chiêm Tất La (2), phía đông tây đảo nước chảy xiết, trong đó có một bến cảng nhỏ, không chờ thủy triều lên không đi vào được, đụng vào đá thuyền chìm. Từ phía tây xuống nam có thể vào cảng, nhưng thuyền này cột buồm không còn, ngược dòng không thể vào được. Từ đông tây đến đó rất hiểm trở, dưới biển có nhiều tiêu, tuyến ngầm (đá ngầm dưới biển gọi là tiêu, cát ngầm gọi là tuyến) đến mấy chục dặm, đường vào cảng lại quanh co; ngư phủ lâu năm cũng không rành hết, nếu thuyền lỡ đụng vào sẽ vỡ tan ra thành cám!”
Tôi nghe rất kinh hãi; nghĩ rằng nhà tôi ngụ tại Bành Hồ, từ nhỏ vượt biển cho đến nay cũng đến mấy chục lần qua lại nội địa, đều thuận buồm yên ỗn không bị phong ba khủng bố; nếu phải trải qua thì chỉ tầm thường, không đến nỗi vạn tử nhất sinh như vậy.
Tôi nghe rằng người xưa lấy sự trung tín vượt ba đào, trải qua gian hiểm coi như đất bằng; trong cảnh sóng kinh gió dữ, tay lăm lăm thanh kiếm giữ vững lời thề, giận chửi nói cười, bất động thanh sắc. Họ là bậc thánh hiền hào kiệt, ôm lòng chính trực; nên trời đất cảm thông, không nỡ đoạt mệnh, để lại cho đời dùng.
Riêng tôi tự cho mình là kẻ nhỏ nhoi, không có gì đáng bàn, tuy trong lòng giữ được chút trung tín ngu muội, nhưng trải qua gian hiểm, há không sợ hãi? Tâm tình giao động, nghĩ đến mẹ già, cuối cùng thành kẻ bất hiếu; dám mong toàn sinh mệnh, thì chỉ nhờ ở trời mà thôi. Rốt cuộc rồi không chết, trôi dạt đến chỗ này. Cũng không biết được có phải nhờ trời thương, bắt lưu lạc nơi hoang dã buồn bã, nhân đó mới có dịp mở mang kiến văn tại nước hải ngoài? Vậy cũng là điều may mắn.
Mọi người vừa ăn điểm tâm xong, lại ăn thêm cho no, ngồi sưởi dưới trời nắng ấm, quần áo ướt đã khô, nhưng ngấn lệ vẫn chưa khô. Bèn ghi lại sự kiện.
Tôn sư Chu Vân Cao bình như sau: “Tả tình trạng nguy hiểm cực kỳ kinh hãi; cuối tự sự cõi lòng cho người đọc biết tác giả là người thế nào.”
Nguyên văn:
滄溟紀險
道光乙未秋末,省試南旋。既抵廈門廈門別號鷺島,值吾師周蕓皋觀察壽辰時任興泉永道,駐節廈門,隨眾稱觴,歡燕累日。遂渡金門金門嶼在廈門之東,適祖家餘家祖居金門。由料羅料羅汛在金門東南覓舟,將歸澎島問安老母時遷澎湖,即赴台灣,計不十日可至也餘是年在台郡城主講引心書院。
十月初二日,舟人來促。率家弟廷揚偕從者馳至海濱,見船已拔椗椗以重木為之,海舟用以定船,張高篷即帆也,俗呼篷,且去。遽呼小艇,奮棹追及之。而日色沉西,視東南雲氣縷縷騰海上,變幻蒼靄間,良久始滅。入夜,滿天星斗,熌爍不定。餘指為風征,勸舟人且緩放洋大海中汪洋無際處曰洋,有內洋、外洋之稱。舟主持不可。顧鄰舟三、五,亦漸次離岸。餘已暈眩,自投艙中擁被屏息臥,聽其所之。約三更,聞風聲颯颯,船底觸水,硠硠作急響,勢顛簸,殊不可支,猶以為外洋風浪固然,姑置之。再燃更香以俟舟以香一炷為一更,名更香。複疾駛逾兩炷時,度已逾黑溝海中有黑水洋,水深而黑,東流急且低,俗謂之黑溝,平明當抵岸。舟行愈急,浪愈高而颶風作矣。
初,舟人稱西北有黑雲數片,俄而東南四布、馳驟若奔馬,轉瞬間狂飆迅發,海水沸騰,舟傾側欲覆。餘身在艙內,左右旋轉,不容坐臥。驚悸中聞舟人呼曰:『東向且迫岸,急轉柁回者』!風烈甚,柁曳水下金膠固下金在船後水底,用以拴柁者,十餘人擁推之不少動。乃下篷,棄所載貨物,冀船輕得走。天明,四顧迷茫,白浪如山,孤舟出沒波濤間。按驗指南針,猶指巽,已不知何洋也。如是者三日。舟人語曰;『此去幸而暹羅、呂宋,猶有還期;若犯南澳氣、落漈入溜為落漈,水特下,一去不返;南澳氣逼入千里石塘、萬里長沙,皆在台海之南,我輩斷無生理』!乘風色稍定,相與構火作飯,盡一飽。
移時,媽祖旗飄動天後,我俗皆稱媽祖,風轉東北,叫嘯怒號,訇哮澎湃,飛沫漫空,淋淋作雨下,濕人頂踵,毛骨生寒,眾相視無顏色。忽然一聲巨浪,撼船頭如崩崖墜石,舟沒入水,半瞬始起,