Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.533 tác phẩm
2.749 tác giả
340
119.950.154
 
Beijing lá phong vàng (8)
Nguyễn Linh Khiếu

 

Tháp canh

 

Vạn lý trường thành uốn lượn cao thấp theo thế núi. Có chỗ bò lên đỉnh núi cheo leo cao vút ngỡ như chạm tới trời. Vô cùng hùng vĩ.

Mình trèo lên tận đỉnh cao nhất đứng ở tháp canh nhìn ra bốn phía. Núi non mùa đông xám bạc trập trùng ngút ngát tầm mắt. Thật là kỳ vĩ thật là bi tráng.

Chợt nghĩ xây Vạn lý trường thành chứng tỏ chủ nhân khí phách yếu sợ hãi bị động đề cao tâm lý rào dậu cho kín giữ mình. Vạn lý trường thành tôn vinh chủ thuyết phòng thủ.

Khi xây Vạn lý trường thành biên giới Tàu mới chỉ đến đây. Bây giờ lãnh thổ của họ đã mở rộng đến tận chân trời.

Thế giới như một chiếc lá xanh người Tàu là một con sâu độc gớm ghiếc môi  hảo hảo răng đận đà gặm sạch chiếc lá. Đó là lý thuyết salami (tằm ăn rỗi).

Làm sao một dân tộc yếu khí phách luôn sợ hãi thụ động chủ về phòng thủ lại mở rộng lãnh thổ của mình ra vô tận như thế được.

Từ khi có Vạn lý trường thành đến nay người Tàu đã thôn tính đất nước của biết bao dân tộc hùng mạnh xung quanh mình rồi.

Kẻ yếu thua từng trận nhưng thắng toàn cuộc. Kẻ mạnh thắng từng trận nhưng thua toàn cuộc. Chủ thuyết Tàu là Salami.

Đất đai

Nếu bạn đi xe ô tô theo đường bộ lên Vạn lý trường thành bạn sẽ thấy đất đai trống không dân cư Trung Hoa rất thưa thớt.

Nếu bạn đi tàu cao tốc từ Bắc Kinh về Sơn Đông/ Giang Châu / Quí Châu…  bạn sẽ thấy những cánh đồng mênh mông bất tận không một bóng người. Thỉnh thoảng mới gặp một xóm làng dân cư quần tụ.

Nếu bạn đi nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc bạn sẽ thấy đất rộng người thưa đất đai hoang phế rất nhiều. Đó là do dù dân số hơn một tỷ người nhưng lãnh thổ rộng mênh mông.

Ở các đô thị lớn bạn cũng không thấy dân cư chen chúc đông đúc như ở Việt Nam. Nghe nói mật độ dân số Trung Quốc rất thấp chỉ bằng 1/3 so với mật độ dân số Việt Nam.

Không hiểu sao tại những vùng biên giới giáp nước ta người Tàu lấn chiếm tranh giành từng milimet đất. Chả hiểu sao đất của mình thì bỏ hoang hóa mà lại đi tranh cướp giành giật từng milimet đất của người như thế.

 

Ngựa Hu

 

Vạn lý trường thành có nhiều cổng thành. Tại một cổng thành buộc rất nhiều tuấn mã vô cùng to lớn đẹp mê hồn để cho khách du lịch thuê chụp ảnh.

Thấy mình lăng xăng chụp ảnh ngựa. Người dẫn đường nói: Ngựa Hồ đấy. Giống ngựa này của các tộc du mục trước đây ở ngoài Vạn lý trường thành. Nghĩa là của rợ Hồ ngoài Trung Hoa. Ngựa Hồ từng thống trị chiến trường hàng ngàn năm. Ngựa Hồ ngày xưa thuộc nước Hồ bây giờ là nước mình rồi. Thấy mình cười ý nhị cái sự biến nước người thành “nước mình” của người Tàu anh ta cũng tủm tỉm cười ý chừng khoái chí.

Rồi anh kể: Một quan nhân nhà bên một cổng thành của Vạn lý trường thành một ngày kia bỗng dưng con ngựa của nhà ông chạy lạc ra ngoài cổng thành sang đất Hồ.

Ngựa sang nước khác coi như mất. Nhiều người ngỏ ý chia buồn với chủ nhân. Mất ngựa xót của nhưng ông điềm nhiên: Thử hà cự bất vi phúc hổ (Biết đâu lại là chuyện may).

Quả vậy thời gian sau con ngựa trở về mang theo một con ngựa Hồ to lớn rất đẹp. Được ngựa ông mừng ra mặt. Có người chúc mừng ông lại nói: Thử hà cự bất năng vi họa hổ (Biết đâu lại là chuyện rủi).

Quả vậy được ngựa quý con trai ông suốt ngày cưỡi ngựa chơi bời lêu lổng. Rồi ngã ngựa mà gẫy chân. Có người chia buồn vì sinh con lành lại hóa ra què nhưng ông vẫn điềm nhiên: Thử hà cự bất vi phúc hổ.

Quả nhiên năm sau giặc Hồ công phá cửa ải xâm lược cướp bóc. Đinh tráng đều đăng lính ra trận. Thế giặc mạnh quá không chống được. Nước mất quan quân mười phần chết chín. Con trai ông do què chân nên không đăng lính mà thoát chết.

Vì chuyện này người Tàu nói rằng: Cố phúc chi vi họa / họa chi vi phúc / Hóa bất khả cực / thâm bất khả trắc dã. Nghĩa là may rủi rủi may / biến hóa khôn lường / sâu xa huyền bí / không thể biết được.

Chuyện tái ông thất mã lừng danh ấy không biết có phải từ chính cái cổng Vạn lý trường thành với những tuấn mã Hồ hùng vĩ mê hồn này không.

 

Nguyễn Linh Khiếu
Số lần đọc: 243
Ngày đăng: 11.06.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Beijing lá phong vàng (7) - Nguyễn Linh Khiếu
Ngày lễ mẹ - Tiểu Lục Thần Phong
Thượng lũng xanh - Phan Anh
Máu trong tôi, máu của bao người - Phan Trang Hy
Beijing lá phong vàng (6) - Nguyễn Linh Khiếu
Hoa xuyến chi - Bùi Thanh Xuân
Chuyện đời dâu bể ở bệnh viện - Nguyễn Vĩnh Căn
Chuyện phiếm về một bài ca dao Việt Nam được chuyển sang Hán ngữ - La Thụy
Cơm: Thành ngữ và Tục ngữ - Minh Lê
Nhớ hoa đào - Nguyễn Linh Khiếu
Cùng một tác giả
Ngựa biên (tạp văn)
Miền yêu -1 (tạp văn)
Miền yêu -2 (tạp văn)
Phồn sinh (nghệ thuật)
Cây gạo gù (tạp văn)
Miếu mòi (tạp văn)
Nhớ hoa đào (tạp văn)