Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
920
123.136.292
 
Đắng ngọt đàn bà
Từ Sâm

 

Tự thấy mình lười biếng, chậm hiểu, bởi có người  tặng sách mấy năm mới đọc. Đọc rồi, thao thức, lục tìm mãi mới ra “cái hay”, bởi “cái hay” thường “chạy trốn”. Như cuốn dưới đây, chẳng hạn.

Tôi thường mua những cuốn sách mình thích, như mua ổ bánh mì sáng, hộp cơm trưa. Nhưng, có chiếc bánh mì, cốc nước của nhà hảo tâm thì giá trị không nằm trong chiếc bánh và hộp cơm vì nó là sự “cưu mang” của lòng nhân ái. Tôi được tặng sách cũng có cảm giác như thế.

Tôi đã có “bữa cơm” giữa mùa “gặt” chữ. Bữa cơm có 11 món trong “Đắng ngọt đàn bà” của Nguyễn Thị Lê Na (Tác giả  làm việc ở tạp chí “Nhật Lệ” thuộc Hội VHNT Quảng Bình).

Na (trùng tên trái cây, miền nam gọi là mãng cầu) quê ở Lệ Thủy, Quảng Bình (quê hương của các thi nhân Hoàng Vũ Thuật, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hải Kỳ, Ngô Minh…) nơi một thời chiến tranh ác liệt. Nơi mà khi Na mới chào đời, tôi thường đạp xe mười mấy cây số từ làng Nguyệt vào mỏ đá Áng Sơn. Và sau này tôi theo hàng chục chuyến tàu "chợ" đỗ ga Mỹ Đức để về Tân Lệ, An Thủy, nơi có chợ Thùi, mũi Viết gối đầu lên ngã ba ssong đó cũng là quê ngoại của các con tôi.   

Đọc trang viết của tác giả ở vùng quê nhiều kỉ niệm của mình, ấm lòng như được về quê.

Tôi không biết vì sao Na chọn 11 câu chuyện, vượt quá số “chục” vẹn toàn,  “chín nút” đẳng cấp hay dưới “12 con giáp” luân hồi kiếp nhân sinh. Tôi lại nghĩ, số 11 là hai đường thẳng song song như hai người bạn cùng song hành trên đường đời chăng. 

Có truyện tôi đã thổn thức khi đổi lấy một đêm mất ngủ như “Trong khoang tàu chật”. Có truyện tôi phải nhìn lại mình khi cuộc đời đã bao lần rỏ xuống “Nước mắt đàn ông”.

Và tôi thích nhất truyện đặt tên cho tập sách “Đắng ngọt đàn bà”.

Vị “đắng”,  sự hấp dẫn thèm muốn có khi gây nghiện, vị “ngọt” có khi là sự chán chường, “thuốc đắng giã tật, mật ngọt chết ruồi” là vậy. Nhưng trong “Đắng ngọt…” không là “vị” mà là “cảm”.  Sự xót xa của thân phận, của ý nghĩ, của nhận thức, của đạo đức, của hành xử cuộc sống. Hiện thực được bóc tách, cuộc  sống như ta hái mùa na đang chín, nhìn ngoài vẻ sần sùi, bên trong có một da thịt trắng ngần dẻo dai và hạt mắt đen tuyền.

 

Tôi không phân tích từng câu chuyện để bạn đọc tiếp nhận theo góc nhìn khác nhau. Nhưng với cô, hai tập truyện ngắn “Bến mê” và “Đắng ngọt đàn bà” đã xây nên ngôi nhà của  riêng mình trong văn học, và  tôi nhớ câu cha ông thường nói  “quí hồ tinh bất quí hồ đa”.

Vào vườn văn của Na. Bóng mây trưa hè trở nên vô nghĩa. Từng chữ như hạt sương mà cô chắt lọc trên chiếc lá thời gian rơi về ánh mắt, lặn vào trái tim. Bồi hồi nhớ về những lầm lỗi khi ta yêu nhau, khi ta hạnh phúc, khi ta đau buồn, khi ta bị lừa dối. Ta cất giấu hạt nhựa lấp lánh trong khi đánh mất hòn sỏi xù xì nhưng bên trong có kim cương.  

 

Người đàn bà một mình đối thoại với trùng khơi, với vô tận, nhưng màu xanh trên chiếc áo chị cùng với màu xanh của biển trở nên vĩnh hằng, làm cho bãi cát và ánh trời dịu đi.  Tôi thích ý đồ của họa sĩ trình bày Văn Lưu khi vẽ bìa là vậy.   

Cuốn sách trên tay, trong mùi thơm “chữ nghĩa” có vị mặn của mồ hôi của  bao người…

(“Đắng ngọt đàn bà”- tập truyện của Nguyễn Thị Lê Na, tác giả hiện đang làm việc tại tạp chí Nhật Lệ).

 

          

 

 

Từ Sâm
Số lần đọc: 176
Ngày đăng: 19.07.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mùi của bếp - Từ Sâm
Cúc xưa - Yến Nhi
Vũ Bằng “Nói có sách” - Phan Văn Thạnh
Nhà thơ nói về thơ - Yến Nhi
Nhìn lại “Vòng Tay Học Trò” - Phan Văn Thạnh
Mùng một tết – xem phim “Mai” - Hoàng Thị Bích Hà
Những quan điểm về sáng tạo thơ ca từ một tập sách - Yến Nhi
Đời như một cuộc trốn tìm… - Yến Nhi
Đọc lại “Vòng tay học trò” sau sáu mươi năm tác phẩm ra đời - Hoàng Thị Bích Hà
Cùng đi tìm bản ngã của người thơ họ Đặng - Nguyễn Tiến Nên
Cùng một tác giả
Luyến (thơ)
Làng (thơ)
Khuyết (thơ)
Ảo (thơ)
Nợ em (thơ)
Tôi (thơ)
Sắn (thơ)
Ghép (thơ)
Chị (thơ)
(thơ)
Thằng Tít-rằn (truyện ngắn)
Gánh (thơ)
Nụ hôn trầm tích (truyện ngắn)
Cổ phần đêm 30 (truyện ngắn)
Gửi trái tim (tiểu luận)
Văn nghệ khai Xuân (điểm sách)
Mùi của bếp (tạp văn)
Mùi của bếp (phê bình)