Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
554
123.133.587
 
Hình bóng biển trời (Tiếp theo chương 11)
Phan Tấn Uẩn

 

 

Đọc truyện Ernest viết giúp tôi có thói quen đặt ra những câu hỏi. Chưa nói đến nội dung , chỉ cái tiêu đề ông đặt lên đầu truyện là cả một vấn đề. Tôi hỏi Nghi ông, nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Thường, cha tôi chỉ nói một cách ngắn gọn chung chung : tiêu đề không đơn thuần là một phần của câu chuyện ,nó còn quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và tạo ra sự tương tác sâu sắc với người đọc. Bằng cách suy ngẫm và tìm hiểu thêm về tiêu đề, người đọc không chỉ hiểu rõ hơn về tác phẩm mà còn hiểu về văn học một cách mới mẻ và sáng tạo hơn.

Tiêu đề “ Khai sinh trường phái mới” (Birth of a New School) trong hồi ký Ernest có nội dung chi tiết như sau :

 

Ernest ngồi viết trong quán Lilas bên bàn cà phê bằng đá cẩm thạch với những cuốn sổ , bút chì, mùi kem chocolat. Ông còn mang theo một cái chân thỏ để cầu may (*).Nhiều ngày liên tiếp Ernest vận dụng dễ dàng những cảm xúc trực quan của bản thân để tạo nên những trang viết đầy sáng tạo và xem đó là điều may mắn trong chuyện viết lách. Nhưng nó không kéo dài mãi, vì có tiếng người chen vào ngắt mạch cảm hứng của ông.

     

             “ Xin chào, Hem. Đang làm gì vậy? Viết trong quán cà phê à ? ”

May mắn của ta không còn nữa và ta phải xếp sổ lại. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Tốt hơn nếu ta có thể giữ bình tĩnh , nhưng tôi đã không kềm chế được và nói :

" Đồ khốn nạn , cậu đang làm gì ở đây, hả ?”

“ Đừng xúc phạm chỉ vì muốn hành động như một kẻ lập dị.”

“ Cút khỏi đây với cái mồm thối của cậu .”

“ Đây là nơi công cọng . Tôi cũng có quyền như anh ở đây .”

 “Sao không lên chỗ của cậu trên Petite Chaumière ? ”

“ Ôi trời… Sao anh khó chịu thế. ”

(“Hi, Hem. What are you trying to do? Write in a café?”

Your luck had run out and you shut the notebook. This was the worst thing that could happen. If you could keep your temper it would be better but I was not good at keeping mine then and said,

“You rotten son of a bitch what are you doing in here off your filthy beat?”

“Don’t be insulting just because you want to act like an eccentric.”

“Take your dirty camping mouth out of here.”

“It’s a public café. I’ve just as much right here as you have.”

“Why don’t you go up to the Petite Chaumière where you belong?”

“Oh dear. Don’t be so tiresome.”)

 

Ernest xem đây chỉ là một cuôc đụng độ bất ngờ và anh chàng kia chỉ vô tình vào quán chứ không có ý quấy rầy ai. Ernest nhận mình đã sai lầm , gọi hắn là thằng chó chết sao không đến quán khác mà đến đây làm vấy bẩn không khí yên lành của ông. Công việc đang chờ tác giả. Ông tiếp tục viết, nhưng vẫn nghe hắn lôi kéo, đại khái : tôi chỉ muốn chuyện trò với anh thôi mà ; hoặc mỉa mai , anh bây giờ vĩ đại quá rồi, đâu cần nói chuyện với ai ; hoặc  anh có bao giờ nghĩ đến nhiều người vẫn có các vấn đề riêng ; hoặc anh đâu biết khát vọng viết văn của tôi kinh khủng đến mức nào nhưng tôi cũng không viết được. Để mặc hắn nói, Ernest tiếp tục viết. Người thanh niên vẫn lải nhãi chuyện không đâu vào đâu. Đến khi nghe hắn  nói đã từng đến Hy Lạp, Ernest hỏi, cậu bảo cậu nói tiếng Hy Lạp hay đến Hy Lạp ? Hắn nói Ernest đừng có thô bạo như thế, có muốn nghe tiếp không. Ernest trả lời không và đóng sổ tay cho vào túi…

 Cuối cùng Ernest đứng dậy trả tiền. Hắn vẫn muốn đi theo :

 “ Tôi có thể xuống xưởng cưa với anh không, Hem ?”

“ Không. ”

“ Vậy sẽ gặp anh lúc khác. ”

“ Không phải gặp ở đây.”

“ Đúng vậy,” hắn nói. “ Tôi hứa”

( I stood up and the waiter came over and I paid. “Can I walk down to the sawmill with you, Hem?” - “No.” - “Well I’ll see you some other time.” - “Not here.” -“That’s perfectly right,” he said. “I promised.” )

   

Thấy người thanh niên vẫn nhiệt tình, Ernest hỏi hắn đang viết gì. Hắn nói khó viết quá. Ngang đây, đáng lẽ nên im lặng hay nói gì đó để chia tay , Ernest lại phạm sai lầm, bảo hắn không viết được thì về nhà kiếm việc làm hoặc treo cổ tự tử hay làm bất cứ việc gì miễn là không dính dáng gì đến chuyện viết lách. Nhưng hắn vẫn muốn Ernest giúp đỡ chuyện viết lách. Ernest đề nghị bắn hắn…

 

    Trong “Khai Sinh Trường Phái Mới” , Ernest mỉa mai nhà văn trẻ :

            “… Cậu không bao giờ viết được đâu. ”

            “ Tại sao anh nói  như vậy ?”

            “ Cậu có bao giờ tự đánh giá bản thân ? ”

            “ Tôi đang nói về chuyện viết văn…”

            “ Vậy thì câm mồm lại ”

            “Anh thật tàn nhẫn,” hắn nói. “Mọi người luôn nói anh tàn nhẫn, vô tâm và tự phụ. Tôi luôn bảo vệ anh . Nhưng bây giờ thì hết rồi .”

"Tốt."

“Sao anh có thể tàn nhẫn với đồng loại như vậy ? ”

“Tôi không biết,” tôi nói. “Nhìn này, nếu cậu không thể viết truyện tại sao không học cách viết phê bình?”

" Anh có thật nghĩ như vậy không ? "

“ Sẽ ổn thôi,” tôi nói với hắn. “ Vậy thì cậu có thể viết lúc nào cũng được. Cậu không phải lo viết được hay không hoặc bị cụt hứng và im tiếng. Sẽ được mọi người đọc và tôn trọng .”

(  “…You could never write.” - “Why do you say that?” - “Did you ever hear yourself talk?” - “It’s writing I’m talking about.” - “Then shut up.” - “You’re just cruel,” he said. “Everybody always said you were cruel and heartless and conceited. I always defended you. But not any more.” - “Good.” - “How can you be so cruel to a fellow human being?” - “I don’t know,” I said. “Look, if you can’t write why don’t you learn to write criticism ? ” - “Do you think I should? ” - “It would be fine,” I told him. “Then you can always write. You won’t ever have to worry about it not coming nor being mute and silent. People will read it and respect it.” )

            Ernest yêu cầu anh ta hứa sẽ không  đến Lilas quấy rầy mình . Anh ta vui vẻ đồng ý và cho biết đã có quán cà phê thường trực riêng của mình.

            Cho rằng sáng hôm sau hắn sẽ không quay trở lại  nhưng Ernest không mạo hiểm đến Lilas và quyết định ở nhà một ngày….

 

            Ernest viết đoạn cuối :

 “ Thế là sáng hôm sau tôi dậy sớm, đun sôi bình và núm vú cao su, pha sữa theo công thức rồi cho vào bình xong đâu đó, đưa cho ông con Bumby một chai và ngồi làm việc bên bàn ăn trước khi mọi người thức dậy, không kể tôi và chú mèo F.Puss. Cả hai chúng tôi đều lặng im và là bạn tốt của nhau nên tôi đã làm việc hiệu quả hơn bao giờ hết. Vào những ngày đó, ta thực sự không cần bất cứ thứ gì, kể cả chân thỏ, nhưng vẫn thích cảm giác có nó trong túi của mình.”

( So the next morning I woke early, boiled the rubber nipples and the bottles, made the formula, finished the bottling, gave Mr. Bumby a bottle and worked on the dining-room table before anyone but he, F. Puss the cat, and I were awake. The two of them were quiet and good company and I worked better than I had ever done. In those days you did not really need anything, not even the rabbit’s foot, but it was good to feel it in your pocket.)

 

Viết xong bản tóm tắt , tôi đến khu Drancy, ngoại ô Paris, gặp Nghi ông. Khu này có nét đặc trưng của những con phố nhỏ, hẹp, mang vẻ cổ kính và yên tĩnh. Các ngôi nhà có kiến trúc truyền thống Pháp với tường gạch, cửa sổ chớp và mái ngói đỏ. Nghi ông ở tạm trong ngôi nhà nhỏ  nhưng ấm cúng, với lối vào hẹp và mặt tiền ngắn gọn. Cửa gỗ lớn nhìn qua có thể nhận ra nó được sơn nhiều lớp để chống lại thời tiết khắc nghiệt. Sắc màu từ những chậu hoa nhỏ treo bên trên các cửa sổ mang lại vẻ sống động ưa nhìn. Để tận dụng tối đa không gian nhỏ hẹp bên trong, căn nhà có đến hai tầng được bài trí cẩn thận. Phòng khách trang trí cổ điển với nhiều tranh tường trong đó có một bức tranh phong cảnh cố đô Hóa Châu. Căn nhà là một di sản của tiền nhân để lại. Những người sống ở đây đã giữ gìn và bảo vệ nó qua nhiều thế hệ.Họ có nhiều kỷ niệm gắn bó sâu đậm với ngôi nhà từ các câu chuyện do ông bà kể lại hoặc phát sinh từ thời thơ ấu…Nghi ông từ cố đô Hóa Châu thường qua Paris thăm bà con và đến các thư viện tham khảo, tìm tài liệu nghiên cứu . Gặp ông , chúng tôi bàn chuyện văn  chương.  

 

Theo yệu cầu của tôi, cha tôi đọc kỹ “ Birth of A New School ” . Tôi viết bản nhận xét thay Donovan …

 

            “ Birth Of  A New School ” mở đầu bằng cách mô tả cảnh quan và môi trường xung quanh khi Ernest ngồi viết trong quán Lilas. Các chi tiết về sổ bìa xanh, bút chì, và các dụng cụ khác là những vật dụng làm nổi bật bầu không khí yên bình và sự chuẩn bị tỉ mỉ cho công việc viết lách. Nội dung chính là cuộc đối thoại giữa Ernest và người thanh niên bất ngờ vào quán.

Người khách trẻ nầy cũng là một nhà văn, làm gián đoạn công việc của Ernest gây ra chuyện tranh cãi. Cuộc đối thoại giữa họ phản ánh xung đột và sự bất đồng, không chỉ về không gian làm việc mà còn về quan điểm văn học. Ernest rất khó chịu vì sự cố nầy. Tập trung tâm trí và cần không gian riêng tư khi viết đã bị đánh mất. Thái độ Ernest phản ánh tính cách thẳng thắn và  nóng nảy của ông . Lúc đầu tỏ ra kiên nhẫn , sau đó Ernest nói năng quyết liệt, rồi bất ngờ hạ nhiệt ,đề xuất  nhà văn trẻ chuyển sang viết phê bình. Anh ta không cho đó là lời chế nhạo, còn khẩn khoản nhờ Ernest giúp đỡ , tức thì Ernest đòi bắn hắn…

Chi tiết thú vị về cái chân thỏ trong túi quần cho thấy Ernest dù là người viết văn chuyên nghiệp, vẫn tin vào các biểu tượng mang lại may mắn. Điều nầy phản ánh một Ernest cảm thấy bất an và mong muốn được hỗ trợ trong việc sáng tác. Đối với Hemingway, viết văn là một sứ mệnh thiêng liêng !

            “ Chi tiết nào trong truyện cho thấy có sự ra đời của một trường phái mới ? ” Tôi hỏi.

“ Khai sinh trường phái mới ở đây không trực tiếp tuyên chỉ sự ra đời của một trường phái văn chương mới.” Nhà nghiên cứu văn học nói. “Muốn hiểu ý nghĩa ‘sự ra đời’ của nó, ta phải thông qua các chi tiết về phong cách viết,quan điểm sống  và cách tương tác của tác giả, từ đó mới định hình được thế nào là cách phát sinh trường phái mới trong văn học hiện đại mà Ernest góp phần tạo dựng… “

 “ Tức là việc ra đời chỉ được hiểu ngầm và gián tiếp...” Tôi nói. “ Nhưng độc giả muốn biết chi tiết hơn …? ” Tôi muốn tham khảo ý kiến của cha tôi.

 

Tôi ra ngoài tìm đến hiệu bánh cha tôi thường ghé vào. Ông hứng thú ngồi viết các phân tích chi tiết cho thấy sự ra đời của một trường phái mới :

Ta có thể xem “ Birth of New School ” là câu chuyện mở đầu của lý thuyết tảng băng trôi (Icegerg Theory) được không ? Câu trả lời là : có thể . Xét về thời điểm viết truyện nầy, Ernest đang có những bước đi đầu tiên dò dẫm tìm kiếm phong cách mới. Thứ đến là cách đặt tiêu đề cho câu chuyện. Chỉ có truyện nầy được mang danh là Khai Sinh Trường Phái Mới mà không phải hàng trăm truyện khác. Rõ ràng tác giả muốn giới thiệu cách viết mới trong truyện nầy. Phong cách viết của Ernest , như mọi người đều biết, là phong cách xử dụng ngôn ngữ đơn giản, súc tích và chân thực, chỉ một phần nhỏ của câu chuyện được hiển thị trực tiếp, trong khi phần lớn nội dung và ý nghĩa nằm ẩn dưới bề mặt (Iceberg Theory). Ta không thấy Ernest nói gì về việc ra đời của trường phái mới, mà phải hiểu cách tương tác và xung đột của Erneat với người thanh niên: Chính cuộc đối thoại giữa Hemingway và người thanh niên thể hiện sự khác biệt về quan điểm văn học và phong cách sống. Ernest khuyên người thanh niên từ bỏ việc cố gắng viết văn nếu không có khả năng và chuyển qua viết phê bình. Sự thẳng thắn và trực diện này phản ánh tư duy mới trong văn học, nơi sự trung thực và thực tế được đề cao hơn sự giả tạo và lãng mạn hóa.

            Ernest nêu bật việc tránh xa sự ồn ào và bảo vệ không gian yên tĩnh riêng tư. Điều này thể hiện một quan điểm mới về quá trình sáng tác , nơi mà sự tập trung và môi trường sáng tạo là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Ernest mô tả chân thật cuộc sống hàng ngày. Đó là các chi tiết về việc chuẩn bị và bắt đầu ngày làm việc, từ việc chọn bút chì, đưa cả cái gọt bút nhỏ nhặt vào tác phẩm, đến việc cảm nhận môi trường xung quanh. Điều nầy thể hiện sự chú ý tỉ mỉ và chân thực, phản ánh một phong cách viết mới chú trọng vào những khía cạnh thường nhật và thực tế của cuộc sống.

Trước những lời châm chọc và quấy rầy làm gián đoạn công việc, Ernest vẫn bảo vệ phong cách và phương pháp của mình. Sự kiên định này là một phần quan trọng của trường phái văn học mới, nơi mà các tác giả tin vào giá trị và phương pháp riêng của mình.

Cuối cùng, qua việc thuyết phục người thanh niên bỏ viết văn chuyển qua viết phê bình, Ernest thể hiện một tư duy muốn đổi mới, dám đối mặt với thử thách. Điều nầy phản ánh tinh thần của một trường phái văn học mới luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới mẻ và sáng tạo.

 

            Tôi sẽ đúc kết các nội dung trên đây thành một bản tường trình giao cho Ernest …

 

Gainesville tháng 6 /2024

----------------------------------------

(*)Trong nhiều nền văn hóa, thỏ được coi là vật tổ của khả năng sinh sản, thịnh vượng và may mắn. Chúng có thể dễ dàng thoát vòng nguy hiểm vì chạy, nhảy nhanh nhẹn.Do đặc điểm này bàn chân thỏ từ lâu được coi như lá bùa mang lại may mắn cho người nào mang nó

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 146
Ngày đăng: 23.07.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về miền trú ẩn (phần 10) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (phần 9) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng biển trời (Tiếp theo chương 10)) - Phan Tấn Uẩn
Về miền trú ẩn (phần 8) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (phần 7) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng biển trời (Kỳ 9) - Phan Tấn Uẩn
Về miền trú ẩn (Phần 6) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (Phần 5) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (phần 4) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng biển trời (Kỳ 8) - Phan Tấn Uẩn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)