KÍNH TẶNG NHỮNG NGƯỜI SỐNG CHẾT VÌ BIỂN ĐẢO TỔ QUỐC[1]
CHƯƠNG 5
“THỦY TRIỀU NGƯỜI NHÂN LOẠI BỂ”[2]
5.1 BÀI HỌC MƠ SÁNG TÁC THỰC
… Đổ Quiên
ngươi mơ hay tỉnh
nghe đây nghe đây
nống lên
hô biến
phản Tự sự
bỏ Khách quan
giải Cấu trúc
phóng Ngôn từ
phá Trật tự
chống Diễn dịch
liên Văn bản
đồng Sáng tác
nhòa Trung tâm
tâng Ngoại biên
phỏng Lịch sử
cởi Linh thiêng
Hài giễu nhại
(bửu bối này thần kỳ
đi thẳng tới tận quần
chúng cùng giới tinh hoa)
nhập nhằng Thể loại
sáo chộn[3] Thể tài
Văn phong anh Hai
Ngẫu nhiên dán ghép
thay máu Tâm thức
Hoàn cảnh vượt rào
cảnh giới Cảm quan
Phì đại tới từng Cực tiểu[4]
túm lại
Thy pháp
Chào nưu
Chủ nghỹa
Khuinh hướng
Hậu hậu đậu
cứ dzậy cứ dzậy
tà la tùm lum
và hơn dzậy nữa
tùm lum tà la
bí kíp chỉ là
Nhận thức qua Cảm xúc
Thật lòng ta muốn bổ sung
cho bản trường ca quần đảo
tùy nghi tùy hứng tùy tâm
đặng ra tác phẩm xứng tầm nước non
hay dở nào vẫn cần
Chuyền thống vững nền
vẹn toàn Bản xắc
Giân tộk Đạy trúng
Kách tân Toàn kầu
nhé
cũ mới gì luôn phải
yêu Tổ quốc quý đồng bào
thương nhớ biển đảo dạt dào nhớ thương
nha
(cùng chốt khẳng định ngay và luôn
một và chỉ một điều tiên quyết
Trung tâm tạo bởi lục bát trên
không ở đâu và không khi nào
bị phá hay bị hủy
bị xóa hay bị bỏ
vi phạm dù trong nghĩ suy
đã là hỏng hết bánh kẹo[5])
tà la tùm lum
cứ dzậy cứ dzậy
tùm lum tà la
và hơn dzậy nữa
bí kíp chỉ là
yêu Tổ quốc yêu đồng bào
thương nhớ biển đảo dạt dào nhớ thương
Cuối cùng mách nhỏ nước đi chính
chương đầu Thủ
chương cuối Vĩ
như nhà ngươi
thoáng nhận ra
cốt lõi gốc
khi đau đáu
dựng khung bài
tự sướng mãi
cái gọi là
trường ca tư liệu
chả giống ai
Quần-đảo-tráo-tên
hậu sinh khả úy
khà khà khà
nghe rõ chửa
tiến hành nào
ngay và luôn
khả úy hậu sinh
tin thì tin không thì thôi
trường ca trường cốc để đời mới ngoan
*
… Dám thưa mọi cao kiến
Tiền nhơn dạy trong mơ
hậu bối đây lãnh hội
đội muôn lời tri ơn
kẻ hèn chỉ mong dựng
bản trường ca bi hùng
buông neo như một cột
gióng thẳng sáng hải đăng[6]
riêng dàn bài Thủ - Vĩ
nhọc nhằn quá đỗi em chã[7] dám theo
chí khí đành rằng cũng uất phết
giang hồ mê chơi hên mà chưa quên quê hương
ngặt nỗi tài thấp phận thấp thần thế cũng thấp thân thể càng thấp[8]
em chã dám thật tình em chã dám
Thưa vâng
quả có vậy
trường-ca-ca em may bữa đó Phật độ buông tay chỉ trăng mà trỏ cho vật báu
rằng
Vật-nuôi-cưng khốn khó
Hai-quần-đảo một-Tổ-quốc
trong thập niên qua sở hữu
Thủ và Vĩ
hai kiệt tác
viễn kiến kèm tâm huyết
chưa kể nội dung nội hàm nội lực nội công cùng những miếng mảng thi pháp
trường-ca-ca em đây
như Tiền nhơn cũng tỏ
làm sao đủ vốn sống kiếp này
thẩm thấu
viễn kiến
tâm huyết
nội dung
nội hàm
nội lực
nội công
chất chứa nơi hai kiệt tác
kiếp sau tà tà tính tiếp
(chẳng nhẽ món nợ quần đảo di truyền tới tận hai kiếp)
Quả có vậy
thưa vâng
hai ông-thần
hai tác giả
hai tác phẩm tầm thủ-vĩ
Thủ
Đảo Chìm[9]
của một ông thần-thơ mà có nhẽ ba phần năm dân số nhẵn mặt trơn tên[10] bởi nước ta là quốc gia thi ca có hạng[11]
Vĩ
La Meurtrissure - Painful Loss[12]
(tạm dịch Nỗi Mất Mát Bầm Gan)
của một ông thần-hoàng mà nếu một phần năm dân số làng-nước-nam còn chưa tường tên tỏ mặt thì người làng-nước-nam ta chưa thể gọi là yêu người yêu nước
Đó
Top 2 trong Tứ Đại Danh Tác Biển Đảo Nước Nam[13]
(cực kỳ oách
oách vô cùng Tổ quốc ta ơi[14])
5.2 TỪ TIỂU-THUYẾT-THỜI-SỰ ĐẾN TRƯỜNG-CA-THỜI-SỰ
Hoa nhà trồng được không nhẽ không trưng
phí rượu phí hoa
chả ưa chém gió chỉ ham gom tí tẹo gợn khí cho chuyện biển đảo nước non thành bão
… Mươi năm trước vẫn đề tài lớn vô cùng (cũng Tổ quốc ta ơi)
chuyện dài ngàn năm vui buồn ân oán bên này bên ấy
trường-ca-ca ta nom vớ vẩn thế thôi vẫn gồng mình còi ráng sức mọn đặng ra nổi một cuốn sách[15]
văn ích ra phết chứ chả chơi[16]
(đây đâu ở không
ném chữ xem tăm
uổng gỗ cây rừng
bla bla bla bla[17])
tiểu-thuyết-thời-sự
chả giống bố con nhà nào từ trước đến lúc ấy hẳn nay vẫn thế
hơi bị oách
(thì cứ nống lên oách đi
mất gì của bọ[18])
Giờ tới cái trường-ca-thời-sự
mang khá nặng đẻ khá đau
cùng tựa nền đất chung nhưng là cây độc lập
(may sao vẫy dụ được không ít quý bạn đọc kéo đến nhòm ngày hóng đêm
lại nống lên rồi hì hì
bọ chả mất gì)
cây mới này
không um tùm xum xuê rậm rì lằng nhằng chuyện quan hệ hai quốc gia láng giềng dằng dai chinh chiến mà một bên rành rành bị bên kia xâm lăng xâm lấn xâm lược xâm phạm xâm hại xâm đoạt xâm cướp xâm nhập suốt dăm thiên niên kỷ qua[19] cho tới vụ Giàn khoan
cây mới này
chỉ đau đáu chăm chăm nhăm nhăm nhằm nhắm một hướng vươn thẳng băng
quanh quanh hai đại biến cố đại dương
hai quần-đảo-bị-tráo-tên
tức ta tức tưởi…
*
… Không phải áo thụng vái áo thụng đâu
vẫn cứ kể một trùng hợp
thể nào cũng có bạn ít nhiều khoái tỉ
các cụ đồ xưa dạy chí nhớn tìm nhau
“les beaux esprits se rencontrent”[20] (ngài văn hào tây nọ cũng từng phán thế)
chí trường-ca-ca bằng con chấy cọng rau
chả hiểu sao ba cái chuyện thời sự dẫn đụng voi rừng cành gộc[21]
Số là thế này
chương khai mở tiểu thuyết thời sự Trung-Việt Việt-Trung
hình thức và nội dung y chang một truyện ngắn ngon lành riêng rẽ
Chuyện Tổ Quốc Moving Bất Thành[22]
tóm tắt truyện như vầy
(thôi thì cứ văn xuôi thẳng băng cho sớm chợ quê
thơ thẩn vần vèo âm điệu rách việc lê thê
xuống chữ lên dòng nhọc hơn lão nông lên bờ xuống ruộng)
Là người gốc Vượt Nam định cư tại thành phố biển Hongcouver, thi sĩ Đậu Phủ đau đáu hoài về thân phận ngàn năm nhược tiểu của đất nước quê nhà dưới ách ngoại xâm bởi nước láng giềng Chung Huê.
Một trong các dự án bất thành của thi sĩ là chương trình moving toàn bộ tổ quốc Vượt Nam sang xứ Calada - quốc gia hiện đại và văn minh đầu tiên, và cũng là chủ nhân ông vĩnh viễn của nửa địa cầu phía Nam với 34 thứ nhân quyền (nhưng không có quyền gây chiến và quyền làm thơ).
Truyện ngắn được diễn tiến trong một bối cảnh thường niên suốt hơn thập kỷ của các chiến dịch hải chiến đối phó với nạn châu chấu từ đại lục xâm lấn hải đảo cửa ngõ Vượt Nam…
*
… Không phải áo thụng vái nhau đâu
vẫn khẳng định bạn hiền tri kỷ
cùng chung một họ lại có tầm nhìn liên tài
vạch trúng cái hồng tâm ở ta về lối viết[23]
tài thật tài thật tài đến là cùng tiên sư anh Thi Pháp[24]
Thề có sóng biển đông quật ngửa (nhưng rồi lại cho lồm cồm bò dậy được ngay)
nếu ta nói điêu điều chính ta cũng không tin ta
viết được hai phần ba (đúng ra ba phần tư nhưng viết vậy cho hiệp vần a)
của trường ca
về hai quần đảo của chúng ta
tác giả là ta mới sực nhớ ra
bài bạt mang tầm cặp đôi huyền thoại Tử Kỳ - Bá Nha
dạo ấy nằm lòng mà nay mới sém già đã suýt quên hết cả
ha ha ha
Thề phát nữa có gió biển đông cảnh báo
nhập cuộc trường ca đây ta đâu dám dòm lại pho tiểu thuyết oách một thời
mỗi tác phẩm tử tế nào chịu ôm phận sái hai
khi chính người viết đã trót ẵm tính từ tử tế cho thanh danh tác giả
Nhưng mà này
riêng lối viết gần như mặc định
(đời thằng nhà văn nhà thơ được nuôi báo cô
trời cho với tới một lối viết riêng
đã có thể sướng như điên vợ khen ngỏm củ tỏi được rồi
đổi xe đổi vợ đổi nhà
đổi nghề đổi sếp chốc đà phút giây
đổi thi pháp chuyện tháng ngày)
Và thế là cũng rất
vô tình
(thật lòng đấy khỏi thề bồi nữa nhé
sóng và gió biển đông Tổ quốc đang bận nhiều đại sự tày trời)
ta nhi nhiên xài xể nơi đây
thi pháp đại dương
thi pháp đại dương
thi pháp đại dương
trường ca quần đảo
trường ca quần đảo
trường ca quần đảo…
5.3 ĐIỆP KHÚC
… Bạn đã nghe về hai trận hải chiến xa xưa?
Bạn đã biết ai đã thua cả hai lần giữ nước?[25]
(Còn tiếp)
Hà Nội & Sài Gòn (Phác thảo 19/1)
Vancouver (Chấp bút 14/3 - Hoàn thành 28/8 - Tu chỉnh 21/10/2024
[1] Và, xin trân trọng cảm tạ 258 tác giả của những tác phẩm, lời trích… mà trường ca thời sự này mạn phép “liên văn bản”, cũng như chân thành cáo lỗi các đồng tác giả đó về những gì chưa phải ngoài thiện ý của người viết.
[3] Theo “Xáo chộn chong ngày” (Thơ Bùi Tr/Chát).
[4] Theo quan niệm chung về nghệ thuật Hậu hiện đại.
[6] Theo thơ Bùi Minh Vũ, “Bài thơ quyết liệt buông neo / như cột mốc đứng thẳng” (“Bùi Minh Vũ và những nét chấm phá về Trường Sa, Hoàng Sa”, Tlđd).
[8] Theo “Tài cao, phận thấp, chí khí uất / Giang hồ mê chơi quên quê hương” (Thơ Tản Đà).
[9] Tập truyện-ký của nhà thơ Trần Đăng Khoa xuất bản lần đầu năm 2000 (từng được nhà văn Lê Lựu đánh giá là "thần bút"). Sách gồm 2 phần: Phần 1 mang tên Đảo Chìm có 16 truyện ngắn về những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam tại quần đảo Trường Sa mà nhà thơ đã gặp gỡ trong thời gian đóng quân ở đấy; tên Phần 2 là Thời Sự Và Ký Ức. Dung lượng cuốn sách chỉ gần 100 trang in. Từ đó đến nay, tháng 6/2024, sách được tái bản tới lần thứ 45 - một kỷ lục trong xuất bản ở Việt Nam. Tác giả tự đặt tên thể loại cho Đảo Chìm là tiểu thuyết mini. (“Đảo chìm” wikipedia.org 14/3/2024).
“Chẳng ai có thể kể tường tận diễn biến cốt truyện theo lẽ thông thường: Nhân vật chính là gì, cốt truyện ra sao, diễn tiến thế nào… Nếu có kỳ công xâu chuỗi, móc nối, thì chính người kể sẽ thấy sự rời rạc, gò ép trong ngữ điệu của mình. Nhưng nếu để “Đảo Chìm” ùa ra trước mắt, qua từng chương, từng chương sẽ cười rinh rích, cười rung cả rốn, rồi lại ầng ậng ở mắt, nghèn nghẹn ở cổ, và với người mau nước mắt có thể nấc lên khi dòng cuối cùng của cuốn sách này khép lại. Một lần như thế. Và lần sau lại như thế.” (“Trần Đăng Khoa riêng một Đảo Chìm”; Anh Thư, giaoducthoidai.vn 20/6/2024).
[12] Tên bản tiếng Pháp-Anh của bộ phim “Hoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát” (nguyên bản tiếng Pháp “Hoang Sa Vietnam - La Meurtrissure”). Phim dài 59 phút với nội dung nói về cuộc đời hàng ngày của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bám biển sinh nhai và giữ biển cho Tổ quốc Việt Nam. Ba trọng điểm của bộ phim: 1. Hoàn cảnh cực kỳ gian khó và hiểm nguy của việc hành nghề biển xa bờ tại vùng quần đảo Hoàng Sa khi họ bị bắn giết, cầm tù bởi hải quân Trung Quốc; 2. Những phụ nữ ngư dân đã phải hy sinh gấp bội khi chồng con, anh em của mình đang vật lộn nơi sóng gió nguy nan; 3. Đời sống tâm linh qua các mộ gió, lễ hội nhắc tới các Đội Hoàng Sa có từ thế kỷ thứ 17 trước cả thời vua Gia Long.
Tác giả của bộ phim này có họ tên kép André Menras - Hồ Cương Quyết khi ông trở thành công dân song tịch Pháp-Việt vào năm 2009 của Việt Nam. Năm 1968 từ Pháp tới Việt Nam dạy tiếng Pháp, với tinh thần phản chiến đứng hẳn về phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; năm 1970 A. Menras đã cùng một người bạn leo lên tượng Thủy quân Lục chiến ở Sài Gòn để treo cờ Mặt trận, rải truyền đơn đòi Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, và bị xử tù ba năm. Ra tù, bị trục xuất về Pháp ông tiếp tục tranh đấu vì nền độc lập và thống nhất của Việt Nam; và quay trở lại Việt Nam hoạt động mạnh mẽ hơn khi giới cầm quyền bành trướng Bắc Kinh có những hoạt động hiếu chiến trên Biển Đông, nơi họ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và tàn sát 64 chiến sĩ Việt Nam tại đảo Gạc Ma - quần đảo Trường Sa năm 1988. André đau lòng nhất là về điều kiện sống và đấu tranh của ngư dân miền Trung Việt Nam. Tên cuốn phim nói lên “nỗi đau” của chính người viết kịch bản và đạo diễn - André Menras-Hồ Cương Quyết.
(Hồ Cương Quyết, vi.wikipedia.org 19/1/2024); “Hoang Sa La Meurtrissure” & “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát”, youtube.com 30/10/2011; “Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” bị cấm tại TPHCM?”, rfa.org 30/11/2011; “Giao lưu với André Menras - Hồ Cương Quyết, tác giả bộ phim tài liệu “Hoàng Sa – Việt Nam: Nỗi đau mất mát”, vanviet.info 10/7/2014; “Hoàng Sa - Việt Nam: nỗi đau mất mát”, tuoitre.vn 12/7/2014; “Chiếu phim tài liệu “Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát”, dangcongsan.vn 11/7/2014; “Lên đỉnh vinh quang rồi bị lãng quên như đồ phế thải” - Trích một chương hồi ký “Vietnam, entre le meilleur et le pire” sắp xuất bản - André Menras, diendan.org 12/5/2024).
[13] Tham khảo: “Danh sách các tác phẩm được trao giải thưởng sáng tác về Biên giới, biển đảo - Đợt 1” (vanvn.net 24/11/2020):
- Hạng Mục Tôn Vinh (12 giải): Không phải trò đùa (Khuất Quang Thụy); Huyền thoại tàu không số (Đình Kinh); Trường Sa kỳ vĩ và gian lao (Sương Nguyệt Minh); Biển xanh màu lá (Nguyễn Xuân Thủy); Trường Sa trong mắt trong (Nguyễn Mạnh Hùng); Nậm Ngặt mây trăng (Nguyễn Hùng Sơn); Tình không biên giới (Kim Quyên); Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến); Đảo chìm, Hơi thở rừng Hồi (Vương Trọng); Sóng trầm biển dựng (Đoàn Văn Mật); Hạ thủy những giấc mơ (Nguyễn Hữu Quý); Nơi khôn thiêng của biển (Lương Hữu Quang).
- Giải Nhất (4 giải): Đảo chìm Trường Sa (Trần Đăng Khoa); Mình và họ (Nguyễn Bình Phương); Ba phần tư trái đất (Thi Hoàng); Từ biển mà đi, Thơ viết về biển, Mộ gió (Trịnh Công Lộc).
- Giải Nhì (10 giải): Khúc tráng ca về biển (Chu Lai); Hòn đảo phía chân trời (Trần Nhuận Minh); Sóng Cửa Đại (Võ Bá Cường); Dòng sông chối từ (Bùi Việt Sỹ); Nước non mặt biển (Nguyễn Quang Hưng); Mang quê ra đảo (Nguyễn Thị Mai); Gửi bạn bè làm xong nghĩa vụ (Phạm Sĩ Sáu); Dưới mặt trời (Nguyễn Hoa); Tiếng chuông chùa trên đảo (Lê Quang Sinh); Ly cà phê đại dương (Nguyễn Thanh Mừng).
- Giải Ba (18 giải): Biển xanh (Chu Văn Mười); Đi qua Gạc Ma đến đảo Sinh Tồn (Lê Hoài Nam); Dòng chảy cuộc sống Trường Sa (Võ Thị Xuân Hà); Nhật ký hải trình nhà giàn (Phan Mai Hương); Những đứa con của đất (Mai Nam Thắng); Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, cung đường bất tử (Vũ Thanh Sơn); Xà Xía không xa xôi (Ngô Thế Trường); Hồn biển (Nguyễn Văn Đệ); Lốc rừng (Vũ Quốc Khánh); Sa Mộc (Phạm Vân Anh); Tổ quốc đường chân trời (Nguyễn Trọng Văn); Những ngọn sóng vỗ từ tâm thức Việt (Nguyễn Thị Lan Thanh); Lão ngư Kỳ Tân (Bùi Minh Vũ); Ngang qua bình minh (Lữ Mai); Tìm trầm (Nguyễn Thị Vân Anh); Đất đi chơi biển (Phạm Đình Ân); Bên bếp lửa Trường Sa (Nguyễn Hưng Hải); Lốc biển (Nguyễn Minh Khiêm).
- Giải thưởng cho tập thể (7 giải): Báo Văn nghệ; Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam; Tạp chí Nhà văn và tác phẩm; Tạp chí Văn nghệ Quân đội; Trang Web Hội Nhà văn Việt Nam (Vanvn.net); Tạp chí Thơ; Tạp chí Hồn Việt.
(“Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo”, nhandan.vn 22/11/2020).
[14] Theo “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi” (Thơ Tố Hữu).
[16] Theo “"Có văn có ích, có văn chơi” (Tản Đà).
[18] Phương ngữ miền Trung.
[19] “Tính ra, nhân dân Việt Nam đã tiến hành hơn 210 cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Thời gian chống ngoại xâm lên đến 12 thế kỷ, chiếm hơn một nửa thời gian lịch sử. Hầu như không có thế kỷ nào Việt Nam không phải kháng chiến chống xâm lược. [...] Hơn 210 cuộc chiến tranh [ngoại xâm và nội thù trong] 4 nghìn năm thì trung bình 19 năm 1 cuộc. Nói như Lão Tử và Platon [...] dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam không lúc nào có tình trạng hoà bình trong lòng mình.” (“Một đất nước chiến tranh”; Đoàn Công Lê Huy, phaphoan.com 23/4/2024).
“Chúng ta có lúc chìm trong bóng tối phương Bắc cả mười thế kỷ, như nằm trong bụng con trăn khổng lồ.” (“Nhà văn Nguyễn Bình Phương: Dân tộc mình xứng đáng có tương lai tốt đẹp!”, tuoitre.vn 1/9/2024).
[20] Voltaire (1694 - 1778).
[21] “[...] Mao Trạch Đông qua đời [...] làm tôi nhớ có lần anh Trần Bạch Đằng nói sau sự kiện Hoàng Sa tháng 1.1974. Anh nói, muốn thoát cảnh “núi liền núi sông liền sông” thì phải lấy xà beng xắn cái dải đất hình chữ S cho xà lan kéo đi chỗ khác.” (“Gặp chị ở Mátxcơva”, nguoidothi.net.vn 28/5/2024).
[22] Mươi năm qua "Chuyện tổ quốc moving bất thành" đã được in ấn theo nhiều phiên bản (như vanchuongviet.org 2/6/2014, damau.org 9/6/2014, vanviet.info 5/72014, trieuxuan.vn 11/5/2020 cùng một số địa chỉ nay không còn truyenthong.info, giangnamlangtu.wordpress, nhattuan, và gần nhất là trong sách Trung-Việt Việt-Trung) với nhiều tu chỉnh câu chữ, trường đoạn, thông tin. Điều khác nhau chủ chốt giữa các bản thảo là ở tên vài địa danh chính: Kanada / Calada; Đại Việt / Vượt Nam; Trung / Chung Huê... Vào năm ngoái, bản chót - hiện chưa đăng tải - đã tham dự tuyển truyện song ngữ Việt-Anh của một báo mạng văn chương ở Hoa Kỳ, và cuộc thi truyện ngắn của một tuần báo văn nghệ ở Việt Nam.
[24] Theo “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo.” (Trích truyện của Nam Cao).
[25] Theo “Bạn đã nghe về trận hải chiến xa xưa? / Bạn đã biết ai đã thắng dưới ánh trăng sao đêm ấy?” (W. Whitman, Tlđd).