Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
932
123.136.874
 
Hình bóng biển trời (Tiếp theo Chương 14)
Phan Tấn Uẩn

 

 

 

Đoạn cuối trong “A Strange Enough Ending” (Một Kết Thúc Đủ Lạ), Hemingway viết về việc chấm dứt tình bạn chân thật với Gertrude Stein:

“ Cuối cùng, tất cả mọi người, cũng không hẳn là tất cả, đều kết bạn trở lại để không khí không trở nên ngột ngạt. Tôi cũng vậy. Nhưng tôi không bao giờ có thể tìm lại được một tình bạn đúng nghĩa trong tâm não mình. Không gì tệ hại hơn khi trong ý nghĩ ta tình bạn đã không trở lại. Nhưng chuyện còn phức tạp hơn thế nữa.” (In the end everyone, or not quite everyone, made friends again in order not to be stuffy or righteous. I did too. But I could never make friends again truly, neither in my heart nor in my head. When you cannot make friends any more in your head is the worst. But it was more complicated than that).

 

Kể từ đó, Stein trở nên gắt gõng và thường hay gây gỗ với người khác.

“ Donovan, ” tôi nói “ anh thấy bà Stein thay đổi thế nào khi Hemingway mô tả bà giống như hoàng đế La Mã ?”

“ Mô tả như vậy để phản ánh một biến đổi lớn trong cá tính. Nó gợi lên hình ảnh một con người cứng rắn, khắt khe và không khoan dung với những ai bất đồng ý kiến hoặc chống đối. Nó còn toát ra uy quyền, kiêu ngạo và đòi hỏi quyền lực tuyệt đối…”

“ Tôi hỏi anh chuyện nầy vì tôi dự tính đến thăm bà Stein …Tôi cũng có nhiều kỷ niệm khi theo Ernest và cũng trò chuyện nhiều lần với Stein. Lúc nầy, có lẻ bà  đã trở nên độc đoán và khó gần, không còn mềm mỏng như trước. Sự thay đổi có thể xuất phát từ nỗi thất vọng hay bị tổn thương sau một đổ vỡ…hoặc bà cảm thấy bị phản bội dẫn đến mất kiểm soát , rất dễ gây ra những xung đột với người khác …”

“ Ernest ngầm phê phán thái độ của Stein —thay vì thể hiện sự đồng cảm hay nhạy cảm, bà đã chọn con đường quyền lực và kiêu hãnh. Thái độ đó phản ánh mối quan hệ cá nhân bị tổn thương và tình trạng chia rẽ trong giới văn nghệ sĩ...”

 

Trở lại câu chuyện “A Strange Enough Ending” , mở đầu Hemingway viết :

“ Cách chấm dứt quan hệ với Gertrude Stein quả thật lạ thường. Chúng tôi trở thành những người bạn rất tốt và tôi đã làm một số việc thiết thực cho bà như gởi Ford đăng nhiều kỳ một truyện dài của bà và giúp đánh máy bản thảo và đọc bản in thử .Chúng tôi là những bạn thân của nhau tốt hơn những gì tôi mong muốn. Khó có tình bạn lâu bền giữa đàn ông và những phụ nữ vĩ đại mặc dù nó có thể mang đến cảm giác dễ chịu trước khi trở nên tốt hơn hoặc tệ hơn, thậm chí tình bạn ấy có thể còn ít tương lai hơn đối với các nhà văn nữ nhiều tham vọng. Một lần tôi lấy cớ có thời gian không ghé 27 rue de Fleurus vì không biết liệu Stein có nhà không, bà ấy nói,"Này Hemingway,cậu được tự do ở đây, cậu không biết điều đó sao ? Tôi nói thật đấy. Hãy đến bất cứ lúc nào và người giúp việc  – bà nói tên cô ấy nhưng tôi đã quên mất - sẽ chăm sóc và cậu cứ tự nhiên xem như ở nhà mình chờ đến khi tôi về." 

(The way it ended with Gertrude Stein was strange enough. We had become very good friends and I had done a number of practical things for her such as getting her long book started as a serial with Ford and helping type the manuscript and reading her proof and we were getting to be better friends than I could ever wish to be. There is not much future in men being friends with great women although it can be pleasant enough before it gets better or worse, and there is usually even less future with truly ambitious women writers. One time when I gave the excuse for not having stopped in at 27 rue de Fleurus for some time that I did not know whether Miss Stein would be at home, she said, “But Hemingway, you have the run of the place. Don’t you know that? I mean it truly. Come in any time and the maidservant”—she used her name but I have forgotten it—“will look after you and you must make yourself at home until I come.”)

 

Một ngày kia, Hemingway đến nói lời tạm biệt trước khi Stein và “người bạn đồng hành của bà” lên đường đến miền Nam nước Pháp. Họ đã mời Ernest và Hadley, nhưng Hadley thích đến nơi khác hơn. Ernest viết : “ Đó là một ngày xuân đẹp trời, tôi đi bộ từ quảng trường Observatoire qua công viên nhỏ Luxembourg. Những cây dẻ ngựa đang nở hoa và rất nhiều trẻ em chơi đùa trên những lối đi rải sỏi với các bảo mẫu ngồi trên các băng ghế, và tôi nhìn những chú chim câu trên cây và nghe tiếng hót của những chim khác quanh đó.” (It was a lovely spring day and I walked down from the Place de l’Observatoire through the little Luxembourg. The horse-chestnut trees were in blossom and there were many children playing on the graveled walks with their nurses sitting on the benches, and I saw wood pigeons in the trees and heard others that I could not see.)

 

Ernest đến nhà Stein chưa kịp bấm chuông, người hầu gái đã ra mở cửa mời vào và nói ông ngồi chờ Stein sẽ xuống ngay. Cô rót một ly eau-de-vie, đặt vào tay Ernest và nhìn ông cười mỉm đầy ẩn ý. Khi mùi vị rượu dễ chịu còn vương đọng trên lưỡi, Ernest bỗng nghe một người nào đó nói với Stein những lời ông chưa bao giờ nghe trong đời.Tiếp theo , ông nghe giọng Stein lặp lại những lời như van xin, năn nỉ…

 

            “ Đừng, cưng. Đừng. Đừng, làm ơn đừng. Mình sẽ làm bất cứ gì, cưng , nhưng làm ơn đừng làm thế. Làm ơn đừng. Xin đừng làm thế , cưng .”

Tôi nuốt hết ly rượu, đặt ly xuống bàn rồi đi ra cửa. Cô hầu gái lắc ngón tay ra hiệu về phía tôi và thì thầm, “Đừng đi. Bà ấy sẽ xuống ngay.” - “Tôi phải đi,” tôi nói và cố không nghe thêm nữa khi rời đi nhưng bà ấy vẫn tiếp tục nói và cách duy nhất để tôi không nghe thấy bà  là phải đi. Nghe thì tệ mà câu trả lời còn tệ hơn.

Trong sân, tôi nói với cô hầu gái, “Làm ơn nói với bà tôi chỉ vào đến sân và gặp cô. Cho bà biết tôi không thể đợi được vì có người bạn đang bị bệnh. Nhờ chuyển lời chúc bà thượng lộ bình an (Bon Voya).Tôi sẽ viết thư.”

            (“Don’t, pussy. Don’t. Don’t, please don’t. I’ll do anything, pussy, but please don’t do it. Please don’t. Please don’t, pussy.” I swallowed the drink and put the glass down on the table and started for the door. The maidservant shook her finger at me and whispered, “Don’t go. She’ll be right down.”- “I have to go,” I said and tried not to hear any more as I left but it was still going on and the only way I could not hear it was to be gone. It was bad to hear and the answers were worse. In the courtyard I said to the maidservant, “Please say I came to the courtyard and met you. That I could not wait because a friend is sick. Say bon voyage for me. I will write.”)

 

Mọi chuyện với Stein đã kết thúc như thế với Hemingway, mặc dù ông vẫn giúp đỡ Stein một cách thiết thực và "xuất hiện khi cần thiết", nhưng tình bạn thực sự đã không còn. Nhiều năm trôi qua, Stein trở nên gắt gỏng và gây gỗ với những người bạn mới. Ernest mô tả bà giống một hoàng đế La Mã…

Tôi vừa viết bản tóm tắt nội dung câu chuyện “A Strange Enough Ending” như trên . Từng chứng kiến những bất đồng của họ, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến một kết thúc như vậy…

Hemingway  mất người bạn tâm giao Gertrude khiến tôi băn khoăn và quyết định đến nhà Stein…

Buổi chiều. Paris lạnh buốt theo những cơn gió thấm đẩm hơi sương. Từ các lối đi lát đá trong khuôn viên Đại học Sorbonne, tôi bước ra khỏi cổng trường, ngang qua các quán cà phê nhỏ đông khách. Một cảm giác khác lạ không thể diển tả, nhưng chắc chắn không do thời tiết. Tôi nhớ lần đầu đến căn phòng Stein trong không gian ấm cúng, tràn ngập tiếng cười và những cuộc thảo luận triết học, nghệ thuật bất tận, khác hẳn lần nầy … 

Khi đến trước cánh cửa lớn nhà Gertrude Stein, cảm giác hồi hộp xen lẫn một chút lo âu trỗi dậy trong tôi. Tôi ngập ngừng một lúc trước khi gõ cửa…Không giống những lần được đón chào nồng nhiệt như trước đây, lần này, tôi nhận ra không khí đã thay đổi. Cô hầu gái quen mặt ra mở cửa, lặng lẽ mời tôi vào, không một lời chào hỏi. Stein ngồi nghiêm nghị trên ghế bành, ánh mắt lạnh lùng đầy kiêu hãnh. Mặc dù không còn trẻ , quanh bà vẫn toát ra một quyền lực nào đó, khác xa với hình ảnh thân thiết hôm nào.

" Kính chào…"  tôi lên tiếng, vẻ bình tĩnh.

Stein không đứng lên đón khách như thường lệ mà ra hiệu bảo tôi ngồi. Nhìn thẳng vào tôi, ánh mắt bà sắc lẹm như muốn thăm dò ý định của tôi.

" Trác Bạt …" Stein lên tiếng. "Đã lâu không gặp. Đến có việc gì không ? ”

 

Căn phòng trở nên ngột ngạt, nhưng tôi vẫn giữ ý định :

" Không biết bà Stein có thì giờ trò chuyện như những lần trước không ? Chúng ta từng có nhiều lần đối thoại thú vị. Tôi hy vọng lần này cũng được như vậy."

Stein cười nhẹ, nụ cười không mấy thân thiện.

            "Thú vị ?...Thời gian trôi qua…nhiều thứ thay đổi…"

 

Bà vừa nói chậm và kéo dài từng tiếng vừa nhìn thẳng vào tôi, rồi hỏi tiếp :

" Trác Bạt nghĩ sao về những biến đổi ? "

" Chỉ là quy luật tự nhiên,” tôi nói “ nhưng tôi vẫn mong nó không đến vào lúc nầy. Những kỷ niệm vẫn còn trong tôi ."

 

Stein không trả lời ngay, bà nhấp một ngụm trà, mắt nhìn xa xăm.

" Kỷ niệm chỉ là kỷ niệm. Quan trọng là hiện tại. Hiện tại trước mắt… là một thế giới khác. Tôi đã không còn giống như trước… Trác Bạt cũng vậy."

 

Đúng là một hoàng đế La Mã không còn quan tâm đến những chuyện nhỏ nhặt trong quá khứ. Vậy là chuyện của tôi và Gertrude Stein không còn gì để nói…Tôi có ý định chào từ giả ,bà lại nhếch môi lái câu chuyện qua một hướng khác :

"Tình bạn giữa đàn ông và phụ nữ vĩ đại không bao giờ đơn giản. Hemingway và tôi cũng từng nghĩ như vậy. Và giờ thì sao ? Trác Bạt biết chứ ?  "

 

Câu hỏi Stein thốt lên khi nhắc đến Hemingway nghe thật chua cay và cũng đầy  tiếc nuối. Mặc dù tình bạn thực sự của họ đã kết thúc, nhưng việc Hemingway vẫn lui tới nhà Stein thế nào vẫn còn ẩn chứa một căng thẳng vô hình nào đó. Tôi quay nhìn Stein, cẩn trọng vào chuyện như sợ làm tổn thương những ký ức đẹp trong bà:

" Gertrude, hy vọng tôi không làm phiền bà. Tôi nhớ căn phòng này tràn đầy tiếng cười và những cuộc trò chuyện giữa bà và Hemingway trước đây. Thật tiếc cho những điều đã qua..."”

 

Stein nhìn tôi, đôi mắt dịu lại, như hiểu được lý do tôi muốn nói. Tôi từng chứng kiến nhiều lần gặp gỡ đầy cảm hứng của hai người.Những khoảnh khắc ấy vẫn luôn ám ảnh tôi...

Bà nhấp một ngụm trà, giọng trầm thấp nhưng đầy kiên định :

" Quan hệ nào cũng có bắt đầu và kết thúc.Một người tài năng như Ernest luôn luôn muốn đi theo con đường riêng..."

" Nhưng những gì các vị đã chia sẻ, chẳng lẽ không còn lại chút gì sao ? Hemingway đã từng nói rằng bà là người dẫn dắt ông  trên những bước đầu..."

Stein cười nhẹ,như thấu hiểu và chấp nhận tất cả. Bà đặt tách trà xuống bàn.

"Ernest là người tiếp thu nhanh nhạy  và cũng nhanh chóng muốn rời xa những người cậu ta cảm thấy không còn cần thiết cho hành trình của mình. Bản chất người nghệ sĩ là vậy, tôi không trách gì Ernest. Bước vào con đường nghệ thuật là một hành trình đơn độc. Người đồng hành  đôi khi chỉ là tạm thời."

 

Căn phòng yên tĩnh trở lại. Tôi nhìn quanh. Những bức tranh của Picasso, Matisse dường như cũng chìm trong lặng im. Nhớ những lúc họ chuyện trò vui vẻ,Hemingway sôi nổi còn  Stein thì điềm tĩnh…

" Gertrude," tôi nói, " Những tan vỡ giữa các nghệ sĩ nổi tiếng thật đáng sợ…” .

" Đó là cách mọi thứ diễn ra trong thế giới này. Đừng buồn, chỉ cần nhớ rằng, những mối quan hệ dù ngắn hay dài, đều có giá trị của nó. Và tôi sẽ không bao giờ quên những điều Ernest mang đến cho cuộc đời và nghệ thuật của tôi, cũng như tôi đã mang đến cho cậu ấy."

 

Rõ ràng việc chia tay người bạn tâm giao của Gertrude Stein thật đáng tiếc ,nhưng là một phần tất yếu của cuộc sống nghệ thuật. Chúng tôi nhắc lại vài kỷ niệm của những tháng ngày sôi động, nhưng không nói gì thêm về Hemingway. Ra khỏi cửa, tôi có cảm giác mình đã chạm vào trang cuối cùng của một chương cuối trong một câu chuyện dài .Paris vẫn tấp nập người qua lại, nhưng một phần của thế giới ấy đã mãi mãi thay đổi trong tôi....

 

Trở về ký túc xá, tôi ghi lại một vài cảm tưởng và  nhờ Donovan trao lại cho Ernest…

Tôi nhấn mạnh chi tiết nổi bật trong chương "A Strange Enough Ending". Ernest đang ngồi trong phòng đợi, bỗng nghe tiếng Stein từ tầng trên van nài một cách tuyệt vọng, nói với người tình đồng tính của bà, Alice B. Toklas, những lời cầu xin đầy xúc cảm. Giọng van xin của Stein thể hiện sự yếu đuối và bị tổn thương. Hemingway có mặt vào khoảnh khắc đó khiến ông bị sốc nặng , gây ra rạn nứt sâu sắc trong mối quan hệ với Stein. Ông quyết định rời đi ngay, với cảm giác không còn gì để níu kéo…Mối quan hệ mang tính biểu tượng của họ không còn nữa.Cuối cùng, tôi nghĩ rằng tình bạn giữa các nhà văn vĩ đại thường rất hiếm có, nếu có cũng rất mong manh.

Về ý nghĩa văn học, theo tôi, trong chương này, Hemingway phản ánh một sự chuyển đổi lớn trong cuộc sống và sáng tác khi ông bắt đầu tách mình ra khỏi ảnh hưởng của những nhà văn hiện đại khác. Điều này đánh dấu sự tự do về mặt sáng tác, nơi ông tiếp tục phát triển phong cách riêng, rời xa những thử nghiệm táo bạo do Stein dẫn dắt.

Với cuộc viếng thăm và phỏng vấn Gertrude Stein của tôi, bà nhắc đến tình bạn tâm giao với Hemingway. Bà nhận ra những thay đổi rõ rệt ở Ernest từ cách nói chuyện đến cả thái độ ứng xử . Bà tỏ ra tiếc nuối nhưng sẳn sàng chấp nhận thực tế.Tình bạn của họ không còn như trước. Ernest đã bước sang một giai đoạn mới trong sự nghiệp . Theo bà nghĩ,chính sự thành công với lòng tự tin ngày càng tăng trong sáng tác, đã làm Hemingway rời xa tất cả …và đánh mất một phần bản sắc của mình..

Nếu cần một góp ý cho Hemingway, tôi nghĩ Ernest có thể cân nhắc một cách nhìn nhận khác về mối quan hệ với Stein – thay vì xem nó như một sự thất bại, hãy coi đó là một giai đoạn cần thiết trong hành trình sáng tạo. Stein đã giúp định hình phần nào phong cách của Ernest trong những bước đầu, tình bạn ấy vẫn là một phần quan trọng trong cuộc đời ông. Ông nên phản ánh nhiều hơn về ảnh hưởng của Stein đến thành quả sang chói của mình,. Điều này sẽ mang lại công bằng cho mối quan hệ giữa họ và giúp độc giả hiểu rõ hơn về những giai đoạn thay đổi lớn trong sự nghiệp văn chương của nhà văn…

 

Gainesville  tháng 9 /2024

 

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 61
Ngày đăng: 31.10.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về miền trú ẩn (phần cuối) - Đỗ Nguyễn
Quần-đảo-tráo-tên (Trường ca thời sự - Kỳ 3: Chương 4: Hải lý) - Đỗ Quyên
Về miền trú ẩn (Phần 15) - Đỗ Nguyễn
Quần-đảo-tráo-tên (Trường ca thời sự - Kỳ 2: Chương 3: Kim chỉ nam) - Đỗ Quyên
Quần-đảo-tráo-tên (Trường ca thời sự - chương 1: phương hướng) - Đỗ Quyên
Hình bóng biển trời (tiếp theo Chương 13) - Phan Tấn Uẩn
Về miền trú ẩn (Phần 14) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng biển trời (Tiếp theo chương 12) - Phan Tấn Uẩn
Về miền trú ẩn (Phần 13) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (Phần 12) - Đỗ Nguyễn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)