Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
29.137 tác phẩm
2.769 tác giả
536
126.861.450
 
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793]
Hồ Bạch Thảo

 

Chương 9.

Cochinchina (Nước Việt Đàng Trong)

 2. A rebellion, and the murder of the king-Conquest of Tung Quin-Conduct of Chinese general.

(Cuộc nổi loạn và giết Vua-Chinh phục Đông Kinh-Hành vi của vị tướng Trung Quốc.)

 

Vào năm trị vì thứ 35, Tây lịch 1774, Chúa Nam Việt Caung-shung [ Nguyễn Phúc Thuần] (1) bấy giờ 50 tuổi, thình lình có cuộc nỗi loạn tràn ngập thành phố Quin-nong [Qui Nhơn]. Đứng đầu cuộc nỗi loạn bởi 3 anh em: Người anh trưởng tên là Yin-yac [Nguyễn Nhạc] là một tay buôn giàu có, buôn bán rộng rãi với người Trung Quốc và Nhật Bản; người em thứ hai là Long-niang [Nguyễn Huệ] (2) là một tướng lãnh cao cấp, bậc chỉ huy vỉ đại; người em thứ ba là một tu sĩ. Họ tạo nên một tình trạng nguy hiểm, kết nối bởi giàu có và quyền lực quân sự cùng ảnh hưởng trong lòng dân chúng. Nhưng về phía nhà Chúa thì chống cự yếu ớt bởi cơ chế bệnh hoạn và bản tính lười biếng, từ lâu ngai vàng chỉ dựa vào quyền thần mà phần lớn là hoạn quan. Ngoài ra hoàn cảnh lúc này có xu hướng thuận lợi cho lãnh tụ nỗi dậy; sự áp đặt thuế khóa gây nên bất mãn trong lòng dân chúng. Bước đầu tiên chiếm được, là những dịp tịch thu tài sản của tay chân nhà Chúa, bảo đảm an ninh cho mọi thành viên gia đình hoàng gia, nhưng tất cả những kẻ rơi vào tay họ đều lập tức bị giết. Thành phố Sai gon [Sài Gòn]? (3) được cho là có lợi cho mục đích lật đổ chính quyền. Một đạo quân đến đó đánh, tường thành san bằng xuống đất, hơn 20.000 dân dùng gươm. Xét xử và hành quyết thi hành khắp mọi vùng đất nước, với tội giả vờ hoặc âm mưu thực chống lại kẻ bạo loạn. Những điều nêu trên, không có biện pháp nào chưa được thử nghiệm, không có dịp nào được bỏ qua và trở nên phổ biến. Những thương gia giải trí xa hoa, lễ hội, pháo hoa; tướng lãnh làm vui quân lính; nhà tu thắng thế Giáo sĩ tuyên bố sự bất cẩn của quần chúng; về sắc lệnh của tien [tiên] sẽ truyền cho ba ngôi quí, thành nhà cai trị tương lai.

 

Bọn chúng sắp xếp phạm vi cầm quyền tương lai cho đất nước. Yin-yac [Nguyễn Nhạc] cai trị hai vùng Chang [Quảng] và Don Nai [Đồng Nai]; Long-niang [Nguyễn Huệ] cai trị Huế là nơi biên thùy với Đông Kinh; người em út là tu sĩ đứng đầu cả nước Nam Việt. Qua sự sắp xếp này Yin-yac [Nguyễn Nhạc] đã khôn khéo đẩy người em Long-niang [Nguyễn Huệ] vào giữa y và Đông Kinh, nước này lúc bấy giờ khá cường thịnh. Long-niang [Nguyễn Huệ] mới đặt chân đến kinh thành Huế, lại tìm dịp gây chuyện với Vua Đông Kinh, nước này triều cống Vua Trung Quốc. Vua nước này thực tế sắp xếp giống như người Trung Quốc, thiếu khả năng đương đầu với đạo quân có kỷ luật cao và dũng cảm của phe nỗi loạn. Vua bỏ quân lính trong cuộc giao tranh đầu tiên, rồi chạy sang Bắc Kinh cầu xin sự giúp đỡ của Vua Trung Quốc. Bấy giờ Vua Càn Long, Trung Quốc, mới thành công trong việc chinh phục Tây Tạng và đảo lớn Formosa [Đài Loan] tin rằng quân đội họ không thể chiến bại; với chút ít khó khăn, có thể đuổi quân phản loạn ra khỏi Đông Kinh, vãn hồi pháp luật, lấy lại chủ quyền cho ngai vàng.

 

Với cách nhìn trên, ông ta ra lệnh cho Phó vương Can ton [Quảng Châu] lập tức dẫn 10.000 quân chinh phạt. Long-niang [Nguyễn Huệ] dựa vào thám báo biết được tất cả hoạt động của đạo quân này. Xác định được tuyến đường quân địch tiến, y chía đội ngũ cướp bóc phá hủy làng phố dọc con đường sẽ đi qua, khiến đất nước bị tiêu hủy. Đạo quân Trung Quốc trước khi đến được Đông Kinh, đau khổ vì thiếu lương thực, buộc phải rút lui.

 

Chỉ huy quân nỗi loạn là tướng lãnh giỏi hơn người bạn của chúng tôi, Foo Chang Yong [Phúc Khang An] ( tôi đã gặp, tại triều đình Bắc Kinh) (4), người chỉ huy đạo quân Trung Quốc này. Y tiếp tục cho quấy rối tại phía sau khi quân Trung Quốc rút lui; ngoài ra cuộc hành quân thảm bại bởi mệt nhọc, đói khát; mất khoảng dưới 50.000 quân, tuy không đánh một trận tổng quát nào (5). Quân còn lại của Foo Chang Yong [Phúc Khang An] rút lui hàng trăm dặm trở về Can ton [Quảng Châu]; viên Phó vương này mất tiếng tăm và chắc chắn là sự ô nhục, y kết luận rằng bước khôn ngoan nhất là nên thương thảo với phe nỗi loạn. Long niang [Nguyễn Huệ] ước tính cách ứng xử của kẻ chinh phục, bèn tuyên bố một cách hùng dũng rằng theo ước nguyện của trời và lòng dân đã lấy được ngai vàng Đông Kinh, quyết tâm duy trì quyền lực đến chỗ cực điểm cuối cùng; có 200 ngàn quân tại Đông Kinh và rất nhiều tại Nam Việt sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng. Tuyên bố thêm bây giờ ông ta không phải là Long niang [Nguyễn Huệ], kẻ nội loạn, vì đã dành được vương miện, niên hiệu là Quang Tung [Quang Trung], Vua hai nước Đông Kinh và Việt Đàng Trong.

 

Viên Phó vương Quảng Châu kém chuẩn bị chống lại luận điệu đề cao của kẻ phản loạn, nhưng không để thời gian mất đi vì sự cân nhắc. Foo Chang Yong [Phúc Khang An] là một quân nhân tồi, bởi không đủ can đảm và tài ba về quân sự; nhưng y là tay đầy khôn ngoan. Tài sản và danh vọng của y đang bị đe dọa, y bèn xuống nước để chơi một ván bài tuyệt vọng. Y gửi sứ giả đến kinh thành Bắc Kinh phúc trình với nhà Vua về thành công tuyệt vời của chiến dịch, sau khi kể lại một vài trận đánh chưa hề xãy ra, chứng tỏ quân đội của Hoàng đế luôn được biểu thị là chiến thắng. Rồi làm chứng cho sự dũng cảm của kẻ thù; giả bộ công bằng, hợp lý trong việc nên trao vương miện mà Vua cũ [Chiêu Thống] đã từ bỏ, cho đối thủ phẩm chất xứng đáng hơn và được sự kính trọng mà mọi người dành cho y. Tóm lại, y đã đưa ra ý kiến ​​rằng nên mời Quan-tung [Quang Trung] đến triều đình Bắc Kinh để như thường lệ y tỏ lòng tôn kính. Để trừng phạt Vua cũ giữ ngai vàng tại Đông Kinh [Chiêu Thống], đề nghị cùng lúc bắt làm quan nhỏ trong một tỉnh tại Trung Quốc để bồi thường cho việc mất Đông Kinh.

Triều đình nhà Thanh chấp nhận lời đề nghị của Phó vương. Vua chạy trốn Đông Kinh số phận cũng giống như trường hợp Federigo of Naples (6), khi Vua Louis nước Pháp tạo ra Duke of Anjou; phải từ bỏ vương miện, nhận chức quan nhỏ của Trung Quốc. Sau khi triều đình gửi văn thư mời Quang-tung [Quang Trung] đến Bắc Kinh; tuy nhiên tướng Quang-tung cảnh giác nghĩ rằng có thể là trò lừa của viên Phó vương mưu bắt ông ta; đương nhiên không tin viên tướng đã bị đánh bại nhục nhã, vẫn còn ngờ mưu mô y đeo đuổi. Nhưng sau khi tham khảo với một trong những viên tướng tin cậy, họ đồng ý rằng viên tướng này sẽ đi sang kinh đô Trung Quốc, giả bộ là Vua Tung-quin [Đông Kinh] và Cochinchina [Nam Việt]. Ông ta nhận được danh dự xứng đáng tại sân đình Bắc Kinh, ban cho quà tặng, xác nhận là Vương Tung-quin [Đông Kinh] và Cochinchina [Việt Đàng Trong], trong tương lại được triều cống Vua Trung Quốc. Khi Vua giả trở về Huế, Quang-tung [Quang Trung] cảm thấy bối rối lớn cho việc phải làm sau này; nhưng biết rằng vụ việc không thể giữ bí mật vì có nhiều người chứng kiến, nên ông ta bày chuyện để giết người bạn và đồng bọn; đó là biện pháp duy nhất và chắc chắn để ngăn cấm trò lừa ông ta đã chơi hoàn toàn thành công, khỏi bị Vua Trung Quốc khám phá; sự việc xãy ra vào năm 1779 [ chép sai năm, sự kiện thực sự xãy ra vào năm 1790].

 

Đối với những người quen với  nhân vật Trung Quốc và cách làm việc của nhà nước này có chút ít ngạc nhiên rằng một vị chỉ huy quân đội có thể chuyển đến triều đình tối cao Bắc Kinh những báo cáo sai về tiến quân. Tại đây cơ hội có lợi cho sự giả dối thoát khỏi sự phát hiện; công trạng quân sự không có cách đo lường nào khác ngoài sự thành công; và  hậu quả của một sự đảo ngược được xác định trên sợi dây cung; sự thật khó có thể được mong đợi đưa ra từ ngòi bút của người phải kể câu chuyện về thảm họa của chính mình. Vô ích khi Kien-lung [Càn Long] và Kia-king? thỉnh thoảng tuyên bố trừng phạt những tướng lãnh báo cáo láo những chiến trận chưa thực sự đánh, những chiến thắng chưa bao giờ thu hoạch được. Tòa án quân sự tại Bắc Kinh lúc bấy giờ xa xôi không nhận được sự thực, cũng như là tiền nhân họ 2000 năm về trước. Hèn chi Foo Chang Yong [Phúc Khang An] ở nơi xa cách 2.000 dặm, một quốc gia hoang dã ít thường xuyên lui tới; đã đặt điều với triều đình và sự lừa dối không bị phanh phui!

 

Chú thích:

1.Tác giả nhầm năm trị vì của Chúa Nguyễn Phúc Thuần với Vua Lê Hiển Tông miền Bắc. Vào năm 1774, Lê Hiển Tông trị vì 35 năm, riêng Chúa Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi năm 1765, bấy giờ mới được 9 năm.

2.Theo chính sử, Nguyễn Lữ là em thứ hai, Nguyễn Huệ là em thứ ba.

3.Theo chính sử, thành phố phe nỗi dậy đầu tiên chiếm được là Qui Nhơn chứ không phải là Sài Gòn.

4.Theo chính sử, Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang quân sang đánh An Nam, còn  Foo Chang Yong [Phúc Khang An] thay chức sau khi Tôn Sĩ Nghị thua. Tác giả Sir John Barrow tiết lộ đã gặp Phúc Khang An tại Bắc Kinh năm 1793.

5.So với chính sử đoạn này ghi thiếu chính xác, không đề cập đến chiến thắng của Vua Quang Trung tại thành Thăng Long.

6. Federigo of Naples: là vị Vua cuối cùng của Naples, trị vì từ năm 1496 đến năm 1501.

 

 

 

 

 

Hồ Bạch Thảo
Số lần đọc: 88
Ngày đăng: 26.02.2025
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đỉnh núi cao biết hát – The Mountains sing - Đào Như
Thi nhân văn nhân họa nhân là con người sáng tạo - Võ Công Liêm
Về Huế qua thơ văn của thế hệ kế thừa - Trần Kiêm Ðoàn
134. Lê Dụ Tông [1705-1728] (3). - Hồ Bạch Thảo
133. Lê Dụ Tông [1705-1728] (2). - Hồ Bạch Thảo
132. Vua Lê Dụ Tông [1705-1728]. - Hồ Bạch Thảo
Một đêm mùa hè - Thân Trọng Sơn
Cảm xúc ùa về nhân mùa Giáng Sinh - Hoàng Thị Bích Hà
Vài giai thoại về lễ Giáng Sinh có thể bạn chưa biết - Thân Trọng Sơn
Gạo vẫn chày tư - Từ Sâm
Cùng một tác giả
Biển Giao Chỉ (lịch sử)
109. Vua Lê Uy Mục. (tiểu luận)