Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
29.137 tác phẩm
2.769 tác giả
537
126.861.057
 
Áo Dài Việt Nam & Tà áo lụa bay trên đất Ý
Elena Pucillo Truong

 

   (  Trả lời phỏng vấn  trên báo Ngày Mới Saigon (Saigon New day) tập 3-2024)

 

  Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam. Từ chiếc áo dài trắng của các cô gái trẻ đi học - sự chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang tuổi thiếu niên cho đến chiếc áo dài màu đỏ trong các lễ cưới - đánh dấu sự khởi đầu của một gia đình.

 

Áo dài không chỉ đơn thuần là một loại trang phục dân tộc; nó còn chứa đựng cả một bề dày lịch sử truyền thống văn hóa, tính triết lý, những quan niệm về thẩm mỹ, nghệ thuật và tinh thần dân tộc của người Việt Nam.

Dưới đây là những chia sẻ về Áo dài của Nhà văn Elena Pucilo Truong (Italia)

  • Bà bắt đầu yêu Áo dài từ khi nào?
  • Có lẽ từ khi gặp chồng tôi- Nhà văn Trương Văn Dân.

Mấy mươi năm trước, lúc mới quen chồng tôi, khi đó là một chàng sinh viên Việt mới sang Ý du học, anh đã kể cho tôi nghe rất nhiều điều về Áo dài: Thời sinh viên, nhiều lần anh chạy xe đạp ra cổng trường nữ trung học lúc tan trường để chờ …ngắm các nữ sinh. Đó là một biển người thướt tha trong chiếc áo dài trắng tinh khôi cùng với mái tóc huyền tung bay theo gió. Được anh cho xem những hình ảnh này, đến giờ vẫn còn làm tôi xúc động  khi nhìn thấy các nữ sinh mặc áo dài trắng, thong thả dắt chiếc xe đạp trước cổng trường.

Tôi cũng có chiếc áo dài đầu tiên của mình khi về Việt Nam lần đầu để tổ chức đám cưới vào năm 1985. Mấy năm sau, đi dự đám cưới của hai người bạn Ý ở Milano, tôi cũng thấy cô dâu mặc áo dài mà cô đã rất thích và đặt may trong một chuyến du lịch ở Việt Nam. Dù Áo dài chỉ có một màu hay được thêu những hoa văn tuyệt đẹp – chiếc áo vẫn khiến người mặc luôn lịch sự và quyến rũ.

Giờ đây, dù đã có rất nhiều năm sống ở Việt Nam nhưng tôi không lúc nào không hâm mộ chiếc Áo dài truyền thống của đất nước này.

  • Theo bà, Áo dài có những nét độc đáo như thế nào?
  • Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam. Từ chiếc áo dài trắng của các cô gái trẻ đi học - sự chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang tuổi thiếu niên,  cho đến chiếc áo dài màu đỏ trong các lễ cưới - đánh dấu sự khởi đầu của một gia đình.

 

Trong các buổi lễ quan trọng  hay tham dự một bữa tiệc, khi trên người có mặc Áo dài, người phụ nữ nào cũng cảm thấy mình như một “bà hoàng”, bởi trên chiếc áo có tất cả sự phong phú của các đường thêu, màu sắc luôn thay đổi tùy theo tính chất và đặc tính của vải.  Và đây, chỉ cần một cơn gió là 2 tà áo múa may uyển chuyển, như trình diễn những vũ khúc của ánh sáng và những tia phản chiếu.

Thoạt nhìn, trông Áo dài cũng tương tự như các loại trang phục của các đất nước Á châu khác; thế nhưng, khi có gió hay người mặc nó chuyển động, hai tà áo sẽ bay bay, làm bước đi của người phụ nữ thanh thoát và uyển chuyển hơn- đây là một trong những nét rất độc đáo của Áo dài.

Bà kỳ vọng gì về việc áo dài có thể sẽ trở thành một di sản trên thế giới?

Tôi đã có cơ hội đến thăm Bảo tàng Áo dài ở TPHCM ,và thấy những đặc điểm của trang phục truyền thống này đã thay đổi như thế nào theo thời gian.

Tuy thời trang có thay đổi nhưng vẻ đẹp của chiếc Áo dài vẫn lung linh và luôn được người nước ngoài đánh giá cao. Bản thân tôi đã tham dự một đám cưới ở Ý và chiếc áo của cô dâu trẻ người nước ngoài là một chiếc Áo dài có đính ngọc trai. Tôi tin rằng, Áo dài không chỉ là một chiếc áo, mà nó còn đại diện cho sự thanh lịch và vẻ đẹp của Việt Nam trên toàn thế giới, vượt qua thời gian và phong cách.

 

Cám ơn những chia sẻ của bà.

 

Nhà văn Elena Pucilo-  nguyên Giảng viên bộ môn Ngôn ngữ và Văn minh Pháp tại trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn TPHCM. Bà đã có nhiều bài viết về Áo dài.

Tập truyện“Một phút tự do”đã nhận được giải thưởng (năm 2015) của Hội Nhà văn TPHCM; cuốn truyện “Vàng Trên Biển Đá Đen” cũng được dịch ra Tiếng Việt và đoạt Giải thưởng dịch thuật của hội Nhà Văn TP. HCM (năm 2018).

Nguồn:

http://ngaymoisaigon.com/7570-Ao-dai-s%E1%BA%BD-vu%E1%BB%A3t-qua-th%E1%BB%9Di-gian-va-phong-cach

                              

           

 

                                      Tà áo lụa bay trên đất Ý

 

            Nhà văn Elena Pucillo Truong vừa có 2 buổi ra mắt sách Un lembo di seta fra i fiori di loto” ("Tà áo lụa giữa những cánh sen") thu hút nhiều khán giả là văn nghẹ sĩ và những người yêu sách yêu áo dài tại nước Ý.

          “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” lời bài hát “Để gió cuốn đi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly đã mở đầu chương trình ra mắt sách, hút hồn các khán thính giả.  Đặc biết nhà văn Elena Pucillo Truong mặc áo dài và 2 người dẫn chương trình đội chiến nó là Việt Nam đã tạo nhiều cảm xúc cho không khí hội trường và lan tỏa đến nhiều bạn bè Việt Nam.

Trên trang web phát hành sách, Amazon đã nhận xét: “Elena Pucillo Trương không chỉ nói về cuộc sống đời thường trong xã hội Việt Nam đương đại mà còn có nhiều suy ngẫm về một đất nước đang phát triển nhanh chóng và tuy ở rất xa nhưng có một nền văn hóa rất giống văn hóa Ý.”

 Trước đó nhà văn Trương Văn Dân cũng có 4 buổi giới thiệu  tác phẩm  Ultima Promessa (Ước hẹn cuối cùng ) tại trung tâm văn học thi ca Cenacolo Sant’Eustargio, trung tâm văn hóa La Conca Fallata (Milano), hiệp hội Luca Coscioni tại CAM Scaldasole Milano. Đây là quyển tiểu thuyết nói về Tình yêu, tình bạn và tình người, có nhiều trích dẫn về văn hoá,  triết học, tôn giáo và có nhiều đối thoại  nhằm giới thiệu văn hóa và lịch sử Việt Nam.

 

 

Elena Pucillo Truong
Số lần đọc: 63
Ngày đăng: 11.03.2025
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhà thơ Hữu Loan với Chùa Quê ở một “Vùng quê cổ tích” - Nguyễn Anh Tuấn
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793] - Hồ Bạch Thảo
Đỉnh núi cao biết hát – The Mountains sing - Đào Như
Thi nhân văn nhân họa nhân là con người sáng tạo - Võ Công Liêm
Về Huế qua thơ văn của thế hệ kế thừa - Trần Kiêm Ðoàn
134. Lê Dụ Tông [1705-1728] (3). - Hồ Bạch Thảo
133. Lê Dụ Tông [1705-1728] (2). - Hồ Bạch Thảo
132. Vua Lê Dụ Tông [1705-1728]. - Hồ Bạch Thảo
Một đêm mùa hè - Thân Trọng Sơn
Cảm xúc ùa về nhân mùa Giáng Sinh - Hoàng Thị Bích Hà
Cùng một tác giả
Mùi thơm buổi sáng (truyện ngắn)
Một phút tự do (truyện ngắn)
Thư viết cho mẹ. (truyện ngắn)
Trị liệu nhóm (truyện ngắn)
Dải ruy băng màu tím (truyện ngắn)
Niềm Vui Sống (tạp văn)
Một chút hạnh phúc (truyện ngắn)
Mèo con lạc lõng (truyện ngắn)
Những trang sách cũ (truyện ngắn)