SỢI CHỈ DOC & SỢ CHỈ NGANG
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trươc gió biết vào tay ai.
Mượn ca dao để nói về thơ.Ở đây,em chính là thơ.
Vì vậy thơ cũng chính là tấm lụa đào.Dệt vãi là phải dùng sợi,có sợi dọc cùng với sợi ngang.trongVĂN TÂM ĐIÊU LONG ,LƯU HIỆP đã cho thơ được dệt băng sơi chỉ tư tưởng và tình cảm với sợi chỉ kia là ngôn ngữ và bút pháp.
Hình tượng này âu yếm thơ hơn là dùng phạm trù hình thức nôi dung khi đụng chạm đến thơ.
Quy luật và phạm trù là sản phẩm của triết học phương Tây,bắt nguồn từ HY LẠP CỔ ĐẠI dẫn dắt đến CHÂU ÂU NGÀY NAY mà tiêu biểu là triết học ĐỨC.Bình giảng tác phẩm nghĩa là phân tích hai phần chính: hình thức _nội dung.Ở trường học, dạy cho học sinh,sinh viên hể nói đên Đại ý,tư tưởng ,tâm lý nhân vật là được liệt vào nội dung,nói đếnthể lọai ,cách dùng từ ,ẩn dụ,hóan dụ, cách mô tá...là kê vào phần hình thức.
Bình giảng theo khái niệm triết học phương tây that chưa thỏa đáng,thậm chí làm đảo ngược giá tri của tác phẩm văn học.Do vây có một thời chỉ cần minh họa khẩu hiệu đấu tranh ,lập tức cuốn sách ấy được khen thưởng.Ai cũng biết răng khong phải vì nội dung nêu ra thuyết tài mệnh tương đố,bất công cay nghiệt của chế độ phong kiến ma TRUYÊN KIỀU trở thành tuyệt tác .Vậy trong lãnh vực văn học có nên chắc chắn nội dung quyết đinh hình thức không?
Nếu không có hơn ba ngàn câu thơ lục bat tài hoa của NGUYỄN DU,Phải Chăng ai nhớ câu chuyện ĐỌAN TRƯỜNG của THÚY KIỀU với bi kịch phổ biến ngàn đời ấy?!Dù vậy vẫn không thỏa đáng nếu nói hinh thức quyết định nội dung.
Hơn nữa,tâm thức của phương Đông,bậc hiền triết thường nói;<âm nhi dương>,trong âm có dương,vừa là âm, vừa là dương;âm dương chuyển hóa cho nhau.Từ đó có thể nói rằng trong nội dung có hình thức,trong hình thưc co nội dung,và sẳn sàng thay thế cho nhau trong diễn biến của tác phâm văn học.Phân tích cứng ngắt về nội dung và hình thức sẽ biến tác phẩm văn học thành món dồ vật máy móc.
Trong bài thơ trăng thu sông trà ( trà giang thu nguyệt ca ) ,CAO BÁ QUÁT cảm nhận trăng: trăng sông Trà! /đêm nay vì ai mà trong veo. Trăng ở đây sáng vì cảnh biệt ly,trăng hiện ra trong chén rượu vi quyến luyến /.Rỏ ràng CAO BÁ QUÁT dùng hinh thức (hình tương trăng sáng) để quy định nội dung ( tình người ly biệt ) .Không ai cam đoan là nói đến BIỆT LY thì phải mô tả trăng sáng .Phải chăng Biệt Ly và Trăng Sáng đều vừa là hinh thức vừa là nội dung của bài thơ ?!
Cho nên NGUYỄN VĂN SIÊU nói về làm thơ dùng khái niệm Cái bên trong và cái bên ngòai,cái bên trong là tư tưởng,tinh cảm;cái bên ngòai là dùng từ;hình tượng;vần điệu…….. .;<cái tô sức ở bên ngòai thì bên trong tàn tạ; cái vun đắp ở bên trong,thì bên ngòai tốt tươi > như vậy pham trù hình thức và nội dung qúa giản đơn,qúa chật chội để cảm nhận về thơ.Còn vẫn muốn sử dụng nó, thì chỉ còn là trương hơp riêng lẽ nào đó mà thôi.
Tấm vải văn học ,tấm lụa đào của thơ phải dệt bằng sợi chí ít nhất là hai sợi dọc và ngang. Sợi chỉ tư tưởng ,tình cảm cũng có chất liệu bên trong,bằng sơi bông,hay sợi ny long.. và bên ngòai là nhuộm màu gì,đen;trắng;đỏ..và sơi chỉ bút pháp cũng thế.
Tóm lại, 1500 trước LƯU HIỆP chỉ ra cách làm thơ công phu như dêt lụa,đó là tấm lụa đào của tâm linh.
Tấm lụa đào rơi vào tay ai là một chuyện khác./.
THỤ TRIẾT TRANG,MUNG 9 TẾT BINH TUẤT
06 /02 /2006
……CÂY SÂY CÓ TRANG ĐIỂM
Gần đây sách văn học được qủang bá bằng phương pháp tiếp thị của hàng hóa tiêu dùng hàng ngày,lạm dụng kích thích ký ức của đám đông,chạy theo khẩu vị,thậm chí cả phanh áo ngực,vén váy. . .để lôi cuốn người đọc.Món ăn tinh thần được đồng hóa với gà rán,thức ăn nhanh.Thẩm mỹ tâm linh bị đồng hóa với mode áo quần,kiểu tóc ,thậm chí cả với đôi chân dài.
Triết gia Pháp BLAISE PASCAL từng nói:<<con người là cây sậy yếu ớt,nhưng là cây sậy có tư tưởng>>,bây giờ có thể nói lại: con người là cây sậy mặc áo giáp ,cây sậy có trang điểm!Phải chăng đây là tiến bộ ,phát triển thật sự?
Nhiều người cho rằng hiện tượng này là đêm trước của ĐẠI HỒNG THỦY.
Những trang viết mô tả cái bên ngòai càng chi tiết càng đươc quảng bá. Người ta không thể mô tả con gà bao nhiêu lông ;con người bao nhiêu tế bào mà gọi là tác phẩm văn học.Không thể tả tình bằng hành vi làm tình. . .Họ không hề mô tả vì cái đẹp,hoặc ẩn dụ nhằm khái quát một tư tưởng nào đó…
Gần đây SƠN TÁP nhà văn trẻ của Pháp,gốc TRUNG QUỐC,trong THIẾU NỮ ĐÁNH CỜ VÂY,rất thành công diễn tả xung đột nội tâm,thù hận,tình yêu,dục tính…Vượt lên trên tất cả là niềm tin vào trái tim người.Người sĩ quan gián điêp trước tình thế tuyệt vọng nói với cô gái có đất nước bị xâm lược:em đừng sợ,anh sẽ theo em.Anh sẽ bảo vệ em ở thế giới bên kia!Hai người đã chết vì tự bắn,nhưng không thấy họ hèn nhát.Ho cho thông điệp đến những người cầm quyền chính cũng như tà.SƠN TÁP nêu bật tư tưởng tình yêu hóa giải hận thù.
Xa hơn một chút, HEMINHWAY trong NGƯ ÔNG VÀ BIỂN CẢ,mô tả rất sinh động diễn tiến cuộc vật lộn giữa người và biển cả,đồng thời nêu bật tinh thần của ông già nhân vật chính,qua lời tâm tình với con cá lơn vừa mắc câu:<< tao với mày đâu có óan thù gì nhau. . . rất may người ta chưa lên trời để câu các vì sao.>>
Làm người viết cần những tố chất gì để văn vừa hấp dẫn vừa có tư tưởng mới ? Trong lời tưa TRUYỆN KIỀU,MỘNG LIÊN ĐƯỜNG chỉ ra:<<TỐ NHƯ TỬ dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo,tả cảnh đã hệt,đàm tình đã thiết,nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi,tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời,thì tài nào có cái bút lực ấy.>>
Người cầm bút cần luyện tập để có con mắt trông cả sáu cõi;nghĩa là phải đo.c sách; du lịch ;đối thọai.(nhìn suốt không gian nhiều chiều);cộng với tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời; nghĩa là tự tại có trực cảm tâm linh,lòng bao dung có tâm thức.
Không thể vì phản kháng lọai học thuyết một chiều nào đó mà phủ định hàm lượng triết học,tư tưởng trong văn học.Sách văn học đích thực hay, cần quảng bá,nhằm nâng cao tâm thức,tâm hồn của độc giả .Ngược lại nhớ cho rằng dù quảng cáo,tiếp thị tinh vi đến đâu,cũng không giúp được cuốn sách ai đó tăng lên chất lượng văn học.
Không nên để thế hệ sau nhận định kinh tế thi trường ấu trỉ làm mục rữa văn học.
Giao thừa XUÂN BÍNH TUẤT
BÚT PHÁP __ HIỆN THỂ CỦA TÍNH LINH
CAO BÁ QUÁT nhận xét về những người làm thơ cùng thời :"Họ có thể viết hàng ngàn bài này bài nọ,ham được khoe nhiều,khong quan hệ gì đến tính linh cả".
Ngày nay,con tệ hơn thoi NHO HỌC ấy nữa,họ thôi dùng điển tích ươc lệ để sao chép lẫn nhau với đủ mọi hình thức.Nhà thơĐòan vỵ Thượng viết bài thơBỤI PHẤN,suốt hàng chục năm sau đó ,viết đến thầy học là cho từ bụi phấn vào,hoặc họ ăn cắp ý thơ,câu thơ của những bài thơ nổi tiếng.v.v…LÀM THƠ ĐỂ LÀM GÌ NẾU KHÔNG CÓ DẤU ẤN CÁ TÍNH,KHÔNG CÓ BÚT PHÁP RIÊNG,KHÔNG CÓ THONG ĐIỆP CỦA TÁC GIẢ.?!
Lời dạy của thi hào CAO BÁ QUÁT chỉ gói gọn trong hai chữ TÍNH LINH,(đọc theo phía Nam là tánh linh).V ậy tại sao làm thơ cần quan hệ đến tính linh?
Theo ĐÀO DUY ANH ;trong từ điển Hán-Việtđinh nghĩa bản tính thiêng liêng của con người là tính linh.Như vậy mỗi người đều có tính linh nếu không bị đè bẹp bởi tác động xã hội về tri thứcduy lý cực đoan(,luân lý và mỹ học.)Phải chăng có thể hiểu tính linh là cá tính xuất phát từ tâm linh.?
Thế giới tâm linh được làm phong phú nhờ nhận thức trực cảm,sự sáng suốt không kinh qua học vấn;không qua khoa hoc thực nghiệm.hiểu biết bằng tâm thức .NGƯỜI CẦM BÚT CẦU CÓ TÂM THỨC NHIỀU HƠN TRI THỨC Ở NHA TRƯỜNG.bởi vì tác phẩm không phải là sản phẩm công nghệ rập khuôn,không phải hàng tiêu dùng mau hỏng rẻ tiền.
Phải chăng một tác phẩm có quan hệ đến tính linh là diều kiện cần dể HAY. Tác phẩm ấy do một người có Tâm ,có long bao dung viết ra.Tác phẩm ấy do một người có cai nhìn tạo vật bằng Tâm thức khác xa cái nhìn thông thường bằng tri thức.Tác phẩm ấy do một người có gan viết thẳng ra đúng tư duy của mình.
Ở thế kỷ thứ 19,mà CAO BÁ QUÁT đã viếttrong bài thơ 'đối vũ" : mặt trời đỏ đi đằng nào / để dân đen than thở mãi .Hoặc:mười năm bàn đạo giao du,khó như tìm kiếm cổ/ một đời chỉ cuối đầu lạy hoa mai(thập tải luân giao cầu cổ kiếm//nhất sinh đê thủ bái mai hoa}
Tính linh cua CAO BÁ QUÁT LÀ NHƯ THẾ,còn những người cầm bút đến sau tiếp nối.được đến đâu?và cũng đừng quên phương pháp sử dụng ngôn ngữ là điều kiện đủ cho ra đời tác phẩm hay.Bút pháp là hiện thể của tính linh./.
THỤ TRIẾT TRANG.MUNG HAI TẾT BINH TUẤT
(30/01/006)