Nằm đơn độc trong khu nghĩa địa vắng vẻ, im ắng, mà người đi ngang thường ngộ nhận là lò nấu đường, lò bánh, lò gạch vì ống khói nó cao và nhã khói hơi nhiều . Khi người ta biết đó là nhà thiêu xác chết, thì nó lại hàm chứa sự chết và người ta càng ngại tiếp xúc.
Những người làm công việc nầy, xã hội cũ gọi họ là phu nhà táng, thuộc dạng thấp nhất trong chức bậc hạ lưu. Nó không có trong danh mục nghề nghiệp. Gần đây do đất chôn cất trong các nghĩa địa chật cứng, người ta đã chú ý tới họ, công việc thiêu người chết tương đối định hình, tên gọi "công nhân hỏa táng" bắt đầu được hình thành. Còn cái nơi họ làm việc thì có người gọi là nhà thiêu xác, nhà hỏa táng, ở đâu đó cao sang người ta gọi lịch sự hơn là Hòan Vũ. Nhưng chuyện ở đây xảy ra ở nhà hỏa táng Bình Kiều .
Trong căn nhà hỏa táng đó chỉ có ba con người, ông lão, một cậu và một cô. Ong lão thuộc loại xứ nay hiếm, đầu tóc bạc phơ, nhưng phong cách ung dung, khoẻ khoắn trên gương mặt không một nếp nhăn, suốt ngày trầm ngâm ít nói. Không ai biết ở đã đây từ hồi nào . Đã có nhiều người vào nhà táng nầy làm việc. Nhưng người làm lâu nhất cũng chỉ được một tháng. Vì họ không đủ can đảm tiếp tục cái " nghề" nầy. Chỉ có ba người nầy là ở lâu hết thảy.
Một buổi trưa, ba cha con ông lão nhà táng đang thực hiện công đoạn cuối cùng, lau chùi lại cái mặt một thi hài không thân nhân, mà người ta vừa mang đến từ bệnh viên, để chuẩn bị hỏa thiêu, thì tiếng còi vang lên inh ỏi. Một chiếc xe hơi bóng nhoáng loại đắc tiền, đổ ngoài cổng. Đoàn người từ hai bên hông xe bước ra mỗi người xách tay một túi xách, trông có sang trọng.
Ba cha con ông lão nhà táng đưa mắt dọ xem, thì anh cán bộ Hội chữ thập đỏ, người phụ trách nhà táng, tiến tới nói với ông lão :
- Hôm nay có nhóm văn nghệ sỹ ở Trung ương đi thực tế để tìm hiểu về công việc nhà hỏa táng... Họ cần gì, bác giúp đỡ họ... Đây là giấy giới thiệu của Trung ương Hội...
Ông lão hình như ít quan tâm đến những lời nói ấy, nháy mắt ra hiệu cho các con đẩy chiếc xe đưa thi hài vào lò thiêu.
- Khoan! khoan !... Xin cho được xem một chút !
Tiếng của ai đó trong nhóm bốn người khách lạ vừa bước vào.
- Thưa bác hai người nầy là ai vậy ? Chỉ vào một người đàn ông, anh tóc ngắn mang cặp kính cận hỏi:
- Ong nầy nguyên là quan chức, bị đuổi việc . Ông ta có tới 5 bà vợ, mắc bệnh SIDA không bà nào chăm sóc. Anh ta chết. Các bà vợ nạnh nhau, không ai chịu chôn cất. Các con của ông đã đem vào đây nhờ hỏa táng.
- Nhưng tại sao phải mang mặt nạ?
- Con người nầy chúng tôi phải trang điểm làm mặt gỉa cho y. Vì khi sống y là con người hai mặt.
- Thế còn người kia ?
- anh thanh niên trẻ nầy tôi chưa hề biết mặt, nhưng được biết lúc còn sống bị bạc đãi. Nghe nói anh chàng này từng bị đi lao động cải tạo, nhưng lần nầy cứu một em bé té sông . Anh ta biết lấy cái chết để chứng minh gía trị cho mình. Anh ta vẫn còn sống.Và nếu chết con người nầy phải được trân trọng, tôn vinh trang điểm cho đẹp...
Anh nhà văn thân hình dong dõng cao tóc ngắn mang cặp kính trắng lấy vội cuốn sổ ghi tốc ký lên trên đó .
Anh mập mạp, bụng to, đeo kính râm là đạo diễn có tên là Doãn Đơi. Nghe đâu anh ta có nhiều phim đạt giải . Hai cô gái là diễn viên, trong đó có một cô mới ra trường đang cần sự giúp đỡ của đạo diễn.
Họ đến đây tìm hiểu thực hiện bộ phim có tựa đề " Về cõi vĩnh hằng" do hãng phim tư nhân người Đài Loan đặt hàng.
Ông lão ra dấu cho hai đứa con chuyển thi hài vào lò thiêu. Mọi người nhìn xem hồi hộp theo dõi. Sau một hồi có mùi khen khét, khó chịu, càng lúc càng nồng nặc thêm. Hai cô diễn viên đưa tay bịt mũi, rồi chạy ra xe,quên cả túi xách tay. Anh đạo diễn thấy vậy cũng chạy theo. Chỉ còn lại nhà văn và ba cha con ông lão.
. Anh nhà văn bảo đạo diễn và hai cô cứ về thành phố, còn mình thì ở lại .cảm kích lòng trân trọng của khách ông lão đồng ý cho nhà văn ở lại tại nhà hỏa táng. Vì theo ông đây cũng là chuyện lạ. Vì xưa nay chỉ có duy nhất trường hợp nầy. Ong bảo thằng con trai dọn dẹp căn nhà dùng để các thố đựng tro xương cho mình, nhường căn phòng mình cho khách. Ong khách từ chối, chỉ xin được ở phòng chứa thố đựng tro xương.
Đêm ấy trong căn phòng chật hẹp chỉ có cái giường con của ông lão, hai người nói chuyện đến khuya. Đêm thanh vắng tiếng ồng lão trầm trầm.
- Đời người thế nào cũng có lúc đến đây. Đối xử tốt với người khác cũng tức là đối xử tốt với chính mình. Lúc còn sống còn phân biệt vương hầu khanh tước, thằng ở đứa ăn xin. Nhưng hễ nhắm mắt lại thì mọi người đều bình đẳng tất. Ở bên kia người ta không thích diệu võ giương oai. Hoặc gỉa có người thân chết mà lòng chưa chết, còn muốn đè đầu đạp cổ người khác, thì ở bện ấy cũng có những nhà cách mạng triệt tiêu họ... Chúng tôi ở đây là biên giới giữa hai cuộc đời - sự sống và cái chết.
- Có cuộc đời bên kia à ?!
- Gỉa dụ vẫn tin bên kia có một thế giới thì bên nầy tử tức bên kia sinh...
- Duy tâm quá không ? nhà văn vặn lại.
- Đương nhiên là duy tâm,rốt cuộc chẳng có địa ngục , thiên đàng nào cả. Nhưng cân nhắc thật kỹ đối với người sống, sinh và tử chính là một dấu hỏi thú vị làm cho người ta vừa sợ lại vừa thích thú ... Anh có đọc tiểu thuyết " Khoãng giữa cuộc đời"
- Ờ có... của tác gỉa Phương Anh Hậu Ky...
- Phải đó... Anh thấy tác phẩm đó ra sao?
- Rất hay!...Tuyệt vời !... Không thua gì Những người khốn khổ của Vichtohuygo.
- Anh nói quá đấy...Thế anh có biết tác gỉa đó là ai không ?...
- Dạ thưa không! Cháu tìm kiếm tác gỉa thăm hỏi nhiều nơi mà không ai biết!...
- Điều đó không quan trọng...
- Ong ấy y như thật!
- Ong ta viết thật về mình về công việc mình!
- Tại nhà hỏa táng ?! Nhà văn hỏi
- Chắc như vậy !Hớp một cốc nước trà,ông lão chậm rãi tiếp :
- Anh thấy không, sinh và tử là đề tài văn học viết không cạn, nhưng xưa naykhông ai viết về những con người nầy . Những người biến thân xác hữu hình thành đội danh dự vô hình, lại còn coi họ là người tục, việc tục,anh xem có quái đản không?!...
- Xin phép tò mò được hỏi bác điều nầy , có gì không phải bác thông cảm bỏ qua cho?!
- Anh cứ tự nhiên !
- Thế bác gái ...
- Ong lão cười khẫy:
- Trước đây tôi có yêu một cô gái xinh đẹp. Chúng tôi yêu nhau tha thiết dự tính sẽ làm đám cưới... Thế rồi trong một lần cô ấy đến đây thấy tôi làm công việc nầy, cô thở dài: " Sao anh không làm việc gì khác, lại chọn cái nghề gớm ghiếc nầy!..." Tôi cố giải thích , nhưng cô không nghe... Từ đó chúng tôi xa nhau, rồi cô có chồng!...
Nhà văn thở dài:
- Giống y như truyện khoảng giữa cuộc đời! ...Thế còn hai người kia ?
- Chúng là là con nuôi . Thằng con trai là đứa vô gia cư, thấy nó run bần bật bên đường tôi dẫn về nuôi khi mới 5 tuổi. Còn đứa gái theo xác của mẹ nó được người ta đến đây nhờ hỏa táng,lúc mới tuổi 13. Tôi thương chúng nó như con đẻ và chúng nó cũng thương tôi y như vậy. Chỉ có hai đứa nầy mới chịu ở đây...
Câu chuyện chưa hết thì đã nghe tiếng gà gáy sáng. Ong lão bảo nhà văn nên nằm nghỉ kẻo mệt.
Mỗi lần trò chuyện với ông lão, là nhà văn ghi chép thật lâu vào cuốn sổ của mình. Không đầy nửa tháng nhà văn đã viết xong kịch bản
Một đêm chuyện ông lão đi nằm sớm, anh ngồi nhờ cái bàn đặt cạnh giường của ông để phân cảnh, hoàn thành công đoạn cuối cùng một tác phẩm điện ảnh có tên " Khoảng giữa cuộc đời". Thực ra thì tác phẩm cũng chỉ dựa vào tiều thuyết cùng tên, được kiểm nghiệm qua thực tế .Vừa úp cuốn sổ lại, anh bỗng nghe bên kia tiếng thủ thỉ: - Em yêu anh em lấy anh, để cho người đón sự sống làm vợ người tiển cái chết, để chúng ta tổ chức một gia đình khoảng giữa đời người
- Đừng nói bậy, ở chổ chúng mình sẽ là sự sống vĩnh cửu, bởi vì ngày ngày anh đuổi cái chết đi rồi ..."
Nhà văn kinh hải thi thầm : " không thể coi đây là sự chết, mà nơi đây chính là nguồn cảm hứng của văn thơ "
Ong lão nãy giờ chưa ngũ,nghe vậy, bật người ngồi dậy, hất hàm gật gật đầu, miệng nhoẽn cười lấy làm thích chí, tự hào với khách. Ra dấu cho người khách im lặng.
Đọc xong kịch bản, Lý Anh- Đại gia xưởng phim Đài Loan Đại diện phía đối tác hết sức hài lòng . Ong vội lấy bút phê trên góc trang bìa kịch bản dòng. Đồng ý.Thực hiện đúng theo kịch bản. Ong để viết xuống bàn rồi bật lửa mồi điếu thuốc hít một hơi thật dài, ngả đầu vào ghế dựa , ngẩng đầu lên trần nhà, lim dim đôi mắt. Có vẻ ông quá sướng. Ong không thể ngờ rằng kịch bản hay đến như vậy,với lượng thời gian quá ngắn như vậy. Ong ta lầm thầm "tài năng nầy có thể sánh với Sếch-pi -a".
Nhận kịch bản chưa đầy một tuần đạo diễn đã bố trí dàn dựng quay phim. Thật trớ trêu thay vì cảnh nhà hoả táng,tác gỉa đã chú thích quay cảnh thật tại nhà táng, thì anh ta lại mượn cái lò nung gạch. Anh ta giải thích vì nơi nầy gần thành phố thuận tiện cho việc chuyên chở đạo cụ, mà chủ yếu là làm theo yêu cầu của Mai Trinh - cô diễn viên xinh đẹp, nổi tiếng thủ vai chính.
Trong một thời gia ngắn, bộ phim đã hoàn thành. Cực chẳng đã đạo diễn buộc phải mời tác gỉa xem băng nháp, vì trong hợp đồng có ấn định rõ là phải được sự thống nhất của tác gỉa toàn bộ các cảnh quay thể hiện nội dung. Mới vài cảnh đầu,Nhà văn đã cảm thấy hơi khó chịu. Đến đoạn cảnh nhà hỏa táng. Nhà đã phải thốt lên " Hỏng hỏng hết !?...Anh làm ăn thế nầy !...Trời ơi Không được đâu"
- Sao ! vậy mà anh chê à ! Đạo diễn trợn mắt nói .
- Không những chê mà tôi hoàn toàn bác bỏ. Chả ra làm sao! Anh không biết gì hết !
- Anh nói sao!... Tôi là đạo diễn . Tôi chịu trách nhiệm ! Tôi có quyền!...
- Anh không thể hiện được nội dung tác phẩm. Ngược lại anh đã phá vỡ tác phẩm của tôi!... Anh có quyền ! Nhưng anh nhớ cho ông ông Đại anh đã hợp đồng với chúng ta là phải có sự thống của tôi toàn bộ nội dung hình ảnh...
- Rồi anh bẻ chĩa tôi ! làm khó tôi ?!...
- Không phải vậy ! điều cơ bản là chúng ta phải có trách nhiệm với khán gỉa, với đối tác, nhất là đối tác là xưởng phim nổi tiếng nước ngoài... Anh phải làm lại, quay lại cảnh thật tại nhà hỏa thiêu, với những nhân vật là những người làm việc tại đó ...
- Sao ?!... À thì ra , trong những ngày ở nhà hỏa táng anh đã "sốp" con nhỏ đó , rồi hứa hẹn với nó, cho nó đóng vai nầy chứ gì
- Anh câm miệng lại đi !
Nhà văn vừa nói xong, xách cặp da bỏ ra ngoài.
Đạo diễn các diễn viên. Các diễn viên nữ nhìn chằm chập lại anh ta như có ý dọ hỏi chuyện nầy giải quyết ra sao. Đúng ra anh ta hơi sượng , nhưng vì sĩ diện với các cô . hắn gống cổ ra oai :
- Con nhỏ nhà táng dưới ấy "cúng" nó rồi ...Nó hứa cho con nhỏ ấy thủ vai chính . Không được nên kiếm chuyện...Chuyện nầy có lạ gì tôi. Tôi là đạo diễn tôi có quyền...Tôi chịu trách nhiệm...Tác gỉa là cái thớ gì!... bày đặt !....Phim đã làm xong! Không nói gì hết!....Ai làm xong đợi lãnh tiền!...
Đang thao thao thì một cô gái mặc Minirip, vai đeo túi xách bước vào. Thoáng thấy cô ta anh đạo diễn biến sắc, nói lớn với mọi ngưới " xin lỗi tôi có chuyện riêng một chút" Không để cho cô kịp nói gì đạo diễn đứng dậy rồi nắm tay,nói nhỏ vừa đủ cô nghe"Ra ngoài nầy anh nói cho nghe!...."
Vừa bước ra khỏi phòng cô hỏi ngay:
- Phim làm rồi phải hông?!...Đang trình chiếu đó phải hông?!...
Đạo diễn ấp úng : " Không! không ! Đây là phim...Khoảng cách cuộc đời của Nhà văn Hoàng Hà!.... Anh nói với tôi làm sao?...
- Bộ nó nói với em đó hả! Đúng là thằng đễu!...
- Không ai nói hết! Chính anh mới là thằng đễu! Tui biết hết rồi!... Anh trả cuộc đời con gái lại cho tôi!... Cô nói trong tức tưởi, nghẹn ngào, cay đắng.
- Ơ! ơ!... tại thằng cha Hoàng Hà không chịu cho em đóng. Thằng chả tác gỉa thằng chả nói vậy, mình nễ nang y một chút!...Không sao đâu! Anh mới hợp đồng làm bộ phim nhiều tập. Anh sẽ cho em đóng vai chính...
- Không cần ! Tui quá biết cái mặt của anh. Tui sẽ vạch mặt anh trước pháp luật . Nói xong cô gái ngoe nguẫy bỏ đi.
Cô ấy là diễn viên tốt nghiệp ra trường, là người đã đi cùng anh ta xuống nhà hỏa táng và được anh hứa sẽ cho thủ một vai diễn trong bộ phim.
Nhà văn Hoàng Hà ghé vào quán nhỏ bên đường, ngồi dưới cây cổ thụ, có đặt chiếc bàn nhỏ, nhắp ly uống ly cà phê rồi hít một hơi thuốc thật mạnh .Anh cố gắng xua đuổi những lo toan, nhưng trong đầu anh càng rối bời thêm . Anh lẫm nhẫm,lo sợ rồi đây không biết ăn làm sao, nói làm sao với phía hợp đồng phim. Uy tín sáng tác của sẽ bị mất. Điều đó không quan trọng. Năm tỷ đồng của 50% hợp đồng nhận trước của người ta,đạo diễn đã chi sạch , điều nầy sẽ gay go. Nhưng cũng không quan trọng bằng danh của một thằng cầm bút ,được đặt ngang hàng với một Dân tộc- Quốc gia... Rồi sẽ ra sao đây!... Đạo diễn có biết không!....Trong giấy phút ấy anh định tìm cái chết.
Tin Lý Anh - Giám đốc hãng phim truyện Đài Loan bị tai nạn giao thông chết đã làm đạo diễn như người chết đi sống lại. Thế là huề, là xong. Bộ phim coi như đã thực hiện hoàn thành, trót lọt. Lý Anh chết đi cũng có nghĩa là sẽ không còn ai hạch họe, khó dễ mình nửa, nhất là cha tác gỉa Hoàng Hà. Dẫu là chỉ mới nhận 50% nhưng trị gía của nó cũng gấp gần mười lần bộ phim khác. Doãn Đơi cười một mình, sướng người lên. Vài ngày sau hắn ta đăng ký đài truyền hình cho trình chiếu bộ phim, mà không cần phải chi trả một khoản thù lao nào.
Dẫu say bí tỉ, nhưng Doãn Đơi chưa chịu nghỉ, ra lệnh cho cả bọn kiếm quán khác mát mẻ hơn. An mừng bộ phim được trót lọt.
Ra xe, hắn giành chụp tay lái. Một gả đàn ông ,có lẽ là diễn viên trong bộ phim vừa rồi, khuyên anh ta nên ngồi phía sau hoặc cho gọi Tắc-xi cho chắc ăn , nhưng anh ta khoát tay,không nghe .Anh ta rồ máy và đâm đầu vào một chiếc xe đậu trước đó.
Theo sáng kiến của ai đó, thi hài của anh ta được đem đến nhà hỏa táng . Và tất nhiên nhà văn không thể thiếu trong những người đưa đám táng.
Linh cữu của anh ta được đưa rước long trọng. Ong lão bảo những gương hòm nầy bên kia không cần, hãy đem xác anh ta ra để ông"trang điểm" . Thi thể được đem ra ông bảo: " Giữ cái áo khoát nầy đi, bên ấy không lạnh, cũng không chú ý ăn mặc lắm đâu. Còn đồng hồ bút máy cũng giữ lại hết . Bên ấy không cần . tất cả tự động hết, báo giờ tự động, viết lách bằng máy chữ ..." Khi chỉ cò lại cái thây trơ trụi ông tiếp : "Anh đạo diễn nầy, lẽ ra nên chết từ lâu rồi, anh ta sống chẳng khác xác chết là bao. Lúc ấy anh ta người coi thường ông lão, giờ nầy đang chờ ông rửa ráy cho . Ong rửa sạch những dấu vết phóng đãng, sa đọa, trụy lạc , hè hạ .
Quay sang anh nhà văn ông bảo : " Còn anh ... anh sống cũng như chết rồi ... Vì anh chưa tiêu diệt được cái ác !... Nhìn vào lò thiêu đang xông khói, ông lão tiếp: " Con người và xác chết không khác mấy, cũng chỉ là một thôi. Nhưng những kẻ còn sống mà hết hơi thì vẫn đông hơn những xác chết còn hơi ..."
Thằng con trai ông vẻ hân hoan từ ngoài chạy vào thốt : " Ba ơi vợ con mới sinh thằng con trai"
Ông mỉm cười lầm thầm : " Ta tiển cái chết để đón tiếp sự cống "
Mọi người im lặng như mặc niệm, Họ cảm thấy cái chết và sự sống như hòa quyện ./.