Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.112
123.142.104
 
Bước đầu tưởng như Giác Ngộ về chùa Miền Tây Nam Bộ
Nguyễn Văn Hoa

Việt Nam có hơn 14.000 ngôi chùa trải dài theo hình cong chữ S .Tôi đã đến những ngôi chùa của người Hoa, người Campuchia , người Lào , người Hàn Quốc, người Mã lai ... , nhưng tôi không mặc cảm về những ngôi chùa nhỏ bé Việt Nam. Trái lại tuổi càng cao tôi càng tự hào về những ngôi chùa Việt Nam .

 

Trong thâm tâm tôi tôi vẫn nhớ và yêu các ngôi chùa khiêm nhường ở Miền Tây Nam Bộ , miền Sông nước sông Cửu Long. Đây là những ngôi chùa có nhiều nét văn hoá đặc sắc , khác hẳn với các ngôi chùa ở các vùng quê khác Việt Nam .

Tôi xin phép ghi lại mấy điều tưởng ngộ về Chùa Tây Nam Bộ ;

 

Tưởng ngộ của tôi như sau:

 

Tên Chùa  rất gần gũi với Dân Gian :

 

Tên chùa Tây Nam Bộ nghe rất thân thiết với cuộc sống đời thường của bà con cô bác miền Tây nam Bộ , ví dụ :

Chùa Cát ( tỉnh Kiến Giang);

Chùa Cây Mít ( An Giang) ;

Chùa Dơi ( Sóc Trang );

Chùa Khỉ chuyền ( Xvay ton ) ở An Giang .

 

Tên chùa thường viết bằng chữ Quốc ngữ và chữ hán Nôm .NGoài Bắc ít thấy chùa viết bằng chữ Quốc ngữ .

 

Chùa có nhiều đặc sắc văn hoá dân tộc Khmer, đó các chùa ví dụ :

 

Chùa Khleang ( Sóc Trang ) ;

Chùa San Rong Ek (Trà Vinh) ,

Chùa cổ Khmer  Hạnh Phúc Tăng huyện Vũng Liêm,

Chùa Ông Mek Khmer Trà Vinh ,

Chùa Xvay Ton  An Giang .

 

 

Những chùa này gắn liền với những lễ hội dân gian Khmer :

Lễ Chol Chnam Thmay ( lễ năm mới )  ,

Lễ Písetbôchia ( lễ nhớ ơn Phật) 

Lễ Chol Cà sa ( lễ ( lễ dâng y) ,

Lễ Chun bênh (lễ ông bà ) .

 

Cúng có chùa của người Hoa : Chùa Phù Dung ở núi Bình Sơn Thị xã hà Tiên tỉnh Kiên Giang do tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích dựng khoảng thế kỷ 18 , đã trùng tu nhiều lần

 

Nhiều chùa do tư nhân lập nên. Vùng Văn hoá Kinh Bắc có câu : “Đất của vua, chùa của  làng”, nhưng có lẽ ở Tây Nam Bộ theo dấu vết văn hoá dân gian thì nhiều Chùa lúc đầu do tư nhân tự nguyện lập ra. Rồi bằng công đức của các tín đồ mà chùa ngày càng to đẹp khang trang. ví dụ Chùa Tây An năm 1847 do Tổng đốc An Giang dựng nên , và đã trùng tu qua các năm 1861,1958. Chùa ông Mek ở phường I thị xã Vĩnh Long tỉnh Trà Vinh đã trùng tu nhiều lần.  CHùa Vĩnh Tràng ( Tiền giang ) do ông Bùi Công Đạt xây năm 1849 và đã qua nhiều lần trùng tu.

 

Chùa là nơi chữa bệnh cho dân nghèo  ví dụ Chùa Tuyên Linh Tự ở Ấp Tân Qưới Đông B , xã minh Đức , huyện Mỏ Cầy tỉnh Bến Tre vào năm 1927 Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã gặp cụ Khánh Hoà đàm đạo và mở lớp dạy Phật tử , hốt thuốc cho dân nghèo .

 

Chùa đã gắn với du lịch hiện nay , thu hút khách du lịch trong và ngoài nước ví dụ chùa Tiên Châu Tự xã Bình An , thị xã Vĩnh Long gắn với Cù Lao Bích Châu theo huyền thoại nơi đâytiên đã tắm ở bãi cát này; Đây là một thắng cảnh đẹp gắn với sông nước Cổ Chiên .

 

Chùa lưu giữ nhiều hiện vật quý , như Kinh khắc gỗ ở chùa Kim Cang ở Long An , Tàng trữ Tam tạng Kinh ở Chùa Lưỡng Xuyên Trà Vinh . Tại chùa Hôi Tôn ở Ấp 8 , Quới Sơn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre có chiếc Đại Hồng Chung ( chuông cổ) đúc năm 1805 và còn có tượng đồng Điện Minh Vương cao 0,7 m đúc tại Huế thế kỷ 19.Tại chùa Linh Sơn ( Long An ) có 100 pho tượng gỗ quý.Chùa Phước Hưng ( Đồng THáp ) có chiếc trồng cổ có từ năm 1828.

trống cổ. vúi dụ chùa Tây An( An Giang )  có hàng trăm tượng Phật, nhiều phù điêu gỗ chạm khắc công phu. Chùa Bửu Hưng xã Hoà Long huyện lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 2,5 mét do Triều Nguyễn ở Huế gửi cung tiến.

 

Chùa gắn với nhiều nhân vật lịch sử Việt nam như ví dụ Chùa Tây An ( Núi Sam  cách 5km Thị xã Châu Đốc)  gắn với tên tuổi Thoại Ngọc Hầu , Huỳnh Mẫn Đạt.

Tại Tịnh xá Ngọc Viên ( Vĩnh Long ) có tấm bia dựng 1973 tưởng niệm nhà thơ Nguyễn đình Chiểu .  

Chùa di tích lịch sử Văn hoá tầm cỡ quốc gia: Chùa Linh Sơn ở xã Vọng Thê huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang nằm trong vùng văn hoá nổi tiếng Óc Eo . đây có twongj Phật 4 tay và 2 bia đá khắc chữ cổ có trên dưới 1000 năm. Chùa Sam Rông Ek ( Trà Vinh) có bia đá chữ Phạn . Chùa Sắc Tứ ( Linh Thứu) ở chợ Xoài Hột xã Thạnh PHú , huyện Châu Thành  ( tỉnh Tiền Giang) do vua Gia Long trực tiếp đặt tên

 

Riêng làng tôi thuộc vùng văn hoá Kinh Bắc có cả Chùa Phật và trước  cũng có nhà thờ Thiên Chúa Giáo , do sức ép của thời cuộc , gia đình tôi có lúc cũng thích nghi ngả nghiêng về tâm linh tín ngướng ,  nhưng may mắn thay vì ở Chùa có Bia Hậu của Ngoại tôi ,nên sau 1954,  Mẹ tôi vẫn đi lễ Chùa làng  cho đến nay đã 95 tuổi. Riêng tôi do vận may được đi xuyên Việt nhiều lần , nên cũng đã qua hàng trăm chùa nổi tiếng của Việt nam từ Lạng Sơn đến đảo Phú Quốc. Tôi yêu nhiều các ngôi chùa Tây Nam Bộ !

 

Nhiều ngôi  chùa đã đựoc nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá ví dụ như :

Chùa Tây An ( An giang ) .

Chùa Kiến An Cung ( Đồng Tháp),

Chùa Vĩnh Tràng ( Tiền Giang ) ;

Chùa Xvay Ton ( An Giang ) V.v...

 

Chính nhờ vậy mà việc trung tu càng thuạn lợi để là nơi gìn giữ tâm linh của bà con cô bác miền Tây Nam Bộ./.

Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 4127
Ngày đăng: 07.04.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghệ Sĩ VÕ NGỌC LAN muôn thuở còn tương tư - Võ Quê
Một cuốn tiểu thuyết có quá nhiều lỗi ! - Ngô Thanh Hương
Vấn đề đã xác minh ( Ai là tác giả bài thơ “ Kỷ vật cho em “ ). - Nguyễn Hòa vcv
Phạm Văn Ký - một số phận văn chương “mất nơi ở” - Thu Hà
Nhạc sĩ NGUYỄN PHÚ YÊN từ tiếng ca giũ nước đến bước tiếp những mùa xuân - Võ Quê
Giao thoa của ẩm thực Nam Bộ ở Thủ đô - Nguyễn Văn Hoa
Đồi TỨC DỤP ( Thất Sơn ) : Điểm hẹn về nguồn và cảm hứng văn học nghệ thuật. - Trần Bắt Gặp
Lục bát-những giòng chảy - Trần Hữu Dũng
PHI VÂN – Nhà văn đồng quê rặt ròng Nam bộ. - Trần Hữu Dũng
Xuất bản VŨ BẰNG tòan tập - Ngô Thanh Hương
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)