1.
Im lặng kéo dài hơi lâu. Người con trai nhìn mẫu thuốc lá bị vùi dưới lớp tro của cái gạt tàn vẫn còn bốc khói. Khói làm cay mắt cô gái ngồi bên cạnh. Cô nhăn mặt, cầm ly nước cam, rót vài giọt lên mẩu thuốc cho nó tắt. Nét nhăn làm cho khuôn mặt buồn của cô gái đẹp thảm não, dữ dằn.
Vệt nắng vàng úa cuối một ngày ẩm ướt giữa mùa mưa đãtắt trên tàn cây trứng cá phía ngoài khung cửa sổ. Căn gác lờ mờ tối. Cây đèn bàn với cái chao lụa màu xanh nhạt ở trong tầm tay của hai người . Nhưng không ai thấy cần đến ánh sâng. Cái lờ mờ tối của căn gác phù hợp với tâm trạng không vui của họ.
Người con trai mồi một điếu thuốc khác rồi mở lời trước :
- Như vây coi như mình gặp nhau lần nầy là lần chót ?
Cô gái gật đầu nhẹ :
- Đành phải như vậy thôi. Giộng cô hơi trầm, rất ấm, thoang thoảng buồn nhưng cương quyết.
Người con trai áo não :
Không có Thu, anh sẽ là một con người chưa chết chứ không phải là đang sống... Nhắc lại với em như vậy một lần nữa có hèn lắm không ?
Cô gái lắc đầu :
- Tạo thêm sự bịn rịn trong lúc nầy làm chi vô ích. Nếu cần nhắc thì nên nhắc lại là chúng ta không có con đường nào khác...đúng hơn là riêng em, em không có con đường nào khác để chọn.
Người con trai cố kìm chế một tiếng thở ra nghưng không được .
- Anh không chờ đợi là em chỉ yêu anh đến mức đó.
- Hôm chúa nhật trước, lúc anh trả lời dứt khoát là không thể cùng em đi vào vùng giải phóng, em cũng muốn nói với anh một câu tương tợ nhưng em không nói vì em không hiểu tình yêu như vậy. Vấn đề của chúng ta không phải cường độ của tình yêu mà là quan niệm về tình yêu... Nói một chỗ yếu của em cho anh nghe nhé ! Nhiều khi thương anh quá, em muốn quên hết, muốn trở thành mê muội để chỉ thuộc về anh thôi nhưng không được . Em không phải chỉ là người yêu của anh. Em còn là con của ba má em bị giặc thảm sát. Em còn là thành viên của một tổ chức mà em phải chấp hành mệnh lệnh. Em còn là bạn đường của một số đông người đau khổ cùng chung một lý tưởng mà em đẫ thề nguyền hiến dâng cuộc sống... Nói nghe nó lớn lối quá nhưng em không biết chọn những lời nào khác, anh thông cảm. Anh cũng đừng nghĩ rằng em coi những thứ đó nhỏ hơn hay lớn hơn tình yêu ? Con người em là như vậy. Không có những thứ đo, em không phải là em. Nếu có thể rứt ra được như một món đồ dùng chẳng hạn, thì dễ cho em biết mấy ! (cô gái cầm cái bật lửa nhấc nhẹ trong lòng bàn tay như lấy nó làm ví dụ). Tiếc thay những thứ đó là máu thịt của em.
Người con trai nhếch mép cười buồn :
- Đúng là một sự ngẫu nhiên cay đắng !
- Anh nói cái gì ngẫu nhiên ?
- Hồi xế mình định gặp phim gì xem phim đó, không lựa chọn miễn cho nó một kỷ niệm cùng xem phim với nhau thôi. Và mình đã gặp phim "Một thời để yêu và một thời để chết".
- Cô gái cau mày :
- Theo anh, đi vào vùng giải phóng là đi vào chỗ chết ? Giọng cô vẫn êm ái nhưng không giấu được sự bực dọc
- Em coi thường anh vừa thôi chứ ! Anh tuy không tham gia hoạt động như em, nhưng ít nhứt anh cũng hiểu con đường sống của số đông là con đường nào rồi. Anh chỉ muốn nói cái nghiệt ngã của... của cái gì nhỉ ! ... nói của định mệnh, của thân phận nước nhỏ thì em lại cười... thôi cứ nói cái nghiệt ngã của lịch sử ... ờ đúng là cái nghiệt ngã của lịch sử đang chỉ định cho chúng ta một con đường sống đòi hỏi quá nhiều mất mát, hy sinh, chết chóc.
Cô gái mỉm cười, môi dưới hơi trề ra :
- Rồi anh muốn người yêu anh đi ngược lại con đường đó ?
- Đau nhứt thiết phải đi ngược. Cũng đi về hướng đó nhưng bằng một lối khác.
- Lối nao ?
- Ở lại thành phố ...
- ... để cho tụi Mỹ và tay sai hễ muốn bỏ tù thì thộp đầu bỏ tù, muốn đập thì treo lên đập, muốn đổ nước cứ đè xuống cho uống nước ? Những thứ khổ nhục đó, anh đã trải qua rồi.
- Chuyện bất hạnh đó của anh có lý do của nó. Lúc đó anh là một "cảm tình viên cộng sản" (+). Chiếc xe gắn máy của anh được em sử dụng như một phương tiện di chuyển trong hoạt đông...
- Em ở lại thành phố thì anh vẫn cứ phải tiếp tục làm một "cảm tình viên cộng sản" bất đắc dĩ. Và như vậy những cái gì đe dọa mạng sống chúng ta, đe dọa tình yêu chúng ta vẫn cứ còn nguyên.
- Anh nói ở lại thành phố là nói chưa hết câu.
- À ! Ở lại thành phố và thôi không hoạt động nữa ? Cô gái hết sức tự kềm chế để không la lớn lên. Điều đó hiện rõ trên khuôn mặt bực dọc. Người con trai làm thinh. Cô gái hạ thấp giọng :
- Anh Diệp ! Điều anh chưa kịp nói ra là như vậy chớ gì ?
Người con trai vẫn làm thinh, thở ra, cầm điếu thuốc hút chưa đầy nửa, giụi mạnh vào cái gạt tàn. Cô gái vói tay kéo sợi dây nhôm tòng teng phía trong cái chao đèn. Anh sáng từ cái bóng điện kiếng đục tỏa ra trắng xanh. Cô gái nhìn người yêu trân trân. . Người con trai quay mặt đi tránh cái nhìn đó rồi nắm sợi giây nhôm giựt hai lần liên tiếp. Bóng điện lớn tắt. Bóng đén ngủ thật lu cháy lên tỏa một thứ ánh
________________________
(+) Từ công an ngụy chỉ cơ sở ta.
sáng mờ màu tím nhạt. Trong khoảnh khắc mấy giây, khuôn mặt khá xinh xắn nhưng mất hết thần sắc nam tính của người con trai hiện rõ ra dưới ánh sáng trắng xanh, in đậm vào thị giác của cô gái rồi không chịu lu mờ đi cùng với cái mờ nhạt của ánh đèn ngủ. Khinh hay giận người yêu thì cô không nở. Còn thương thì rõ ràng trong lòng cô gái thương đang chuyên thành tội nghiệp. Và cả ba thứ tình cảm nầy, thứ nào cũng giết chết tình yêu là điều làm cô đau xót. Nỗi đau phải sống xa người yêu, thậm chí có thể mất người yêu vì chiến tranh không làm cô sợ hải. Một nỗi đau loại đó cô có đủ dũng khí để đương đầu với nó trong chiến đấu. Điều cô sợ hãi là phát hiện ra cái hèn kém của người mình yêu để rồi khinh thì không nỡ, mà tiếp tục yêu nữa thì không đ. Trong lòng cô đang có một sự ray rứt lẽ ra cô phải cưu mang nếu như tình yêu giữa hai người không nẩy sinh từ một câu chuyện ân tình không thể nào quên.
Hồi đó, khoảng đầu năm 1960, lúc Diệp mới thầm yêu Thu chứ chưa tỏ tình với Thu, Diệp thường cho Thu mượn chiếc Vélosolex của anh để di chuyển trong thành phố. Một lần nọ, thời hạn Thu phải trả xe trôi qua hai hôm mà Diệp không thấy Thu đến. Anh đang lo lắng thì bị Công an bắt. Lúc bị hỏi cung, Diệp mới biết Thu là cán ộ của phong trào sinh viên học sinh đang bị truy nã gắt. Lần nầy nhờ mưu trí, khi biết bị theo sát, Thu dựng chiếc xe trước một tiệm ăn, vào tiệm kêu thức ăn, giả vờ đau bụng xin sử dụng buồng vệ sinh rồi lòn đi mất bằng cửa sau. Bọn công an canh phía bên kia đường chờ lâu qua biết mình bị gạt liền "xúc" chiếc xe về bót, rà số sườn số máy truy ra ra chủ xe la Diệp. Sau thẩm vấn sơ bộ, bọn Công an đã đánh giá đúng rằng Diệp không phải là cơ sở của phong trào nhưng vẫn quyết định tra tấn mạnh xoáy vào một điểm là chỗ ở và những nơi thường lui tới của Thu. Diệp phải nếm nhiều thứ nhục hình và vượt qua một cơn thử thách khá gay go. Sau hơn một tháng bị câu lưu, Diệp được trả tự do nhưng với danh hiệu "cảm tình viên cộng sản" loại ngoan cố, anh bịổiiii khỏi trường Cao Đẳng Mỹ Thuật đúng vào lúc sắp thi tốt nghiệp. Bù lại, anh được tình yêu của Thu. Nhờ có tài, anh bắt đầu kiếm sống không vất vả khó khăn lắm. Với sự khích lệ của tình yêu, anh trở nên cần mẫn và chịu cực giỏi. Ngoài việc làm tranh nghệ thuật - công việc mà anh gởi gấm vào đó những hoài bão lớn - anh trình bày bìa sách cho nhà xuất bản, minh họa bài vở cho tạp chí , tuần báo, vẽ "đề co" cải lương, thậm chí không từ chối tranh "áp phích" rẻ tiền, bảng số nhà, bảng "coi chừng chó dữ" miễn kiếm được tiền giúp đở Thu lúc đó không còn bám được trường nào nữa, phải bỏ học và chỉ còn hoạt động hoàn toàn bất hợp pháp. Chuyện trốn tránh, thu xếp chỗ ở nhiều lúc rất tốn kém. Có khi mới thuê một căn gác vài tuần phải dời đi nơi khác bỏ năm ba tháng tiền nhà nộp trước. Bên cạnh đó còn cái phiền phức là bọn công an trả tự do cho Diệp cốt làm cái mồi nhủ bắt Thu, việc lui tới gặp gỡ phải vô cùng cẩn trọng và do đó gây tốn kém về phương diện và kiểu cách di chuyển. Trong tình hình căng thẳng đó, Diệp và Thu mỗi người đều có ý đồ riêng của mình nhằm chuyển biến người yêu. Thu không bỏ lỡ cơ hội nhỏ nào để thuyết phục Diệp đứng vào đội ngũ cùng tham gia hoạt động. Diệp thì dựa vào cái lợi thế của người đùm bọc mà thuyết phục Thu giảm bớt các hoạt động, tiến tới thôi không hoạt độngữaa. Trong sự giằng co, mỗi bên đều có chỗ yếu chỗ mạnh của mình. Diệp chưa bao giờ dám nói thẳng ý đồ của anh vì biết rõ Thu không thể yêu một người khác lý tưởng. Thu cũng không dám quyết liệt đây Diệp vào con đường bất hợp pháp vì tình huống đó sẽ làm cho Thu mất chỗ dựa để hoạt động. Cái thế cân bằng bấp bênh nhân nhượng ngoài ý muốn ấy kéo dài hơn một năm thì Thu được quyết định của tổ chức chuyển hẳn cô vào vùng giải phóng. Đến đay những áng mây mỏng thỉnh thoảng tạo chất u ám nhỏ cho tình yêu của hai người trở thành những cụm mây đen dày đặc.
- Thu à !
- Nói đi, em nghe đây.
Diệp vẫn chưa nói. Anh liếc nhìn Thu một cái nhanh rồi nhìn phía của sổ, cầm lấy cái bật lửa bằng bàn tay mặt rồi hướng bàn tay đó về phía Thu. Lơ đãng dùng ngón tay cái hất nhẹ cái nắp lên rồi đậy lạitạo những tiếng lách cách nho nhỏ. Thu biết động tác nầy có dụng ý. Ngón tay cái phía ngoài của Diệp đã bị bon Công an dần nát trong những ngày bị tra tấn. Chúng dọa nếu không chỉ chỗ Thu ở chúng sẽ làm cho Diệp tàn phế luôn không cầm cọ vẽ được nữa. Ngón tay nay đã lành nhưng mang tật, da thịt bên ngoài đầy sẹo vết, gân và khớp xương bên trong không bao giờ trở lại bình thường. Trong gần gặp lại đầu tiên sau khi Diệp được trả tự do, nước mắt Thu đã thấm ướt bàn tay đó. . Nhiều lúc khác Thu cầm lấy nó, vuốt ve hôn hít nó rồi giữ nó trong tay Thu rất lâu. Có khi Thu đặt nó lên ngực mình trong những cơn xúc động. Cái tàn phế của ngón tay Diệp được Thu coi như một thứ huân chương về một kỳ công của tình yêu. Nó là phép lạ xóa tan mọi giận hờn bực dọc khi hai người cãi nhau về quan niệm sống. Nhưng bây giờ cái hiệu lực đó khôngcòn. Thu không muốn nắm lấy bàn tay đó nữa.
- Anh không nói thì em nói cho anh nghe vậy. Anh Diệp à . Thật ra, vấn đề không phải là ở lại thành phố hay đi vào vùng giải phóng. Có khi em đi ra ngoài đó ít lâu rồi em lại trở vô. Cấp trên em, đội ngũ em vẫn ở lại đây chớ có đi đâu ? Vấn đề là thái độ đối với kẻ thù. Em muốn anh vào vùng giải phóng trong dịp nầy là tìm môi trường thích hợp với anh, thế thôi. Phải chi anh còn là một con người còn mê muội, mơ hồ về cái thảm họa bị xâm lược của đất nước, không biết ai bạn ai thù, con đường nào dân tộc dân tộc phải đi, thì dễ cho em biết mấy ! Ngoài cái thông minh chính trị đó, anh lại còn có một tấm lòng. Anh dám liều chết cho tình yêu hay đúng hơn đã dám cống hiến cho tình yêu cái mà anh quý hơn mạng sống là khả năng làm nghệ thuật. Vậy thì cái gì đã làm anh chùn bước không chịu đi theo con đường dân tộc đang đi trong đó có người yêu của anh. Thiếu ý chí chăng ? Lúc tụi nó treo anh lên nó đập, lúc nó dần bàn tay anh, cái gì đã giúp anh vượt nổi những đau đau đớn thể xác nếu không phải là ý chí ? Anh Diệp. Nói cho em nghe. Không giải thích được điều nầy em ức lòng lắm, đau khổ lắm, em khóc mất. Em đã tự dặn lòng là không khóc trong cuộc chia tay nầy. Đừng bắt em khóc. Nói cho em nghe những suy nghĩ sâu kín nhứt của anh đi.
Diệp thu bàn tay cầm bật lửa về, mồi một điếu thuốc khác. Sau cái ngỡ ngàng, ngượng nghịu vì lần đầu tiên đưa tay về phía Thu muốn cho Thu nắm mà Thu không nắm, lòng tự ái của anh có bị xúc phạm. Giọng nói anh bớt sướt mướt.
- Phải cầm vũ khí, đổ máu, làm chiến tranh mới xóa được thảm họa bị xâm lược. Trí tuệ anh rọi sáng cho anh như vậy. Dưới ánh sáng đó lương tâm mỗi người có tiếng nói. Lương tâm anh biểu anh xông lên cầm vũ khí, dám đổ máu, đó là tiêu chuẩn của con người chân chính. Nhung trong anh không phải chỉ có trí tuệ và lương tâm. Bản năng hưởng thụ cũng phát biểu. Dĩ nhiên nó không dám hoàn toàn cải lịnh của lương tâm ! Nó cầu viện sự khôn ngoan, và được góp ý : Dễ thôi, vinh quang lớn dễ chết quá, anh không dám. Hưởng thụ trong mê muội, nhục quá anh không thèm. Vậy thì có một cách : tham gia đại cuộc nhưng không toàn tâm toàn lực. Lương tâm sẽ không khen anh đâu nhưng vì lẽ công bình vẫn phải cấp cho anh một giấy chứng nhận rằng anh cũng là người chân chính, tuy không đạt tiêu chuẩn, không hoàn chỉnh ...
Thu cười lạt :
-... nghĩa là một người chân chính cỡ nhỏ ?
Diệp có vẻ đắc ý :
- Hay ! em tìm dùm anh một chùm từ rất hay! "Người chân chính cỡ nhở" ! Có vẻ là tên một tiểu thuyết. Thu ơi ! Trong tình hình nầy của đất nước , làm người chân chính cỡ nhỏ là thái độ khôn ngoan nhất.
- Nếu mọi người đều "hay" kiểu đó, mọi người đều "khôn ngoan" kiểu đó, thì ai sẽ làm cuộc chiến tranh nây ?
- Em đừng lo. Lịch sử bồn ngàn năm của đất nước chứng minh rằng một tình trạng "tổng suy sụp" như vậy không thể có.
Thu lại cười gằn :
- Anh làm em nghĩ đến một người lười biếng ỷ lại vào sự siêng năng có truyền thống của bạn mình nên cứ việc nằm ngủ. Thế nào người bạn cũng chịu khó kiếm gạo, xách nước, quơ củi về nấu cơm cho mình ăn.
- Tên lười biếng đó là một thành viên của một tập thể hai người. Anh với em là thành viên của một khối người đông hơn ba chục triệu.
Thu lắc đầu :
- Cầu viện tới số đông để dễ che giấu cái hèn kém của mình ! Anh tệ đến như vậy rồi sao anh Diệp ? Nói thật anh muốn giận thì cứ giận. Lẽ ra anh đừng nên nói đến lương tâm. Bởi vì cái lương tâm nào hướng dẫn những điều suy nghĩ loại đó không phải là lương tâm trong sáng đâu. Mà thôi, cứ tạm thời đồng ý để cho anh lấy thạch cao nặn ra cái pho tượng "người chân chính cỡ nhỏ" của anh đi. Rồi anh sẽ đặt nó ở đâu ? Khong có chỗ đứng cho "người chân chính cỡ nhỏ" trong cuộc chiến tranh nầy.
- Sao lại không ? Anh kẻ bảng "coi chừng chó dữ" cho trọc phú, anh vẽ pa nô quảng cáo vé số kiến thiết phục vụ trò cờ gian bạc lận của giặc, anh vẽ bông hoa lên áo của những con đĩ ngủ với Mỹ nữa... nhưng anh cũng có làm được những bức tranh nghệ thuật. Hồi năm ngoái, chính em đã chuyển lời khen của chị gì đó trong ban lãnh đạo của em nói rằng bức họa "Khi người bất hạnh cười" của anh thuộc loại khá trong đề tài chống chiến tranh.
Thu lại lắc đầu toan nói gì nhưng thôi. Một thoáng nản chí hiện lên khuôn mặt bực dọc. Cô rời chỗ đang ngồi bước về phía của sổ, hai tay vịn chấn song nhìn sang bên kia ngõ hẻmốiiii diện căn gác, một căn nhà đang được xây dở dang. Một mảng tờng chưa hoàn thành phô bày những viên gạch đỏ ken vào nhau bằng vữa xám. Không đầy một phút sau, Diệp bước ra đứng song song sát người Thu, một tay vin chấn song, một tay cầm thuốc hút, Thu nói :
- Anh Diệp à ! Anh dễ dãi với anh quá mức. Đứa trẻ thơ má khen giỏi một tiếngaã lật đật cười mừng có thể là một bức tranh dễ thương. Nhưng anh không phải một đứa trẻ. Trên một đát nước nào đó không có chiến tranh, nếu như có một số người lớn cứ dễ dãi với mình kiểu trẻ thơ như vậy chắc cũng vui mà không hại gì ai. Trên đát nước chúng ta hiện giờ thì không được . Anh mới gợi lên trong lòng người được một thoáng tình cảm chống chiến tranh - chưa kể đến sự mơ hồ không biết chiến tranh gì - đã tự cho mình là có cống hiến. Nhung anh Diệp ơi, sao anh cứ nhìn sự vật đứng hoài một chỗ vậy ? Chiến tranh sẽ tăng cường độ. Thằng giặc sẽ hung dữ hơn, khát máu hơn. Bây giờ cách mạng còn yếu, bọn nó chưa thèm sợ những khát vọng hòa bình độc lập toát ra từ những bức tranh. Nhưng một ngày kia nó biết sợ và nó không cho anh làm vậy nữa. Anh phải hạ thấp tiaêu chuẩn "người chân chính cỡ nhỏ" của anh xuống một mức là đứng im và làm thinh. Đến một lúc nào nữa, nhân lực bị tiêu hao, nó thấy khối người đứng im và làm thinh cũng khá đông và khai thác được . Thế là nó chĩa lưỡi lê vào anh bắt anh ca ngợi nó. Cũng chưa ngặt lắm. Lương tâm ai người ấy biết, thời buổi nhiễu nhương mà ! Rồi lịch sử sẽ phân biệt được sự ca ngợi bằng ngôn từ và sự ca ngợi bằng tấm lòng. Vẫn còn có một nấc thấp hơn để "người chân chính cỡ nhỏ" tự hạ tiêu chuẩn của mình xuống. Chưa hết đâu. Bạo lực không thể tồn tại bằng những lời ca ngợi suông. Bạo lực phải được bảo vệ bằng gươm súng. Anh làm một họa sĩ quân nhân ngồ ở văn phòng Nha Chiến tranh tâm lý vẽ áp phích không ổn đâu. Phải ra trận làm sĩ quan tác chiến. À ... chừng đó cái lương tâm mờ đục của "người chân chính cỡ nhỏ" mới đâm ra lúng túng. Trí tuệ phải kết hợp với sự khôn ngoan theo một kiểu nào đây ? "Người chân chính cỡ nhỏ" không còn một cỡ nhỏ hơn nào khác để "nhỏ" đi thêm nữa... Thôi, nói một hồi nữa chắc em khóc... Em không muốn khóc.
Diệp cười gượng chỉ ngôi nhà xây dở bên kia ngõ :
- Em làm như anh là một viên gạch vô tri. Bọn Mỹ muốn xây thành cái gì thì xây.
Giọng Thu càng buồn hơn :
- Một con người đương nhiên là phải hơn một viên gạch. Nên nhớ rằng ý nghĩ so sánh đó của anh chớ không phải của em nhé ! Em không muốn xúc phạm anh đâu. Nhưng làm người mà nhìn những viên gạch để tự an ủi rằng dù sao mình cũng hơn một viên gạch thì buồn biết chừng nào ! Sao anh cứ gợi những chuyện làm rơi nước mắt hoài vậy ? Thôi, em đi đây. Nói với nhau như vầy thì không chấm dứt được đâu.
Hai người cùng im lặng. Bỗng nhiên Thu chụp điếu thuốc trên tay Diệp quăng xuống đường rồi cầm tay anh - bàn tay có ngón cái bị dập nát - đưa lên môi. Diệp muốn quay sang nhìn Thu, nhưng không hiểu tại sao trong anh lại có cái gì ngăn lại. Anh biết những giọt nước mắt sắp thấm ướt tay anh không phải là nước mắt của tình yêu. Đó là nước mắt khóc cho tình yêu đã chết. Anh nói trong sự bàng hoàng :
- Một câu gì để nhớ đi , Thu.
- Có hai câu (Giọng Thu nghèn nghẹn trong lúc Diệp nghe tay anh ướt nước mắt ; nước mắt vẫn gây cảm giác lạnh như đôi môi). Về mối quan hệ giữa hai người yêu nhau mà đành phải cắt đứt tình yêu, em xin nói rằng cho tới chết em sẽ không bao giờ quên món nọ ân tình có vai trò nhen nhúm tình yêu đó. Dù mỗi chúng ta có trở nên thế nào, sự kiện đó sẽ mãi mãi và tuyệt đối là một kỷ niệm đẹp. Nhưng em muốn nó không những chỉ đẹp mà còn vui nữa. Tiếc thay nó đang bắt đầu trở thành một kỷ niệm buồn và trách nhiệm đó thuộc về anh... anh nghe em nói chưa ?
- Nghe. Còn câu thứ hai ? Diệp nghe tiếng nói anh khác lạ mà biết anh muốn khóc.
- Về mối quan hệ giữa hai công dân của một nước bị xâm lược, em khuyên anh mỗi khi muốn tự ví mình với một cái gì đó thì đừng chọn một viên gạch. Anh hứa là sẽ nhớ lấy những lời nầy cuae em chớ ?
Diệp khẽ gật đầu. Anh muốn nói xin hứa nhung sợ Thu nghe giọng nói anh lúc anh lúc anh sắp khóc. Anh nhè nhẹ rút bàn tay anh khỏi tay Thu. Thu nắm chặt nó lại, hôn một lần chót lên ngón cái bị thương tật rồi buông ra, bước trở vào bàn cầm cái xách tay đi về phía cầu thang, không nhìn Diệp đang đứng yên , ngó mông ra ngoài, hai tay vịn hai chấn song.
Khi nghe tiếng guốc của Thu trên các bậc gỗ của cầu thang, anh nhìn vào tấm gương nhỏ treo gần của sổ. Trong gương, anh thấy Thu dừng ở đầu cầu thang nơi có treo một tấm lịch Thu gỡ tởtên cùng, mở xách tay lấy một quyển sổ, cẩn thận nhét tờ lịch vào đó rồi thong thả xuống thang. Diệp chợt nhớ hôm nay là ngày mười hai tháng năm, năm một ngàn chín trăm sáu mươi ba.
2
Bây giờ cũng là một buổi chiều của một ngày ẩm ướt giữa mùa mưa. Nhưng khoảng cách giữa buổi chiều nầy và buổi chiều có cuộc chia tay miêu tả ở phần trên, là mười lăm năm có dư. Bây giờ là đầu tháng sáu năm một ngàn chín trăm bảy mươi tám.
Cô gái tên Thu bây giờ đã gần bốn mươi tuổi. Cô có vẻ già hơn tuổi đó vì mười mấy năm gian khổ của chiến tranh nhưng nói rằng cô là một thiếu phụ đẹp không có gì quá đáng. Nơi cô ngồi chiều nay là một cái quán nhỏ bán các thức ăn uống lặt vặt nằm trong vòng rào của một cơ quan văn hóa. Cạnh quán là câu lạc bộ công nhân viên. Cái quán không phải loại tư doanh, cũng không thuộc hệ thống thương nghiệp Nhà nước, mà là của một công nhân viên già đã về hưu được cơ quan giúp đỡ bằng cách cho bán để cho bán kiếm sống với giá phải chăng và điều kiện tiếp khách hạn chế. Không có một người khách nào trong quan . Thu ngồi một mình trước một ly nước ngọt không có đá, không khí buổi chiều mưa hơi lành lạnh. Trên tấm bảng đen nhỏ gần chỗ Thu ngồi có mấy dòng chữ phấn trắng mời toàn thể cán bộ công nhân viên cơ quan đến câu lạc bộ nghe nói chuyện về "thời sự đặc biệt" (+). Bốn chữ thời sự đặc biệt trong ngoặc képđ viết đậm nét bằng phấn màu. Hàng chữ "không được vắng mặt" viết hoa và gạch dưới hái lần.
Câu chuyện "thời sự đặc biệt" nầy nó "đặc biệt" như thế nào đối với tình hình đát nước , Thu biết quá rõ. Nhưng cô vẫn muốn lắng nghe thêm những lời phát biểu của cán bộ công nhân viên một cơ quan bạn. Từ trên câu lạc bộ, giọng nói đầy phẫn nộ của người chủ trì cuộc nói chuyện vang vọng đến tay cô. Chắc ông sắp kết thúc. Không có loa khuyếch âm. Ông phải nói hơi lớn gần như thét bằng một giọng trầm và hơi khàn của người tuổi cao, sức yếu.
Không có tiêng vỗ tay. Nhưng Thu hiểu rõ giá trị của cái im lặng đó. Trong hơn tháng nay, cô đã sống nhiều trong những phút im lặng như vậy. Người nói không phải "diễn giả" phô trương sự hùng biện và người nghe không phải một cử tọa chờ đợi để hâm mộ sự uyên thâm. Ở đay nhiều tấm lòng theo dõi nhịp xúc đọng của một tấm lòng có trách nhiệm lớn hơn. Thay vì nói hay vỗ tay, người ta nghĩ đến một việc gì đó mình có thể làm được và muốn làm ngay tức khắc.
Vài phút sau, tất cả cán bộ công nhân viên lục tục ra về. Còn lại một số ít ở lại uống trà, uống bia, chơi bóng bàn... Thu tiếp tục lắng nghe câu chuyên của những người này. Có những cuộc thảo luận tay đôi nghiêm chỉnh ung dung. Có những cuộc cãi cọ hơi lớn tiếng, mất trật tự , thiếu bình tĩnh, giữa bốn năm người tranh nhau nói. Cũng có một số ít những câu khôi hai pha lửng, có khi đến thô bạo, dung tục nhưng nghe không ghét được vì biết nó xuất phát từ sự căm giận chính đáng. Lâu lắm mới có ột ý kiến thụ động, hoài nghi vô trách nhiệm lập tức bị nạt im, không kiêng nể. Một người nào đó đề cập đén chuyến đi biên giới phía Tây Ninh sẽ khởi hành liền ngày hôm sau của một số nghệ sĩ đủ các ngành. Sự hăm hở của anh ta tập trung vào cái thú vị được nhìn lại những vùng rừng già quen thuộc, thăm lại những căn cứ cũ và "hốt" phong lan đem về Sài Gòn trồng chơi. Người đối thoại lật đật "chỉnh" ngay cái tư tưởng "ngao du, cưỡi ngựa xem hoa" trong cảnh dầu sôi lửa bỏng. - "Lên gân vừa vừa thôi ông ơi !" Người ham phong lan quật lại và cuộc cãi vã to tiếng thêm. Cái ồn ào tổng hợp không hài hòa đó vẫn biểu hiện cái phẫn nộ trong một tập thể nhỏ của một dân tộc bị xúc phạm. Thu chờ để nghe tiếng nói của người đàn ông mà cô định gặp trong buổi chiều này. Đó là họa sĩ Diệp công tác tại cơ quan theo thể thức hợp đồng mới vào biên chế mấy tháng nay. Thu hỏi thăm ông chủ quán và được biết chiều nào Diệp cũng về hơi trễ, thường ghé lại quán uống vài ly nhỏ rượu mạnh , có khi ăn một mẫu bánh mì, một chén bún thay cơm. Không rõ Diệp có vợ con gì không nhưng có vẻ đang sống độc thân tại thành phố, áo quần xập xệ, ăn uống qua loa bôi bác.
Thu chờ mãi không nghe tiếng nói của Diệp. Sự ồn ào trong câu lạc bộ giảm dần. Số công nhân viên còn lại lai rai ra về từng nhóm đôi ba người phần lớn đi xe đạp, có vài chiếc xe gắn máy. Diệp đi bộ, ra sau chót và là người duy nhứt ghé lại
________________________
(+) Tình hình xấu giữa ta và Trung Quốc.
quán . Vừa thấy Thu, Diệp khựng lai, hơi bối rối. Thu mỉm cười hồn nhiên, chỉ ghế :
- Anh ngồi đi.
Diệp ngồi xuống ghế, đút nhanh cái túi đồ nghề hội họa vừa bẩn vừa bừa bộn vào gầm bàn. Anh vẫn chưa hết bối rối nhớ lại râu tóc mình bù xù quá, quần áo lôi thôi xốc xếch quá. Thu vẫn mỉm cười giọng thân ái gần như âu yếm :
- Trời hơi lạnh. Anh uống chút rượu cho ấm nhé ! Trúng ý anh chưa ?
- Nãy giờ ông khai xấu tôi dữ lắm hả ông Tám ?
Ông già không đáp, nghiêng chai rót rượu trắng vào một cái ly bầu nhỏ, bưng lại để trước mặt Diệp. Rõ ràng là một thói quen mỗi khi Diệp đến.
Diệp nhìn Thu một lúc rồi hỏi :
- Thu đến đã lâu chưa ?
Thu cười :
- Cũng hơi lâu. Trước lúc cuộc nói chuyên trong câu lạc bộ chấm dứt chừng vài phút.
- Ờ, ông thủ trưởng tôi nói chuyện hay quá chứ, hả ?
Thu lắc đầu : Không mấy gì hay. Bằng chứng là có một người không xúc động.
- Ai đâu ?
- Anh chớ ai !
- Sao Thu biết ?
- Em ngồi đây nghe những câu chuyên trong câu lạc bộ . Kiểu cách có khác nhau nhưng có vẻ ai cũng xúc động. Em chờ hoài không nghe tiếng nói của anh. Nãy giờ trong đó anh làm gì ?
- Đánh cờ.
- Nghĩa là cái "thời sự đặc biệt" là nước và anh là một chiếc lá môn.
- Cái "thời sự đặc biệt" này nó ở ngoài tầm giải quyết của chúng ta... à quên... của tôi. Đã có những cái đầu suy nghĩ đúng đắn nhứt để quyết định có lợi nhứt giùm mình rồi.
- Nói như vậy mà nói được ! Nếu cái đầu Việt Nam nào cũng suy nghĩ như anh thì làm sao có được một số ít những cái đầu ưu việt để cho anh giao phó cuộc đời anh. Mà thôi, không cãi với anh chuyện đó. Ông thủ trưởng anh đâu phải chỉ nhắm động viên cái đầu anh. Ong nói với trái tim anh.
- Ổng có nói như thế thật à ?
Thu lắc đầu :
- Vậy mà cũng đi nghe nói chuyện ! Em bảo đảm với anh rằng chẳng những "có" mà ổng còn nhấn mạnh nữa. Cán bộ chính trị người ta biết mấy anh là kỹ sư của tâm hồn cho nên người ta gõ của trái tim của mấy anh.
- À ! Té ra vậy !
Diệp thốt lên như thế hơi lớn giọng rồi lặng im. Anh cầm ly rượu uống hai ngụm liên tiếp, nhìn ra ngoài. Đang có mưa lâm râm. Đén đường đã được thấp sáng từ bao giờ. Đột nhiên cơn mưa chiều gợi anh nhớ lại cuộc chia tay với Thu mười lăm năm trước đây cũng vào một buổi chiều mưa.
Anh hạ thấp giọng sau một tiếng thở ra :
- Có thể ổng thành công đối với những người khác. Riêng trường hợp của tôi sau khi mất Thu, tôi không còn gì để mất.
Thu cau mày :
- Sống là cống hiến chú có phải là kinh doanh đâu mà anh tính sổ để rồi tự giày vò mình bằng những nỗi đau mất mát ? Mà giả sử như cần phải tính sổ thì trong sự tan vỡ của tình yêu chúng ta, ai đã làm mất ai ? Anh nhìn kỹ em đi. Anh thấy gì chưa ? Không lẽ ở từng tuổi nầy rồi mà anh vẫn cón trẻ thơ đến cái mức đòi em phải nói lên những gì đó - mà cảnh ngộ không cho phép nói - để nỗi đau của anh được giảm nhẹ vì lòng tự ái được vuốt ve xoa dịu ?... Vì quá nhạy cảm với sự mất mát, anh hoang mang cho rằng anh không còn gì để mất. Anh đâu đến nỗi quá nghèo nàn như anh tưởng. Của cải tinh thần, tình cảm của anh trong cuộc sống nầy còn nhiều lắm chớ, lòng hâm mộ của một người xem tranh anh chẳng hạn. Mà thôi cứ tạm kể như anh quý trọng em tới mức ngoài em ra anh không còn nhìn thấy gì nữa hết, thì ở em, anh vẫn còn một người thân, một người bạn mà trong cuộc gặp gỡ đầu tiên sau ngày giải phóng anh có hứa là sẽ quyết tâm gìn giữ không cho mất kia ma ! Anh mau quên quá.
- Nếu tôi có hứa thì bây giờ tôi xin lỗi.
- Em không tha thứ cái lỗi đó đâu. Mỗi con người có lịch sử của mình. Anh muốn xóa bỏ em trong lịch sử của anh. Nhung em thì không thể xóa bỏ anh trong lịch sử của em. Trách nhiệm làm người bắt em phải nhớ hoài cho tới chết rằng hồi em hai mươi ba tuổi, có một thanh niên tên Diệp, vì yêu em đã tận tình giúp đỡ em trong hoạt động cách mạng, dám liều chết, dám chịu thương tật để bảo vệ em. Con người đó hiện đang bê tha, đang "thả nổi cuộc đời".
Diệp có một thoáng giật mình. Mấy tháng gần đây trong sự buồn nản, khi có bạn bè nào hỏi thăm hiện đang làm gì, anh thường đáp là đang "thả nổi cuộc đời" . Ai đã mách cho Thu điều đó ? Anh ngó mông ra ngoài một lúc rồi uể oải nói :
- Đó là trách nhiệm của anh ta, Thu bận tâm làm gì ?
- Dĩ nhiên trách nhiệm chính là của anh, nhưng em có phần trách nhiệm của em. Từ giải phóng đến nay, không lúc nào em xao lãng phần trách nhiệm đó. Em lặng thầm tham dự vào cuộc sống của anh với những niềm vui và nỗi đau không ai được biết . Kỳ triển lãm mừng Quốc Khánh năm ngoái, em mừng thấy anh có tranh được chọn để trung bày. Rõ ràng tài năng anh đâu phải đã lụi tàn.
- Cám ơn Thu...
- Em không tha thứ anh mà cũng không nhận lời cám ơn của anh đâu. Em đang vui mừng cho em thì được biết anh chủ trương "thả nổi cuộc đời" . Em tự cho em có cái quyền hạn không cần được anh công nhận - là bắt buộc anh phải quý trọng em.
- Có lúc nào tôi không quý trọng Thu đâu ?
- Nói quý trọng không có nghĩa gì hết. Anh phải vui niềm vui của em, đau nỗi đau của em... không phải tất cả... mà những niềm vui, những nỗi đau nào có dính dấp đến cuộc đời anh, một cuộc đời mà anh đang tâm thả nổi... Mười lăm năm trước đây, lúc chia tay, anh biểu em nói một câu gì để anh nhớ lấy, bây giờ anh còn nhớ chứ ?
Diệp cười gượng :
- Đừng bao giờ ví mình với một viên gạch để tự an ủi rằng dù sao mình cũng hơn nó.
Giọng Thu áo não :
- Sau mười lăm năm. Anh nhích lên được một chút. Từ một viên gạch, anh tự nâng lên thành một giề lục bình trôi... Con người "thả nổi cuộc đời" mình là một giề lục bình trôi chớ còn gì nữa ...
Tiếng nói của Thu nghẹn lại rồi im bặt . Diệp đang nhìn ra ngoài quay nhìn bạn. Anh lật đật rút bàn tay mặt về. Nãy giờ anh để nó trên bàn về phía Thu hờ hững, vô tư hoàn toàn không có dụng ý gì . Anh sợ Thu hiểu lầm mình muốn khai thác cơn xúc động của bạn. Hình như Thu đoán biết được ý nghĩ đó của Diệp. Cô hồn nhiên cầm lấy bàn tay Diệp kéo về phía mình, dùng cả hai tay rờ rẫm ngón cái bị giập nát. Giọng cô bùi ngùi, xa xôi :
- Anh nhớ còn sót một ý của em. Em thì nhớ rất kỹ. Hồi đó em có nói rằng em muốn vết thương nầy trên bàn tay nghệ sĩ của anh đừng bao giờ trở thành một kỷ niệm buồn. .. Em vốn ghét sự ủy mị. Điều đó anh đã biết từ thuở em còn con gái. Bây giờ em là đàn bà có chồng, có con, là cán bộ có một chức trách nào đó, em đã già dặn đi nhiều, em càng không thể sướt mướt lâm ly... Vậy mà em đã khóc. Không phải chỉ bây giờ đâu mà nhiều lần trước đây, khóc âm thầm không ai biết. Đích thân em đến phòng triển lãm xem tranh anh chứ không phải nhìn bản chụp lại trên mặt báo. Cũng đích thân em đến đây rình nghe anh quảng cáo cái chủ trương "thả nổi cuộc đời" của anh bằng một giọng chán chường lè nhè say chứ không phải nghe người khác nói... Rõ ràng anh vốn có tài năng. Tài năng đó hiện vẫn còn , mặc dù anh cố tình hủy hoại nó. Ngày xưa anh đã dùng nó để kiếm vừa đủ cái tiêu chuẩn "người chân chính cỡ nhỏ" . Bây giờ anh thả nổi nó như một giề lục bình trôi. Kể ra thì trên một giòng sông bình lặng êm đềm, có một giề lục bình trôi nhìn cũng hay hay. Nhưng cuộc sống hôm nay là một khúc sông chảy xiết, gợi người ta nghĩ đến cánh tay vạm vỡ của người lái thuyền cỡi lên đầu sóng chớ không phải màu tím xanh nhạt úa của bông lục bình trôi bị tấp lên bãi bùn nằm chết héo.
Diếp muốn rút bàn tay khỏi tay Thu để quấn thuốc hút nhưng thấy Thu chưa muốn buông nó ra. Thu nhìn tấm bảng :
- Anh xem kìa ! Không được vắng mặt. Đã viết bằng phấn màu còn gạch dưới hai lần. Vậy mà cái "thời sự đặc biệt" nầy lại làm cho mệnh lệnh trở thành một sự cần thiết dễ thương. Em cũng mênh lệnh với anh như vậy. Nếu ngón tay dập nát nầy chỉ là chứng tích nợ máu của kẻ thù đối với riêng một mình anh mà thôi thì anh muốn nhớ hay quên cũng được . Nhưng nó còn là nợ máu của kẻ thù đối với em nữa kia. Cho nên anh không được phép nhớ hay quên tùy tiện. Em ra lệnh cho anh phải dùng bàn tay để vẽ tranh chứ không được dùng nó để bôi bác kiếm ăn lây lất qua tháng ngày. Bởi vì em thương em. Em không đành để cho một bộ phận của đời em bị đem đi thả nổi ...
Trong âm sắc của giọng nói có cái gì mệnh lệnh thật. Nhưng Diệp nghe nó êm ái ngọt ngào như chưa bao giờ anh được nghe. Bây giờ anh mới cảm nhận hơi ấm từ bàn tay Thu truyền sang và ngạc nhiên thấy nó không gợi lên một chút xao xuyến nào về luyến ái. Anh nghĩ đến hai tiếng "tình người " mà bấy lâu nay anh hoài nghi giá trị do con người lạm dụng nó để dối gạt nhau nhiều quá mãi đâm nhàm. Bây giờ anh thấy tình người là một tình cảm đẹp có thật, nó đòi hỏi lòng người phải thanh thoát trong sáng, thực sự tin yêu vào cuộc sống ở mức nào đó mới cảm thụ được . Mà lòng anh thì rõ ràng chưa có lúc nào nó hoàn toàn thanh thoát, trong sáng, thực sự tin yêu vào cuộc sống. Ngay như mười mấy năm trước đây, lúc lấy hết cái can đảm của một con người không mấy gì can đảm để chịu đựng nhục hình trong nhà giam của giặc, cái ý chí đó của anh - nếu anh được phép gọi nó là ý chí - cũng vẫn chỉ là sự ham muốn thỏa mãn lòng tự ái được chinh phục một người con gái đẹp chứ không phải tình yêu, cái hình thái đẹp nhứt của tình người. Đến bây giờ anh mới thấy được cái hành động được coi là dũng cảm đó vvãn mang tính vụ lợi inh vi. Còn Thu thì sao ? Thu đến đây với anh không câu nệ về sĩ diện, không sợ tai tiếng có thể làm tổn thương đến lòng đoan chính, , có hại cho sự êm ấm của gia đình để thu hoạch được cái gì ? Rõ ràng Thu lấy tinhg người để gợi dậy trong anh lòng tin yêu vào cuộc sống và Thu làm việc đó không trả giá.
Anh mỉm cười nhìn Thu :
- Thôi Thu về đi. Mai tôi đi Tây Ninh, có thể ở trên đó hơi lâu... Tôi không hứa điều gì đâu... Nhưng lần nầy tôi nghe Thu nói không phải như những lần khác...
Thu không cười nhưng ánh mắt của cô có sáng lên vì một thoáng mừng mong manh. Trong hai tiếng không hưa Thu nghe thấy chất liệu của một lời hứa có thể là caa kiên quyết nhưng chân thực.
- Em biết... chuyện anh sắp đi vùng biên giới, em có được biết, cho nên... (Thu thò tay vào giỏ xách cầm ra một đôi dép lốp xe gói trong giấy báo)... cho nên mang đến đôi dép nầy để biếu anh.
- Ngớt mưa rồi đó, thôi Thu về đi. Diệp nói để trấn áp cơn xúc động.
Thu đứng dậy nhìn ra ngoài thấy những cái bong bóng không còn trên mặt vũng nước sân nhưng vẫn mặc áo đi mưa vào.
Thu vừa khuất dạng, một cơn mưa nhỏ lại ập tới. Diệp nhìn mua, không thấy lạnh, không thấy buồn mà nghe đói. Ông già Tám cầm chai rượu bước lại, thấy cái ly nhỏ trên bàn đã cạn. Diệp lắc đầu khoát tay chỉ về hướng cái tủ kiếng nhỏ đựng thịt nguội. Ông Tám quay lại vừa xắt thịt vừa hỏi :
- Đĩa nhỏ hay đĩa nhỡ ?
- Ông cho một dĩa lớn đi.
Diệp cố ý phát âm tiếng dĩa thành tiếng zĩa để gợi sự chú ý của ông già Tám gốc người Bắc đang học cách nói của người Nam bộ. Nói xong, Diệp nhìn cái biển nhỏ treo trước tủ có hàng chữ thịt nguội - đĩa nhỏ : 1 đồng ; đĩa nhỡ : 2 đồng; đĩa to : 4 đồng. Hàng ngày Diệp nhìn tấm biển mà hầu như không thấy nó. Bây giờ bỗng nhiên anh chú ý đến các cỡ lớn nhỏ của những đĩa thịt nguội. Anh mỉm cười một mình, nói thầm :"Người chân chính cỡ nhỏ chiều nay ăn một dĩa thịt nguội cỡ lớn đây ".
Diệp nhớ đến nước da xanh mét, giọng nói khàn khàn của ông thủ trưởng và thấy thương ông. Khi nói đến trái tim, không thể nào ông có nghĩ đến một trái tim của ai đó nguội như thịt nguội.
- Làm sao thế ? Thịt nguội nó làm sao ấy à ? Ông Tám nghe Diệp lầm thầm, cất tiếng hỏi.
- Không ! Diệp lắc đầu nhìn ông cười rồi tiếp tục bẻ bánh mì nhai. Ông Tám bước lại kéo ghế ngồi bên cạnh hỏi :
- Cô lúc nãy là ai thế ?
Diệp vốn rất ghét sự tò mò nhưng không hiểu sao anh không giận mà lại đáp :
- Một người bạn rất thân. Hồi xưa đáng lý đã là vợ tôi đấy.
- Nhưng tại sao hồi ấy ông lại để nhỡ một cái mối ngon lành như thế ?
- Tại vì hồi đó tôi là một cây thịt nguội.
Ông Tám cười. Lần đầu tiên ông nghe con người lầm lì nầy nói đùa. Ông hiểu giản đơn rằng có lẽ Diệp muốn nói hồi đó anh vụng về, nhút nhát hay bệnh hoạn, bất lực gì đó.
Diệp lại nhìn ra ngoài mưa. Anh nghĩ đến chuyến xe ngày mai chỡ một số văn nghệ sĩ trong đó có anh đi tiền phương về hướng Tây Ninh. Anh nhớ rất rõ lúc ghi tên xin đi, một khái niệm thô sơ nhứt về sự thu hoạch của chuyến đi tuyệt nhiên không có. Đúng hơn là anh không dám nghĩ đến. Đang là mùa mưa và nơi anh đến đang có chiến tranh. Mưa và chiến tranh đều gợi cho anh những kỷ niệm buồn. Bây giờ một ý đồ tối thiểu về sự thu hoạch đó cũng chưa hình thành vì anh chua đến nơi, chưa nhìn thấy, chưa suy nghĩ, chưa cảm xúc. Nhưng không hiểu sao trong lòng anh đang rọ rạy một cái gì đó tuy mơ hồ nhưng rất đẹp. Anh biết tài năng anh nhỏ, ý chí càng nhỏ hơn. Vậy mà lạ thay, anh cảm thấy mình hoàn toàn có khả năng thực hiện được một cái gì đó độc đáo và trong sáng thoát thai từ cái đẹp mơ hồ kia. Cái gì ? Anh chưa thể hình dung ra nhưng ở nơi anh đang sắp đến máu đang chảy, một phía do sự độc ác ngu xuẩn , một phía do lòng yêu lẽ phải. Anh ở về phía những người yêu lẽ phải đang đổ máu không trả giá để cho máu của những kẻ độc ác ngu xuẩn mà mình căm ghét cũng ngưng , đừng chảy nữa. Chỉ riêng cái chỗ đứng rất đẹp ấy của người nghệ sĩ chưa đủ để cho chút tài mọn của mình được nở hoa hay sao ?
Ông Tám trở vô bếp, châm một bình trà đặt lên cái bàn nhỏ phía trong.
- Đóng của sổ lại rồi vào đây anh Diệp. Uống tí trà cho nó ấm. Mưa tạt như thế mà anh không nghe lạnh à ?
Tiếng noió của ông Tám làm Diệp giựt mình, chợt biết rằng một cơn gió khá mạnh đang thổi qua và anh bị ưót vì những giọt mưa xuyên qua cửa sổ. Anh đứng dậy bưóc về phía ông Tám . Ông Tám rót trà ra trách hỏi :
- Anh quên lạnh nhờ mấy hớp rượu chớ gì ?
Diệp lắc đầu :
- Không phải.
- Thế thì nhờ cô bạn hồi nãy ?
- Cũng không không phải. Diệp lại lắc đầu rồi nói tiếp :"Mà có khi đúng như vậy cũng nên."
Ông Tám không hỏi nữa. Ông mên Diệp nhưng không thú vị gợi chuyện với một con người dễ thương, mà nói năng nhiều khi hơi khó hiểu. Hai người lặng lẽ uống trà. Ông Tám hiểu cái "quên lạnh" của Diệp theo kiểu cách thưòng tình của ông.
Diệp nghĩ đến một vùng biên giới mà anh chỉ biết trên bản đồ và chỉ có thể hình dung thực địa bằng tưởng tượng. Những dãy rừng già, những cụm rừng thưa, những trảng cỏ, trảng tranh, với những lối mòn từng in dấu chân Thu, những loài chim, Thu không biết tên nhưng mến yêu tiếng hót, những dòng suối, những con lạch Thu thường tắm nước mát hay ngồi câu cá, hai bên bờ có nhiều hoa cỏ lạ. Từ cái nơi chưa biết mà đã đem lòng thương mến ấy, Diệp sẽ mang về những ký họa , những phác thảo tranh, những ghi chép có được không phải bằng kỹ xảo của bàn tay mà nhờ cái trong sáng của lòng cảm thụ được tình người , tình yêu đất nước.
Anh mở gói giấy báo, lấy đôi dép lốp xe ướm thử vào chân. Đôi dép hơi thô nhưng rất vừa vặn. Đây là ngẫu nhiên hay là Thu còn nhớ kỹ kích thước đôi bàn chân anh ? Câu tự hỏi vừa mới hiện ra vụt bay đi như một con chuồn chuồn nhút nhát. Diệp cười thầm cho sự lẩn thẩn của mình, tại sao phải sợ sự sống lại của những kỷ niệm về một tình yêu đã chết ? Nó sống lại để làm đẹp cho tình bạn, có sao đâu ! Anh không biết nơi Thu ở, không đoán được Thu đã về đến nhà chưa, nếu Thu còn đi ngoài mưa, Thu có nghe mưa ấm như anh không ?