Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.084
123.198.524
 
Những Đứa Trẻ Bị Ruồng Bỏ
Nguyễn Nguyên An

Tôi đến Trung tâm nuôi dạy Trẻ mồ côi chùa Đức Sơn nằm phía Tây tây nam thành phố Huế, cách Huế 7km, thuộc địa phận Cư Chánh, xã Thuỷ Bằng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã gần 11 giờ. Tôi gặp một đoàn học sinh đồng phục xanh trắng, khăn quàng đỏ đi vào chùa. Đó là các em Cô nhi viện Đức Sơn đi học về ! Từng em lễ phép chắp tay chào sư cô, rồi tản ra thay quần áo. Tôi đi loanh quanh trong Cô nhi viện hai tầng lầu thoáng mát. Lầu trên chỗ ngủ nữ, lầu dưới nam. Trên lầu có một phòng dành cho trẻ sơ sinh. Trong chiếc giường đôi có bốn em bé vài tháng tuổi, nằm ngữa.sắp hàng, tự cầm bình sữa bú với đôi mắt ngơ ngác. Và một em bé đang được chị bảo mẫu dỗ trên tay. Xuống lầu, một sảnh rộng, các em nhiều lứa tuổi đang chơi đùa, học hành, tập võ, đánh bóng. Trong nhà ăn vài em phụ các chị cấp dưỡng dọn bữa cơm trưa tập thể… Ai làm việc nấy, sinh hoạt ấm cúng, trật tự như một đại gia đình nề nếp. Mọi thứ cũng được thứ bày biện, sắp đặt ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; hai hàng chén úp song song trên mấy dãy bàn, như những tai nấm đại sáng ngà vừa ngoi lên mắt bàn nâu ngù. Điều tôi cảm động, là đến đâu cũng được các em chắp tay lễ phép chào. Và tôi không thể không quặn lòng khi chạm vào những đôi mắt kém tươi của các em. Nhìn kỹ, chúng ta thấy các em có gì đó buồn buồn, u uất. Nhất là nhìn các bé sơ sinh nằm ngo ngoe một mình không mẹ cha ruột thịt vỗ về, tôi bật khóc ! Trời ơi, sao người ta đành đoạn ruồng bỏ các bé thế này !? Buộc các bé vừa sinh ra đã mồ côi ; đã đối diện với lưỡi hái sắc bén của tử thần. May thay, các bé được các sư cô chùa Đức Sơn và quý đạo hữu, ân nhân cứu vớt giành lại sự sống thoi thóp từ tay lão tử thần độc ác. Và các sư cô thành những người mẹ nhân hậu, đãm đương, toan lo dưỡng dục các em khôn lớn.

 

Trước đây chùa Đức Sơn là một Niệm Phật đường. Cách đây hơn ba mươi năm, bốn ni cô Minh Đức, Minh tú, Minh Nhật và Minh Hằng lên đây công phu trú dạ lục thời. Mới đầu, các ni cô cật lực khai phá, tu bổ, xây dựng. Ngày ngày cuốc đất trồng khoai, đêm đêm chong đèn chằm nón để có lương thực làm từ thiện, cứu giúp bà con nghèo trong vùng. Niệm Phật đường nhỏ bé vô danh, thành một ngôi chùa Đức Sơn trang nghiêm, có nhiều ni sư đạt phẩm hạnh đức độ chân chính và một Cô nhi viện nổi danh nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ bị ruồng bỏ từ trứng nước. Công đức từ thiện của các ni cô ngày ấy và quý sư bây giờ đồn ngày một xa, các gia đình quá cơ cực đã đem con đến nhờ viện nuôi dưỡng và những bà mẹ gặp cảnh khốn cùng đem con vất trước chùa; những bà mẹ từ chối đứa con mình đẻ ra được các nhà làm từ thiện như Đoàn từ thiện của bác Siêu (bác Siêu đã mất) và các ân nhân nhặt được đâu đó đưa tới nhờ quý sư cô cưu mang. Các sư cô vẫn dang rộng vòng tay nhân ái đón nhận, đến nay đã và đang nuôi dạy cho ăn học 204 em. Trong đó 5 bé sơ sinh, 14 cháu mẫu giáo, 10 em khuyết tật, 156 em lớp 1 đến lớp 12 và 19 em học Trung cấp - Đại học.

 

Các bé sơ sinh vào chùa mỗi bé mỗi cảnh thương đau, nhưng đa số đều èo uột, dặt dẹo. Bé Kiều Thiện Thảo được quý sư cô phát hiện khi thịt da tím tái, không đủ sức khóc o eo dưới cội bồ đề trước chùa. Có bé bị kiến đốt, các sư cô phải đưa xuống bệnh viện Trung ương Huế kiểm tra toàn bộ bệnh lý. Có bé từ Hội An ra. Đặc biệt, bé Cù Thiện Sanh bị chôn xuống đất, người chôn nghe tiếng lục đục, lại đào lên đưa vào chùa khi bé chỉ nặng 1,1 kg. Nay, Cù Thiện Sanh học lớp 7, mạnh khoẻ như các em cùng lứa. Ở Cô nhi viện các em đều được làm khai sinh, đi học các trường tiểu học, trung học như trẻ khác. Hiện có 100 chiếc xe đạp cho các em đi học xa. Riêng ở Cô nhi viện còn có 7 phòng học văn hoá từ lớp một đến lớp mười hai trong đó một phòng vi tính gồm 10 máy. Ngoài ra, còn có một phòng học may, một sảnh đường học võ karaté. Các sư cô mời 15 giáo viên có uy tín phát tâm dạy từ thiện. Học võ có huấn luyện viên võ đường Nguyễn Văn Dũng lên luyện tập. Các em được phép ăn mặn, ăn chay một tháng bốn ngày, bình quân mỗi em 5000$/ngày. Các chị bảo mẫu cũng là những người đàn bà khốn khổ đến chùa nương thân, được quý sư đùm bọc nên họ phát nguyện ở lại cùng các sư chăm lo các em, trong khi quý sư cô không thể chặt thịt, làm cá được. Các em mồ côi cha mẹ được nội, ngoại gửi vào chùa vẫn giữ nguyên họ tên. Còn các trẻ sơ sinh bị vất bỏ không biết cha mẹ là ai, nhà chùa đặt bé trai họ Cù, bé gái họ Kiều…

 

Lòng từ bi của các sư cô chùa Đức Sơn được các Cô nhi viết, em Kiều Thi Thuỷ Chung: “Bây giờ con không lót lá mà nằm như câu ca dạo ấy, con đã có một người Mẹ thứ hai: đó là Quý sư cô ở viện. Quý sư cô lo cho chúng con từng tấm áo, từng giấc ngủ và cả đôi dép chúng con đi…”, “Bé là Cù Thiện Sanh/ lớn lên từ Cô nhi viện Đức Sơn/ Bé không biết ai là cha là mẹ/…Sư là mẹ là cha của bé/ Vẫn muôn đời bé gọi mãi: “Sư ơi”. Em Trần Thuỳ Niên viết : “...chúng con bước vào Cô Nhi Viện Đức Sơn đã tìm lại hơi ấm tình thương và một mái ấm gia đình luôn sẵn sàng dang rộng đón chúng con…”. Và em Đào Duy Phương viết cho chị gái: “…Chị ơi, nay em đã có người mẹ thứ hai nuôi dưỡng và thương yêu em như con ruột, lo cho em từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy cho em từng nét chữ, đường đi đó là quý sư cô chùa Đức Sơn”…

 

Quý sư cô bận tu học vẫn chăm lo việc sinh hoạt và học hành cho các em cô nhi, nhưng mỗi tháng cũng tổ chức một chuyến dã ngoại hoặc đến công viên vui chơi, để các em bớt buồn chán mà siêng năng học hành. Đặc biệt Rằm tháng Tư (12/5/2006) đại lễ Tam hợp kỷ niệm ba sự kiện trong đại của cuộc đời Đức Phật Thích Ca :  Đức Phật đản sanh, Thành Đạo và Niết Bàn và đay là đại lễ được Unesco công nhận NGÀY ĐẠI LỄ TÔN GIÁO, sư cô Minh Tú chùa Đức Sơn chuẩn bị hơn hai ngàn phần quà tặng cho các em mồ côi, nhà nghèo và khuyết tật trong vùng. Tuy, nhà chùa nuôi dạy các em không trọn vẹn như những gia đình trung lưu khác. Nhưng các sư cô và đạo hữu chùa Đức Sơn đã toả tấm lòng bác ái đến với các em bằng chính trái tim nhân hậu của mình.

 

Tôi viết bài này với tâm nguyện mong mọi người cảm nhận sâu sắc những cảnh đời bất hạnh của các em ở Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi chùa Đức Sơn mà mở rộng lòng thương yêu các em hơn. Tình thương yêu của quý vị sẽ bù đắp phần nào cái khoảng trống vô biên và nỗi buồn biển cả các em đang trải !

 

Huế, 2006

Nguyễn Nguyên An
Số lần đọc: 3794
Ngày đăng: 11.05.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Họa sĩ CHÓE - HÍ HỌA, VAI HỀ ở SÂN KHẤU BI KỊCH - Trần Hữu Dũng
Tháng sáu trời mưa - Triệu Xuân
Kỷ niệm một chuyến đi - Nắng Xuân
Nhà văn Vũ Bão như tôi biết - Nguyễn Thị Thu Hiền
Khám lớn Sài gòn và cuộc giảI thoát “PHAN XÍCH LONG HOÀNG ĐẾ” - Phan Hoàng
Về trong nỗi nhớ… - Đinh Thị Như Thuý
Trung Quốc - Giang Nam du ký - Vũ Ngọc Tiến
Những người đạp xe chở bao xác rắn - Triệu Xuân
Điều bình dị và phi thường ở một người phụ nữ - Thanh Xuân
Lửa Napalm không giết được tình yêu. - Thanh Xuân
Cùng một tác giả
Hai Bà Mẹ (truyện ngắn)
Cái tát (truyện ngắn)
Ăn chay (truyện ngắn)
Kim (truyện ngắn)
Cổ Tích Thời Nay (truyện ngắn)
Con Trai Miền Gió Cát (truyện ngắn)
Đất sau mưa (truyện ngắn)
Bầu bí nương nhau (truyện ngắn)
Ánh mắt trẻ thơ (nhiếp ảnh)
Nỗi Buồn rực rỡ (truyện ngắn)
Ngôi mả đá (truyện ngắn)
Huyền Anh Quán (tạp văn)
Mẹ (thơ)
Ngọn Đèn Tỏ Mãi (truyện ngắn)
Thăm chồng (truyện ngắn)
Bức Tường (truyện ngắn)
Nhân Cách Thơ (truyện ngắn)
Trâu ở chùa (truyện ngắn)
Tình Cỏ Lau (truyện ngắn)
Nhỏ ơi (truyện ngắn)
Chị em sinh đôi (truyện ngắn)
Tráo ông địa (truyện ngắn)
Hai lần khóc... (truyện ngắn)
Thầy cũ (truyện ngắn)
Tin Buồn (văn hóa)
Bao Dung (truyện ngắn)
Người Thầy Thuốc (truyện ngắn)
Biếc tình (tạp văn)