Hai chúng tôi chạy vòng vo quanh thành phố Biển. Đà Nẵng quê tôi những ngày Tết thật êm ả và ấm áp. Sự im lặng của phố cùng nguồn nắng mới & hoa lá đầu năm, có chút se lạnh, lòng tôi cảm thấy tươi vui. Một người bạn học của tôi, anh Hồng Minh, một nhà Thơ sinh tại Đà Nẵng, là người làm báo. Anh có dịp đến đến Đức theo lời mời của Viện Goethe-institut nói về thơ trẻ và du lịch châu Âu sang Paris trong chuyến đi đó. Rồi được gặp nhà nghiên cứu Phan Huy Đường, nhà phê bình Thụy khuê đã luôn nhắc đến ông, một cựu giáo sư Quảng Nam học, họ đã nhìn nhận con người nầy, một cách đáng quý trọng, về sự thầm lặng trong quan điểm sâu sắc trong nghiên cứu. Anh bảo: “ không có thời gian để có thể tìm ra những bức thư giữa Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Văn Xuân trao đổi..Và nếu có là tư liệu đáng quý..”. Hay dịch giả Nguyễn Tiến Văn đã có dịp về Việt Nam, đến Đà Nẵng thắp hương nhà thờ cụ Phan Châu Trinh và thăm gia đình học giả Quảng Nam Nguyễn Văn Xuân. Ông Nguyễn Tiến Văn đã nhận định: “Nguyễn Văn Xuân đã thực sự là “nhân vật sống” của Quảng Nam – Đà Nẵng, là nhà văn có tiểu thuyết “ Bão rừng” rất giá trị tại miền Trung nầy, người chính kiến trong khảo cứu, nghiên cứu trên mảnh đất xứ Quảng từ Pháp cho đến thời đại hôm nay.
Từ con hẽm nằm trên đường Thái Phiên, chạy thẳng cuối đến căn nhà cuối chót. Đến được với ngôi nhà Nguyễn Văn Xuân ngày đầu năm, tôi cảm giác bùi ngùi, điều gì lạ lãm cho vị học giả nầy. Ông tươi cười cho tôi cảm giác Nguyễn Văn Xuân vẫn minh mẫn như ngày nào, cười vui vẻ tưởng chừng đang ngồi “ trà dư tửu hậu” cùng nhiều thế hệ học trò là Trần Trung Sáng, Đặng Ngọc Khoa, Lê Văn Thọ... hay vài nhà thơ miền xa xứ mỗi lần ghé qua thăm hỏi...ở tại quán cốc càphê luận bàn về văn hóa xứ Quảng. Và tôi vẫn thích đọc Nguyễn Văn Xuân viết về Quảng Nam – Đà Nẵng, cái rành mạch càng đọc thấy lên tính giản di, của những tên gọi Đà Nẵng từng buổi thay da đổi thịt, từng thời kỳ, mọi kiến thức về con người xứ Quảng Nam. Và có nguồn sáng để soi nhìn tính tế khi ông trái tim vị học giả đã có chính kiến thời cuộc đi qua, viết & nghiến cứu, suy luận& phổ bá đến mọi người. Hầu hết cả thể hệ từ tuổi trên 60 tuổi, đều học trò của ông. Cái tên “ Thầy Xuân” đã quen thuộc gần bao hậu thế của học trò xứ Quảng từ trong và ngoài nước.
Ngày tết, Tôi lặng lẽ nhìn vào ngôi nhà ủ màu vôi củ bao năm chưa bao giờ phủ lại. Khoảng u tối, bề bộn về hoàn cảnh đáng buồn của gia đình. Tôi thấy xót xa, khi ông bây giờ lại ngồi trên xe lăn, hai chân liệt chỉ có đôi tay và khuôn mặt ốm o ở tuổi già, ông cười rất tươi, bộ râu bạc trắng hồm nào bỗng ông đã cạo sạch đi, để đón cái Tết năm Bính tuất 2006. Điều gì bình dị trông ông sao vẻ lạ. Rồi Hồng Minh gửi tặng tờ báo Doanh nghiệp Chủ Nhật có bài “ Paris một thoáng Nguyễn Văn Xuân” . Ông thật tỉnh táo đọc không cần đeo kính mắt. Cả hai đều ngạc nhiên. Tôi hỏi: “ Dạ. Thầy Xuân đôi mắt còn tốt quá” . Nguyễn Văn Xuân cười hì trông vui vẻ”Ời, kệ ông trời cho mình cái chi mình nhờ”. Tôi hình như nụ cười buồi đầu năm của ông vui vẻ, chứa bao niềm yêu thương. Ông ngồi dựa trên xe lăn, ngậm ngùi đọc thật kỹ từng chữ và khen “ Bài nầy viết hay. Bây giờ Xã hội cần những người trẻ như các cậu..” Tôi nhìn vào nhà cùng với mấy cô sinh viên ở trọ nhà ông, cô gái kia nói” Ông ơi, cháu làm con dâu ông nghe...hi hì” . Vẫn vậy, ông cười trông thật tiếu lâm theo kiểu một nhà văn, tụi tôi lại nhớ về những ngày ông còn khỏe biết chừng nào “ra đây nắm cái tay coi thử làm dâu được không? “ Mọi người cười hề có vẻ chút mang nặng nỗi ưu phiền. Ông bảo người vợ ông cũng nhờ một số tiền cho sinh viên thuê ở trọ ở sau nhà, mà sống nhờ từ mấy năm nay. Anh con trai ông thì cười thật hiền, anh thương cha, anh vẫn đẩy chiếc xe lăn vào buổi sớm nắng, mỗi độ chiều về chậm lướt từ từ lên xuống giữa những con đường Bạch Đằng, Thái Phiên, Phan Châu Trinh, đợi cơn gió mát hay nắng úa chiều sắp tàn, rồi muốn đi chơi hay thăm vài người bạn già mà ông muốn đến.
Tôi không là học trò vị học giả Nguyễn Văn Xuân, chỉ là con cháu nhưng gặp những anh em Văn sĩ vẫn thường hỏi đến ông, Hầu hết là học trò, đặc biệt những người lớn tuổi cô chú trong gia đình tôi đều là học trò của Thầy. Tôi thực sự rất thích đọc bài ông viết, cái gì đó uyên thâm và thẩm định, đều luôn đặt ra những câu hỏi, nào là Quảng Nam có văn học, văn chương hồi mô? Tôi vẫn thích ông đọc câu ca dao : “Bên ni Hàn ngó sang bên kia Hà Thân nước xanh như tàu lá; Bên kia Hà Thân ngó về bên ni Hàn phố xá nghênh ngang. Từ ngày Tây lại cửa Hàn, Đào sông Cầu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu, dặn lòng ai dỗ đừng xiêu. Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau”. Hay ông viết trong tập kỷ niệm 50 năm trường Phan Thanh Giản những tiêu chí mà thế hệ trẻ ngày nay cũng cần ghi nhớ, về việc học hành đậu để làm gì? Cần có những giai thọai để bạn trẻ ngày nay phấn trấn hơn trong việc học hành. Chúng ta học giỏi, đậu cao, phụng sự đất nước, có sự nghiệp xứng đáng, được lưu danh là điều đáng quý & trân trọng noi gương. Chuyện “ lục Phụng bất tề phi” là thí dụ. Có lẽ ông còn nhiều bao điều để nói trong tư chất là nhà văn, học giả Quảng Nam học. Tôi suy nghĩ ra rằng mảnh đất quê hương tôi đã sinh ra một nhà văn, học giả Nguyễn văn Xuân có lẽ chỉ một, đặc biết vì chính con người đã lớn lên nơi xứ Quảng, nói giọng chính Quảng, Và viết , nghiên cứu về xử Quảng.
Rồi Đà Nẵng lại mỗi độ chiều về, vẫn là chiếc xe lăn với người ngồi tay cằm cuốn sách, tờ báo vẫn đọc, một cái trán cao và đôi mắt vẫn sáng ngắm nhìn những góc phố thân quen mà chính mình từng vòm tuổi đã đi qua. Tôi không biết ông nghĩ gì về Đà Nẵng hôm nay & tương lai, ông đã hết khỏe để nói cho những người trẻ như tôi nghe hiểu biết thêm hơn, vì không còn mạch lạc nữa. không thể, rồi không thể suy luận những bước đi vững vàng xây dựng Văn hóa Quảng Nam – Đà Nẵng được, vì tuổi đời và sự tỉnh tảo, việc đi đứng và sức khỏe yếu, chỉ biết mọi người thỉnh thoảng lại thấy người thầy, nhà văn, học giả Nguyễn Văn Xuân vút đi trên tuyến đường của anh con trai, cô con gái hiền từ đẩy cẩn thận bên lề đường. Tôi vẫn trông thấy ở nẻo đường nhìn xa ra, hai bóng người chiếc xe lăn bánh từ từ..và chỉ một đôi chân bước đi thật nhanh, bóng như xa dần..Mọi người vẫn xót xa và có lẽ không thể không nhắn đến Nguyễn Văn Xuân khi nói về xứ Quảng yêu thương.