Theo Phan Huy Chú thì Hà Tiên thập cảnh do tổng binh Hà Tiên Mạc Thiên Tích soạn. Ông chọn đề , một số văn nhân Trung Quốc và thi nhân ở Thuận Quảng cung nhau xướng hoạ , gồm 26 người , có tất cả 320 bài .
Ông làm bài tựa. Nhưng thơ trong tập êm ái xinh đẹp ,đáng đọc , có khắc in ra để lưu hành .
Có 10 bài thơ vinh có đầu đề như sau :
Kim dữ lan đào( đảo Kim Dữ chắn sóng)
Bình Sơn Địêp Thuý ( dãy bình sơn xanh tươi chồng lớp )
Tiên tự thần chung( tiếng chuông sớm ở chùa Tiêu )
Giang thành dạ cổ( Tiếng trống đêm ở Giang Thành )
Thạch động thôn vân( hang đá nuốt mây)
Châu nham lạc lộ(con cò đậu trên núi Châu Nham )
Đông hồ ấn nguyệt (trăng in ở Đông Hồ )
Nam phố trùng ba(sóng ở bến Nam Phố )
Lộc trĩ thôn cư( xóm làng ở Lộc Trĩ )
Lư đàm ngư lạc( bến cá ở Lư Đàm )
Cuốn sách này có lời tựa của Mạc Thiên Tích , theo lời dịch của nhà sử học Trần Văn Giáp như sau :
Trấn Hà Tiên của nước An Nam xưa là cõi xa . Từ khi cha tôi ( là ông Mạc Cửu gôc tích ngườiLôi Châu Quàng Đông - Nguyễn Văn Hoa ) mở mang tới nay đã được hơn 30 năm , dân ở đây mới được yên cư, tạm biết cày cấy. Mùa hạ năm Ất Mão ( 1735) , cha tôi mất, tôi nối theo nghiệp trước.Trong khi việc chính trị thư nhàn , hàng ngày cùng với các văn nhân bàn sử luận làm thơ .
Mùa xuân năm Bính Thìn ( 1736) ông Trần Tử Hoài ở Việt Đông ( Quảng Châu) đi thuyền tới đây , tôi trọng đãi các bậc khách quý , mỗi khi hoa sớm trăng khuya , ngâm vinh không chán , tôi nhân đem mười cảnh hà Tiên ra cùng xướng hoạ.
Ông Trần dựng cờ Tao Đàn , thù xướng phong nhã .Đến khi ông về Châu Giang , lại đưa những đề ấy cho các bạn làng thơ hoạ vần.Được các thi gia đoái tới , theo đề vịnh thơ , ông Trần chép thành một tập , gửi sang cho tôi xem, tôi đem khắc in ra .Thế mới biết non sông Hà Tiên này thấm nhuần phong hoá của cha tôi đã được thêm phần tráng lệ, lại được các vị danh sỹ đề vịnh , thì lại thêm thiêng liêng tươi sáng .
Tập thơ này không những làm cho nơi ven biển này thêm rạng vẻ mà còn đáng làm cho pho sử chí của đất hà Tiên".
Tập Thơ này đã được nhà sử học Phan Huy Chú nghiên cứu.Theo ông thì tập thơ này đã được khắc ván gỗ để lưu hành ở nước ta.
Ở Thư viện khoa học xã hội với ký hiệu A 441 đã có lưu giữ một bản chép tay từ thời Học viện Viễn Đông Bác Cổ . Tập này có đủ 320 bài thơ chữ Hán do Mạc Thiên Tích và thi hữu xướng hoạ.
Tôi nghĩ nếu ai còn lưu giữ trong thư viện trong gia đình bản khắc in bằng chữ Nôm thì nên công bố cho các thi hữu cùng bà con cô bác Hà Tiên và miền sông nước Cửu Long cùng thưởng thức công trình quý giá của tiền nhân.Chúng ta cùng nhớ lại cha con Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích từ thửa ban đầu khai phá vùng đất biên ải của nước ta./.