Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.137
123.162.684
 
Tập “Truyện ngắn trên trang web Văn nghệ sông Cửu Long” : Một phong vị đồng bằng riêng biệt
Tường Vi

Địa chỉ www.vannghesongcuulong.org từ lâu đã trở nên quen thuộc với đông đảo bạn đọc yêu văn chương, đặc biệt là những ai thích truyện ngắn và bút ký – vốn là thế mạnh của nhiều cây bút Đồng bằng sông Cửu Long. 35 truyện ngắn đặc sắc nhất của trang web này vừa được NXB Văn học tập hợp trong tập “Truyện ngắn trên trang web Văn nghệ sông Cửu Long”. Tập truyện đem đến cho độc giả một phong vị chung: sự hồn hậu và hào sảng của các cây bút đồng bằng.

Hầu hết trong văn chương của các cây bút Đồng bằng sông Cửu Long mới gợi lên cho người đọc hình ảnh sông nước, làng quê với cảm giác nhớ nhung, khắc khoải về một vùng đất, đặc biệt là nét trầm buồn trong những ngày mưa lũ. Người đọc gặp hình ảnh một cô gái nhớ sông khắc khoải đến mức cứ rảnh tay là bỏ nhà chèo ghe đi lơi khơi giữa sông, nhớ người mẹ xấu số đã bị nhấn chìm giữa dòng nước trong mùa lũ và những ngày tháng tuổi thơ lênh đênh cùng ba, em gái sống kiếp thương hồ trong “Nhớ sông” của Nguyễn Ngọc Tư. Mỗi người có thể bắt gặp tuổi thơ của mình, trong những “Buổi chiều mưa rớt hột, ngoài sân mấy con cá sặt từ dưới hà lãng lội ngược dòng nước lạch bà lạch bạch. Lũ trẻ reo hò. Ba làm chỉ huy thu chiến lợi phẩm. Buổi tối, cơm nóng cá sặt chiên giòn giằm nước mắm tỏi chấm rau muống luoc. No nê, cả đám lên giường nằm trùm mền nghe má kể chuyện đời xưa” (trang 306 – “Những ngày mưa bão”) mà nhà văn Ngô Thị Thu Vân miêu tả như chất chứa hoài niệm. Người đọc bật cười thú vị xen lẫn cảm thương với thằng Nước trong “Giữa dòng nước lũ” của tác giả Anh Đào. Thằng bé từ nhỏ đã biết chèo ghe, hái bông điên điển, bắt cá giúp mẹ nuôi em và có suy nghĩ ngây thơ: “Mình mười bốn tuổi, thằng Mẹo mười hai, Út Tỵ mười tuổi, ba bỏ đi chín năm chưa một lần về thăm anh em nó, phải còn ba ở nhà dám nó có thêm bốn năm đứa em nữa lo mệt nghỉ” (trang 387). Còn nhà văn Trang Thế Hy, cây đại thụ trong làng văn ở đồng bằng, cảm giác nhớ quê được thể hiện qua việc nhân vật Duy đi tìm màu xanh trong mắt người con gái trong truyện “Trời xanh trong mắt em”. Màu xanh ở đây không chỉ là thiên nhiên, mà là cái nhìn hồn hậu về cuộc sống, tình yêu thương, sự cảm thông và hiếu để của những cô gái quê.

Những tác giả trong tập truyện còn có Nguyễn Thanh, Võ Đắc Danh, Nguyễn Trọng Tín, Nguyễn Lập Em... đã cho người đọc những câu chuyện thú vị về một vùng đất hào sảng, nơi có những tay “sát cá”, những buổi “ăn ong”, những vùng nước cá tôm nhiều vô kể. Truyện ngắn của họ cho người đọc một nỗi cảm hoài khi làng quê đang dần thay đổi, ví như Nguyễn Trọng Tín viết trong “Tư Biển”: “Cái xóm Vịnh Nước Sôi ngày xưa bây giờ đã là một thị trấn nhà cửa chen chúc xô bồ đến chật mép nước” (trang 479). Có tác phẩm của “Truyện ngắn trên trang web Văn nghệ sông Cửu Long” còn đi vào tâm trạng phức tạp của những con người thành thị, bị dằn vặt giữa mâu thuẫn tiền tài và khát vọng tình yêu: sự đổ vỡ gia đình trong “Năm cùng tháng tận” của Nguyễn Thị Thu Hiền, nỗi thất vọng về những con người bị tha hóa trong cuộc chiến tranh giành quyền lực ở “Tai biến một trò chơi” của Lê Đình Trường, hoặc câu hỏi lớn về “căn bệnh” quan liêu của các quan chức ngày nay trong “Tiếng bước chân” của Anh Động... Dù dưới góc nhìn nào, các tác giả cũng mở cho nhân vật một lối thoát, chứa đựng nhân sinh quan: cuộc sống vốn sẽ không quá khắc nghiệt với những ai biết vươn lên và phục thiện.

Tường Vi
Số lần đọc: 2861
Ngày đăng: 11.06.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tôi nghiêng mình kính phục họ - Dư Thị Hoàn
Ngổn ngang đồng đất đồng nai : Đọc tập truyện ngắn : NHƯ LÀ CỔ TÍCH của Nguyễn Một -nxb Hội nhà văn 2005. - Nguyễn Đức Thiện
Cõi người không bình an : Một cảm nhận khác. - Dư Thị Hoàn
Lê Quốc Minh say mê nghề viết đến cùng - Triệu Xuân
Vũ Trọng Quang với trò chơi sắp đặt - Phạm Lưu Vũ
Năm người trên một con thuyền - Nguyễn Thanh Mừng
“Mang” cùng Phan Trung Thành - Nguyễn Tý
Lửa Tây Sơn , Thiên anh hùng ca bi tráng : Đọc tiểu thuyết lịch sử: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. - Lê Hoài Lương
Thơ đồng bằng vẫn tiếp tục khởI sắc - Hồ Tĩnh Tâm
Trần Thị Ngọc Lan – Khi em hát em biết vì sao chim hót - Nguyễn Văn Ninh