Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.275
123.157.125
 
Ngôi mả đá
Nguyễn Nguyên An

Lớp tôi đang học, bỗng tiếng mõ tre: "Cóc...cóc..." xóm dưới. Cả lớp nhao nhao. Thầy ổn định :

- Học si...ii...sinh !

- Im lặng !

Lớp lại ồn khi nghe tiếng chân người chạy "thình thịch...". Hai người lạ mặt ôm súng chạy qua sân truờng. Theo sau, hai anh trai làng cầm gậy, xách mác ruợt ! Sau rốt, là Đáo trước học lớp Nhất. Loáng, người chạy, kẻ rượt mất hút sau bụi cây. Thầy Tá Lam Rét gọi :

- Đáo ! chuyện chi rượt nhau náo rứa ?

Đáo quay đầu hét : "Tụi Nhân dân vũ trang về "…

Bên tai tôi nhiều lời xầm xì :

- Thằng Đáo hăng quá !

- Không sợ họ bắn bể bụng !

- …

Tôi không chê Đáo. Bởi biết cha Đáo bị lính Nhân dân vũ trang bắn chết. Hôm đó đi học, tôi nghe trong nhà Đáo lúm úm. Vào, nghe mấy chú kể, hồi khuya cha Đáo nghe con Mực sủa mãi bên chùa, ông bưng đèn ra xem, thấy có người gỡ băng rôn, ông tri hô lên, liền bị bắn gục ngay bậc cửa. Lúc đó chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Tăng ni, Phật tử thỉnh bàn thờ Phật ra đường, treo băng, cờ biểu ngữ và tuyệt thực đòi "Năm nguyện vọng". Cụ Cẩn em ruột Tổng thống Diệm tập hợp một lực lượng gồm mật vụ và lính Nhân dân vũ trang và lập địa ngục Chín Hầm để giam giữ các chiến sĩ cách mạng kiên trung cùng tăng ni không theo cụ. Cụ tra khảo họ rất dã man. Để họ chết dần trong ngập ngụa cức đái…

 

Bỗng tiếng súng nổ rộ trên độn Phường. Chen trong đủ loại tiếng súng còn có những tiếng đì đùng của súng lớn và lựu đạn. Thầy tôi bắt cả lớp chui dưới gầm bàn nằm bẹp xuống đất. Tôi nghe đạn veo véo trên mái tôn và tiếng rì rì của máy bay rồi tiếng loa từ máy bay: "Hỡi các cán binh Cộng Sản hãy buông súng trở về với chính nghĩa Quốc gia...". tôi mới biết hai người vừa chạy qua trường là Giải Phóng Quân...

 

Toàn truờng được bãi về sớm. Tôi cùng  mấy bạn nghịch nhất lớp ôm cặp chạy lên độn Phường coi người chết. Bọn tôi ra tới đương nhựa vẫn còn thấy xe thiết giáp Ô-tô-lăn-đơ đậu bên bờ vực cạn và một đám lính lủ khủ súng đạn đang leo lên một chiếc xe nhà binh gie đít đậu bên rệ đường. Lên đỉnh độn, tôi thấy nhiều ngôi mộ bị đạn cáy xới. Sau cái bia bể, xác một người nằm sấp không đoán được tuổi, đầu vỡ, máu quyện vào đất ngả màu đỏ bầm lợn cợn óc trắng. Bên trong ngôi mả Tàu, một anh thanh niên ngực lỗ chỗ vết đạn như lỗ giun đất đùn. Cả bọn tôi đứng sững sờ ! Sau này bọn tôi cảm phục hai anh hơn khi nghe nguời lớn kể: "Thiếu uý Kỳ mắng tụi lính Chi khu "Tụi bây ăn cơm trật núc, để tau lên bắt sống cho coi". Trung sĩ Chót nghe vậy nóng mặt cùng thiếu uý xung phong lãnh đạn. Hai anh trước lúc hy sinh đã kịp mạng đổi mạng trong trận đánh không cân sức.

 

Tụi lính hèn hạ gài lựu đạn, phơi xác hai anh. Mấy con chó chạy ngang banh xác. Sáng thứ tư tôi đi học không thấy đàn quạ bay lòng vòng trên đỉnh độn, Mới hay bà con kéo nhau ra xã kiện, cha đại diện xã sai mấy Dân vệ chôn hai anh. Tụi Dân vệ bất nhân, đào một lỗ nông choèn, kéo xác hai anh ra dập và đắp sơ một nắm đất nham nhở bên rìa con đường đất đẫn tới trường. Con đường đất này xưa nay vắng vẻ bởi xa nhà dân, hai bên bờ bụi lau lách um tùm. Có lần tôi đi một mình cu đất vụt bay lên làm tôi giật mình sởn da gà. Khi có nấm mộ thấp tè ấy, bọn tôi thường rủ nhau đi học bằng đường này. Một hôm, trò Khiết bảo :

- Mấy người chết oan thiêng lắm. Tụi mình vun mộ hai anh. Hai anh phù hộ cho bọn mình thi đỗ vào đệ thất trường công.

 

Chúng tôi đồng thanh hưởng ứng. Con gái đi nhặt đá vụn, con trai bưng những viên lớn. Đứa chuyền, đứa ì ạch cả buổi mới khít một vòng chân mộ. Hôm sau lên lớp thứ hai, thứ ba... Một hôm, bọn tôi ngạc nhiên khi thấy "Ngôi mả đá" của chúng tôi có bàn tay ai xây lại ! Những chỗ lỗ hê, lỗ hủng được sắp khít ? Và thằng Đáo thả trâu ăn trên độn Phường. Đáo sùm sụp nón cời, thu người trong chiếc áo tơi nặng trịch ngồi trên mấy cái lăng, coi trâu ăn. Bọn tôi ghét Đáo không thèm hỏi. Chính nó gián tiếp giết chết hai anh !

 

"Ngày 1-11-1963 Diệm - Nhu bị lật đỗ. Mười ngày sau, hai anh về nắm tình hình. Không biết vì lý do gì trời rạng hai anh mới vào làng. Hôm ấy đúng ngày Mười, tháng Mười, Quý Mão, tiết trời thúc nấm chui đất trồi lên. Đáo lội ngược suối sục sạo hai bên lùm bụi, tìm nấm. Nó thấy ai nhúc nhích trong lá, tưởng tàn quân Nhân dân vũ trang, liền nhảy lên bờ la toáng : "Nhân dân vũ trang !...". Dân làng tưởng thiệt, liền gõ mõ tri hô !…

 

Chiều Mười, tháng Mười, năm Giáp Thìn bọn tôi hẹn nhau mua nhang và hoa lên viếng mộ hai anh. Thật bất ngờ khi thấy Ngôi Mả Đá của chúng tôi sạch cỏ. Điều làm cả bọn xúc động là hương thắp tràn mộ. Phải cắm vòng vòng theo kẻ đá. Hương đang cháy, đã cháy còn lại chân hương màu đỏ thắm, nổi bật trên nền đá  màu gan gà như một đoá hoa hương khổng lồ, ánh rực cả góc chiều đông. Chúng tôi mừng cho hai anh không cô quạnh, mừng bè bạn tôi không quên hai anh. Nghe tiếng rột rẹt, bọn tôi cùng quay lui. Hoá ra là Đáo. Nhìn thẳng vào khuôn mặt sòm sọm ủ ê của Đáo. Tôi buột miệng :

- Mi thắp hương cho hai anh à?

- Ừ !

Tôi sực nhớ niềm thắc mắc âm ỉ :

- Mi xây mả cho hai anh ?

- Ừ. Tụi bây xây dỡ ẹt - Bỗng Đáo hớc...hớc...và tiếp trong tiếng nấc - tau bi...ii..biết..hớc...hớc...tụi bây ghét tau !?

Tôi bước tới ôm chầm lấy Đáo. Chia sẻ niềm hối lỗi ăn năn trong lòng Đáo...

N.N.A

 

Địa chỉ liên lạc :

Nguyễn Nguyên An (Nguyễn Văn Vinh)

Nguyễn Nguyên An
Số lần đọc: 3378
Ngày đăng: 20.07.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nỗi Buồn rực rỡ - Nguyễn Nguyên An
Lạc lõng - Trần Huyền Trang
Khát vọng - Triệu Xuân
Mưa - Nguyễn Thành Nhân
Ầu Ơ Tình Bậu - Lưu Thành Tựu
Hương xa xứ - Lê Hoài Lương
Chiếc đĩa sứt - Đinh Lê Vũ
Hơi thở của núi - Nie Thanh Mai
Của hồi môn - La Thị Ánh Hường
Bầu bí nương nhau - Nguyễn Nguyên An
Cùng một tác giả
Hai Bà Mẹ (truyện ngắn)
Cái tát (truyện ngắn)
Ăn chay (truyện ngắn)
Kim (truyện ngắn)
Cổ Tích Thời Nay (truyện ngắn)
Con Trai Miền Gió Cát (truyện ngắn)
Đất sau mưa (truyện ngắn)
Bầu bí nương nhau (truyện ngắn)
Ánh mắt trẻ thơ (nhiếp ảnh)
Nỗi Buồn rực rỡ (truyện ngắn)
Ngôi mả đá (truyện ngắn)
Huyền Anh Quán (tạp văn)
Mẹ (thơ)
Ngọn Đèn Tỏ Mãi (truyện ngắn)
Thăm chồng (truyện ngắn)
Bức Tường (truyện ngắn)
Nhân Cách Thơ (truyện ngắn)
Trâu ở chùa (truyện ngắn)
Tình Cỏ Lau (truyện ngắn)
Nhỏ ơi (truyện ngắn)
Chị em sinh đôi (truyện ngắn)
Tráo ông địa (truyện ngắn)
Hai lần khóc... (truyện ngắn)
Thầy cũ (truyện ngắn)
Tin Buồn (văn hóa)
Bao Dung (truyện ngắn)
Người Thầy Thuốc (truyện ngắn)
Biếc tình (tạp văn)