Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.271
123.157.641
 
Ma Cà Rồng (1)
Lê Xuân Quang

Tôi quen Du trong một lần du lịch ở Napoli (Ý) vào mùa hè năm 1998. Tôi viết lách, Du thích văn chương, buổi gặp nhau đó cùng với nhiều lần thư từ, truyện trò qua Chat, Email, điện thoại, chúng tôi trở nên thân thiết. Du đang làm chủ một nhà hàng ăn uống châu Á ở thành phố Wiesbaden - thủ phủ của tiểu bang Hessen, một trong những tiểu bang giầu của nước Ðức. Biết tin bạn đang nghỉ việc, ăn thất nghiệp, anh gọi điện mời tới nhà dự Noel, đón giao thừa thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3 - ''Nhân tiện cùng mình gặp lũ bạn cũ sau nhiều năm phiêu bạt''.

 

Suốt năm suốt tháng tối mặt tối mũi lao vào kiếm tiền, giờ ăn thất nghiệp, thảnh thơi, lời mời của bạn chân thành, tôi vội thu xếp việc nhà, đến vơí Du từ chiều 24 tháng 12 năm 1999. Thấy tôi, Du bỏ dở công việc chạy ra đón. Anh cảm động, hồ hởi :

- Vào trong phòng làm việc của mình cho thoải mái - đoạn quay sang cô tiếp viên xinh đẹp - Nhờ em mang cho chúng tôi đồ uống, thức nhắm loại hảo hạng, để tiếp ông bạn gìa !

- Thôi đi, ngồi ngoài này đóng vai khách hàng tự do gọi món mà mình thích, thú hơn. Vả lại đang trong giờ làm việc, Sếp phải gương mẫu chứ. Tối về nhà hẵng dốc bầu tâm sự !

 

Nghe bạn khéo léo từ chối, Du vui vẻ : Ðược, được ! Thế thì xin mời ‘’quý khách’’ cứ tự nhiên. Quả thực mình đang dở việc... 30 phút nữa sẽ đóng vai bồi rựơu cho cậu. Ðúng lúc từ trong căn phòng bên cạnh vọng ra tiếng chuông điện thoại, Du gật gật đầu quay gót. Cô tiếp viên tiến đến đưa quyển thực đơn bìa bọc da...

Ngoài cửa xuất hiện hai tốp khách đông gần chục người, một cô khác ra đón. Vốn đã từng làm bồi bàn, tôi bảo cô gái : Anh là người nhà, không cần khách sáo, em cứ mặc anh ra tiếp khách đi. Khi nào xong quay lại đây.

 

Cô gái lắc đầu : Không được, anh cũng là khách, khách quý, lại vào trước. Xin anh cho em được phục vụ bạn của ông chủ chứ.

- Cô thật chu đáo - Tôi đáp. Không muốn khề khà làm mất thời gian, gọi ngay đĩa mực xào, nửa con vịt quay, 1 salát, 2 hộp bia. Cô gái ghi bông đi ngay rồi trở ra tiếp món khách kia.Vài phút sau có bia, phải mươi phút nữa  mấy  đĩa thức ăn mới được cô đặt trên bàn. Đúng hẹn Du trở lại. Hai chúng tôi vừa nhâm nhi vừa chuyện trò về những bộ phim được giải Osca năm 1999, cuốn Chân dung và Ðối Thoại của Trần Ðăng Khoa và bài phê bình tập Man Nương của Phạm Thị Hoài, nhan đề : Văn chương hay là sự ứng xử Văn Hóa - của nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Chuyện đang sôi nổi… Chợt Du quay nhìn ra cửa - dơ tay ngắt lời tôi - đứng dậy, khi thấy người Việt Nam to cao xuất hiện - tiến ra. Lúc đến gần nhau Du lao đến ôm chầm người khách, thái độ có phần còn thắm thiết hơn đối với tôi ít phút trước. Lát sau anh khoác vai bạn trở về chỗ.

Thấy thái độ của Du, tôi đứng dậy...

 

Người khách đáp lại thịnh tình của tôi bằng cái bắt tay nồng nhiệt. Du đặt tay lên trên hai bàn tay chúng tôi đang xiết chặt, nói thân tình : Mình xin gìới thiệu, Ðây là anh Vinh, anh nuôi của mình. Còn đây là Kha, bạn Văn chưong của em - hai tay Du vỗ vào vai tôi và vai người khách - Các anh làm quen đi.

Người khách nói hơi đợt lưỡi : Nhiều lần nghe Du nói về anh mà bây giờ mới được gặp... Rất hân hạnh.

- Cám ơn anh . Nào, ta cùng nâng ly. !

Vinh quay sang nói với Du : Nhận được điện của cậu, biết tin anh Kha sẽ có mặt trong dịp này, tôi dẹp bỏ mọi việc đến ngay.

- Mình cũng vậy. Người khách quá sốt sắng này không làm cậu phiền chứ - tôi tiếp. 

- Ô không. Khách sáo thế. Chúng ta là bạn. Ðến, tụ tập với mình để cùng mọi người trong nhà đón thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3 còn gì quý bằng. Bận đến đâu mình cũng phải thu xếp, thậm chí có việc phải dẹp bỏ.

Ngồi uống với nhau khoảng 30 phút nữa, Du đích thân lái xe đưa chúng tôi về nhà.

x

 

Lần đầu tiên - kể từ khi đặt chân tới nước Ðức - tôi được nhìn tận mắt, đứng trên mảnh đất mà khung cảnh có nét hao hao giống Việt Nam : Trên mặt bằng rộng chừng hơn héc ta có vườn hoa, cây cảnh, thảm cỏ xanh, bể nước, hòn non bộ... cảnh trí không thua kém gì công trình trong những khuôn viên nhà giầu ở các đô thị lớn bên ta. Thấy tôi trầm trồ, Du giải thích : Khu đất trươc đây hoang phế, đơn điệu. Cha tôi mua lại, ông cụ quyết định tái tạo cảnh quê ở tại đây... Giai đoạn đầu cũng tốn kém, vất vả. Bất cứ ngưởi bạn nào đến chơi thăm, cụ cũng xin họ đóng góp ý kiến rồi chỉ đạo cho thợ làm... Ðã gần 15 năm trôi qua, rất nhiều công sức bỏ vào mới được như thế này đó.

 

Tôi càng thán phục người cha đầy bản lĩnh của bạn mình. Du hãnh diện ra mặt, đưa chúng tôi đến khu nhà ba tầng nằm ở phía sau biệt thự, dẫn vào căn phòng ở tầng 2. Gian giữa rộng chừng 36 mét vuông, Tất cả đồ đạc được dùng đêu hiện đại, mode. Anh giải thích : Ðây là nơi - khi ông cụ còn sống - chỉ dành riêng cho mình nghỉ ngơi, làm việc và tiếp bạn thân. Giờ cụ không còn, tôi vẫn giữ lệ đó. Anh và cậu nghỉ ở đây. Tiện nghi có thể còn kém...

- Thôi đủ rồi. Ðừng khiêm tốn nữa. Khi gặp cậu mình rất vui. Lúc đứng trước khuôn viên, bây giờ sống trong căn phòng này có thể nói : Tất cả đều tuyệt vời ! Tớ đang nghỉ, sau tết dương lịch sẽ tình nguyện đến làm ''công quả'' để góp sức nhỏ, tô điểm thêm cho mảnh đất này...

- Tôi cũng thế -  Vinh tiếp. Cả 3 cười vang.

Chúng tôi tắm táp xong, về phòng khách bật Tivi... Cửa sịch mở, bác đầu bếp ăn vận đúng mốt... Bếp - từ buồng bên, bưng vào mâm thức ăn, chai X.O, Du vào theo. Chúng tôi lại tiếp tục vừa nhâm nhi vừa chuyện vãn... Màn hình chuyển tiết mục... Phát thanh viên nói rằng cơn bão lớn xuất hiện ở vùng châu Á... tiếp theo là hình ảnh biển động... sóng dồi...

 

Chợt  có tiếng rú !

Nhìn sang, thấy Vinh mắt trơn ngược, mồm la hét. Hai chúng tôi buông ly, giữ hai bên tay, khó khăn lắm mới đưa được Vinh vào giường. Du điện thoại cho Bác sĩ. 5 phút sau bộ phận cấp cứu tới. Du tường thuật lại diễn biến của người bệnh... Bác sĩ khám đo huyết áp, chích thuốc. Vinh thiêm thiếp. Khoảng 5 phút sau thuốc ngấm, anh nằm im, sắc diện dần trở lại bình thường. Bác sĩ giải thích : Người bệnh bị tâm thần nhẹ. Khi xúc động, bệnh tái phát, trở nên nặng, nhất là những gì có liên quan đến quá khứ... Tôi muốn biết, trước khi lên cơn, anh ta đã nhìn thấy gì, gặp điều gì ?

- Anh ấy nhìn thấy trên màn hình Tivi cảnh biển động, bão tố.

- Ðúng rồi ! Có thể là... bị đắm thuyền, thoát chết... giờ nhìn thấy... gợi lại sự kinh khủng, hãi hùng... từ nay, xin chớ để anh ta nhìn thấy cảnh đó.

Bác sĩ ra về. Du trầm ngâm.

Tôi không hỏi, lẳng lặng uống. Lát sau Du ngửng lên, nói chậm rãi :

- Ðây là tai họa không chỉ đối với Vinh, mà còn là bi kịch của người Việt Thuyền Nhân hồi đâu thập niên 80 của thế kỷ 20.

- Cậu có nằm trong biến cố kia cùng với Vinh không ?

- Không ! Những điều tôi thu lượm đựơc là do lúc Vinh tỉnh táo, khoẻ mạnh cung cấp...

Du tợp hết ly rượu, ngẩng nhìn qua khung cửa sổ, hướng vào khoảng không, bằng chất giọng trầm trầm, kể cho tôi nghe câu chuyện về con thuyền Náng Tiên Cá, về những con Ma Cà Rồng thời hiện đại này... 

x

...

Năm 1981, Vinh tròn 13 tuổi. Cậu sống với bố mẹ, cùng hai em ở một làng chài gần bãi biển Ðại Lãnh, miền Trung. Một hôm ông chú ruột dẫn về hai người khách. Bố và chú đóng cửa bàn bạc...

 

Hai anh em ông Hà (Bố Vinh) bắt tay tu sửa chiếc thuyền. Một tuần sau hai người khách kia trở lại, đóng kín cửa, trải trên bàn tấm Hải đồ, vạch đường vượt biển theo hướng Malayxya. Ông Hà giao cho em mình nhiệm vụ đưa đoàn người ra đi. Công việc tiến hành gấp rút... chuyến đi ấn định sẽ khởi hành vào đầu tháng 10 năm 1981. ông bảo cậu em trai : Dịp này tuy có bão, nhưng thuyền của mình to, chắc chắn, được trang bị tốt nên đành phải liều. Chú lái thuyền, tôi yên tâm. Ngẫm nghĩ một chút ông Hà tiếp : Hay cho thằng Vinh đi cùng. Nó đã quen phụ việc cho tôi mỗi khi ra khơi... tuy nhỏ tuổi nhưng nó đô khoẻ, chịu được sóng gió. Vả lại đến xứ lạ quê người có hai chú cháu nương tựa nhau cũng đỡ cô đơn. Nó nên người, tôi và mẹ nó cùng các em ở lại cũng mát dạ.

 

Vi -  tên người em - thấy anh quan tâm như vậy đồng ý ngay...

Trước 1975 ông Hà học trường Hàng hải, có kiến thưc chuyên môn đi biển nên yêu cầu người phụ trách toán vượt biên rất khắt khe : Người lớn chỉ được phép mang theo hai bộ đồ lót và hai bộ bà ba, vỏ chăn vải mỏng. Ði giầy vải (Trẻ con 3 bộ). Vàng, ngọc, kim cương phải đổi sang US Dolla , khâu vào áo lót để tiết kiệm trong lượng, dành cho việc mang dầu, nước ngọt và lương khô. Những người ra đi nghiêm chỉnh thực hiện.

 

Vì biết tính chất quan trọng của chuyến đi nên ngoài trang bị máy cho con thuyền toàn đồ tốt, mọi chi tiết phải thật thật hoàn hảo. Vốn tính phóng khóang, ông cho sơn lại toàn bộ  thuyền rồi kẻ trên mũi thuyền giòng chử Nàng Tiên Cá. Mọi chuyện hoàn tất, dự định nửa đêm mồng 5 tháng 10 năm 1981, con thuyền sẽ khởi hành. Nhưng, nhóm ''Hoa tiêu'' thông báo phải đình vì đi chưa thuận lợi... Mãi đến 0 giờ (đêm Noel) 24 tháng 12 năm 1981 Nàng Tiên Cá mang trên mình 49 người, từ mỏm Ðá ngầm theo hải đồ xiên ra đường hàng hải quốc tế rồi chuyển hướng Malaysia thẳng tiến.

 

Nhưng ngày đầu tiên biển bình yên, con thuyền tiến băng băng...

Nếu không có gì trở ngại, chỉ ba ngày nửa con thuyền sẽ cặp bờ quần đảo Malayxia. Ở đây nghe nói có phái đoàn của Liên Hợp Quốc tiếp đón, phân loại, đưa những người vượt biên đi định cư ở các nước đã được LHQ trao đổi, thoả thuận.

 

Chiều hôm thứ 3 nắng quái gay gắt. Ngồi trong khoang thuyền ngột ngạt. Mãy người lớn sức yếu đã cảm thấy lả đi. Hai đứa bé gái 10 tuổi bị ngất. Bỗng cơn nóng dịu dần... gío hây hây... rồi nhanh chóng chuyển sang gió mạnh. Trận mưa rào dữ dội trút xuống. Tiếp theo măt biển động, sóng dồi cùng với cơn bão từ xa ập tới.

 

Con thuyền chỉ dùng cho việc đánh cá ven bờ, lúc này nằm giữa biển khơi, bão lớn... Chỉ mới 15 phút đầu, cột buồm đổ xụp. Bánh lái gẫy, máy nổ bị hỏng nặng. Con thuyền thoát ly khỏi điều khiển của tổ lái, chỉ còn như chiếc lá tre bồng bênh trôi trên mặt biển mà đỉnh ngọn sóng cao hàng mấy chục mét dềnh lên, hụp xuống như muốn nhấn chìm mọi vật. Trong cơn hỗn loạn, chống chọi với sóng cả, gió to, Thủy thủ, người lái, say sóng, thương vong không còn làm gì khác ngoài mê man bất tỉnh. Thuyền bị lắc... những can nhựa chứa nước, những thùng lương khô... cái văng ra, sóng biển cuốn đi. Còn lại thùng nào thì nước biển tràn lên, thấm vào, hỏng gần hết.. Sau 5 giờ tàn phá, bão tan. Mãi 5 giờ sau nữa mọi người trên thuyền mới hoàn hồn, dần tỉnh.

 

Trưởng toán và lái trưởng Vi lò dò đi kiểm tra từng khu vực... hai người giật mình kinh hoàng, nhận ra 49 người và con thuyền đang đứng bên mép bờ vực thẳm : Thuyền hỏng máy, bánh  lái, cột buồm gẫy. Nước ngọt, lương thực đã gần cạn kiệt, thuốc men mất hết... thật tiết kiệm cũng chỉ đủ dùng cho cả thuyền nhiều lắm là 2 ngày. Cộng vào đó có 10 người cả lớn lẫn bé đang mê man, sốt...

 

Sau trận bão, thời tiết thay đổi đột ngột - dường như lại sắp hình thành cơn bão khác - sức căng bề mặt không khí tăng, nắng to, nóng rát, oi nồng. Những người yếu, hôm bão bị dầm nước mưa, rét, khi nắng lên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai trạng thái không khí Rét - Nóng... làm cơ thể người ốm yếu không chịu đựng được. Cộng vào đó, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trên biển - rất lớn, con thuyền bị hư hại mất hết những nhu yếu phẩm nên không thể đảm bảo trú ngụ sinh hoạt cho nhiều người. Ngày thứ 3 - sau trận bão - 4 người chết. Hôm sau, 6 người nữa chết theo. Trên thuyền thực sự hỗn loạn : Lương thực, nước uống hết, 10 người chết nằm đó chưa được giải quyết - ''Chôn''. Những thân nhân đi cùng tập trung cả trên sàn boong thuyền, không thể chịu được cảnh thủy táng của truyền thống đi biển nên ra sức dây dưa kéo dài. Sự việc giằng co chưa ngã ngũ...

 

Bỗng... một nhóm người từ trong phòng thủy thủ bật cửa lao đến chỗ đặt những xác chết. Chúng lặng lẽ rút dao xẻo từng miếng thịt đùi, bắp tay của các nạn nhân... gói vào giấy bao xi măng...

Thân nhân cuả người chết kinh hoàng gào réo, lao vào bảo vệ, ngăn cản...

 

Mấy tiếng nổ vang lên...

3 người đàn ông chống lại lũ người kia, bị bắn đổ vật. Trong số đó một người to cao, cường tráng nhất, khi ngã, mắu từ cổ anh ta phun ra. Một tên sát nhân thấy vậy lao đến cúi xuống, ghé mồm vào vết thương của nạn nhân hấng, hút khiến những giọt máu ngừng phun... Một tên khác vất dao tiến đến, gạt tên kia ra, bắt chước... hút. Các tên còn lại thi nhau làm theo trên thi thể hai nạn nhân còn lại...

 

Tên toán trưởng đứng trên chiếc thùng gổ đựng xích neo thuyền, hai tay hai khẩu súng, gườm gườm nhìn những người bất hạnh. Tràng đạn giết chết 3 người kia là do nó bắn. Tất cả những người còn tỉnh táo chỉ rú lên, gục mặt xuống sàn thuyền để mặc những con thú mặt người hoành hành.

 

Sau mây chục phút im lặng, mọi người lại kinh hoàng ngẩng lên vì những tiếng gầm gào như tiếng của đàn chó sói đang xé thịt con mồi, bị con khác tranh giành. Hai tên dường như đã no, đứng dây, đứa cầm đầu, đứa nắm chân nạn nhân vừa bị chúng ''ăn'', nâng lên... ruột non ruột gìa của cái xác lòng thòng, vung vãi... cái xác đung đưa, theo nhịp reo hò... rồi tiếp tiếng gào, như rú :

- v...â...ât...ất... vất !

Vật nặng rơi xuống biển, phát ra tiếng động... t... ù... ùm. Hai con quỷ cừơi khạch... khạch.

Khi những xác người rơi xuống nước, mặt biển xao động, lập tức những cái vây cá nổi lên... rồi cuộc huyết chiến dưới biển diễn ra : Ðàn cá mập lao vào cắn xé con mồi... cắn xé lẫn nhau... khiến xung quanh con thuyền máu người trộn cùng mắu cá đỏ lòm. Tiếp theo đó 3 cặp, sáu tên, lặp lại công việc ''chôn'' đối với các xác chết khác...

 

Con thuyền chìm đắm trong hãi hùng.

29 người có mặt ở trên boong không còn cảm giác sợ. Vừa đói, vừa mệt cộng với nỗi kinh hoàng được chứng kiến thảm cảnh, hai người đàn bà khác không thể chịu được đã kinh sợ chết tại chỗ. Mãy cháu bé vùi mặt vào ngực vào vai bố nẹ, không dám nhìn xung quanh. Sàn thuyền vung vãi mắu, thỉnh thoảng đây đó rơi rớt những mảnh thịt vụn... gặp không khí oi nồng của nắng quái buổi chiều bắt đầu bốc mùi. Mọi người còn lại lục tục chui xuống khoang thuyền, trốn chạy...

Bỗng  như từ xa vọng lại tiếng hờ :

- Con ơi ! Cháu ơi ! Sao lại đến nông nỗi này... hờ con... ơ... ơi... con chết thảm quá...

Ðó là tiếng bà cụ trạc 6O tuổi, tóc bạc phơ, mặt phúc hậu. ngồi gần cửa lên xuống. Mọi người nhận ra người thanh niên to cao vừa bị bọn quỷ ăn thịt chính là con bà cụ. Vợ và đứa con trai chết bệnh trong số 10 người kia, thấy bọn quỷ hành hạ thi thể vợ con, anh chống cự... bị bon chúng khử rồi mổ bụng moi tim gan...

Một giọng nói còn sinh khí khác vang lên : Chúng ta phải cụm lại, chống chọi với bọn quỷ này. Nếu không sẽ lần lượt chịu chung số phận với những người kia !

- Lấy gì để chống chọi ? Nghe lời thằng toán trưởng, vũ khí vất lại hết... chúng lại có súng...

- Dù có bị bắn, chết đói cũng còn hơn bị chúng nó làm thịt - Một người đàn ông tuổi chừng 50, vạm vỡ, sắc diện phong trần đứng dậy - ngừng một chút, mọi người hướng vào ông chờ đợi. Người kia tiếp : Phải liên kết nhau lại. Không thể làm đàn vịt để lũ quỷ vặt lông đặt lên thớt. Muốn sống, chỉ còn cách chống trả. Chống trả kiên cường... có chết cũng là cách chết của con người, hơn là chết theo kiểu con vật...

- Ðúng ! Tôi đồng ý với bác Dũng : Nếu trời Phật bắt chúng ta phải chết  thì phải chọn cách chết theo cách của con người...

...

Tiếp theo đó là những lời tham góp, thảo luận về sự sống còn của 27 người có mặt... cuối cùng đi đến thống nhất : Chia làm 4 nhóm thay phiên nhau canh gác suốt ngày đêm. Cứ hai nhóm canh ban ngày hai nhóm kia canh ban đêm. Trừ 5 đứa trẻ,2 bà gìa, còn lại mổi người phải canh chừng một giờ. Hễ thấy chúng xuất hiện ở cửa khoang phải đành thức mọi người dậy. Chúng vào, tất cả ùa nhau sống chết với 10 tên rồi muốn ra sao thì ra. Hội nghị chỉ định 8 người còn tinh nhanh, khoẻ mạnh lãnh đạo, đôn đốc 4 nhóm. Khi biên chế, phân công đã xong, mới quay ra bàn chuyện dùng vũ khí gì để chống lại các họng súng ?

 

Mọi người nhìn quanh khoang thuyền, không tìm thấy cái gì khả dỹ có thề dùng làm vũ khí - dạng như thanh gỗ, thanh sắt, hay một vật dụng gì đó có thể gây sát thương khi nện vào kẻ thù . Cuối cùng  thì một người cũng lôi được 4 nửa viên gạch phồng to cỡ nắm tay nằm dưới đáy một thùng gỗ đựng đồ phế thải. 4 nhóm trưởng dùng ngay những viên gạch phồng kia, phá thùng... chỉ một loáng chiếc thùng đã cung cấp cho 10 thanh gỗ cộng với một số dao gọt trái cây - vũ khí để các ''chiến sỹ'' chống trả, nếu bọn quỷ lại xuất hiện.

 

Mọi người vừa có chút dũng khí giờ nghe nói đến lương thực, nước uống gần hết, lại xẹp đi. Bà già vừa khản giọng khóc con, giờ lên tiếng, giọng sang sảng : Bác Dũng, tôi muốn nhờ bác một việc .

 

Ông Dũng hướng tia nhìn vào bà cụ . Bà già lôi từ dưới gối một túi ruột tượng, đưa cho ông Dũng, đoạn đì đến cạnh chiếc cửa tò vò, lưng dựa vào thành gỗ, nhìn mọi người khắp lượt, tiếp : Các con tôi quyết định ra đi. Thương con chắu tôi đi cùng. Ðây là 5 kí lô gạo nếp Hương thuần chủng, con tôi lấy giống từ tận Ðan Phượng Hà Tây về, nhân giống được mấy vụ. Lúc lên đường, tôi dấu nó, mang theo định khi đặt chân tới xứ lạ quê người, thổi xôi, thắp nén hương cúng ba nó, nhớ về quê nhà nghìn trùng xa cách. Giờ con chắu đã bị bon quỷ giết thê thảm, tôi có sống cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Nhờ bác dùng số gạo này hàng ngày phân phát cho mọi người, để cầm cự mà đi đến nơi, về đến chốn. Gọi là chút lòng thành tôi gửi lại. Thôi, vĩnh biệt tất cả. Tôi đi trước đây ! Dứt lời, bà cụ nhanh như sóc, đu người lên cửa tò vò, lao ra... khi tất cả còn đang ngỡ ngàng...

 

Con thuyền hơi chòng chành... một tiếng tõm vang lên, chìm lẫn tiếng sóng biển ì oạp vỗ vào mạn thuyền. Tiếp theo con thuyền chao đảo, mỗi lúc một mạnh hơn. Ai nấy đều mường tượng ra cái gì đang xẩy ra trên mặt biển bao la kia... Một lúc sau mọi người có mặt trên thuyền, mới rền rỉ than khóc cho bà cụ dũng cảm, kiên nghị. Ông Dũng cầm trong tay túi gạo lòng xao xuyến... chợt nhớ ra, ông hướng vào mọi người, nói : Chúng ta haỹ dành vài phút mặc niệm  ân nhân đã thà chết, dành cho chúng ta sự sống, dù chỉ là mấy ngày. Xin mọi người hảy cùng tôi hứa với bà sẽ sống và chết như con người !

 

Tất im lặng gật đầu, gục xuống.

Sau phút giây trang nghiêm, Ông Dũng cầm túi gạo dơ lên ngang mày tiếp : Chúng ta còn 26 người, 5 chắu bé, 21 người lớn. Túi gạo chỉ có 5 ki lô. Nếu mọi người tin tôi thì hãy cho tôi được quyền sữ dụng túi gạo này. Ai không tin, có thể làm được khác thì tôi xin để túi gạo lại, theo gót bà cụ ra đi...

- Chúng tôi tin bác. Không được trao túi gạo cho ai - Tất cả đồng thanh.

- Nếu vậy tôi tạm quyết định như sau : Mỗi ngày mỗi người lớn được phát  20 gram, 5 cháu bé được phát 40 gram. Ai dùng hết thì thôi. Nếu thực hiện được như vậy, chúng ta có thể cầm cự được gần 8 ngày. Nhất định trời không dồn chúng ta tới đường cùng, sẽ có tầu đi ngang qua bắt gặp và chúng ta sẽ thoát. Mọi người có tin và đồng ý cách giải quyết không. ?

Tất cả im lặng.

- Ðể đảm bảo lời nói và việc làm của mình, tôi treo túi gạo lên vách thuyền, đề nghị 8 người lãnh đạo của 4 nhóm cùng mọi người bảo vệ, nếu thấy tôi bị ma đói xúi dục, làm bậy... xin các vị hãy khữ tôi ngay để làm gương. Ðồng thời nếu có một ai trong các vị làm càn, cũng xin cho tôi và anh em khác giết kẻ đó !

- Ðúng ! Chúng tôi sẽ theo chỉ dẩn của bác -  Tất cả đồng thanh.

- Vậy được ! Xin 8 anh em vừa được chọn, cùng tôi bắt đầu chia. Số gạo này phải chia ngay làm 8 phần. Mỗi ngày chỉ phát một phần, chia ra ăn làm 3 lần vào các lúc sáng, chiều, đêm. Mỗi lần bỏ mấy chục hạt vào miệng, nhai, nuốt... bột tan ra sẽ giảm được cơn đói, có năng lượng nuôi cơ thể.

- Còn nước uống thì sao ?

- Nước uống sẽ gay hơn. Hiện tại chỉ còn khoảng 10 lít. Nhưng mấy hôm nay khí hậu ẩm, mưa hàng ngày... không khí bớt hanh khô, chúng ta phải dùng dè sẻn như gạo. Mỗi người trong ngày cũng chỉ được phát 100 cc. Chỉ cần mưa, tại mấy lỗ rò này - ông Dũng đưa tay chỉ - ta sẽ có thêm nước.  Mọi người im lặng tán đồng. Ông Dũng  cùng các bạn bắt tay chia khẩu phần...

 

Bên trên sàn thuyền vắng lặng.

Tiếng gío rít, sóng gầm gào, mưa lộp bộp rơi... Có lẽ sau khi đã ''ăn no'', những con quỷ - như những con trăn gío - đang cuộn mình tự tiêu hóa... Màn đêm ập xuống rất nhanh. Gío nổi, biển động... Sàn thuyền mấy hôm trước không còn chỗ lách chân, bây giờ rộng rãi. Mọi người rét lạnh, tự động dồn lại một góc, tựa vào nhau để sưởi ấm cho nhau. Nhóm canh ban đêm đứng ngay dưới chiếc cửa hình chữ nhật. 5 người tay cầm chắc những thanh gộ ván thùng nặng chịch vì thấm nước biển. Chăm chắm nhìn vào chiếc cánh cửa. Vì muôn xuống sàn thuyền, tấm gỗ kia phải bật lên. Mãy người khác đi thu gom can nhựa chuẩn bị để hấng nước mưa.

 

Có người nào yên tâm mà nhắm mắt, êm đềm trong giấc ngủ, mặc cac biến cố đã, đang và sắp diễn ra không ? Ông Dũng, dù đã mấy ngày đêm không chợp mắt, cũng không tài nào ngủ được. Tuy năm đãy nhưng ông vẫn cảnh giác theo rõi mọi diễn biến trên sàn, tai vẫn căng ra nghe những tiếng động trên đầu - nơi đó là boong thuyền, bọn quỷ đang tự tại. Bất chợt câu hỏi vang lên trong đầu : Giờ này, chúng nó đang làm gì ? Khi trời sáng những gì sẽ xẩy ra ? Mình sẽ phải làm gì để đối phó với những con người vì đói, vì bản thân... đã hóa thành quỷ dữ ?

 

Suy nghĩ... suy nghĩ nao lung... qúa mệt... thiếp đi. Ông mơ thấy mình đang đạp xích lô trên đường Lê Thánh Tôn. Hàng ngày kiếm bữa no bữa đói cho vợ và hai con. Lúc đầu công việc nặng nhọc, mưa nắng, làm người kỹ sư điện tử không quen. Nhưng sinh ra lớn lến từ mìệt vườn ông Dũng nhanh chóng hội nhập với hoàn cảnh mới. Tuy vậy tri thức không thể tách rời khỏi cuộc đời ông, cứ luôn như ngọ nguậy trong tim, lởn vởn trong đầu... rồi một hôm, qua câu chuyện vơi đồng nghiệp Xích lô, ông như bị kích động, kiên quyết từ giã vơ con khăn gói lên đường. Bà vợ kém ông hơn chục tuổi khóc không nghe : Người ta sống được mình sống được, anh nỡ lòng nào bỏ lại em và hai con. Em hiểu, anh không được thực hiện ước mơ là đáng tiếc... có thể rồi ra ít bữa người ta biết sẽ cần anh....

- Thời gian trôi đi vùn vụt. Bao giờ anh mới được xử dụng ? Nếu đến được một trong số các nước tiên tiến... công trình của anh sẽ được họ dùng ngay. Còn ở đây, bây giờ họ chưa có thời gian nghĩ, để mắt tới những người như anh. Hôm gần chia tay vợ ông tiếp tục thuyết phục : Hãy kiên tâm chờ đợi. Ráng giữ gìn sức khoẻ, nuôi dậy hai con. Còn mấy lạng vàng của gia bảo, em bán đi làm vốn sinh nhai... anh sẽ trở về cùng 3 mẹ con em chung hưởng hạnh phúc...

Bỗng có tiếng động mạnh... tiếng gào...

 

Ông Dũng choàng dậy. Trời đã sáng. Nhiều người đã vây xung quanh miệng cửa hầm. Một người gác ngã vật, hai họng súng lăm lăm chĩa xuống, tiếp theo 3 tên đu người áo xuống. Cả khoang vùng dậy, những cú phang tới tập quật vào người bọn quỷ, khiến một tên không chịu được đổ vất, lập tức cả thanh gỗ nặng tới 3 ki lô bổ vào đầu... Tên thứ hai bị thanh gỗ đánh vào chân sức phang mạnh khiến đoạn xương ống gẫy quặt quẹo, y không chịu được đau, buông tay rớt xuống sàn, chịu chung số phận với tên kia. Tên còn lại rút người lên đóng vội cửa khoang.

 

Sự an toàn của mọi người đã trở lại.

Bọn quỷ chắc không dám tiếp tục cuộc phiêu lưu nên việc đầu tiên là thuỷ táng trưởng nhóm 3 bị đạn vào đầu. Ông Dũng tay vẫn lăm lăm thanh gỗ, quắc mắt nhìn mọi người, gằn giọng : Các bạn ! Chúng ta đã thề sống như một con người, chết như cái chết của người chân chính. Người bạn vì bảo vệ chúng ta bị bọn quỷ giết hại, chúng ta hãy dành cho anh phút mặc niệm !

Mọi người làm theo.

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 3777
Ngày đăng: 27.07.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Điểm tựa - Trần Huyền Trang
Cuộc trò chuyện tháng Bảy - Nguyễn Nguyên An
Hoàng hôn đỏ - Nguyễn Lâm Cúc
Lửa bên sông - Nguyễn Một *
Cho Esmé - với tình yêu và nỗi khốn cùng - Jerome David Salinger
Đại ca Tẩn - Lê Xuân Quang
Những buổi chiều - Nie Thanh Mai
Nguyên tử của thời gian - Nguyễn Nguyên An
Mưa - Nguyễn Lâm Cúc
Ngôi mả đá - Nguyễn Nguyên An
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)