ĐỨC CỐ QUẢN là tên tôn kính gọi người khởi xướng phong trào chống pháp nữa sau thế kỷ XIX trên vùng đất Láng Linh - Bảy Thưa.Đó là Chánh Quản cơ Trần Văn Thành, một anh hùng cận đại, đã sống trong tâm linh của nhân dân suốt gần 130 năm qua. Sự tích về Đức Cố Quản là những trang sử vàng son đáng lưu truyền cho nhiều thế hệ.
Chánh Quản cơ Trần Văn Thành quê quán làng Bình Thạnh Đông ( nay thuộc huyện Phú Tân ) trong vùng Cái Dầu Thị Đam. Ông sinh ra, lớn lên trong một gia đình hào phú nên có điều kiện ăn học. Cha ông rước thầy về nhà dạy cho ông cả văn lẫn võ. Nhưng thiên hưuớng phát trriển của ông là võ nghiệp. Ông rất siêng năng luyện tập và tỏ ra có phong cách chỉ huy. Đến tuổi, ông đăng lính triều đình. Ông được phong cấp thăng dần tới Chành Quản Cơ, một cấp bậc chỉ huy hơn trăm lính, đóng đồn rải từ Châu Đốc đến Cái Dầu.
Từ năm 1858, đất nước lâm vào cảnh binh đao,khói lửa. Giặc Pháp xâm lược nước ta. Tháng 9 - 1858, chiến thuyền quân xâm lược ngang nhiên đánh chiếm bán đảo Sơn Trà( Đà nẵng). Tháng 2- 1859, chúng đánh chiếm thành Gia Định rồi đánh chiếm rộng ra các tỉnh Gia Định, Định Tường,Biên Hòa… Đất nước lâm nguy. Triều đình Huế lẽ ra phải phát động toàn dân chống Pháp bảo vệ Tổ Quốc, nhưng trái lại, họ nhu nhược cầu hòa mong giữ quyền lợi riêng của giai cấp phong kiến. Vua Tự Đức đã phái Phan Thanh Giản và Lâm Huy Hiệp " hòa nghị" với giặc. Họ đã ký với giặc " hòa ước" ngày 3 - 6 - 1862 cắt dâng ba tỉnh miền Đông ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) cho giặc.
Tức khí, nhiều vị chỉ huy binh triều không chịu bãi binh theo cái gọi là hòa ước ấy. Các sĩ phu yêu nước nêu khẩu hiệu " Phan Lâm mại quốc. Triều đình khí dân",có nghĩa là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước,triều đình bỏ dân. Khắp nơi nổi dậy những cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới sự lãng đạo của các sĩ phu yêu nước. Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công,của thủ khoa Nguyễn Hữu Huân ở Mỹ Tho, của Phan Liêm và Phan Tôn ở Bến Tre , v.v . Trước khi hòa ước được ký kết 1861, Nguyễn Trung Trực đã lập kế đốt cháy tàu Pháp trên sông Nhật Tảo rồi chuyển quân về Rạch Giá, Hà Tiên xây dựng căn cứ chống Pháp.
Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành bị buộc phải bãi binh theo hòa ước 1862. Ông giải ngũ về quê mà lòng không yên. Phong trào chống Pháp của Đốc binh Kiều Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười thôi thúc ông trở lại quân ngũ. Ông được sung vào đội quân trấn thủ đồn Châu Đốc, một đồn binh lớn thiết lập từ đầu thế kỷ XIX và nối với đồn Hà Tiên bằng kênh Vĩnh Tế, thành một tuyến phòng thủ vũung chắctrên biên giới Tây - Nam Tổ quốc. Chủ xướng công trình phòng thủ đất nước ấy chính là Thoại Ngọc Hầu.
Ngày 22 - 6 - 1867, quân Pháp dùng tàu chiến trên sông cùng hàng ngàn binh lính bức hàng thành Châu Đốc. Trước thế lực của giặc,bọn chỉ huy chủ hòa mở cửa thành hàng giặc. Quản Cơ Trần Văn Thành bèn rút một bộ phận binh về xây dựng căn cứ chống Pháp ở Láng Linh - Bảy Thưa.
Láng Linh - Bảy Thưa là một cánh đồng lớn nằm sát chân núi Dài, núi Cấm. Cánh đầm còn hoang sơ với rừng rậm và đầm lầy. Đức cố Quản tập hợp nghĩa binh dưới danh hiệu của Đạo Lành ( hành đạo theo giáo lý của Bữu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên sáng lập). Gần 5000 nghĩa binh đã tụ tập dưới cờ của Cố Quản. Ông xây dụng ở trung tâm một đoàn binh lớn, bốn phía có đồn án ngữ nơi hiểm yếu. Một nông trại lớn có tên là Bưu Hương Các được thiết lập trong căn cứ nhằm sản xuất lương thực để nuôi nghĩa binh đánh goặc lâu dài. Trong căn cứ còn có xưởng rèn đúc súng ống, gươm giáo. Từ căn cứ, nghĩa quân tiến công các đồn giặc và dựa vào địa hình hiểm trở tiêu diệt các toán quân địch lùng sục. Nghĩa quân cướp súng đạn trang bị cho mình. Cuộc kháng chiến kéo dài trong nhiều năm làm cho giặc Pháp khó bình đình được toàn bộ xứ Nam kỳ mà chúng có ý định chiếm làm thuộc địa. Vì vậy, sau khi đã dập tắt phong trào khởi nghĩa ở các nơi khác, giặc Pháp tập trung lực lượng lớn tiêu diệt căn cứ Láng Linh - Bảy Thưa. Tháng 3 - 1873, giac75 Pháp chia nhiều mũi, dùng cả súng đại bác,ồ ạt tiến công vào căn cứ…
Lương thực, đạn dược cạn dần, lại không được tiếp viện,căn cú điểm lần lược bị hạ. Nghĩa quân đã chiến đấu cực kỳ anh dũng để bảo vệ căn cứ. Nhưng với binh hỏa lực mạnh,quân giặc cuối cùng đánh hạ đại đồn Hưng Trung. Ý chí lớn lao nhưng sức người có hạn, Trần Văn Thành bắn tới viên đạn cuối cùng vẫn xốc kiếm vung lên, giáp la cà với quân giặc. Ông ngã xuống trong tư thế của người anh hùng ! Hôm đó là ngày 21 tháng 2 năm Quí Dậu ( tức ngày 19 - 3 - 1873 ). Nhân dân tiếc thương người anh hùng của xứ sở, tôn vinh ông là Đức Cố Quản,lập đền thờ trên kêng xáng Vịnh Tre, thuộc xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú).
Trần Văn Thành đã ghi những trang sử vàng son, nối tiếp truyền thống bất khuất ngàn năm của dân tộc. Sự nghiệp của ông dẫu không thành đạt, nhưng anh hùng tử khí hùng bất tử ! Ông vẫn sống trong tâm linh nhân dân suốt hơn trăm năm qua.
Từ ngày Đức Cố Quản hy sinh tới nay đã 128 năm. Ngày ngày,nhân dân vẫn thắp đền thờ ngài những nén hương tưởng niệm. Hằng năm, trong những ngày đầu xuân ( 20,21,22 tháng 2), nhân dân trong vùng mở lễ hội giổ ngài. Những nén hương cháy hằng ngày cũng như trong những ngày hội lễ, thực chầt là lòng yêu nước luôn âm ỉ cháy trong lòng nhân dân.