Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.245
123.160.518
 
Nguyễn Thiên Đạo - Nghệ sĩ VN duy nhất có tên trong từ điển : “LE PETIT LA ROUSSE”
Nguyễn thụy Kha

Trong từ điển Le Petit La Rousse ở trang 1238 phần địa Dư lịch sử và danh nhân tên Đao  Nguyên Thiên được ghi sau tên con sông Danube nổi tiếng. Đao Nguyên Thiên chính là Nguyễn Thiên Đạo cũng trong cuốn từ điển danh giá này còn có hai cái tên Việt Nam khác, đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.

 

Nguyễn Thiên Đạo thực sự là một hiền tài, một ngôi sao Đất Việt từ câu chuyện “Cậu bé lọ lem và ba hạt dẻ”.Chàng cũng đã từng đặt tên cho một ngôi sao trên trời là Alfalton và từng viết tác phẩm “Vũ trụ thanh” (Kosmofonia) vào năm chuyển sang thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới với  việc hát tên các thủ đô trên thế giới và tên các vì sao.

 

Cậu bé Xứ Đoài

Cậu bé Đạo chào đời vào ngày rằm tháng 1 âm lịch Canh Thìn 1940 tại phố Khâm Thiên, sau đó là âm thanh xứ Đoài bên sông Đáy “chậm nguồn qua phủ Quốc” như câu thơ Quang Dũng đã “dinh dưỡng” cả tuổi thiếu thời của cậu. Trong những đêm trăng sáng ngâm nga, sông như một dải lụa trắng giữa cánh đồng bát ngát sóng lúa hệt như câu ca trù than thở giữa tiếng đục trầm

của cây đàn “Đáy”. Tiếng tằm ăn rỗi, tiếng bờ tre xào xạc, tiếng nói vô thanh điệu của xứ sở mà thời xa xưa từng da diết bao hòa huyết của những mối tình dân Việt với tù binh Chàm. Tuổi thiếu niên của Đạo còn nghe thê thiết tiếng phường bát âm mỗi khi có đám, tiếng hát chèo tha thiết hồn quê.

 

Tất cả những cái đó hình thành một khối âm thanh cứ đeo đuổi mãi trong tâm trí Đạo đến tận hôm nay, khi ông đã biến ảo cái khối âm thanh ấy ra tới 64 tác phẩm khí nhạc như 64 quẻ dịch giành cho thế kỷ 20 đầy biến động và trắc ẩn này. Vì sự hoạt động cách mạng của cha tại Hà Nội tạm bị chiếm, Đạo có tuổi thiếu niên trôi qua căn nhà số 19 phố Tràng Tiền với biển hiệu

 

của hiệu may Cát Tường. Lại những ngày tới trường Petit Lycéc ngay sau nhà. Lại những ngày ngơ ngác nghe dân ca, nghe nhạc phương Tây, cả nhạc tiền chiến của Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong… bên chiếc máy quay đĩa. Lại những ngày cắp sách lên phố Hàng Bông học nhạc. Những âm thanh ở quê hương, ở Hà Nội đã ám vào cậu bé Đạo gày gò nhỏ thó để rồi ngoặt theo đời cậu trong cuộc ra đi với chiếc quần đùi đến nơi đất khách quê

người cùng nỗi cô đơn không nguôi thương nhớ đất mẹ.

 

Và ba hạt Dẻ…

Gửi con cho một người bạn ở Paris, ông Nguyễn Thiện Chúc những tưởng sẽ hướng con mình học theo nghề y, sau này trở thành bác sĩ về phục vụ đồng bào, nhưng Đạo lại quyết theo con đường âm nhạc. Không nghĩ rằng âm nhạc cũng có thể chữa khỏi bệnh tật trong tâm hồn con người, ông Chúc giận Đạo không “ăn nhời” tới mức cắt viện trợ. Song “cậu bé lọ lem” Nguyễn Thiên Đạo đã được giời cho ba hạt dẻ để cứu mạng. Hạt dẻ thứ nhất mà Đạo được hưởng là gặp ông Paul LéVy - nguyên giám đốc Viễn Đông Bác Cổ - một người ủng hộ cách mạng. Trong cảnh “tiến thoái lưỡng nan” của Đạo lúc đó, ông Paul LéVy đã đưa Đạo vào sống và học tập ở Ký túc xá nuôi dưỡng trẻ em Do Thái, nạn nhân của chiến tranh thế giới thứ II.

 

Và Đạo đã trải qua 10 mùa xuân ở ký túc xá với trợ cấp của một cậu bé Do Thái. Năm 1963 là năm tràn trề nhựa

xuân ở Nguyễn Thiên Đạo. Chàng 24 tuổi, trúng tuyển vào bộ môn soạn nhạc của Nhạc viện  Paris. Và cũng năm Quý Mão này, chàng cưới vợ, một thiếu nữ kiều diễm lai Pháp vốn sống ở Hải Phòng. Từ mùa xuân ấy Đạo đã hạnh ngộ bên người bạn đời, một người lặng lẽ chăm sóc cuộc sống đời thường của nhà soạn nhạc để sinh ra những tác phẩm bất hủ cho đời. Ở Châu Âu những năm đó, các nhạc viện cả Đông Âu, Tây Âu đều rất thủ cựu (điều này có liên quan tới việc nghiên cứu của các nhạc sĩ Việt Nam thời đó học ở các nhạc viện Đông Âu và lý giải tại sao giao hưởng Việt Nam chưa ra được thế giới). Sự thủ cựu ấy khiến cho những người mong đổi mới  sáng tác thấy bảo thủ quá.

 

Dù đã học rất nhuần nhuyễn những kiến thức cơ bản, mong mỏi làm một cái gì đó mới mẻ khiến Đạo mắc chứng đau bụng có lúc đến  quằn quại. Cưỡng lại lối giáo dục áp đặt đó, tháng 5/1968, sinh viên Paris xuống đường làm bùng nổ tinh thần cách tân. Và luồng gió của phong trào “Nước Pháp trẻ” đã thổi lộng Nhạc viện Paris. Vốn thích 12 bán cung dân tộc từ nhỏ, cuộc xuống đường đã khiến cho Đạo gặp được điều ước ở hạt dẻ thứ hai: Nhà soạn nhạc nổi tiếng của trường phái Tiên Phong (Avantgardc) Olivier Messiaen - người đứng đầu phong trào “Nước Pháp trẻ” - nhận làm học trò. Ngay năm đó, Đạo đã đoạt giải nhất tại Nhạc viện Paris bằng tác phẩm “Thành đông Tổ Quốc” (có sử dụng thơ Tố Hữu).

 

Và điều ước của hạt dẻ thứ ba đã đến với Đạo khi thầy Olivier Messiaen giới thiệu chàng với bà giám đốc Nhà xuất bản Lalabert để Nhà xuất bản cấp tiền cho sinh sống, học tập và sáng tác. Từ đó những tác phẩm của Đạo được Nhà xuất bản này giữ bản quyền.Đối với một nhà soạn nhạc suốt đời muốn dâng hiến những âm thanh cảm xúc của mình, được một nhà xuất bản đỡ đầu là vô cùng quan trọng. Không chỉ cấp tiền cho sáng tác, sau khi Đạo thành công xuất hiện trước thế giới với tác phẩm “Tuyến Lửa” tại Festival de Royan (Đại hội âm nhạc thế giới), năm 1970, bà giám đốc đã cấp tiền cho Nguyễn Thiên Đạo mua nhà tại Paris.

 

Với thành công ở Festival de Royan, Nguyễn Thiên Đạo như một đặc công Việt Nam đã đột nhập và chiếm lĩnh được một vị trí đáng kể trong tòa nhà âm nhạc thế giới hiện đại. Đấy là những mùa xuân tuyệt vời trong sáng tạo của Đạo khi bước vào tuổi “tam thập nhi lập”. Năm 1971, khi Đạo đưa ra “KosKom” có cả chiều thứ năm trong âm nhạc khiến thầy Olivier Messiaen vừa kinh ngạc vừa tự hào thì Đạo được coi như là một trong năm đệ tử quan trọng nhất của thầy Olivier Messiaen. Đó là P.Bor lej (Pháp), K.Stoc Khau Sén (Đức), I.Xena Kis (Hy Lạp), G.Benjamin (Anh) và Nguyễn Thiên Đạo (Việt Nam). Chàng liên tiếp đi qua các giải thưởng và bước vào từ điển Le petit Larousse năm 1982, rồi từ điển Le Petit Robert năm 1995.

 

Hình 1 : Nguyễn Thiên Đạo

Hình 2 : Xứ Đoài bên sông Đáy

Nguyễn thụy Kha
Số lần đọc: 2889
Ngày đăng: 04.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khoa cử ở Việt Nam - Tạ Đức Tú
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Nữ sĩ Mai Am ( 1904-2004 ) : Trăm năm giờ mới thấy đây... - Nguyễn Khắc Phê
Viễn Ảnh Về Một Giải Nobel Văn Chương Cho Giới cầm Bút Việt Nam-1 - Trần Kiêm Ðoàn
Viễn Ảnh Về Một Giải Nobel Văn Chương Cho Giới cầm Bút Việt Nam-2 - Trần Kiêm Ðoàn
Thế động của văn hoá - Trần Kiêm Ðoàn
Harold Pinter : Nghệ thuật, Sự Thật, và Chính trị .(Diễn từ nhận giải Nobel Văn học 2005) - Harold Pinter
Thời của tản văn và tạp bút - Trần Hoàng Nhân
Canh Giấc Mơ Xanh - Nguyễn Nguyên An
Hà Tiên thập vịnh-1 - Hùynh Công Tín
Hà Tiên thập vịnh-2 - Hùynh Công Tín