Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.091
123.163.948
 
Kỷ vật
Nguyễn Thuỵ Nhã

Hai mươi lăm năm!

Còn nói theo cách cầu kỳ chữ nghĩa là một phần  tư thế kỷ ! Nghe thật xa xôi và cũ xưa quá! Với tôi cả hai cách gọi để ấn định thời gian đo  không đủ làm mờ  trong ký  ức  mình về một câu chuyện…

 

Hồi ấy ,gia đình tôi còn ở Sài Gòn , vào thời điểm chỉ còn vài ngày nữa là tiếp quản “thủ đô”. Lúc ấy với không khí căng thẳng và nặng nề của cuộc chiến tranh sắp kết thúc.những suy nghĩ còn non nớt của cô học trò 18 tuổi,tôi vẫn cảm nhận được sự thay đổi lớn của tình hình thời cuộc lúc bấy giờ!

 

Gia đình tôi rất lo lắng,vì không biết sẽ như thế nào khi” Việt Cộng” đã đến nơi rồi!Bởi vì dòng họ tôi có người theo bên này , có người theo bên kia ! Không biết sẽ bị đối xử ra sao nữa? ! Nhất là những lời đồn  đại làm khủng hoảng tinh thần giới phụ nữ,” Ai mà để móng tay ,móng  chân dài sơn đỏ choét sẽ bị rút móng “ Hoặc ăn mặc Hip-Pi sẽ bị rọc  quuần , cắt áo v. v… Việt Cộng ghê lắm” !.

 

Người dân chừng như ai cũng nôn nóng  theo từng hơi thở của thời cuộc.

Rồi ngày lịch sử ấy đã đến,tôi hoà theo dòng ngưòi đổ dồn ra đường đón chào các chú , các anh  người của “bên kia “ rầm rập đứng , ngồi trên xe tăng , xe nhà  binh hò hét vẫy chào bà con hai bên  đường ,cờ xí không biết được chuẩn bị từ bao giờ phất phới tung bay trên tay mọi người . Những chuyến xe chở những người lính mà quần áo họ còn vương vãi bụi đường ,nhưng nét mặt hiện rõ sự hân hoan vui sướng! Tôi chen chúc để được đứng ra  phía trước và cố lấy sức hét thật to hai từ mới mẻ nghe lạ lẫm và ngộ nghĩnh mà tôi mới biết được”Anh bộ đội ơi! Anh bộ đội”.

                  

Đó là ngày 30/4/1975,  Những ngày sau đó… hầu như ai cũng bận rộn- cuộc sống  thật xáo trộn với không khí mới , chính quyền mới! Nói chung những người dân bình thường như gia đình tôi thì cố gắng làm theo mọi sự hướng dẫn của Ban quân quản lúc  bấy giờ!

                   

Những ngày mới mẻ đó,tất cả mọi người như muốn xích lại gần nhau, để  chia sẽ và hiểu nhau hơn. Xóm nhà tôi cứ chiều chiều là có mấy anh bộ đội tản mạn quanh đấy để làm quen với  dân  cư trong xóm… Khi nhìn  thấy bóng dáng mấy anh bộ đội với chiếc mũ tai bèo là tôi luôn tò mò quan sát, chừng như tất cả những gì người ta nói về “Việt Cộng” đều đối lập với suy nghĩ của tôi.

                                                                                                                              . . .

Rồi một hôm, nhà tôi có anh bộ đội xuất hiện!Đúng lúc tôi vừa đi học về,ba nhìn về phía tôi rồi nói:” đó , nhà bác có mỗi nhỏ này là lớn thôi!”

Tôi gật đầu “ chào anh…bộ đội  ạ!...” – anh ấy nhìn tôi  khẽ cười với cái nhìn thân thiện,một giọng  Bắc hơi khó nghe một chút, anh hỏi “ em tên gì? Học ở đâu? Trường nào ?? Lớp mấy? !Vốn tính dạn dĩ nhanh nhẹn tôi trả lời ngay .Dạ em tên là Thảo ,em học lớp 12 trường Lêvăn Duyệt !” – Anh ấy nói tiếp :” Hôm nay anh đên mời cô bé tối đi sinh hoạt thanh niên nhé!” _” Dạ sinh hoạt thanh niên là  sao ạ?” Tôi ngạc nhiên hỏi. “ Là đến  sinh hoạt văn nghệ ,rồi học tập các thứ vậy mà!” Anh ấy nói.                                     

 

Tôi nghĩ trong bụng “Tưởng gì chứ văn  nghệ  thì nằm trong tầm tay tôi ,bởi tinh thần tôi luôn đầy ấp,tôi là cây đinh văn nghệ của nhà trường mà!” . Trong lúc trò chuyện tôi được biết Anh tên Sơn quê ở Nghệ An ,dáng người cao ráo nước  da sạm nắng , gương mặt hơi vuông làm  tăng thêm phần cương nghị, nhưng khi cười cái màu răng không được trắng lắm ,như bị ám nhiều khói thuốc…

                        

Thế là nhà tôi quen anh bộ đội ấy,thỉnh thoảng  anh hay ghé nhà trò chuyện với ba mẹ tôi,khi thì ở lại ăn cơm cùng  gia đình . Nhà tôi thì rất ân cần và nhiệt tình với người khách đặc biệt này . Còn tôi trong những lần sinh hoạt thanh niên như thế ,anh tỏ vẻ hài lòng khi tôi hát đượcnhững bài  mới của các anh dạy cho … Thỉnh thoảng nghe tôi hát vớ vẩn mấy câu ,anh bảo :” Gớm hát nhạc gì mà nghe rợn cả người ?! Loại nhạc này nghe xong đánh giặc có mà  thắng ?!”.Nhge cái giọng điệu của anh  ấy tôi bật cười khúc khích – Trông anh có gì đáng sợ đâu ?!  Từ khi anh ấy đến để vận động cho tôi đi sinh hoạt thanh niên ,gia đìn tôi cảm thấy quí mến và thân thiện với anh ấy hơn .

                            

Một hôm anh Sơn đến nhà ,tay cầm túi xách.Cả nhà đi vắng chỉ có mình tôi thôi.Nhìn anh vẻ mặt hơi buồn buồn  tôi hỏi” có gì vậy  anh ??! Tối nay họp nữa ha?! – Anh nhìn tôi rôi nói thật triều mến” Anh chuẩn bị đi công tác vài tháng  Anh để chào cả nhà  và luôn tiện cho anh gởi mấy món đồ lặt vặt vì nơi anh ở chưa ổn định ,để lại đó sợ hư hỏng ,mất mát , anh gởi tạm  , xong công tác trở về cho anh xin…” Nói xong anh lấy một vật từ trong cái túi vài ra nói:” Em cất hộ anh ,coi chừng sơ ý dể vỡ”…Tôi  rất ngạc nhiên nhìn thấy một pho  tượng bằng đất nung màu nâu đỏ.Tượng người phụ nữ với mái tóc dài gọn ghẽ ôm theo bờ vai,gương mặt nhìn nghiêng về một phía ,đôi mắt khép hờ  như hướng về  nơi xa xăm nào đó  nên trông gương mặt càng thêm nét u hoài.

                            

Tôi hỏi :” Ở đâu mà an có cái tượng nay hay vậy?”!. Anh chậm rãi kể “ mấy ngày sau tiếp thu ,anh và các đồng  đội có đi qua các khu phố của những ngưòi bỏ chạy .Nhà cửa ,hiệu tiệm bị kẻ xấu phá phách. Anh thấy một cửa hiệu bán hàng mỹ nghệ ,nhì thấy có cái tượng này còn nguyên vẹn. Nhìn kỹ có nét hao hao giống vợ anh ở quê nên anh mua lại, chừng nào được về quê , anh sẽ tặng cho chị ấy !”

                          

Tôi cầm bức tượng quan sát tỉ mỉ . Dưới đế tượng có ghi chữ  BH 400đ, phía dưới là mấy giòng chữ nhỏ chính  tay anh ghi “ Em  luôn  ở bên  anh” ngày..tháng…năm                                                                             

Bức tượng  cao khoảng 2 tấc ,đặc tả khuôn mặt người phụ nữ Nam Bộ ,còn hai chữ BH tôi đoán là  tên hiệu tiệmvà  ghi giá là bốn trăm đồng thời bấy giờ.

 

Bồi hồi tôi nhìn anh. Tôikhông nghĩ được tâm hồn anh là như thế: Rất tình cãm và tha thiết.. thêm chút lãng mạn nữa. Người lính  đâu chỉ biết cứng cỏi với súng đạn ,gai góc, họ vẫn có trái tim biết nhung nhớ ,yêu thương   .Cầm lấy bức  tượng tôi nói:” Anh cứ để đây,em cất cho,chừng nào lấy  thì lấy, không mất đâu”.Ai có ngờ được đó là lần sau cùng tôi gặp anh vì sau thời gian dài anh không trở lại   thì cũng là  lúc tôi biết tin anh đã chết.  Căn bệnh sốt rét đã không buông tha anh sau những  năm tháng ở chiến trường. Nghe  tin này  tôi buồn lắm! Cả nhà  tôi đều thương  cho số phần ngắn ngủi của anh . 

                         

Mười  năm trôi qua …gia đình  tôi  về Rạch Giá sinh sống .Giờ đây tôi đã  là vợ, là mẹ.Tôi  vẫn giữ bức tượng  bằng đất nung  có màu đỏ của một loại đất đặc biệt ở vùng ĐôngNam bộ .Mỗi ngày bức tượng càng  nhẳn bóng lên vì tôi có thói  quen hay dùng tay vuốt lên mái tóc    hai bên gò má hơi nhô ra của ngươi phụ nữ!

                             

Đôi khi tôi tự hỏi, không biết  bây giờ vợ anh ấy ở đâu ? Anh    lần nào trở về thăm được  chị  ấy hay chưa? Hay anh chỉ gởi gắm niềm nhớ thương qua hình tượng người thiếu phụ này rồi vĩnh viễn ra đi ! Và người vợ đó có biết , anh đã gởi cho tôi giữ  hộ một tình cảm ,một nỗi nhớ  về quê nhà qua bức tượng vô tri này hay không?

                          

Mười lăm năm nữa…

Đã hai mươi năm trôi qua ,tôi bao lần dời ,dọn chỗ ở . Và mỗi lần như thế ,tôi không quên cẩn thận cất giữ một đồ vật  mà tôi đã cố công gìn giữ, như thử thách với thời gian , thử thách với chính mình .Vừa qua tôi có xây lại căn nhà mới .Tôi tạm gởi bức tượng về nhà ngoại của con trai tôi. Nhà cất xong , đến phần trang trí ,tôi bảo con trai tôi :” Con qua ngoại lấy bức tượng về cho mẹ” Con tôi nói” Trời ơi! Cái tượng cũ rích mà  mẹ đem chưng trong phòng  khách ,quê thấy mồ!”

 

Tôi cáu gắt “ Cứ đem về  đây cho mẹ “.Có lẽ con tôi không thể nào hiểu hết những suy nghĩ của tôi về bức tượng  này! Bức tượng người phụ nữ đã lặng lẽ theo tôi hơn 20 năm trời . Tôi không thể diễn tả được tình cảm của  mình mỗi khi nhìn ngắm đến – Nó không chỉ mang giá trị của thời gian mà còn là   nơi lưu giữ một tấm lòng yêu thương …

                        

Nếu bây giờ tôi biết được  vợ của anh ấy  ở đâu? Là ai ? không hiểu tôi có can đảm để trả lại vật này cho chị ấy hay không – Vì bây giờ nó đã trở thành  kỷ niệm của chính tôi rồi. Hai mươi lăm năm ! biết bao nhiêu tình cảm của tôi đả  ướp vào bức tượng này !Và bây giờ trong căn nhà nhỏ bé của tôi .vẫn là một góc trang trọng  nơi  tôi dành  để bức tượng ,  …như một sự hiện hữu không thể thiếu .   

                              

Sáng nay bất ngờ có một  cuộc điện thoại  từ  Sài Gòn gọi cho tôi

“ A lô !  Thảo đó hả? –Anh Việt đây ! –  khoẻ không em ? – Nè hôm rồi anh về  Kiên Giang ghé emcó bỏ quên cây viết …” Trời đất !  gọi cho em chỉ  để nói bỏ quên cây viết cũ xì  thôi sao ??!” – Tôi làm bộ giận dỗi ông anh họ của mình. Nhưng anh tôi có vẻ  trầm ngâm  rồi nói:” Không em ạ!em thì anh nhớ.. mà anh  muốn nói là cây viết ấy anh đã giữ mấy chục năm rồi… lúc thi đậu trung học ba mua cho anh  đó mà!     Tôi nói:” vậy anh có cần em gởi trả lại anh không  ?”- Anh tôi  trả lời :” em giữ dùm anh đi , khi nào có dịp anh  xin lại nha ! – Anh biết em giữ đồ kỹ lắm! .Em là người thích giữ gìn kỷ niệm mà!”.

                         

Tôi  chợt nghĩ:” Anh tôi đã cho tôi hiểu thêm một điều nữa trong cuộc sống. Hình  như ai cũng có những kỷ niệm để gắn bó với mình , cho dù rất bình thường, nhỏ nhặt. Nhưng trong suy nghĩ của mổi người    như những hành trang cần phải mang  theo trong cuộc sống ,không làm sao vứt bỏ được! Cũng như anh … cũng như tôi!

 

Cầm  cây bút có  cái đầu bấm đã bị mài mòn, tôi  tần  ngần mân mê  . Chắc anh không biết được tôi đã vô tình  dùng cây bút  của  anh  để viết lại câu chuyện này!.

 

Rạch Giá, 15 / 3/2003

Nguyễn Thuỵ Nhã
Số lần đọc: 2927
Ngày đăng: 05.10.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tiếng chim sẻ trong thánh đường - Nguyễn Một *
Quê hương ! - Lê Xuân Quang
Hàng xóm - Trọng Huân
Thanh âm đại ngàn - Đổ Thanh Vân
Thăm chồng - Nguyễn Nguyên An
Đêm yên tĩnh - Lê Thu Hiền
Bến sông quê - Hoàng Minh Quang Khải
Pháp trường trắng - Lương Minh Vũ
Thời đại đồ đá - Nguyễn Thiện Cân
Điểm nhìn - Lãng Hiển Xuân