Luồng Lại Đà
Nhân nói về hình dáng xa của làng, nếu không nói về công trình này, sẽ thật là khiếm khuyết, đó là luồng Lại Đà. Đây là một công trình thuỷ nông "dẫn thuỷ nhập điền" và giao thông vận chuyển. Nó vừa là một phần của bức tranh làng xa, vừa là một bộ phận của cánh đồng Lại Đà. Con luồng thân thiết và gắn bó đến mức, sau cách mạng Tháng 8/1945, khi có việc đặt tên mới cho các xóm, thì hai con luồng cũng được đặt tên là luồng Bạch Đằng và vực Hàm Tử. Đất đai Lại Đà và Xuân Trạch chơi vơi như giữa một ốc đảo của lòng chảo hai tổng Hội Phụ và Xuân Canh. Xung quanh làng là những khu đồng ngập nước. Những địa danh ở phía Tây làng, nghe tên gọi đã gợi nên cảnh ngập úng, nước mênh mông, như đầm Trong, Bún, Lủ, Xiếc, Đông Vang, Trầm... Cả làng chỉ có khoảnh đất hẹp và cao hơn ở phía Bắc là bãi đồng Giông. Để chung sống với thiên nhiên, ông cha ta đã đào đắp hệ thống thuỷ nông, đó là con luồng ở phía Tây làng. Con luồng được thi công đồng thời từ hai phía. Sau này có tên gọi luồng Cái Trong và luồng Cái Ngoài. Luồng Cái Trong cách đầu làng Trong khoảng 300 mét; luồng Cái Ngoài cách cổng Bến xóm 7 chừng nửa km. Hai luồng là 2 con kênh chính để chuyên chở sản phẩm thu hoạch từ cánh đồng về làng và phân tro ra đồng. Mỗi luồng có một khoảng rộng chừng ba, bốn sào, như một cái bến. Từ bến này có tuyến kênh đào sâu chừng 2 đến 3 mét, rộng 5 đến 6 mét, len lỏi ra cánh đồng. Luồng Cái Trong có tuyến kênh đào ngược lên phía Tây làng, chạy bên phải cầu gạch, đến Ngo thì rẽ trái, cắt ngang bãi Ngõ và bãi đồng Vang. Luồng Cái Ngoài cũng có tuyến kênh đào ngược lên phía Tây chừng 500 mét, đến cánh đồng Xiếc, giáp cánh đồng Xuân Trạch, rồi rẽ tay phải cắt ngang cánh đồng Vang chừng 500 mét, thì gặp nhánh luồng phía trong, tạo thành một dải luồng chạy dài chừng 2 Km. Một nhánh luồng khác đợc đào từ cống Ngo chạy ngược lên phía Tây cánh đồng Trầm, dài chừng 1,5 Km. Tất cả các luồng tạo thành hệ thống đường thuỷ liên hoàn. Về mùa cấy hái, thu hoạch, thuyền đi vào sâu các cánh đồng, chuyên chở lúa má về 2 bến chính. Làng còn một hệ thống luồng nữa ở phía Đông của làng, gọi là hào, mỗi đoạn hào nối với chuôm thành chuỗi chuôm.
Ngày trước rất nhiều gia đình ở làng ta có thuyền, mủng để chuyên chở hoa màu. Trong vụ thu hoạch, làng không cho phép ai được mang bánh trái xuống đồng đổi lúa (tục gọi là đổi đồng). Riêng những người giữ bến của luồng, thì được ngồi ở bến "để đổi đồng".
Nhờ có hệ thống thuỷ nông phía Tây và ao hào phía Đông, đã đảm bảo cho nhiều cánh đồng làng ta quanh năm cấy cày được hai vụ. Mùa cạn nó cung cấp nước cho lúa chiêm, mùa lũ nó thoát và chứa nước, hạn chế nạn ngập úng. Trước đây, khi trình độ sản xuất còn lạc hậu, kỹ thuật canh tác còn thấp kém, ông cha ta đã tạo được một hệ thống thuỷ lợi liên hoàn như vậy, thật là điều đáng khâm phục. Nhân nhắc đến con luồng cũng xin kể đôi điều về môi trường và đồng đất của làng ta ngày trước. Làng ta vốn đất chiêm trũng, nhiều ao, hồ, đầm, lại có hệ thống luồng lạch nhiều, các luỹ tre và cây cối cũng rất rậm rạp. Môi trường còn ít bị tác động, nên tôm, cá. cà cuống rất nhiều. Hầu như nhà nào cũng có thuyền, mủng, vó, lưới. Những tháng nông nhàn, người làng có thể tranh thủ ra đồng hay luồng kiếm con tôm, con cua, cái cá về cải thiện cho bữa ăn gia đình. Trên luỹ tre làng, cò, vạc về trú ngụ rất đông, có khi cò, vạc đậu trắng luỹ tre làng. Khi chăn trâu ngoài đồng, ngoài đê, chim sáo đậu xuống mình trâu bắt rận. Một nữa là ruộng đồng có rất nhiều đỉa. Vào vụ cày, cấy, khi trâu xuống đồng, đỉa nhâu nhâu bâu lại. Thợ cày, thợ cấy ngâm mình đến háng, vừa làm, vừa phải xua đỉa. Mỗi người phải mang một ống vôi trộn bồ hóng và lá xoan giã nhỏ, để chống đỉa.
Đến năm 1963, công trình thuỷ nông Hà Bắc chạy qua Lại Đà, con luồng sau nhiều thế kỷ tồn tại, đã hoàn thành vai trò lịch sử và được san lấp thành đồng ruộng: luồng ngoài lấp dần vào giữa thập niên 60 của thể kỷ XX, luồng trong lấp dần thập niên 70; còn khu bến được san lấp làm sân đá bóng ngày nay. Nhắc lại con luồng để những thế hệ sau này có thể hình dung về bức tranh cánh đồng Lại Đà xa.
Nhà thờ họ:
Nhà thờ họ còn gọi là nhà thờ đại tôn, hay từ đường. Do hoàn cảnh mỗi họ khác nhau, nên nơi thờ tổ tiên của mỗi họ cũng có những sự khác nhau. Có họ, bàn thờ Tổ đặt tại nhà ông trưởng họ, phối thờ các cụ trong gia đình. Có họ lập nhà thờ riêng, nằm biệt lập, bố trí bàn thờ Tổ, có nhà tiền tế, có vườn hoa cây cảnh. Xin giới thiệu một số nhà thờ còn duy trì đến ngày nay, lần lượt từ đầu làng Trong đến trại Lam Sơn:
- Nhà thờ đại tôn Ngô Duy: Đây là ngôi nhà thờ cổ. Nhà thờ đã có từ lâu đời. Vừa qua họ Ngô Duy tân tạo lại, với quy mô 3 gian 2 dĩ, có tường gạch bao quanh, cổng xây, ra đóng vào mở. Trước sân nhà thờ có vườn cây cảnh, làm cho nơi thờ tự thêm trang nghiêm, tĩnh mịch.
- Nhà thờ đại tôn họ Nguyễn Phú: Kiến tạo vào 1865, trùng tu năm 1945. Nhà thờ xa vốn trong khuôn viên độc lập, kiến trúc theo kiểu tiền kẻ hậu bẩy, gồm 3 gian thờ, 3 bệ thờ. Nhà tiền tế bị giặc Pháp đốt cháy vào năm 1948. Năm 2002 nhà thờ được trùng tu lại, giờ càng thêm bề thế, trang nghiêm.
- Nhà thờ họ Ngô Bá: là 3 gian nhà cổ, gỗ lim, ngói cổ. Đồ thờ của nhà thờ Ngô Bá còn giữ được gần như nguyên vẹn. Ngôi nhà thờ này trông rất cổ kính.
- Nhà thờ đại tôn họ Vương Khắc là nhà thờ cổ. Các hoành phi câu đối được sơn son thếp vàng, trông thật lộng lẫy. Dòng họ đã lập bia cụ Thám Hoa Vương Khắc Thuật, nhằm tôn vinh cụ được vĩnh hằng cùng tổ tiên.
- Nhà thờ họ Vương Hữu: Là nhà thờ được thiết kế theo dáng dấp cổ xa. Gần đây gia tộc đã tu sửa, nhà thờ càng thêm phần lỗng lẫy, uy nghi.
- Nhà thờ họ Nguyễn Văn được xây dựng biệt lập trong một khuôn viên. Ba năm trước nhà thờ mới được đại tu, nên càng thêm bề thế, trang nghiêm.
Các ngôi nhà thờ họ là công trình tín ngưỡng và văn hoá, góp phần làm phong phú và tạo nên nét đẹp văn hoá của làng quê Lại Đà. Nhân nói về nhà thờ họ, xin nói thêm về phong tục giỗ họ ở làng ta: Giỗ họ là một công việc quan trọng, một dịp gặp mặt của các thành viên trong dòng họ. Giỗ họ, con dâu, con gái, con rể có thể đến dự. Tất cả con trai khi mới sinh ra đều có trong danh sách của họ. Suất đinh này phải có nghĩa vụ gánh vác các công việc quan trọng của họ: nh việc sửa chữa nhà thờ, các dịp giỗ tết, v.v. Ngoài việc đóng góp bổ đầu, khi họ cần chi tiêu lớn, thì có sự cúng tiến của một số cá nhân, gia đình trong họ.
Trước ngày giỗ họ độ một vài ngày, Trưởng họ tiến hành thu tiền, hay vào buổi sáng hôm giỗ, những ai ở xa về sẽ đóng góp. Trong ngày giỗ họ, người phục vụ là những trai đinh thuộc diện câu đương. Câu đương là trai đinh từ 18 tuổi trở lên. Tuỳ theo họ đông hay ít, mà số câu đương nhiều hay ít và số lần luân phiên phục vụ việc họ, nhiều hay ít.
Cây đề của làng
Đây không phải là một công trình kiến trúc văn hoá hay tín ngưỡng của làng, song có lẽ biết bao thế hệ, trong mỗi người chúng ta, hình ảnh về quê hương mình, đều thấp thoáng bóng hình cây đề cổ thụ. Cây đề cổ thụ, thân to nhiều người ôm mới xuể, bóng xoà xuống sân đình, xuống đường làng.
Chắc nhiều người làng từng tự hỏi, cây đề làng ta có tự bao giờ? Cứ theo các cụ cao tuổi trong làng, thì từ lúc các cụ còn nhỏ, cây đề làng ta đã xum xuê, cổ thụ lắm rồi. Theo phỏng đoán, thì cây đề phải tới vài ba trăm tuổi. Mùa xuân năm 2002, có một vị cao tăng ở phía Nam đến vãn cảnh, nhà sư ngắm nhìn, rồi chụp ảnh dưới gốc cây bồ đề. Theo vị cao tăng, người đã đi nhiều chùa từ Nam ra Bắc, nhưng ít thấy nơi nào có cây bồ đề cổ thụ, xanh tốt đến như vậy. Theo đạo Phật, thì Thích Ca Mầu Ni ngồi tu luyện 49 ngày đêm dưới cây bồ đề và trở nên "sáng tỏ" và nơi nào có cây bồ đề xanh tốt, nơi ấy dân tình yên vui, làm ăn thịnh vượng.
Nhân viết về cây bồ đề, có một chuyện liên quan cũng cần nhắc đến. Một ngời ở làng ta, nay sống ở Paris, sau nhiều năm mất liền lạc với quê nhà, vào năm 1976, có thư gửi về làng, trong thư có đoạn viết: "Cô ơi! Cây đề làng ta có còn không? Hồi bé, ngày rằm, mồng một, cháu thường ra gốc đề đón bà đi chùa về. Gặp cháu, bà mở khăn, véo cho miếng oản, mẩu chuối. Hình ảnh ấy, sao cháu nhớ thế! Nhất là nhớ cây đề"
Phần II: Văn hoá - Xã Hội
Các dòng họ
Tuy không phiên chế thành tổ chức, nhng các dòng họ giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động và là một bộ phận cấu thành nên làng xã xưa.
Bốn họ Vương, Lường (Lương), Ngô, Nguyễn là những họ có công lập làng và được dân làng tôn là "Tứ Gia Tiên Tộc". Đất lành chim đậu, sau bốn họ mở đường ấy, tiếp đó nhiều gia đình đến sinh sống trên mảnh đất làng ta. Làng ngày một mở rộng, nhà cửa ngày một thêm đông đúc. Qua các thế hệ, đã hình thành nhiều dòng họ và mỗi dòng họ, đều có những đóng góp cho mảnh đất này. Đến nay làng có 33 tộc, họ.
Mỗi dòng họ, mỗi cá nhân đều có những đóng góp để cho Lại Đà ngày thêm một thịnh vợng. Họ Vương Khắc có cụ Vương Khắc Thuật, đỗ Thám Hoa vào năm 1472, hai lần đi sứ sang nhà Minh và làm đến chức Tham chính. Họ Ngô Duy có cụ Ngô Tuấn được xếp vào bậc danh thần trấn Kinh Bắc, từng làm quan dưới thời Lê. Khi Tây Sơn lấy Bắc Hà, cụ cùng Nguyễn Duy Hàn, Đỗ Thanh Lâm vào Gia Định phò nhà Nguyễn và làm Tả tham quân tả đồn thần sách quân, năm Tân Dậu (1801) làm Chiêu thảo sứ. Cụ từng tham chiến ở đồn Biện Sơn (vùng Thanh Hoá - Nghệ An). Năm 1802, vào đầu triều Vua Gia Long, cụ được phong làm Hiệp trấn Hải Dương. Thời Hậu Lê có cụ Lương Đẩu, đỗ Hương Cống vào năm 1783, kế tiếp có các cụ Lương Lịnh, Lương Hồng đỗ Sinh đồ, đa các gia đình họ Lương thành gia đình khoa cử. Họ Ngô Quý có Cụ Ngô Quý Vọng (1685-1766) là người khởi nghiệp nghề y của họ. Cụ làm thuốc nổi tiếng tổng Cói, được vời vào Vương phủ chúa Trịnh chữa bệnh và đợc ban hàm Thiếu Khanh. Con trai của cụ là Ngô Quý Điểm y thuật giỏi nhất một vùng, nên được nhận hàm Huyện Thừa. Thế hệ kế tiếp có cụ Ngô Quý Ấn (1756-1823), đỗ Hiệu sinh năm 13 tuổi, rất giỏi y thuật (cụ là rể của Tiến sỹ Ngô Thế Trị người làng Cự Trình). Họ Ngô Bá có cụ Ngô Bá Thiệm, đậu Tú tài năm 1852, làm nghề y và dạy học, học trò theo rất đông. Còn họ Nguyễn Phú có cụ Phúc Kính, một người hay chữ, giỏi thơ văn, nên dân làng gọi là cụ Văn. Thời Tự Đức có cụ Nguyễn Bá Khiêm, đậu Cử nhân năm 1848, từng làm Tri huyện huyện Phù Cừ. Cùng thời, trong họ còn có cụ Phú Hanh, giỏi văn võ, 18 tuổi đỗ Thư toán, năm 1867 vào kinh đô Huế, chức Trung uý cơ, chỉ huy một vệ quân bảo vệ kinh thành, khi mất được đa về quê nhà, có quan hàng tỉnh đến tế.
Giáp
Giáp là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức làng xã xa. Ngày trước làng ta có 7 giáp, gồm: giáp Đông Chính; giáp Đông Bắc; giáp Đông Trung; giáp Tây Nam; giáp Đoài Thượng; giáp Đoài Chính; giáp Đoài Bấc (Bắc). Mỗi giáp có 3 bàn hương trưởng, gọi là bàn nhất, bàn nhì và bàn ba. Mỗi bàn có 2 người, duy giáp Tây Nam, mỗi bàn có 1 ngời. Tuỳ theo số đinh đông hay ít mà phân chia vào một giáp, có giáp hai, ba họ; có giáp chỉ có một họ. Họ Nguyễn Phú đông đinh, nên được đứng trọn một giáp: giáp Tây Nam.
Giáp được gắn với vị trí ngồi ở đình và qua vị trí chỗ ngồi thấy được tầm vóc của giáp. Thời Trần, giáp được tổ chức theo khu vực, địa dư (theo khoảnh tre). Lúc đầu giáp mang tính chất bán quân sự. Giáp cung cấp phu, lính. Đến thời Hậu Lê, giáp không tổ chức theo khoảnh tre, mà theo dòng họ, một hoặc hai, ba họ hợp thành. Người đứng đầu giáp gọi là "lình", tiếng cổ là lệnh - người ra lệnh. Có nơi đứng đầu giáp gọi là cai giáp, như ở làng ta.
Giáp tổ chức khá chặt chẽ. Một đứa trẻ trai năm, sáu tuổi đã phải biện cơi trầu xin nhập giáp, đến tuổi 18 phải đóng tiền vào giáp, gia nhập hương ẩm. Từ lúc đó người ấy chính thức là thành viên của giáp, phải gánh vác công việc của giáp, được quyền dự các ngày lễ của giáp, được ăn uống, chia phần, đến khi chết, được giáp tổ chức đa đón theo lễ nghi ở làng. Ai đứng ngoài giáp, mọi việc hiếu, hỷ của gia đình, không có dân làng nào đến dự. Đặc điểm của giáp là chỉ có nam giới tham gia và mang tính chất cha truyền con nối - cha ở giáp nào, thì con ở giáp ấy. Việc gia nhập giáp có tính tự nguyện, hàng năm phải đóng góp. Trong nội bộ giáp, phân biệt thứ hạng bằng tuổi tác. Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão. Thông thường, tuổi lên lão là 60, có làng quy định 50 hoặc 55 tuổi đã lên lão. Lên lão là lên ngồi chiếu trên, được cả giáp, cả làng trọng vọng. Tùy từng làng mà người ngụ cư phải qua bao nhiêu đời mới đợc vào giáp, thường là sau 3 đời.
Làng ta hàng năm vào ngày 13 tháng chạp là ngày việc phe giáp. Mọi thành viên trong giáp đều được đến dự
Lễ Hội
Ngoài những công trình kiến trúc tôn giáo, văn hoá,...các phong tục tập quán, hội hè, làn điệu dân ca, truyền thuyết,... là di sản phi vật thể vô cùng quý giá mà ông cha để lại, thì Hội làng là một trong những di sản quý. Theo lệ làng, hội làng ta thường tổ chức vào ngày 11/3 âm lịch hoặc ngày 14/8 âm lịch (ngày sinh, ngày hoá của Thành hoàng). Lễ hội có năm làm to, gọi là Phong (thờng 2 đến 3 năm lại Phong một kỳ). Khi hoàn cảnh cho phép, năm đó lúa má tốt tơi, dân tình no đủ, thì tổ chức Phong. Còn những năm khác, thì tổ chức theo hội lệ (gọi là Sái). Năm nào Phong, hội hè rước xách sẽ rất linh đình. Hội làng gồm có phần lễ và phần hội. Phần lễ được xem là quan trọng.
Trong hương ước ghi: "Ngày mồng 9 tháng 3 lễ mộc dục, lễ tiến mã dùng trầu cau. Ngày mồng 10 tháng 3 lễ nhập tịch dùng gà 1 con, hoặc thủ lợn, xôi 20 đấu, cau 20 quả, rượu 4 chai, lễ chay 2 lễ dùng xôi chuối. Ngày 11/3 lễ xuân tế, dùng lợn hay bò một con, xôi 20 đấu, cau 50 quả, rượu 6 chai. Lễ chay dùng bánh trôi 2 mâm và bánh đờng. Sáu giờ sáng hoặc 1 giờ sáng ngày 11 tháng 3 làm lễ tỉnh sinh dùng phù tửu. Ngày 12/3 lễ thánh đản dùng lợn hoặc bò một con, xôi 20 đấu, cau 50 quả, rợu 6 chai quân làm các lễ, lễ đền dùng lễ chay, bàn hậu 2 mâm, nội điện tả, hữu bàn, dưới chùa lễ long thần, tế xong rồi hoá mã, rước đồ thờ xuống điếm. Đến ngày 13 hoá mã, tuỳ theo ngày bàn vào đám, hoặc dùng mỗi giáp một lễ cỗ thờ thịt lợn. Ngày 13/3 lễ bản cảnh tôn thần, lễ tiên đạt ở nhà hội tự đờng, dùng lợn một con, xôi 20 đấu, rượu 6 chai, cau 30 quả quân làm một lễ thượng điện ở đình. Chức sắc, hương lão, hương trưởng 4 bàn ra dự lễ. Ngày 16 /3 lễ tế hậu, dùng lợn 1 con, xôi 20 đấu, rượu 6 chai, cau 30 quả và vàng, hương, nến quan làm một lễ ở thượng điện tại đình."
Rước nước là nghi lễ đầu tiên của lễ mộc dục. Vào những năm Phong, đoàn rước gồm các quan viên chức sắc đi đầu, tiếp đến đội khiêng kiệu (gồm có 2 kiệu, trên kiệu đặt bình đựng nước, một kiệu do nam giới khiêng, một kiệu do nữ giới khiêng). Đoàn rước có phường bát âm dẫn đường, có tuần đinh thổi tù và, tay thớc giữ trật tự. Dân làng ăn mặc chỉnh tề, đàn ông khăn xếp, áo the, quần ống sớ, đàn bà áo tứ thân. Khi đoàn rước đến bờ sông Đuống thì hạ kiệu. Sau khi cụ thủ từ khấn vái Thuỷ thần, thuyền ra giữa dòng sông, múc nước vào bình, bình nước đợc đặt lên kiệu, đoàn người rước nước trở về làng. Đến đình và miếu, bắt đầu làm lễ mộc dục. Bình nước kiệu nam để tắm bài vị, ngai và đồ thờ ở đình. Bình nước kiệu nữ, dùng để tắm tượng Thánh Mẫu. Còn những năm Sái, thì chỉ làm khăn sạch, nước thơm.
Ngày 11/ 3 hoặc ngày 14/ 8 là ngày lễ chính. Sau khi tế xong, lần lượt các vị hương lão theo thứ bậc vào làm lễ; tiếp đó là các tộc họ, phường, hội, các cá nhân trong làng, kể cả giai tế nơi khác lấy vợ làng Lại Đà cũng được vào lễ hương.
Tại đình, trong một năm có nhiều kỳ lễ, mỗi kỳ lễ đều có quy định nghiêm ngặt. Ngày xa, các cụ rất coi trọng lễ nghi. Vì vậy ở đình có treo 4 chữ lớn:" Chính lễ thiện tục"- đã là lễ nghi phải sửa cho đúng phép tắc tổ tiên, coi đó là tục lệ đẹp.
Phần hội: Có các phường tuồng, phường ca trù vào hát ở đình và có các trò chơi: vật, kéo co, chọi gà,... Ngoài ra còn có tục mục lục. Đây là hình thức sinh hoạt văn hoá trang nhã. Mục lục là một văn bản do một vị túc nho trong làng viết ra, nói về lịch sử thành lập làng, sự phát triển của làng, ca ngợi những truyền thống tốt đẹp của làng. Mục lục đọc lên để dân làng nhớ về truyền thống tốt đẹp của quê hơng mình, đồng thời để cầu chúc cho xóm làng được ngời yên, vật thịnh.
Cuộc thi có ban giám khảo gồm 12 người, ngồi trên hai dãy chiếu giữa đình; có hương án bày ngoài, hương trầm ngào ngạt, hai bên tả hữu treo 2 giá - một chiêng, một trống. Người đánh chiêng trống mặc áo the dài, thắt lng điều bỏ múi bên cạnh. Người đọc mục lục ăn mặc cũng tề chỉnh, hai bên có 2 người hộ vệ đứng trên ghế cao, cũng áo the quần trắng, thắt lựng lụa điều.
Bản mục lục treo trước mặt. Người nào đọc, thì phải được quan viên đồng ý. Sau khi đánh một hồi chiêng, người đọc mới được vào. Đọc một câu đúng, sẽ có một tiếng trống, một tiếng chiêng lớn. Còn nếu đọc sai, chỉ đánh một hồi chiêng, trống nhỏ. Muốn được giải, ngời đọc phải hơi tốt, giọng hay, đọc diễn cảm và không được sai chữ nào. Ban giám khảo xướng danh người trúng, hôm sau làng cử người mang giải đến tận nhà. Đọc mục lục là một hình thức vui hoạt động văn hoá, thể hiện một tục hay của một làng có văn hiến.
Vào đám thường có múa bài bông. Cây bông làm bằng gỗ, hình trụ, đường kính 4 cm, dài 40 cm. Thân cây bông gọt thành từng đoạn xơ tua như cánh hoa. Vào múa, hai hoặc bốn cô xếp đội hình và mặc quần áo nh lúc tế, có khác là mỗi người thắt ngoài áo một thắt lưng lụa, hai tay cầm hai cây bông. Trong khi múa, cùng với nhịp chiêng, trống, là tiếng pháo nổ, tiếng hò reo, cùng giọng hát của người hát. Múa hết bài, thì ném cây bông ra ngoài sân đình. Ngay lập tức mọi người đứng xem, xô nhau tranh cướp cây bông. Nếu ai cướp được, thì theo quan niệm, người đó sẽ gặp may mắn trong năm.
Hát ca trù còn gọi là ả đào, hát nhà tơ, hát cửa đình. Ca trù là loại hình ca nhạc bác học, thường được dùng hát nơi cửa đình, hội hè, lễ tết. Nội dung hát ca trù là cầu cho dân an, vật thịnh, đó là những bài thơ của các tao nhân mặc khách ngợi ca về phong cảnh thiên nhiên, hay suy ngẫm về cuộc đời,... Cùng với đất Lỗ Khê, Trịnh Xá, thì Lại Đà đã sản sinh ra nhiều ả đào nổi tiếng. Xa kia làng có 2 giáo phường ca trù thuộc họ Nguyễn Phú và họ Ngô (không rõ là họ Ngô nào). Rồi vào khoảng gần cuối thế kỷ XIX, cà trù thất truyền ở họ Ngô, chỉ còn lại giáo phường của họ Nguyễn Phú. Liền chị ca trù nổi tiếng như: Cụ Nguyễn Thị Khuy (1686-1764), vốn là con nhà giáo phường họ Nguyễn Phú, rất giỏi âm nhạc, thơ ca. Bấy giờ trong họ có người vào phủ Chúa Trịnh, nhân thế mà cụ ra vào cung phủ. Họ Nguyễn Phú còn có cụ từng dạy ca trù cho cung nữ nhà Nguyễn và có lần vào thi tại Thanh Hoá, được giải về tài nghệ. Cụ Nguyễn Thị Mướp cũng là một liền chị ca trù nổi tiếng ở đầu thế kỷ XX. Cụ mất năm 1938. Vào quãng những năm từ 1930-1940, về kép đàn có các cụ: cụ Hốt, cụ Tịch, cụ Sầm, cụ Triện, cụ Khánh; các ả đào có: cụ Sậm, cụ Cối, cụ Dẫn, cụ Khoa, cụ Hậu, cụ Liêm,,... Giáo phường ca trù Lại Đà cùng với giáo phường làng Vân Trì cùng thờ một ông, bà tổ. Hàng năm, hai giáo phường định kỳ rước tổ từ làng nọ đến làng kia. Tiếc rằng một trong những cái nôi về ca trù trong vùng là làng ta, đến nay không còn nữa. Đây là một trong những mất mát rất đáng tiếc của làng.
Hội làng ngày nay quy định tổ chức vào ngày 10/3 ân lịch, diễn ra trong 1 ngày. Về các hội, làng khuyến khích sinh hoạt theo các hội, như hội đồng niên, đồng môn, đồng ngũ,... với nội dung lành mạnh, gắn bó tình cảm, giúp đỡ nhau cùng làm ăn tiến bộ.
Tục kết nghĩa các làng:
Tục kết nghĩa giữa các làng là một tập tục đẹp, có ý nghĩa quan trọng vì liên kết được các làng, tạo ra sức mạnh trong việc bảo vệ, gìn giữ làng quê. Làng ta ngoài giao hiếu với các làng bên, còn giao hiếu với 3 làng Bắc Cầu. Việc Lại Đà kết nghĩa với 3 làng Bắc Cầu Thượng - Trung- Hạ bắt đầu từ việc làng ta làm đình. Vào dịp làng ta dựng đình vào năm 1853, gỗ mua về vận chuyển đến địa phận Bắc Cầu, thì trời sập tối, dân làng đành phải gửi nhờ dân Bắc Cầu trông giúp. Một chuyện đặc biệt đã xảy ra: Sáng sớm hôm sau, khi sơng đêm còn mờ mịt, dân làng ta thấy những bóng người di chuyển trên đám ruộng trước địa điểm chuẩn bị xây đình. Dân làng nhận ra đoàn người trên là bà con 3 làng Bắc Cầu, họ đang lặng lẽ giúp vận chuyển gỗ. Tin đợc lan truyền, dân làng Lại Đà kéo nhau ra đón tiếp và vô cùng cảm động trước nghĩa cử của dân 3 làng Bắc Cầu. Nhớ việc giúp vẫn chuyển gỗ, sau khi làm đình xong, Lại Đà cử người mang lễ vật sang Bắc Cầu cảm tạ và xin được kết nghĩa với Bắc Cầu. Kể từ ngày đó, vào ngày hội, làng ta lại cử người sang mời chạ anh Bắc Cầu dự hội. Và khi đoàn đại diện chạ anh sang, Lại Đà cử đoàn đại biểu ra đầu đê để đón rước. Đoàn đón rước gồm các quan viên, có cờ lọng, âm nhạc trống chiêng tháp tùng. Khi chạ em Lại Đà sang Bắc Cầu, cũng được chạ anh Bắc Cầu đón tiếp trọng thị từ bến đò vào đình.
Trải qua hơn 150 năm giao hảo, tình nghĩa, nghĩa tình giữa Lại Đà và 3 làng Bắc Cầu luôn luôn gắn bỏ. Nghĩa tình trang ấp đôi làng không chỉ diễn ra theo nghi thức nơi đình trung, điếm sở, mà còn như mạch nước ngầm, thấm đến từng người dân 2 chạ.
Cách mạng Tháng 8 thành công, dân ta vừa trải qua trận đói nặng nề, thì trận lụt gây vỡ đê Vực Dê, làm cả một vùng quê rộng lớn bị ngập lụt. Lại Đà cũng bị lũ nhấn chìm, làng xóm ngập sâu trong nước. Giữa lúc nguy khốn ấy, người anh em Bắc Cầu đã kịp thời sang cứu giúp. Nhiều con thuyền vượt sông Đuống, vào đồng cứu người và tài sản giúp dân làng Lại Đà. Nhờ vậy trong trận vỡ đê năm đó, không có dân làng Lại Đà nào bị chết đuối hay bị lũ cuốn trôi.
Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát quanh Hà Nội. Bắc Cầu là nơi hàng ngày bị quân giặc vào làng cướp phá. Dân Bắc Cầu phải sang Lai Đà tránh giặc, bà con Lại Đà đã giang tay chia sẻ, đùm bọc người anh em trong cơn hoạn nạn. Đêm đêm, du kích Ngọc Thuỵ, Bắc Cầu qua sông Đuống diệt tề, trừ gian; ban ngày họ trở lại Lại Đà nghỉ ngơi, tập luyện. Đặc biệt vào năm 1948-1949, du kích Ngọc Thuỵ đang đóng ở Lại Đà, thì giặc Pháp vây làng, du kích hai làng đã kề vai sát cánh, phối hợp chiến đấu, diệt được 2 tên giặc và làm bị thương một số tên khác. Năm 1971 Bắc Cầu bị đất lở sát đình, Lại Đà gánh 200 gốc tre để Bắc Cầu trồng chắn sóng.
Năm 1994 Lại Đà làm lại đường làng, Bắc Cầu cử đoàn sang thăm hỏi và giúp một khoản tiền, gọi là "của ít lòng nhiều". Năm sau chạ anh Bắc Cầu làm đường, chạ em Lại Đà lại cử ngời sang phúc đáp. Mùa xuân năm 2003, Bắc Cầu khánh thành đình mới, Lại Đà cung tiến đôi câu đối:
Nghĩa ấp quang huy thiên niên giao hữu truyền tự cổ
Đức dân phồn thịnh vạn đại liên chi hiển vu kim
Tình nghĩa giữa Lại Đà và Bắc Cầu ngày càng gắn bó keo sơn. Vì vậy dân làng Lại Đà có câu ca dao:
Dô ta kéo gỗ làm đình
Gỗ lim tuy nặng, nhưng tình nặng hơn.
Các bút tích, văn tự.....
Di sản ấy gồm: các đại tự, hoành phi, câu đối ở đình, chùa, miếu, cổng ngõ, ở các nhà thờ họ, các tư gia; thần phả Thành hoàng và Thánh mẫu, hương ước; các gia phả họ; các ghi chép của người xa còn lưu lại; các bút tích, tư liệu, tranh ảnh trước đây,... Đây là di sản vô cùng quý báu của dân làng. Có một thời, do chưa thấy hết giá trị của nó, chúng ta đã giữ gìn chưa chu đáo, thậm chí còn làm mất đi một phần không nhỏ kho di sản ấy.
Nhưng di sản hiện còn giữ được:
- Ghi chép về các sắc phong từ đời Vua Nhân Tôn (nhà Lê) và triều Nguyễn.
- Bản thần phả Thành Hoàng và thần phả Thánh mẫu viết năm tháng 9 năm 1925 bằng chữ Hán. Đặc biết, khi trùng tu lại đình vào năm 2002 -2003, hạ bức hoành phi xuống, thấy phía sau có bản thần phả Thành hoàng viết bằng chữ Hán.
- Lai lịch bản chép sự tích Thánh Mẫu bằng chữ Hán: Cho đến đời Vua Duy Tân (1907 - 1916), ghi chép về thần phả và miếu thờ Thánh Mẫu mà dân làng còn lưu giữ bị ố mờ, rách nát nhiều chỗ. Trước việc ấy, làng cử người lên đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) mượn bản Thần phả Thánh Mẫu lưu trữ tại đây, chép rồi đa về làng. Qua bản cũ ở làng (bản này chỉ còn vài chục trang và ố rách nhiều chỗ) và bản lưu trữ tại đền Hùng, đối chiếu, so sánh, bổ sung, rồi thảo ra bản đang lữu giữ đến ngày nay (2003). Được biết, do điều kiện đi lại hồi đó rất khó khăn, chi phí cho việc ấy tới 100 quan. Sau bản thần phả bị ố mờ, cụ Vương Khắc Hảo đã chép lại và dịch ra chữ quốc ngữ, Tú Tài Nguyễn Bá Bảo và Cử nhân Nguyễn Bá Huấn dịch ra Anh ngữ và Pháp ngữ, ông Nguyễn Phú Sơn biên tập thành quyển "Thần phả Thành hoàng và Thánh mẫu làng Lại Đà" và cung tiến làng vào năm 1996.
- Bản "Thần tích - Thần sắc" của Lại Đà (năm 1938, trường Bác Cổ khảo cứu sự tích thần và phong tục các làng, nên lý hào và hương thôn đã ghi lại và trình lên).
Về hương ước: Hiện còn giữ được:
- Bản bằng chữ Hán, chép và dịch vào năm 1942
- Bản viết bằng chữ quốc ngữ năm 1938 (bản hương ước viết năm 1938 của làng ta là bản cải biên từ bản hương ước viết vào năm 1923).
Hiện nay tại đình, chùa, miếu còn lưu giữ rất nhiều các bức đại tự, hoành phi, câu đối. Tại đình có một số bức được cung tiến từ xa và nhiều bức cung tiến từ đời vua Thành Thái trở lại đây. Số bức đại tự, câu đối, hoành phi rất nhiều tại nhà thờ họ và tư gia, có bức với niên đại cách đây hàng trăm năm. Có thể thấy ở các nhà thờ họ, như Ngô Duy, Ngô Bá, Vương Khắc, Nguyễn Phú, Nguyễn Văn, Vương Hữu,....
Về các cuốn gia phả họ cổ, cho đến nay ở làng ta còn biết được khoảng năm, sáu cuốn. Các cuốn gia phả chứa đựng nhiều thông tin quý giá. Cuốn gia phả của họ Ngô Quý bắt đầu viết vào năm 1825 và các đời sau tiếp tục viết tiếp và vào năm 1942 đã viết tới đời thứ 16 của dòng họ này. Cuốn gia phả họ Nguyễn Phú, chi Bính, viết năm 1907 bằng chữ Hán cũng có nhiều sự kiện quan trọng,.v.v...
Chính qua các di sản trên, mà hiện nay chúng ta biết được một phần quá khứ của làng xưa, như khoảng thời điểm lập làng, quá trình hình thành và phát triển của làng, một số công trình xây dựng vào năm nào, xây dựng ra sao, như chuông chùa đúc năm 1844, cổng xóm 7 xây vào năm 1849, đình làng xây vào năm 1853, ngôi nhà cổ của cụ Nguyễn Văn Tường dựng vào năm 1859, nhà thờ họ Nguyễn Phú kiến tạo năm 1865. Qua câu đối ở nhà thờ họ Vương Khắc, khẳng định thêm về quê quán của Thám Hoa Vương Khắc Thuật. Nhờ cuốn gia phả họ Ngô Quý, mà chúng ta biết được một số nhân vật, sự kiện và những đóng góp với làng, như một số cụ thuộc dòng họ Ngô Quý đã chù trì việc sửa chữa ngôi đình cũ; nhiều năm loạn ly ở làng và cho đến 1841 mới đại xá và năm 1852 mới thực sự yên ổn; rồi đại dịch suốt cả mùa hè 1887; những liền chị ca trù nổi tiếng của làng từ giữ thế kỷ XVIII. Cũng nhờ các cuốn gia phả xa, mà gần đây, một số họ đã viết tiếp gia phả của họ mình. Rồi những bức ảnh về đội du kích xã Đông Hội chụp năm 1951, về đội Bạch đầu quân, Đại hội chi bộ thôn, cổng làng, nhật ký, những bài thơ, bút tích của một số liệt sỹ thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ,....
Để giữ gìn, phát triển những di sản của tổ tiên, của ông cha, đã có công sức đóng góp của rất nhiều thế hệ dân làng. Trong công lao giữ gìn, truyền bá di sản xa, không thể không nhắc tới Cử nhân Ngô Quý Doãn. Ngoài các bút tích của cụ còn lưu ở nhiều hoành phi, câu đối của đình, chùa, miếu, cụ còn để lại nhiều văn tự khác, như thần phả Thành hoàng, thần phả Thánh Mẫu, tập "Đối liên lưu bút tích tại bản thôn". Còn được biết lúc sinh thời, cụ có một số tác phẩm, trong đó đáng lưu ý là cuốn sử của làng ta, gồm 6 tập. Tiếc rằng nhiều tác phẩm của cụ, trong đó có cuốn sử làng ta, không rõ hiện đang lưu lạc ở đâu. Hy vọng rằng dân làng sẽ tìm lại được.
Trong thời gian gần đây, có thể kể tên một số người đã có những đóng góp trong công việc này: ví dụ như cụ Vương Khắc Hảo, đã giữ gìn, bảo quản bản thần phả Thành hoàng, Thánh Mẫu, bản hương ước bằng chữ hán; ông Nguyễn Phú Sơn và Vương Khắc Côn tra cứu, tập hợp các câu đối, hoành phi tại đình, chùa, miếu, đã dịch sang chữ quốc ngữ; Ông Vương Khắc Tăng và Nguyễn Phú Sơn mất nhiều công sức để sưu tầm, nghiên cứu về những tư liệu trước cách mạng tháng 8 và kháng chiến chống Pháp; cô Nguyễn Thị Tường Anh sưu tầm Bản "Về thần tích - Thần sắc" và bản hương ước viết năm 1938; cụ Ngô Duy Tiên giữ gìn tập ảnh: cổng làng, cổng xóm 7, Đại hội Chi bộ thôn năm1966-1967; Gia đình cụ Vương Thị Hợi (Đô), cụ Tuyết giữ gìn bút tích của liệt sỹ; cô Nguyễn Thuỷ giữ cuốn nhật ký của mẹ là cụ Vương Thị Thu; v.v...
Các di sản trên là hết sức quý báu, nó chứa đựng nhiều thông tin xa của làng. Để kế tục, phát huy các di sản của tổ tiên và thế hệ đi trước, chúng ta cần phải có ý thức lưu giữ, tập hợp, bổ sung và quảng bá. Việc biên soạn, xây dựng cuốn sách "Lại Đà xa và nay" cũng là một trong những công việc đó.