Mục đích lập hương ước:
Khoán lệ của một làng cũng như của một nước, cần phải tuỳ thời thay đổi, để thích hợp với sự tiến hoá và cách sinh hoạt của dân. Vậy muốn cho trong làng thịnh vợng, thì phải châm chước tình thế mà sửa đổi những khoán lệ trong làng. Phàm những mỹ tục mà tiền nhân để lại, thời ta phải bảo thủ. Còn những hủ tệ, thời nên bỏ đi. Mục đích làm cho gia tộc thịnh giầu, dân làng có trật tự, sau sẽ phải trình lại tiến hoá, mà cải sửa thêm.
(Hương ước này có 2 phần, gồm 47 khoản với 106 điều)
Phần thứ nhất về trính trị
Khoản thứ 1- Tổ chức Hội đồng tộc biểu hay giáp biểu:
Điều thứ 1 - Nhiều họ hay nhiều giáp hợp lại thành một làng. Bởi thế phải có ngời hay đại biểu của các họ, các giáp gọi là tộc biểu, hay giáp biểu, đều tuân theo các đạo Nghị định của quan Thống sứ Bắc kỳ ngày 2/.../1927; ngày 27/5/1932 và 13/7/1935 cũng về những thông tư về việc thi hành những Nghị định ấy.
Điều thứ 2 - Tộc biểu hay giáp biểu chọn bầu lấy một ngời làm chánh hội, một người làm phó hội, một người làm thủ quỹ, một ngời làm thư ký để làm việc trong ban Hương hội. Nếu trong ban không thể bầu được thủ quỹ và thư ký, thì chọn bầu người ngoại ban cũng được. Người ngoại ban được bầu làm thủ quỹ hay thư ký được quyền dự hội, được bàn các công việc. Khi họp hội đồng, Chánh hội báo cáo, nếu Chánh hội bận việc thì do Phó hội báo cáo.
Điều thứ 4 - Người nào say rượu, thời cấm được dự hội đồng, ai làm ngăn chở việc hội đồng, thì viên Chánh hội được quyền đuổi người ấy ra ngoài, nhưng phải có các viên hương hội ý hợp mới được. Khi Hội đồng họp, dân chúng được vào họp dự thính, nếu ai muốn hỏi việc gì, thì phải xin phép, hội đồng ưng thuận mới được.
Điều thứ 5 - Khi Hương hội có họp bàn việc gì, thư ký phải biên chép các nhời bàn và lập thành biên bản. Trong biên bản cần kê rõ tên các viên hương hội vắng mặt. Khi bàn xong, thì phải giải tán ngay, không được ngồi lâu mà bày ra cuộc tửu phiến.
Điều thứ 6 - Khi Hương hội có họp bàn điều gì, tộc biểu hoặc giáp biểu nào bận việc mà không đến dự hội đồng được, thì phải có lời cáo để Hội đồng biết. Nếu ai không có duyên cớ gì mà tự tiện bỏ vắng đến 2 lần, thì Hương hội sẽ làm biên bản trình quan, xin bãi người ấy và xin họ ấy, hay giáp ấy bầu người khác thay.
Điều thứ 7 - Nhời bàn của Hội đồng nếu được quá nửa số hội đồng ý hợp, thì mới có giá trị. Nếu hai bên không hợp ý mà số ngời bằng nhau, bên nào có Chánh hương hội thì được.
Khoản thứ 4 - Sổ thu trình duyệt và sổ chi thu riêng
Điều thứ 16 - Chánh hương hội đợc quyền thu phát những khoản tiền đã dự định về việc thu chi do ban Hương hội đã ưng thuận.
Điều thứ 17 - Thủ quỹ nhận tiền của ai nộp vào công quỹ, hay phát tiền để tiêu việc làng, thì phải có phát lệnh của Chánh hội mới được chi. Khi nhận tiền, phải biên giấy nộp tiền; khi phát tiền, thì phải giữ phát lệnh của Chánh hội làm bằng.
khoản thứ 5 - Lương bổng và tiến cấp cho các hơng chức đi việc quan
Điều thứ 19 - Hương lý đi việc thuộc về việc công dân trong phạm vi 5 km, không được tính tiền lộ phí. Ngoài 5 km, thời cấp mỗi ngời một ngày bốn hào. Nếu phải thêm ra ngày nào nữa, thời cấp rứt đi một ngày là ba hào.
Điều thứ 21 - Hương hội phải lập một quyển sổ biên rõ công sản của làng, có những gì. Trong sổ biên rõ bất động sản và động sản của làng. Sổ ấy lập thành 2 bản, một bản giao Chánh hội giữ.
Điều thứ 23 - Khi họp về việc bổ thuế, chỉ được làm trầu nước mà thôi, cấm không được bày ra cỗ bàn gì cả. Hương hội phải tính rõ ở trong bài bổ về các khoản tạp phí, như tiền cấp cho lý trưởng toạ thu, đổi bạc, đi nộp, tiền phụ cấp cho tuần tráng đi giục thuế. Vậy trong bài bổ, phải kê rõ thuế nộp vào nhà nước bao nhiêu, nộp vào công quỹ của làng bao nhiêu, tạp phí bao nhiêu, tính chia về mỗi suất đinh, mỗi mẫu ruộng đất phải đóng là bao nhiêu. Ngoài những sự tạp phí đã kê ở biên bản, thì không được bỏ thêm khoản tạp phí gì nữa.
Điều thứ 25 - Thường ra thời thuế giao cho Lý trởng hành thu, khi nào cả hai ban hội đồng đều tỏ ý không tín nhiệm Lý trưởng, vì bất lực hoặc sách nhiễu để cho người làng ta thán, thời Hương hội phải làm giấy trình quan sở tại, xin giao cho Hương hội cử người thu thuế. Gặp những trường hợp ấy, thời trong biên bản bổ thuế cũng phải nói rõ.
Điều thứ 29 - Lý trưởng thu thuế của ai, thời phải phát biên lai và phát thẻ ngay, phải có một quyển sổ kê tên và kê số thẻ của từng người. Nếu tộc biểu thu thuế, thì Lý trưởng phải áp triện vào thẻ, rồi giao cho tộc biểu nhận phát. Các tộc biểu cũng phải làm một quyển sổ kê số thẻ từng người. Xong việc thuế, thời sổ ấy giao cho Lý trưởng để tiện khi khai báo.
Khoản thứ 8- Sự vệ sinh
Điều thứ 30 - Muốn cho mọi người trong làng được khoẻ mạnh, thì ai ai cũng đều phải tuân theo phép vệ sinh chung của làng, tức là phương thức đề phòng bệnh cho mọi người. Cấm không được phóng uế, đổ rác ra đường, cũng như gò đống gần dân. Cấm không được để nước bẩn trong nhà chảy ra ngoài đường đi. Cấm không được làm chuồng tiêu ở gần đường đi. Cấm không được thả rông trâu bò lợn ra ngoài đường. Cấm không được dùng một phương pháp gì để ngăn cản nước chảy ở hai bên cạnh đường đi của làng. Cấm không đợc vứt những đồ bẩn, các vật chết hay quần áo thải của người ốm xuống ao chuôm ở trong làng, hay ở xung quanh làng. Cấm không được tắm rửa, giặt rũ ở giếng nước ăn của làng. Ai phạm phải những điều trên này, phải phạt từ 1 hào đến 1 đồng.
Điều thứ 31 - Khi trong làng có người nào mắc phải bệnh truyền nhiễm, thời người nhà trình ngay với Lý trưởng để đi trình quan trên biết. Sự nuôi nấng hay tống táng người mắc bệnh truyền nhiễm, đều phải theo cách thức vệ sinh.
Điều thứ 32 - Nhà nào có người quá cố, chưa đưa ra đồng, thời cấm hẳn không được sát sinh làm cỗ bàn mời dân làng ăn uống. Nếu chết về bệnh truyền nhiễm, thời hạn 3 tháng không được làm cỗ mời ai cả.
Điều thứ 33 - Khi trong làng hay một làng nào ở gần đã phát ra chó dại, thời hương hội ra lệnh cho những người trong làng phải xích cũi chó lại. Nếu người nào để chó chạy rông ra ngoài đường, thời Lý dịch có quyền sai tuần đánh chết hoặc đem nhốt ở điếm canh cho đến khi nhà chủ nộp phạt cho làng, số tiền phạt từ 1 hào đến 5 hào.
Điều thứ 34 - Khi trong làng có phát ra chứng chó dại, thì lý dịch phải trình quan bản hạt. Con chó nào tình nghi là hoá dại, thì phải đem trình sở thú y khám nghiệm. Người nào tình nghi là bị chó dại cắn hay bị cắn rồi, thời lý dịch phải dẫn đi nhà thương điều trị.
Điều thứ 35 - Khi có quan thầy thuốc hay phái viên về làng chủng đậu hay tiêm phòng thuốc phòng bệnh truyền nhiễm, thời Hương lý phải trông nom cho có trật tự, loan báo tất cả những người trong làng ra chủng đậu, tiêm thuốc.
Khoản thứ 9 : Việc cấp cứu
Điều thứ 36 - Khi trong làng có sự khẩn cấp, như là hoả tai, hồng thuỷ, đạo cướp, thì tất cả mọi người làng, chỉ trừ ngời già yếu, còn hết thảy khi nghe thấy báo hiệu, phải lập tức đến cứu người. Người nào biết mà không đến, phạt từ 2 hào cho đến 1 đồng.
Điều thứ 37 - Người nào bắt được một tên trộm, thời làng thưởng cho 5 đồng. Người nào bắt được một tên cướp, vì làm nghĩa vụ ấy mà bị thương, thì làng cấp tiền cho chữa thuốc, lại thưởng cho là 3 đồng, hoặc bị thương đến tàn tật, thì làng thưởng cho 10 đồng, lại miễn cho con trai của người ấy phu dịch, hoặc nếu người ấy bị thiệt mạng, thì làng cấp cho tiền tuất là 20 đồng và cả làng đi đa ma, cho con hay cháu một vị thứ nhiều năm.
Khoản thứ 10: Việc học
Điều thứ 38 - Làng có trường hương học, thời việc kén chọn hương sư do hương hội, phải có hội đồng kỳ mục ưng thuận và quan trên đồng ý cho mới được. Khi nào trong làng không có người đủ tư cách làm hương sư thời mời đón người ngoài.
Điều thứ 39- Làng có Hương sư do tiền của công quỹ làng chịu. Số lương nhiều hay ít, thời tuỳ hương hội làm giấy với thầy giáo. Lương phải chịu một năm trước thu cùng với thuế tháng năm để gửi ở nhà ngân hàng.
Điều thứ 40 - Phàm những trẻ con giai trong làng tự 7 tuổi dở lên, thời đều phải đi học. Cả con gái tự 7 tuổi dở lên cũng nên cho đến trường học.
Điều thứ 41 - Đệ niên, khi làm sổ dự toán thu chi của làng, hương hội nên tuỳ theo tình hình tài chính mà định một số tiền để khuyến khích về việc học, một phần dùng để trợ cấp tiền bút cho những học trò nhà nghèo, một khoản để mua sách vở phát phần thưởng cho những học trò tấn tới.
Hương hội sẽ trích tiền ruộng mua các sách cần dùng cho trò mợn. Khi học xong thời giả lại. Ngời nào đánh mất, thời phải mua đền.
Khoản thứ 14 - Việc cấp chấp
điều thứ 49 - Lý, phó trưởng, xã đoàn phải kiểm soát luôn trong làng để cấm chấp việc gian lận, như là nấu rượu lậu, thuốc phiện lậu và mở sòng gá cờ bạc. Nếu ai không ngăn lời, cấm giới, hương hội bắt đợc quả tang, giải trình quan xét nghị. Những người đã phạm những điều trên, không những bị luật pháp trừng trị, mà làng còn phạt không cho dự vị thứ ở đình trung trong hạn một năm.
Điều thứ 49 - A người nào đi ăn trộm, bắt được quả tang, hương hội xét, tuỳ nặng nhẹ, bắt phạt từ 2 hào đến 1 đồng, hoặc phải giải trình quan xét trị. Làng lập biên bản truất vị thứ xuống bàn t hoặc cấm không được thăng bàn hương trưởng hoặc có vị thứ gì như là ngôi tư văn, nhiêu làng, vân vân đều truất đi cả. Rồi làng ghi tên vào sổ ký quá.
Người nào phá huỷ cây cối hay buộc trâu bò ở đình, chùa, nghè, miếu, văn chỉ, ai đào xẻ ruộng đất ở cánh đoài tự luỹ làng cho đến đường cái làng, phạt từ 2 hào đến một đồng. Người nào mất công quyền, nghiện thuốc phiện, đóng góp cách quãng, cấm không được làm tế chủ, làm thủ hiệu, làm chức dịch gì của làng. Người nào có ngôi hàng giáp mà không gánh góp gì với làng, cấm không được thăng bàn hương trưởng. Người nào gian dâm trái đạo luân thường, thì làng cắt phạt từ 2 hào đến 1 đồng. Người nào đương đêm hôm cãi nhau om xòm, làm mất giấc yên ngủ của làng, sai trái việc trị an, thời tuần phiên bắt ra công sở để giữ cho tỉnh ngộ, hoặc phạt vi cảnh là 4 hào.
Cấm không ai được lập hội tư cấp việc hiếu, việc hỷ, vân vân. Ai không tuân, cứ lập hội ấy mà không có giấy phép của quan trên duyệt y cho lập hội, thì Hương lý trình quan trên xét trị, làng lại bắt phạt từ 2 hào đến 1 đồng.
Khoản thứ 15 - Việc quan tụng
Điều thứ 50 - Người trong làng ai tha kiện nhau gì, phải tường với Hương hội lập hội đồng xét xử. Nếu đôi bên được thoả thuận, thời hương hội lập biên bản giao cho lý trưởng trình quan sở tại. Nếu hoà giải không xong, mà hương lý phải đi khai báo về việc hai bên tha kiện, thời bên nào tha phải chịu tiền lộ phí.
Điều thứ 51 - Khi có người nào bị trọng thương, thời những hương chức đến hỏi xét, vì duyên cớ gì bị thương, rồi đa người ấy đi nhà thương điều trị và làm giấy kể duyên cớ gì bị thương, giao cho lý trưởng trình quan sở tại. Nếu xem ra không đến mối nguy cấp lắm, thời đem ngay người bị thương ấy lên quan sở tại xét.
Điều 53 - Khi nào xẩy ra một việc cướp, bất cứ lúc nào, Lý, phó trưởng phi báo quan sở tại khám ngay.
Khoản thứ 16 - Phong hoá
Điều thứ 54 - Ở trấn hương đảng thời người đàn em phải tôn trọng các bậc tôn trưởng. Trong gia tộc, thời con em phải kính trọng bậc phụ huynh. Người ăn ở trái đạo luân thờng mà can hình luật trừng trị, người can án việc trộm cướp, thời người trong làng không nên ăn ngồi với người đó nữa.
Điều thứ 55 - Trong những cuộc họp việc làng về những dịp tế lễ, yến ẩm, hay hội bàn việc công dân ở mọi công sở hay ở t gia, đều phải thượng mậu hạ hoà. Người nào say rượu nói càn, thời hương hội phạt từ 2 hào đến 1 đồng.
Điều thứ 56 - Làng sẽ dựng quyển sổ kỷ niệm để ghi tên những người có công đức với làng:
A - Những ngời bỏ tiền riêng ra làm hay giúp một việc công ích cho làng giá đúng 100 đồng dở lên
B- Những người nào đã bỏ tiền cứu giúp những người nghèo trong làng khi xẩy ra nạn đói kém, vân vân, mà cũng tới 100 đồng dở lên.
C- Những người vì đã làm một việc công mà phải thiệt mạng hay bị thương thành tật
Khoản thứ 18 - Việc bán thuê ruộng đất, hồ, ao
Điều thứ 60 - Làng có hồ ao ruộng đất công:
Hồ ao không kể. Ruộng công có 8 mẫu 7 sào đệ niên hương hội đem bán thuê, đấu giá để lấy tiền chi tiêu các việc của dân.
Điều 61 - Người nào muốn dự thầu, thời phải xin với Hương hội nộp tiền ký quỹ trước bao nhiêu do hương hội định.
Điều thứ 61 - Việc đấu giá niêm yết trước 15 ngày. Ai bỏ giá cao hơn thì được thuê. Nếu có người trả bằng nhau, thì hương hội cho gắp phiếu, ai trúng thì được thầu, người nào không được thầu thì tiền lúc ký quỹ được lĩnh về ngay.
Điều 63 - Người nào đã được thầu, thì hạn trong 10 ngày phải nộp đủ số tiền. Nếu quá hạn không nộp, hương hội sẽ làm biên bản cho đấu giá lại, người thấu trước không được nhận lại số tiền ký quỹ
Khoản thứ 20
- Việc cắt tuần tráng canh phòng
Điều 66 - Canh phòng để giữ tính mệnh và tài sản chung của làng, thì hết thảy người trong làng ai cũng có nghĩa vụ ấy. Trừ ra những người chưa đáo tuế, người đi làm công sở, người đơng đi học, ngời theo lệ làng được trừ, còn từ 18 tuổi dở lên đến 50 tuổi, đều phải chịu trách nhiệm về việc đi tuần.
Điều thứ 67 - Tuần canh trong làng, làng cắt một ban tuần để canh phòng trong làng. Số tuần và cắt canh hoặc theo họ hay giáp, hoặc theo số đinh do hương hội thoả thuận.
Điều 68 - Tuần canh trong làng giao cho xã đoàn hay trơng tuần quản đốc. Ban tuần chia làm mấy ban và canh làm mấy điếm do hương hội định.
Điều thứ 71 - Tuần đinh nào đến lượt đi tuần làng đã cắt rồi, mà tự tiện bỏ vắng, thì lần thứ nhất phạt 2 hào, lần thứ hai phạt 1 đồng, lần thứ 3 tước tên ở sổ tuần. Người nào đã phải tước tên ở sổ tuần, thì về sau không được làm chức gì ở làng nữa.
Điều thứ 72 - Ban đêm thường phải đi tuần ở vùng quanh làng để ngăn cấm những kẻ gian, không cho vào trong làng được. Người tuần đinh nào biết được kẻ trộm hay cướp thì cũng được tiền thưởng hoặc tiền tuất như điều 37 đã nói.
Điều thứ 73 - Trong làng mà tuần không bắt được thì trương tuần, xã đoàn, tuần phiên phải liên đới, mà bồi thường cho sự chủ. Khi nào việc xẩy ra, tuần đã hết sức kháng cự mà không thể được, thì không phải đền.
Điều thứ 75 - Tuần đồng trông coi tất cả hoa màu ở ngoài đồng, mất đâu phải đền đấy.
Phần thứ 2 tục lệ riêng
Khoản thứ 44 - Việc giao hiếu các nghĩa ấp
Điều thứ 103 - Làng ta giao hiếu với 3 thôn Bắc Cầu thuộc hạt Gia Lâm và các làng lân ấp. Hễ năm nào vào đám, mới có lễ hương để biểu tình giáo hiếu một cách long trọng.
Khoản thứ 46 - Việc vệ nông
Điều thứ 105 - Hàng năm hương hội đã uỷ cho tuần phiên trông coi việc nông, xét các con đường khuyến nông và các con gò đống để tu bổ, xét những người nào tát nớc giữa đờng hay là tháo nước qua đường, làm đứt nát, mà không đền giả làng. Phải ngăn cấm không cho ai đợc chăn trâu bò ở ruộng lúa mạ, không thả dê, vịt làm hại lúa mạ, không được đi đơm đồng lúa. Ai phạm những điều ấy, tuần bắt được thì đợc tự quyền biên phạt từ 2 hào cho đến 1 đồng. Hễ tuần dung tung, ban tiểu hội đồng kiểm soát bắt được, thì hương hội lập biên bản khiển trách tuần lời biếng, phạt tuần mỗi lần 1 đồng.
Đương vụ thu hoạch, cấm không ai được đem các thực phẩm xuống đồng đổi lúa (tục gọi là đổi đồng). Nếu ai không tuân thủ, tuần bắt được, thì phạt từ 2 hào đến 1 đồng (trừ những người xưa nay vẫn giữ bờ bến, được ngồi ở bờ bến để đổi đồng mà thôi).
Khoản thứ 47 - Việc lập sổ sách của làng
điều thứ 106 - Trừ các sổ công đã lâu, làng lại đặt thêm 4 quyển số là:
1 - Sổ hương ẩm để chiêu số 7 giáp trong làng, cứ theo thứ tự mà biên vào. Sau này cứ mỗi năm, người nào vào hương ẩm, đều phải có căn cước, giấy khai sinh và biên lai của thủ quỹ nhận tiền vào hơng ẩm, rồi đem ra trình dân làng, sẽ giao cho th ký biên tên vào sổ hương ẩm.
2 - Sổ kỷ niệm. Ai đã nộp thứ tiền lệ gì cho làng rồi, thì làng ghi vào sổ kỷ niệm để truyền về sau.
3 - Sổ danh dự : Ai ở làng là bậc trung hiếu, tiết nghĩa hay có công đức với dân làng, hay có của giúp làng về việc công ích, thì làng ghi mỹ tự vào sổ danh dự để truyền về sau.
4 - Sổ ký quá: Ai có điều gì sai phạm quốc luật, hơng ớc, mà thiệt hại đến dân làng, ai bỏ sưu thuế hay là không nộp tiền lệ, tiền vọng, tiên cheo, tiền nhiêu lính, tiền phạt, vân vân, thì làng ghi tên vào sổ ký quá để truyền ước về sau. Nếu về sau muốn từ tạ với làng, xin giả số tiền thiếu ấy, thì làng xoá bỏ tên ở sổ ký quá đi cho.
Bốn quyển số này lưu giữ ở công hòm, giao viên đương cai giữ.
Hội đồng Kỳ mục - Hương chính
Ký tên : Tiên chỉ Ngô Quý Doãn
Chức sắc: Vương Văn Thắng
Vương Khắc Tri
Ngô Thiệu Khuông
Nguyễn Phú Nghìn
Nhà xuất bản Lao động 2004