Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.207
123.161.896
 
Tự truyện ‘Lê Vân - Yêu và sống’ - sám hối hay…
Nguyễn Tý

“Tôi rùng mình khi từ xưa, đạo lý dân tộc ta coi đứa con chê cha mẹ nghèo là bất hiếu vậy mà nghệ sỹ có những thành tựu nhất định của một thời như chị không những chê cha mình nghèo lại còn khẳng định thêm chữ hèn. Có gia đình nào trên đời, dù là gia đình hạnh phúc nhất không một lần nóng giận cãi nhau? Chuyện ghen tuông cũng không hiếm. Nhưng chị kể ra làm gì nhỉ để bạn đọc không biết thực hư chuyện bố mình trong lúc nóng giận nói câu này, câu nọ (mà trích lại câu này tôi còn thấy ngượng) để quá khứ trở về thành nỗi đau hiện tại mà chẳng giúp gì được cho ai, kể cả bạn đọc” - đó là thư của bạn đọc (Nguyễn Văn Tinh, email: teppi_04@yahoo.com) vừa gởi đến toà soạn về “Tự truyện Lê Vân - Gây ảnh hưởng xấu cho xã hội”. Chúng tôi xin trích lược để rộng đường bạn đọc.

Thực hư của Tự truyện Lê Vân

Vì sao một cuốn tự truyện được bán chạy nhất vào thời điểm này với 1 vạn bản gây tiếng vang lớn trong dư luận lại có những luồng chính kiến khác nhau. Phải chăng thời điểm ra đời ‘tự truyện’ đánh dấu sự trở lại của văn học vốn dĩ có nhiều hồi ký nhưng sự thật trong mỗi cuốn sách đem lại những giá trị ‘chân thiện mỹ’ gì cho bạn đọc.

Thật tình người viết bài này cũng như đa số mọi người thắc mắc với câu hỏi lớn, tại sao Lê Vân viết về cha, mẹ mình với sự thật hơn cả trong hư cấu văn học của một giai đoạn đất nước còn chiến tranh mà không hề nêu tên người yêu của mình. ‘Giấu’ kín để ngầm cho mọi người thấy rằng ‘Lê Vân yêu’ quả có khác thường. Mãi đến khi đọc được bài viết của NSƯT Thanh Tú với 'Lê Vân chủ quan đến mức không còn tỉnh táo' trên Tiền Phong (6-11-2006) rằng: “… Bảo rằng viết tự truyện thì phải có chi tiết cụ thể, tên tuổi rõ ràng. Nhưng sao lôi tên ông chồng tôi ra mà lại giấu tên ông Văn Hà mối tình đầu? Ai chẳng biết Phạm Kỳ Nam là chồng tôi. May mà không đưa tên tôi vào. Có phải vì ông ấy chết rồi không cãi được nên mang ra kể không”. À, ra thế một sự vỡ lẽ mà chính những người từng sống, sinh hoạt, gần gũi nhất mới ‘bật mí’ về mối tình đầu của chị.

Trên Văn Nghệ Trẻ số 45 ra ngày 5-11-2006, nhà văn của ‘Nỗi buồn chiến tranh’ Bảo Ninh cũng thắc mắc với bài viết’ Cảm nhận đọc Tự truyện Lê Vân’ rằng: “Yêu và sống còn có đôi điều "bất cập" khác nữa. Chẳng hạn tại sao, cha mẹ, các em gái của Lê Vân thì YVS nêu đích danh, còn  hai phần ba số những người đàn ông sâu nặng với đời Lê Vân lại ẩn danh? Hay là, mặc dù YVS sinh động bởi rất giàu chi tiết chân thực và thuyết phục, nhưng khi bàn về ngành điện ảnh và giới nghệ sĩ điện ảnh, làm bằng cứ cho những lời chỉ trích gắt gắt và nghiêm trọng (mà chắc là cũng đúng) YVS lại đưa ra  rất ít chi tiết và tên tuổi đích danh?”, đó ai cũng thắc mắc về sự ẩn danh đó đã được NSƯT Thanh Tú giải đáp.

Bài học qua Tự truyện là gì?

Tác giả Nguyễn Văn Tính viết tiếp: “…Rất tiếc, cả cuốn tự truyện chưa thấy Lê Vân có lỗi khi mình hờ hững với mọi người trong gia đình ngoài truyện trách móc và … bêu riếu! Lê Vân sống là như thế. Còn yêu? Lê Vân ca ngợi “anh” gấp đôi tuổi mình và nhâm nhi mối tình với người đã có vợ. Yêu người đã có vợ là chuyện riêng của mỗi người nhưng bầy ra trước công chúng vơi thái độ lâm ly đâu phải là sám hối. Đọc tự truyện của Lê Vân cứ thấy buồn, không phải từ câu truyện mà buồn vì những giá trị đạo đức đang lung lay và đấy là nguy cơ của xã hội khi gia đình là tế bào của xã hội đang bị coi thường, tình cha con, anh chị em bị chà đạp nhân danh “nói thật” không hiểu vì mục đích gì. Đáng buồn hơn khi có nhà xuất bản cho ra sách không hiểu vì giá trị văn học, tư tưởng gì ở đây ngoài truyện khai thác đời tư những người và gia đình nổi tiếng để “nổi tiếng” theo hoặc lợi dụng yếu tố tò mò của công chúng trước người nổi tiếng để kiếm lời”.

Nhà văn Bảo Ninh đã thẳng thắn góp ý ban biên tập: “Sau khi đọc một mạch đến dòng cuối tự truyện "Lê Vân yêu và sống",  suy nghĩ đầu tiên của tôi là muốn có lời xin lỗi  mấy ông nhà văn ở Nhà Xuất bản Hội, ông Trung Trung Đỉnh chịu trách nhiệm bản thảo và ông Tạ Duy Anh biên tập.  Bởi vì thú thực là khi chưa đọc, chỉ  mới cầm cuốn sách lên giở qua, thấy tên hai ông ấy ở bìa sau tôi đã có ngay trong đầu một sự chỉ trích: Quái thật, cái gì cũng in, thế mà cũng là nhà xuất bản của giới nhà văn!”.

Chuyện yêu đã rõ ràng nhưng chuyện sống nghĩa là mối quan hệ với gia đình sao Lê Vân gay gắt như vậy, một người cha dưới mắt cô để nhà văn Bùi Mai Hạnh chấp bút khắc hoạ rõ như vô trách nhiệm với vợ con nhưng NSƯT Thanh Tú đã thuật lại không quá quắt như vậy. Xưa nay đạo lý làm con mà theo NSƯT Thanh Tú thí: “Các cụ có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo, Áo rách phải giữ lấy lề”. Tôi không hiểu Lê Vân viết như vậy để làm gì, chỉ làm người khác khó sống, kể cả người ruột thịt và không phải ruột thịt”.

Ngay trong buổi giao lưu cùng độc giả TPHCM ngày 27-10 vừa qua, chị cũng ‘giấu nhẹm’ mối tình này đi. Nhiều bạn nữ sinh viên đã đặt những câu hỏi như: ‘Qua Tự truyện, chị cho chúng em lời khuyên bài học gì rút ra về cách yêu và sống như những mối tình chị trải qua…’ mà chính Lê Vân cũng trả lời nước đôi cho qua chuyện. Hay chuyện ‘yêu’ của nghệ sĩ được quyền và được phép như vậy. Câu hỏi này và lời giải đáp cho sự ‘sám hối’ hay… thật làm nhiều người thất vọng nhất là giới trí thức về cuốn Tự truyện này.

Nguyễn Tý
Số lần đọc: 5097
Ngày đăng: 08.11.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hình như có người “cởi áo” trước hư không - Đặng Thân
"Nhớ Chùa" một chữ "Thiện" vô bờ (phần 1) - Ngọc Thiên Hoa
"Nhớ Chùa" một chữ "Thiện" vô bờ (phần 2) - Ngọc Thiên Hoa
Lõi “Trầm “ từ “Những tháng năm ở rừng “ của Nguyễn Anh Nông - Nguyễn Hưng Hải
Nhân đọc những bài quanh cuốn "Tây Sơn bi hùng truyện" của tác giả Lê Đình Danh : Bàn về "Bịa đặt", "Trung “ và "Hèn"... - V.B.S
Thơ Tuyết Nga- Ảo giác vết thương chìm - Nguyễn Trọng Tạo
Những cảm nhận về tập thơ "Những tháng năm ở rừng " của Nguyễn Anh Nông - Đổ Trọng Khơi
Về bộ tiểu thuyết lịch sử của Hoài Anh. - Đông La
Hồng Nhu tuổi hồi xuân - Nguyễn Khắc Phê
Không thể tuỳ tiện dùng chữ “Đại hiếu ”, “Đại anh hùng ”! - Lê Hoài Lương