Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.267
123.156.199
 
Tặng em đôi chiếu em nằm . . .
Nguyễn Thuỵ Nhã

Có lần trò chuyện ,bạn tôi đọc cho tôi nghe bài thơ đối đáp trong giai thoại văn chương rất thú vị  của hai nhân vật nổi tiếng của Nguyễn Trãi và Thị Lộ như sau :

                

Đối:     Ay ả ở đâu bán chiếu gon

           Chẳng hay chiếu  ấy  hết hay còn

           Xuân xanh nay được chừng bao nả

           Đã có chồng chưa được mấy con .

                

Đáp:   Em ở Tây Hồ bán chiếu gon

           Can chi ông hỏi hết hay còn

           Xuân xanh nay được tròn trăng lẻ

           Chồng còn chưa có, có chi con .

                

Bài thơ  ấy  làm cho tôi liên tưởng  những chiếc chiếu .Một vật dụng rất đời thường không thể thiếu trong đời sống của con người vì sự có mặt có lẻ rất lâu đời của nó. Tuy bây giờ chiếu ít còn được sử dụng cho những khung cảnh và cách bày trí tân thời .  Nhưng ở những vùng nông thôn  hay nhưng nơi còn gắn bó với nét xưa thì chiếu vẫn giữ vị trí độc tôn khó đem thứ khác để thay thế được. Nói không ngoa thì ta cũng thấy chiếc chiếu đã đóng vai trò tích cực  trong   cuộc sống  và nâng giá trị con người khi sử dụng đến nó.  Ngày trước , khi nhà có lễ lộc  , hay những nơi thờ phượng có lể hội,  đình đám ,người ta vẫn đem những chiếc chiếu đẹp nhất ,tốt nhất để trải ra rồi mời những người cao tuổi ,có chức sắc ngồi lên để bàn chuyện... Ngay cả trong các lể nghi khác như cưới xin chiếu cũng được liệt vào hàng phẩm vật không thể thiếu của đôi tân hôn. 

          

“ Giúp em đôi chiếu em nằm                       

Đôi chăn em đắp ,đôi trầm em đeo”

                

Ông bà ngày xưa thường sắm sửa cho cặp cợ chồng mới cưới một cặp chiếu  tốt có hình loan , phượng  hay chữ song hỷ .Ý muốn cho hai người chung sống tâm đầu ý hợp vui vẻ bên nhau.

                

Phải thế chăng mà mặc nhiên chiếc chiếu cũng trở thành nhân chứng cho bao mối tình  được nên duyên nồng thắm cho đến ngaỳ răng long  đầu bạc. Còn nếu “ở chưa rách chiếu” đã thôi nhau thì lổi đâu ở chiếc chiếu?. Có chăng tình đời đổi trằng thay đen.

                

Có lúc chiếu cũng tự ôm nỗi buồn  khi phải ấp ủ cho nhưng mối tình đơn phương như “Tình  anh bán chiếu” mà khi còn nhỏ tôi được nghe nghệ sỹ Ut Trà Ôn với 4 câu ngâm rất thật tình  và đầy đau khổ .

                       

“ Chiếu  Cà Mau nhuộm màu tươi thắm !          

Công anh cực lắm mưa nắng giải dầu              

Chiếu này tôi chẳng bán đâu     

Tìm cô không gặp gối đầu mổi đêm!

 

Nghĩ cho cùng dù là một vật hết sức bình thườngnhưng lại có cái “hồn” của nó.

Khoảng từ nhưng năm 80 trở lại đây chiếu lác ít người sử  dụngvì những lẽ đã nói qua.Lại thêm nhiều loại chiếu mới xuất hiện như chiếu nilông ,chiếu tre Trung Quốc …Nhiều người thích dùng loại chiếu này vì tiện giặt giũ, mau khô, lâu rách dễ xếp gọn… Nhưng nói gì thì nói tôi không thích các loại chiếu đó vì khi nằm có cảm giác ư ứ mồ hôi dưới lưng chẳng thông thoáng chút nào. Nếu có dịp  được nằm trên chiếc chiếu dệt bằng lác , nhất là khi mới mua về còn nghe phảng phất mùi đồng nội từ cây lác  thoang thoảng lên mũi thật nhẹ nhàng dễ chịu .

                          

Nếu trên khắp mổi miền đất nước có những địa danh mà khi nhắc đến người ta có quyền tự hào với những sản vật do chính nơi đó làm  ra như  câu ca dao ta nghe:               

                              

Chiếu Nga  Sơn , gạch Bát Tràng                              

Vải tơ Nam Định , lụa hàng Hà Đông .

                    

Tôi cũng tự tin để giới thiệu  Tà Niên cũng có làng nghề nổi tiếng về chiếu  của tỉnh Kiên Giang  và của cả nước. Chả trách có một ông bạn  tôi đã khẳng định khi nói về chiếu: “ Từ nhỏ tới lớn tôi đả “nằm” qua nhiều thứ chiếu  nhưng chưa thấy chiếu nào bằng chiếu  Tà Niên “. Không biết người bạn tôi có qúa cường điệu  về tinh thần sẳn có của người bản xứ hay không ,nhưng chính từ câu nói ấy  đã thôi thúc  để tôi làm một chuyến “ rong chơi” vào ngày cuối tuần để tìm hiểu thêm về nghề truyền thống ấy.

                   

Nhà tôi tìm đến là nhà dì Ba Sa,gia đình đã có  ba thế hệ làm nghề dệt chiếu ở tại xã Vĩnh Hoà Hiệp Huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang , nổi tiếng  với các lần tham dự  triển lãm chiếu và đạt nhiều huy chương cao nhất trong nước. Có lẽ không nghĩ tôi là khách nên dì và  người con dâu  vừa làm vừa chậm rãi nói chuyện rất tự nhiên.

                  

Trước mắt tôi những tấm chiếu còn đang dệt dở .Những sợi lác nhiều màu sắc tươi thắm. Dệt chiếu phải có hai người ,dụng cụ làm chiếu gồm có:Khung cửi,cây không dập lác ,cây chùi để đưa lác vào khung trên . Một cái bàn để quay bố thành sợi trân đưa qua không dập rồi mắc từng sợi theo khoảng  cách đều  vào khung cửi. Người ngồi trên làm động tác dập cây không để những cọng lác thật sát vào nhau. Người ngồi dưới dùng cây chùi tròn bằng ngón tay theo khổ chiếu , cặp từng cọng  lác vào cây chùi để đưa vào khung trân. Khó nhất là dệt chiếu lẩy,người ngồi dưới dùng cây chùiđưa từng cọng lác vào khung trân ,phải nhớ được vị trí lên xuống , người ngồi trên phải dùng tay  nhấn từng sợi trân mới ra hình , ra chữ  .Muốn dệt một đôi chiếu lẩy phải mất ba , bốn ngày.

                    

Nguyên liệu chính để dệt chiếu  là cây lác ,bố sợi và  phẩm màu . Lác tươi mua về chẻ mổi cọng làm 3 rồi đem phơi nắng ( ba ngày) cọng lác khô se nhỏ lại có màu trắng xanh. Sau đó người ta đem nhuộm màu,thường có 3 màu chính là:Đỏ , vàng , xanh két. Chiếu dệt tốt , giữ kỹ nằm

được cở  ba năm. Vùng Vĩnh Quới xã Vĩnh Hoà Hiệp rất thích hợp cho cây lác phát triển nên được trồng nhiều. Thời gian sinh trưởng khoảng 3,5 tháng rưởi là sử dụng được.

 

Chiếu Tà Niên cũng đã có lúc tìm cách mở rộng mô hình sản xuất thành lập hợp tác xã nhưng không tồn tại được lâu vì những bất cập. Thiếu sự đầu tư đến nơi đến chốn, không có những cải tiến mới đáp ứng theo nhu cầu mẩu mã kháchhàng đưa ra. Chiếu chỉ dệt được những mẩu đơn giản như : Bông lồng đèn ,  lá thuỷ ba ,  bông khu ốc , chữ  in thường . Vì vậy ciếu chỉ ở dạng tự sản ,tự tiêu ở trong tỉnh, chỉ ai biết đến mới đặt đem về nơi khác bán lại, hoặc Việt Kiều về nước muốn tìm cho mình một chút hơi ấm quê nha hay mua biếu để làm quà thì rất sẳn sàng tìm đến .

                    

Hiện nay ở Vỉnh Hoà Hiệp còn gần 100 hộ làm nghề ,một con số không nhỏ để giữ chổ đứng trọng yếu trong ngành tiểu thủ công nghiệp mang tính truyền thống cần được giữ gìn và phát huy .

                      

Nghề dệt chiếu, một công việc dễ thu hút nhiều chị emphụ nữ tham giavì nhẹ nhàng không mang tính thời vụ.Có thể vừa làm ,vừa quán xuyến gia đình ,kiếm thêm thu nhập kinh tế mà chi phí vốn lại không cao .

                       

Nguồn nguyên liệu sẳn có tại địa phương  lại dồi dào không phải mất công tìm kiếm …Vì công việc không phải dầm mưa dãi nắng ngoài vườn ,ngoài ruộng  nên các cô gái Tà Niên nổi tiếng xinh đẹp ,trắng trẻo. Bởi thế mới có câu :

                             

Trai  Đông Thái – Gái Tà Niên

 

Cũng hàm ý ngoài sự xinh đẹp , còn khéo léo trong tay  nghề dệt chiếu .

                     

Nhìn đôi bàn tay dịu dàng thể hiện sự tỉ mỉ , trau chuốt  để làm nên những chiếc chiếu tinh xảo. Tôi thầm nghĩ có cần phải khổ công để cải tiến thế này, thế nọ nữa hay không ? Hay chính sự giữ gìn nguyên sơ cái mộc mạc của công việc  mới tạo thành vẻ đẹp , một  vẻ đẹp mang tính nghệ thuật thủ công lâu đời  dễ làm cảm hoá cái nhìn và nếp nghĩ của người tiêu dùng  khi họ biết mình đang sử dụng  những gì sẳn có trong thiên nhiên được làm ra từ bàn tay sáng tạo của con người . / .

Nguyễn Thuỵ Nhã
Số lần đọc: 5536
Ngày đăng: 30.11.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nặng nợ với trầu cau - Võ Ðắc Danh
Nhớ Thầy Trần Quốc Vượng - Nguyễn Thị Hậu
Quê chồng - Đặng Huỳnh Lộc
Vận rủi… - Đặng Huỳnh Lộc
Rừng báo bão - Đặng Huỳnh Lộc
Rượu cay, muỗi đói... - Bích Ngân
Thị dân... - Đặng Huỳnh Lộc
Đi sẽ đến , tìm sẽ gặp - Trần hữu Lục
Canh Bạc - Võ Ðắc Danh
Mái chùa che chở hồn dân tộc… Đêm qua sân trước một cành mai - Trần Kiêm Ðoàn