Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.113
123.144.701
 
Cây gạo với ngôi miếu cổ Lục đầu Giang
Nguyễn Văn Hoa

Cây gạo cổ thụ ở dốc đê bên đuờng ra bến đò Lục đầu Giang.

Cây xum xê cao vút um tùm , cành vắt ngang vắt ngửa che mát cả dốc đê. Quán nước dưới gốc cây gạo mát dượi vào ngày nắng , và cũng nhờ nhiều tầng lá nên mưa nhỏ nước không ướt gốc cây..Do vậy là nơi trú ngụ của khách đi đò qua Lục Đầu Giang cả bốn mùa xuân hạ thu đông.

           

Thân cây gạo vú gai chi chít như bát úp.

Mùa xuân đến hoa gạo đỏ rực , xa hàng mấy cây số trên bờ đê đã nhìn thấy cả thân cây bừng lên như bó đuốc khổng lồ, bất kỳ con thuyền đò dọc từ các ngả qua lại sông Lục Đầu  như bị cây gạo hoa đỏ hút theo dòng chảy  dạt vào bờ , các chủ thuyền hàng trăm năm nay, thay nhau lên thắp hương ở ngôi miếu cổ cạnh gốc gạo.

 

Trong ngôi miếu có tấm bia khắc đa nứt dạn nhiều chỗ , rêu mọc che kín bia , nếu tinh mắt thấy lờ mờ hàng chữ:

 

Mourir pour sa patrie

C,est le sort le plus  beau

Le plus digne... d,envie

 

  mặt sau là hàng chữ:

Chết vì tổ quốc

Cái chết vinh quang

Lòng ta sung sướng

Trí ta nhẹ nhàng

Dưới cùng có hàng chữ  ngày 17-6-1930.

 

Ngôi miếu dưới cây gạo này theo di ngôn của gia đình ông lái đò bến Lục Đầu này thì đã có hàng trăm năm cùng tuổi với cây gạo này.

Người thì bảo do người lính già họ Nguyễn quê Lục đầu Giang trông coi Đền Kiếp Bạc thờ  Trần Hưng Đạo trồngếau chiến thắng quân Nguyên,

Người thì nói chính con cháu họ Trần dòng dõi  Trần Quốc Toản "bóp nát quả cam "ở bến Bính Than đã trồng cây gạo cổ thụ này.

 

Dân gian còn cho rằng cây gạo do người nhà những người chết đuối ở Lục Đầu Giang trồng.

Còn có cụ đồ già họ Đoàn thì nói là do một học trò  của  Nguyễn Trãi trồng để nhớ gia đình thày mình là Nguyễn Trãi bị "tru di tam tộc "sau vụ án" Nguyễn Thị Lộ ở Lệ Chi Viên giết vua.Lê Thái Tông"?.

 

Ai cũng cho truyền thuyết của mình đúng nhất!

Nhưng tấm bia kia theo người lái đò chỉ có sau khi giặc Pháp ném bom huỷ duyệt trên 10 làng đã tham gia lo việc quốc sự  cùng với   Cụ Nguyễn Thái Học.

 

Cụ lái đò kể rằng , vào một ngày nước sông lên to , ngập cả cây gạo , nước đã tràn vào sân miếu, đêm ấy cụ và thân sinh cụ đưa khach qua sông về muộn. Thấy từ trong miếu có người vẫn còn hương khói.. Cụ thấy lạ , để ý thấy có bóng một người liêu xiêu cùng một  người đàn ông cao lớn , rắn chắc, đang mang vật gì vào trong miếu..

 

Nhìn kỹ thì đúng là Ông già họ Nguyễn trước đi lính cho Pháp đóng ở Yên bái , nay đẫ  về quê Lục Đầu Giang  dưỡng già cùng con cháu.. 

 

Sau hôm  đó loan truyền trong vùng Lục đầu Giang về tấm bia trên . Người lính già họ Nguyễn đó đã tham gia hành hình 13 chiến sỹ cùng Nguyễn Thái Học ở Yên Bái 17-6-1930. Về già tĩnh tâm lại . Con cháu đã cùng ông già lập tấm bia trên , ghi lại những lời ngâm thơ cuối cùng  của Nguyễn Thái Học ngày 17-6-1930 ở Yên Bái.

Từ ngày có tấm bia , ngôi miếu linh hẳn lên. 

Trước miếu này chỉ thờ những người chết đuối ở Lục đầu Giang mà thôi.

Trẻ mục đồng qua nhiều thế hệ thường bày các trò đánh trận quanh cây gạo già!

 Thuyền bè qua lại Lục Đầu Giang đều theo dòng chảy hút vào miếu này. Ai lên thắp hương đều cầu mong : " Đất có thổ công , sông có hà bá , Nguyên Văn Mỗ...xin cầu đi lai được Xuôi chèo mát mái".

 

Tàu bẻ qua đây có cầu có linh ứng cả .

Lạ nhất có năm ngập lụt  nhiều cây  đa cổ thu quanh Lục Đầu Giang bị chết , thế mà cây gạo này vẫn sống , sau lụt cành lộc càng xum xê , bóng mát càng vưon tán rộng hơn.

Dân quanh vùng thấy lạ nhất  là những lò gạch chi chít quanh sông Lục đầu ngày đêm toả khói mù mịt  , có vườn nhãn Lệ Chi Viên  cổ thụ hoa vàng rực cả cây , nhưng cũng rụng hết, cả một vùng ớt ở bãi Lục Đầu Giang rụng hết hoa.

Thê nhưng cây gạo cứ vào mùa xuân vẫn chi chít cành từ dưới đất nên tận ngọn vẫn trổ hoa đỏ rực .

Cây gạo qua nhiều đời như cây hải đăng báo tin lành cho các tàu bè qua lại  Lục đầu giang..

 

Năm nọ , sông bỗng đổi dòng chảy , nước chảy xiết , dòng chảy hung dữ  làm cho bờ sông xói lở , hàng cây số bờ sông lở ùm tùm suốt mấy ngày đêm , cả làng nọ có cây gạo này  nhà cửa cùng các vườn cây cổ thụ bị xoá không còn tăm tích., đến cả con đường xuống bến đò cũng bị cuốn trôi, cây gạo cũng bật gốc, nước nhận chìm và cuốn phăng xuống dòng sông. đêm mưa gió và lũ lụt, vỡ đê ấy , ngôi miều cùng với tấm bia cổ cũng bị nhận chìm và cuốn trôi mất.

Cây gạo mất, ngôi miếu cổ với tấm bia cổ mất , bến sông vắng tanh. Tàu bè lạnh lùng lướt qua bến sông linh thiêng xưa.

 

Nghe đồn đại quanh Lục đầu Giang  con cháu người lính già họ Nguyễn nọ đang định cư ở nước ngoài,  có dự định hình như trồng lại  cây gạo khác , lập lại ngôi miếu cổ và khắc lại tấm bia xưa theo di huấn của người lính già năm xưa.

 

Nhưng bến đò xưa đã xây cầu  xi măng mới , con cháu người lái đò nhiều đời xưa cũng đã trôi dạt đi mưu sinh tận chân trời góc br nào , truy hỏi chũng chẳng ai hay biết gì.

Cây gạo như bó đuôc khổng lồ với ngôi miếu cổ với tầm bia rêu phủ chỉ còn trong tâm thức của những người già bản địa ở Lục Đầu Giang!

 

Liệu  những người già còn kịp sống để chi cho người trồng cây gạo mới và sông đến ngày cây gạo mới hy vọng được  trồng ở dốc đê xưa  sẽ trổ hoa đỏ rực cả Lục đầu Giang ?

 

 

Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 3834
Ngày đăng: 24.12.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tây đi xe đạp - Nguyễn Tiến Văn
Với Sài Gòn… - Nguyễn Thị Hậu
[Ngồ] Ngộ Ngôn Sư - Đặng Thân
Chuyện nhỏ ghi nhanh - Trần Nhương
Ai đó đang đi bên kia đồi - Nguyễn Phan Thịnh
Đâu rồi những tiếng hát ru … !? - Tăng Tấn Lộc
Gíó cuốn đi ..để ngậm ngùi nhớ về người cũ - Vũ Trà My
Một kiếp phù sinh - Trương Hoàng Minh
Tản mạn về người Paris - Nguyễn Thị Hậu
Đồng bằng qua những mùa mưa... - Đặng Huỳnh Lộc
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)