Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
985
123.367.147
 
Tục ngữ dân tộc Mường
Nguyễn Văn Hoa

1- Đặt vấn đề :

           

Đã có nhiều tác giả nghiên cưu rất công phu kho tàng văn nghệ dân gian Việt Nam , về phạm vi tục ngữ có thể kể tên , ví dụ như Trần Danh An ( Kinh Bắc ), , Nguyễn Văn Ngọc ( đầu thế kỷ 20) ,  rồi sau đó Vũ Ngọc Phan , Nguyễn Xuân Kính ,Cao Sơn Hải, Nguyễn Nghĩa Dân... Tác phẩm của họ có thể tìm thấy ở các Thư viện trong và ngoài nước.

           

Kho tàng văn học truyền miệng luôn tồn tại song song với văn học hàn lâm , bác học. Nó phản biện nhau, đối chứng và bổ sung nhau , nó giúp cho những thế hẹ sau có thêm cái nhìn hoàn chỉnh về chế độ đương thời khi ấy.

           

Văn hoc bác học hàn lâm thường được trả lương bổng của Vua Chúa , nên hết lời ngợi ca Vua chúa, còn ngược lại , văn học truyền miệng thì tự phát khách quan vô tư ghi lại những kinh nghiệm "một nắng hai sương", hoặc " máu chảy đầu rơi' trong chiến tranh " kỷ lai chinh chiến kỷ nhân hồi".

           

Kiến thức căn nghệ dân gian là những viên ngọc quý , nó gần như có giá trị vĩnh cửu , giúp cho cháu con ' hoà thuân với thiên nhiên ' , ấm áp với láng giềng để giữ nước và dựng nước trường tồn.

           

Với tư liệu hạn chế , trong bài viết này , chúng tôi xin góp thêm một vài thiển kiến về Tục ngữ của Dân tộc Mường; kỳ vọng gửi một thông điệpnho nhỏ  đén các độc giả newvietart.com

 

II- Tục ngữ Mường rất gần gũi với người Kinh :

 

Theo các tác giả kể têởn trên, chúng tôi tra cứu thì Tục Ngữ Mường rất gần gũi với người Kinh.

Nếu đưa  ra ví dụ thì có thể có nhiều  câu tục ngữ , Mường - Kinh giống nhau như " hai giọt nước".

            Xin phép xin đưa ra một vài ví dụ ( theo ABC):

ăn  no mặc ấm

ăn đưa xuống , uống đưa lên

Đánh chó không nể chủ

Đói ăn vụng túng làm càn

Đêm nằm năm ở

Đi hỏi về chào

Đứt dây động rừng

Cái khó bó cái khôn

Có tật giật mình

Chưa nóng nước đã đỏ gọng

Của biếu của lo của cho của nợ

Của chồng công vợ

            Con sâu làm rầu nồi canh

            Gà cỏ trở mỏ về rừng

            Gà tức nhau tiếng gáy

            Gần đâu xâu đấy

            Giàu bán ló ( lúa) , khó bán con

            Giận mắng lặng thương

Lo bò trắng  răng

Một năm làm nhà , ba năm trả nợ

Mèo già hoá cáo

Ném đá giấu tay

Rẻ tiền mặt đắt tiền chịu

Thương nhau lắm cắn nhau đau

Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay

Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siwng

Xởi lởi trời gửi của cho , bo bo trời co của lại

            Xấu hay nói tốt , dốt hay nói chữ

Yêu trẻ , trẻ đến nhà , yêu già già để tuổi cho

 

Có thể bạn đọc nghi ngờ về sự giống nhau như " hai giọt nước " này.

Các bạn có thể suy nghĩ theo các chiều hướng sau đây :

Cũng có thể do sưu tầm nhâm từ dân tộc này sang dân tộc kia, cũng có thể vợ Kinh chồng Mường , hoặc vợ Mường chồng Kinh , đến đời con cháu có sự giao thoa văn hoá giữa hai dân tộc,

Nhưng có lẽ tư duy về tục ngữ của hai dân tộc cũng na ná giống nhau.

 

Có người đã viết thành sách , Kinh Mường có cùng một gốc.  Có giả thiết cho rằng người Kinh thì ở đồng bằng bị ngoại xâm liên miên đã bị đồng hoá nhiều  , còn Mường thì tránh né vào các thung lũng , nên vẫn bảo tồn được văn hoá nguyên sơ của minh!

           

Dù giả thiết khác nhau , nhưng thông điệp hai dân tộc để cho đời sau đều rất có giá trị rất nhân bản - nhân văn vĩnh hằng.

 

            III- Tính thời sự của Tục ngữ Mường :

           

Cả dân tộc Việt Nam phải hội nhập mạnh mẽ , sâu sắc hơn với khu vức , hội nhập quốc tế mới tồn tại được , như vây dân tộc Mường cũng không thể nằm bên nề sự nghiệp hội nhập dữ dằn  này .

 

Kho tàng tục ngữ dạy cháu con người Mường và cho cả người Việt nam ta vẫn còn có tính thời sự rất nóng hổi . Ví dụ dưới đây , chúng ta ngẫm nghĩ , vẫn con nguyên giá trị , đọc nó , trái tim chúng ta vẫn còn xúc động:

Về Đoàn kết :

Một người đàn ông không làm nổi nhà , một người đàn bà không làm nổi khung dệt

 

Về Bố mẹ :

ăn cá mới biết cá có xương , nuôi con  mới biết thương bố mẹ

 

Về Anh em :

Anh em liền khúc ruột

Làm em thì dễ làm anh thì khó

 

Về Người già :

Nói dối người già , mọc nhọt ở mắt

 

Với khách :

Khách đến nhà không đánh chó , khách đến ngõ không mắng mèo

Khách đến nhà không gà cũng lợn

 

Về Giàu nghèo :

Giàu giữa làng , sang giữa mường

Sự Hổ thẹn :

Ai ăn trộm ngỗng cổ người ấy cao

 

Về Danh dự :

Bò chết để da, người già chết để để tiếng để lời

 

Về Ân tình :

ăn cây đào , rào cây đào

 

Về Bản tính :

Sinh con không ai sinh lòng, sinh muông thú không sinh sừng

 

Với Bạn bè :

Bạn xa quê cũng thương , bạn trong mường cũng nhớ

 

Nói về cái ác:

Kẻ ác có lông hùm treo trong bụng

Về Thói kiêu ngạo:

Qua truông buông gây

Qua truông đám buồi cho cọp

v.v...

IV Kết Luận :

 

Tục ngữ là những câu nói hàm xúc , ngắn gọn , dễ hiểu để truyền dạy từ đời này qua đơì khác . Tục ngữ Mường là một  bộ phận quý báu trong kho tàng tục ngữ nói riêng và văn học truyền miệng nói riêng , cần được bảo tồn trước cơn lũ  hội nhập vào Việt Nam ./.

 

 

Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 5515
Ngày đăng: 14.01.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nếp xưa , tết Việt - Nguyễn Man Nhiên
Hò giã gạo – Dân ca Ninh Hoà - Nguyễn Man Nhiên
Phụ lục: Những câu hò giã gạo Ninh Hoà - Nguyễn Man Nhiên
Trò diễn dân gian “ Hát mộc “ –Một vốn quý trong di sản văn hoá Khánh Hoà - Nguyễn Man Nhiên
Lưới đăng – Nghề biển truyền thống ở Khánh Hoà - Nguyễn Man Nhiên
Nhà mái lá – Nét văn hoá độc đáo của làng quê Bình Định - Mai Thìn
Hát lễ- hát bội Bình Định - Mai Thìn
Hò giã gạo Bình Định – sản phẩm độc đáo của nhà nông - Mai Thìn
Tình yêu quê hương đất nước của người Vĩnh Long qua ca dao - Tăng Tấn Lộc
Rối nước - Khánh Phương
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)