Gã coi phòng nhận tiền, cám ơn rối rít.
Lão quản lý trở về vừa đi vừa suy nghĩ : ''Có thể Cậu chủ gặp phải một cô gái làng chơi xinh đẹp, có kinh nghiệm... Cậu chủ ưng ý, liên tục vui thú với các cuộc mây mưa ban đêm, ngày ngủ... tinh thần, thể xác bị kiệt quệ cho nên thần sắc như thế chăng ? Ta phải tìm cách khuyên nhủ...''. Nghĩ vậy, lão viết vội lá thư, xong, tạ sự đưa lên để ''Cậu thông qua trước khi gửi''. Khi gõ cửa đưa duyệt thư, Trình ở trong hỏi vọng ra : Ai đó ?
- Con đây, thư con đã viết xong, xin Cậu duyệt lại, nếu được, con sẽ cho chim bồ câu đưa đi ngay! Trình ra mở cửa. Viên quản lý vào Trình cầm lá thư đọc xong, nói : Ðược, gửi ngay đi !
- Còn chuyện này nữa, cụ dặn rằng, cậu lên Kinh Ðô, vừa ý ai, tìm hiểu thân thế, gia cảnh cho kỹ. Nếu chọn người được như ý, cụ sẽ vào thăm... Môn đang hộ đối cụ sẽ tác hợp cho ! Chớ dây vào phường trăng hoa, làm bại hoại gia phong.
Nghe Viên quản lý nói, Trình biết đúng là lời cha mình, nhưng lúc này y nhắc lại, làm Trình chột dạ. Tuy nhiên đó là lời nói đúng, liên hệ với việc mình và Nhị Khanh trong thời gian qua, chàng tỉnh người. Ðể giấu đi sự lúng túng và có thời gian suy nghĩ, Trình dục : Ðúng rồi ! tôi vẫn nhớ lời cha tôi dặn ! Chú cho người đi gửi thư ngay.
Viên quản lý vâng lời đi ra.
x
Ðêm nay cuối tuần trăng, trời tối.
Ðã qúa nửa đêm. Khách điếm im lìm ẩn trong làn sương. Ða số khách trọ đã đi ngủ. Trình Trung Ngộ im lặng đi đi lại lại trong phòng chờ đợi, nôn nóng, bồn chồn. Một tràng tiếng cú rúc vang lên, tiếp theo là tiếng mèo gào. Trình vui mừng xoay người ra mở cửa, Nhị Khanh bước vào. Khác với mọi lần, hôm nay chàng hờ hững chứ không vồn vã như mọi bận. Nhận thấy sự thay đổi đó, Nhị Khanh hỏi : Có chuyện gì thế chàng ?
Trình hơi lúng túng. Nhị Khanh gặng : Ðừng giấu thiếp. Có phải chàng sắp về quê không ? Trình không đáp chỉ lặng im. Nhị Khanh bật ra tiếng khóc. Trình không còn can đảm giấu nữa đành lên tiếng : Không phải ! chẳng qua ta suy nghĩ về chuyện hơn hai tháng nay chúng ta gần nhau, ta vẫn chưa biết gia cảnh của nàng. Ta muốn đến thăm nhà nàng rồi về thưa với hai thân, vào xin cưới, đưa nàng về chung hưởng hạnh phúc.
Nhị Khanh ôm lấy Trình, giải thích : Thiếp cũng hiểu điều băn khoăn của Chàng. Nhà thiếp cũng chả phải xa xôi... nhưng nghĩ chúng mình gặp nhau chẳng qua là một cuộc riêng tây. Chỉ e miệng lữơi người đời... cho nên thà mang trăng mà đến, đội sao mà về... khỏi để mối lo cho chàng gánh vác...
- Sao nàng lại nghĩ vậy. Ðã thương yêu nhau thực sự, chúng ta nào có quản gì. Dân gian đã có câu .'' Yêu nhau Tam Tứ núi cũng trèo. Ngũ Lục sông cũng lội, Thất Bát đèo cũng qua''...Ta đã nguyện cùng nàng kết tóc xe tơ, không có gì chia cắt chúng ta được ! Nhất định nàng phải đưa ta về gặp thân nhân...
Thấy Trình quyết tâm, Nhị Khanh trở lại bình tĩnh, bảo : Nếu quả thực Chàng nhất quyết đến thăm, thiếp không còn ngại ngùng chi nữa, vậy xin mời chàng theo em. Nhị Khanh chỉnh đốn lại trang phục. Trình thay quần áo, hai người lẻn ra ngoài, nhằm phía chợ Nam Sang, cầu Liễu Khê mà đi.
Một bóng người, từ căn phòng đối diện với phòng của Trình, đã phát hiện ra Nhị Khanh ngay từ lúc đến. Giờ thấy họ ra đi, bóng đen, lẳng lặng theo sau, cách một khoảng hơi xa, đề phòng khỏi bị phát hiện.
Trình và Nhị Khanh đi trong im lặng...
Qua nhiều đọan đường gập ghềnh khúc khuỷu, qua những giải rừng thưa, tiếp đến cánh đồng hoang... Họ đi đến đâu, y như có tiếng cú rúc ở đó. Thỉnh thoảng lại vẳng lên tiếng khóc não nề. Không gian thật rùng rợn, thê lương. Nhị Khanh dừng lại ở trước cổng một ngôi nhà. Xung quanh có rào tre, dây bìm bìm leo đầy, làm cho hàng rào thêm kín đáo. Một chiếc cổng có cánh đan bằng phên, ngăn cách ngôi nhà với bên ngoài. Nhị Khanh vượt lên trước, đẩy cánh cổng đi vào, đoạn quay lại bảo Trình : Nhà em đây rồi - vừa nói, Nhị Khanh tiến đến, bước lên thềm, khẽ đẩy cửa. Cánh cửa chính chỉ khép hờ, nhưng khi động vào, phát ra tiếng kẹt lớn. Có tiếng gào, như tiếng con mèo hoang động đực...
Trong nhà tối om. Nhị Khanh nói tiếp : Ðừng chê nhà của Em nhé ! Chàng cứ vào trước, em đi kiếm cái lửa... dứt lời, Nhị Khanh bước xuống bậc thềm, đi vòng ra phía sau.
Trình như người ngủ mê, không nói không rằng làm theo lời của Nhị Khanh. Chàng tiến tới, bước vào trong nhà... một cơn gío lạnh từ trong lùa ra... Chàng rùng mình... mùi tanh hôi hắt vào mặt... Trình ghê tởm, buồn nôn...
Bỗng trong nhà bừng sáng ! Trình đưa mắt quan sát : Ðó là một căn phòng, như mọi phòng của những nhà giầu có : Tủ chè, sập gụ, giường, bàn ghế... nhưng tất cả đều bằng... đất nung ! Giữa nhà đặt một cỗ quan tài, trên phủ nhiễu đỏ. Bên cạnh một người con gái được làm bằng đãt nung, sơn vẽ, tô điểm rất đẹp, tinh xảo. Bức tượng mặc áo mầu xanh, (giống mầu áo của người con gái đi cùng Nhị Khanh), ôm cây đàn tì bà đang gẩy... Ðôi mắt ả ta, như đang nhìn Trình mỉm cười.
Giáp tường để một án thư, trên có lư hương, bài vị. Một bức trướng cũng bằng nhiễu đỏ, thêu kim tuyến. Gìong chữ trắng nổi bật : '' Nhà qùan linh cữu Nhị Khanh '' !
Còn đang bàng hoàng, bỗng có tiếng kẹt kẹt...Tấm ván thiên của cỗ quan tài rung động... Gío thổi mạnh... bụi bay mù mịt... Ván thiên lật ra... Từ trong đó, một bô xương trắng hếu từ từ đứng dậy, đôi chân lều khều lao về phía Trình...
Trình Trung Ngộ kinh hoàng thét lên, quay đầu, chạy lao ra khỏi nhà. Bên tai eo éo giọng nói của Nhị Khanh: Chàng ơi ! chàng đã hứa với thiếp rồi kia mà ! Không chê bai thiếp, thề cùng chung sống... chúng ta đã nói rõ lòng mình trong hai bài thơ hôm trước, sao chàng nỡ vội quên... Ðã đến đây, thiếp quyết không thể để chàng đi được ! Dứt tiếng nói, Trình thấy vạt áo mình bị nắm giữ... dường như chàng đang bị sức mạnh vô hình níu lại. Thu hết tàn lực, Trỉnh bứt ra, vụt lao lên phía trước... Một tiếng thét khủng khiếp, từ trong lồng ngực Trình bật ra... Vạt áo đứt, Trình mất đà ngả dụi về phía trước, đầu đập vào một vật cứng.... đau choáng, ngất đi !
x
Bóng đen hình dạng cao lớn - đó chính là Mập, được lão quản lý giao cho hàng đêm theo rõi người con gái và Trình. Mập theo hai người tới trước cổng ngôi nhà thì dừng lại. Gã nhận lệnh chỉ được theo rõi, về báo cáo, không được hành động, làm bất cứ việc gì làm phiền ''cậu'' !
Thấy hai người đi vào trong sân, Mập chỉ đứng ngoài quan sát, gã tưởng đó là nhà của cô gái điếm nên nghĩ : ''... Cậu vào để thay đổi không khí kẻo ở mãi căn phòng trong khách điếm, không thoải mái''. Gã ngồi xuống vệ cỏ bên đường, nhìn chăm chú vào ngôi nhà kia.
Trong nhà đèn lóe sáng...
Có tiếng động, tiếp theo là tiếng thét kinh hoàng của Cậu chủ...
Mập tưởng trong đó có kẻ phục kích tấn công đánh lén. Gã bật người lao tới ! Vừa lúc, từ trong sân, Trình đầu bù tóc rối, quần áo tơi tả lao ra...
Mập càng tin Cậu bị tấn công. Không kịp suy nghĩ, gã rống lên : Dừng tay ! Chúng bay không được vô lễ với chủ ta !
Nhưng định thần nhìn kỹ, đằng sau không có ai đuổi theo, chỉ thấy vệt trắng loang loáng... còn Cậu thì vẫn chạy như điên... lao thẳng vào Mập. Vốn võ nghệ cao cường, thấy sắp bị xô ngã, Mập nhẩy né tránh sang bên. Tránh thoát. Nghe thấy một tiếng ''xoạt'' và một mùi hôi thối phả vào mặt... Gã vội làm động tác bế hơi - Ðộng tác của con nhà võ phải thi triển, khi gặp địch tung khói độc - Tiếp theo đó, thấy Cậu chủ lao đầu vào gốc cây, nằm sóng xoài, và một bóng trắng lờ mờ như một bộ xương quay ngược trở lại, vào trong sân ngôi nhà rồi mất tăm.
Tíêng cú rúc... tiếng mèo động đực lại vang lên...
Ðêm trường tĩnh mịch, yên tĩnh đến rợn người...
Mập cảm thấy khí lạnh thấu xương. Gã đứng dậy, đi đến chỗ cậu chủ nằm. Trình vẫn còn thở thoi thóp, người nóng như rang... Mập nâng Trình dậy, vác lên vai, chạy gấp đưa Trình về thuyền...
x
Buồng của Cậu chủ đồ đạc lộn xộn, tung tóe.
Qua phần còn lại của đêm Trình dần tỉnh. Thay vì nghỉ ngơi, Trình dẫy dụa, lao ra cửa. Không thể nào khuyên giải, viên quản lý sai người cột Trình vào thành giường.Thỉnh thoảng chàng lại gồng ngườI bứt phá dây, mồm lảm nhảm những câu nói không đầu không đuôi... Ông thầy thuốc ngồi kế bên đang xem mạch... Viên quản lý ngồi ở giữa phòng im lặng suy nghĩ. Chợt ngoài khoang có bước chân người. Lão ngẩng đầu nhìn ra, Mập xuất hiện. Không để cho gã kịp lên tiếng, lão hỏi gấp : Thế nào ? tin tức ra sao ?
- Thưa, căn nhà tối hôm qua Cậu vào là nhà Mồ. Trong đó quàn thi hài Nhị Khanh. Con vào trong làng tìm hỏi. Ðược biết, Nhị Khanh là cháu nội cụ Hối. Cô ta chết đã được hơn một năm !
- Trước khi chết, cô ta là người thế nào ?
- Cô ấy chết vì tình. Bố mẹ chết sơm, ở với chú thím và ông nội từ bé. Yêu một người, nhưng chú thím lại gả cho người khác. Cô ta phẫn chí, quyên sinh...
- Thảo nào - Lão quản lý buông một câu, bỏ lửng đoạn thở dài... Vừa lúc đó, Trình cựa quậy, mở bừng mắt, như tỉnh táo hẳn, hỏi : Nhị Khanh đâu ? Vợ ta đâu ? Sao các người lại trói ta, ngăn không cho ta đến với vợ ? Nơi đó có hương hoa ngào ngạt, lâu đài tráng lệ, chư đâu có như ở chốn này
Mọi người trong phòng, không ai lên tiếng. Tãt cả đưa mắt nhìn nhau, rồi lại nhìn Trình...
- Hả, lão Quý. Tại sao ? (Qúy là tên viên quản lý) - Trình gầm lên, mắt long sòng sọc - Muốn sống cởi trói cho ta ngay !
Ðến đây, Trình lại ngất đi.
Ông thầy thuốc khẽ lắc đầu... nhưng vẫn viết một toa thuốc, đưa cho gia nhân, bảo : Tiếp tục cho uống hết chỗ thuốc hôm qua. Bây giờ ông hãy cho người đi mua toa thuốc này, sắc theo hướng dẫn, cho Cậu uống. Khi nhiệt hạ, cơn mê sảng sẽ chấm dứt. Còn đây là thuốc bôi những chỗ bị thương ngoài da (do va chạm vật cản, khi chạy trốn)..
Thầy thuốc cáo từ. Gia nhân nhận tờ đơn, vội vã đi ra ngay...
x
Trời đang dần tối. Màn đêm ập đến rất nhanh. Gia nhân thắp đèn, Khoang thuyền sáng trưng. Bỗng Trình lại cựa quậy, mở bừng mắt, nhìn ra cửa. Hai mắt Trình sáng lên, chàng trở lại phong thái lịch sự như lúc trước. Chàng cười tươi, hai bàn tay vươn ra như đón khách, nhưng bị giây trói ngăn cản. Trình cố vươn, không được, quắc mắt nhìn lão Qúy, nhưng sợ ai đó ngoài cửa đi mất, Trình vội quay ra cửa, vẻ mặt biến đổi thành tươi tắn, nói : Ôi em ! Nhị Khanh, em đến đó à ? vào đây với anh đi !
Mọi người nhìn ra cửa khoang thuyền, không có một bóng người, trong khi Trình vẫn tươi cười tiếp : Ghớm, sao hôm nay em khách sáo thế ? Sợ gì, họ đều là gia nhân của anh cả. Họ có điều gì làm Nhị Khanh phật lòng, làm vợ anh không vui, anh sẽ nói với cha, đuổi ngay...
...
- Không, không sợ ! Cha mẹ anh thương anh. Chúng ta thực sự yêu nhau... Em lại đẹp... hiền hòa... thông minh... nhất định cha mẹ sẽ cho chúng ta thành hôn - Ngừng một chút, như lắng nghe ai đó nói, Trình lại giải thích : Không ! Cha anh tuy nghiêm khắc nhưng không đến nỗi bảo thủ, cố chấp ! Vả lại, nếu Cha anh không nghe, anh sẽ giải thìch, cần thì tranh luận... Em tuy nghèo hơn anh, tuy sống ở một thế giới khác nhưng cũng là một sinh linh, cũng biết yêu, biết ghét... sao lại phân biệt. Ðiều quan trọng, Anh yêu Em ! Không ai, không cái gì có thể chia rẽ được tình yêu của chúng ta ! Nhị Khanh ơi đừng xa anh... Em ới !...
Nói đến đây Trình lại nhắm mắt, rũ xuống...
Lão Quý bảo mọi người đi ra khỏi phòng. Kêu người lão bộc mang thuốc vào đổ cho Trình uống, đoạn quay sang bảo Mập: Chú cắt cử anh em ngày đêm trông nom Cậu, đừng để Cậu đi ra khỏi thuyền. Chú Văn, đưa tôi vào chợ Nam Sang. Nghe nói ở đó có một đạo sỹ phép thuật cao cường, phải mời về, kết hợp với thầy lang, chữa chạy cho Cậu.
...
Một ngày nặng nề trôi đi !
Ðêm đầu tháng. Không trăng. Trời hôm nay âm u, mây che khuất những vì sao. Cảnh vật càng đượm mầu ảm đạm, huyền bí. Thỉnh thoảng, một tiếng cú rúc... tiếng con mèo động đực kêu như người gào thét, phá tan sự tĩnh mịch của đêm trường.
Ðã đầu canh ba !
Mập đi lại xung quanh thuyền. Khi trống canh trên chiếc chòi điểm, gã trở vào trong khoang lay gọi bạn trở dậy thay gác. Ngừơi thay ca gác là một thanh niên trẻ. Mập gọi mãi cậu ta mới vặn mình, uể oải ngồi dậy. Gã dặn dò, cậu ta mắt nhắm mắt mở, ậm ờ, lảo đảo đi ra ngoài khoang. Mấy đêm liền thay nhau gác mất ngủ, cộng vào đó là áp lực tình thần. Trong tiềm thức của mọi người, hình ảnh con ma là một người con gái đẹp và những gì khủng khiếp Mập đã nhìn thấy ở căn nhà hoang giữa cánh đồng - kể lại - đã ăn sâu vào tâm trí mọi người, càng ngày mọi người càng mệt mỏi sợ hãi.
Mập đi vào nằm nghỉ. Người gác đi đi lại lại xung quanh thuyền nhưng dường như ý thức được việc làm của mình nên đã tỉnh hẳn, lấy điếu cầy rít một hơi thuốc, thong thả ngẩng mặt thả khói.
Lại tiếng cú kêu, mèo gào cất lên...
Người gác nhìn xuống, chợt thấy trước mặt mình một người con gái xinh đẹp, mặc quần áo trắng, đang tiến về phía cửa khoang. Gã định kêu, nhưng không há được mồm. Dường như có ai đó bóp hàm gã lại. Ðột nhiên một vật gì đó - như chiếc bao tải - chụp lấy đầu, gã mê man, đổ vật ra sàn thuyền...
Tiếng cú kêu, mèo gào lại vang lên...
Tiếng động này làm giật mình đứa trẻ nào đó ở một căn nhà trên bến Cảng cũng khóc thét lên... tiếng người mẹ ngái ngủ à ơi ru dỗ con... lát sau trở lại im lặng rồi màn đêm huyền bí lại bao trùm vạn vận...
Trong buồng ngủ của Trình Trung Ngộ vắng lặng.
Lúc thân hình của gã gác đêm đổ vật xuống làm chiếc thuyền hơi đung đưa,Trình chợt tỉnh... Chỉ một thoáng, chàng thấy tỉnh hẳn, đưa mắt nhìn ra khung cửa sổ vì ở đây vừa phát ra tiếng động nhẹ. Chàng dụi mắt: Nhị Khanh đã đứng ở đó. Trình khẽ gọi, Nhị Khanh đi vào, Trình mừng rỡ há mồm... Nhị Khanh đưa tay lên ra hiệu cho Trình im lặng, Chỉ một thoáng, nàng đã lướt tới bên Trình, cúi xuống gỡ giây trói - (vì người ta sợ nếu không trói chàng sẽ trốn)...
Hai người ôm lấy nhau. Nhị Khanh giúp chàng mặc áo, quàng khăn... Hai người dìu nhau đi ra khỏi cửa, lên bờ, tiến về phía cầu Liễu Khê.
...
Sáng rõ !
Cả thuyền nhốn nháo. Người gác đêm, nằm ngất lịm ở cửa khoang. Trong phòng Trình, giây trói vương vãi một đống. Lão Quý hô hoán đám gia nhân tụ tập thành một toán, theo Mập dẫn đường, nhằm hướng cầu Liễu Khê mà đi. Qua cầu, đoàn người tiến về hướng thôn Ðông Ngàn, vòng ra cánh đồng nơi có căn nhà mồ.
Ðến trước cổng, đoàn người dừng lại vẻ thận trọng. Lão Qúy, Mập và mấy người nữa mở cổng, vào sân, bước lên bậc thềm. Khi đã lây lại tinh thần, lão Qúy đưa mắt cho Mập. Gã tiến đến đẩy cánh cửa. Tiếng kẹt cọ sát của bản lề hqan rỉ vang lên. Mập bước vào Lão Quý và đám người theo sau.
Trong nhà hơi tối. Mùi hôi thối nồng nặc. Lão Quý ra lệnh đốt đuốc và hương Trầm để át mùi thối kia, cùng Mập tiến đến bên quan tài... Nắp chiếc quan tài đã bị bật tung... Mọi người nhìn thấy từ trong quan tài, khói dầy đặc, bốc lên, rồi tan dần, nhẹ bay. Lát sau khói tan hẳn, từ trong đó hiện dần ra: Trình nằm đè lên bộ xương, hai tay ôm vòng lấy bộ xương như ôm lấy một con người... Mấy người đi theo xúm vào gỡ Trình ra, đỡ dậy. Sắc mặt chàng xám xịt, nhưng đôi môi như mỉm cười... Chàng đã chết !
Do hoàn cảnh quê nhà ở xa, lại chết trong hoàn cảnh eó le, rùng rợn, Ông Qúy quyết định cho chôn Tình ngay tai đây chứ không thể mang về quê an táng theo phong tục. Ông ra một số mệnh lệnh cho đám gia nhân lo việc tẩm liệm chuẩn bị chôn cất rồi cùng Mập đi vào thôn Ðông Ngàn. Họ tìm gặp được cụ Hối, một phú ông có tuổi, đẹp lão. Cụ Hối kể lại hoàn cảnh của cháu mình và cái chết tức tưởi do hai vợ chồng người con út gián tiếp gây ra cho Nhị Khanh...
Lão Quý và mọi người nghe xong cũng mủi lòng.
Nhớ đến hoàn cảnh của cậu chủ đã mấy tháng nay chung sống với hương hồn của kẻ xấu số, lão nghĩ ''... Họ đã yêu nhau, đã là vợ chồng, giờ đây hãy cho họ toại nguyện nơi suối vàng...'', Lão xin phép cụ Hối cho chôn Trình cùng với Nhị Khanh một nơi. Cụ Hối đồng ý. Công việc được tiến hành ngay. Căn nhà mồ bỏ không, sợ để vậy sẽ làm nơi trú ngụ của hồn Ma, lão đế nghị cụ Hối cho phá đi.
Khi đôi trai gái đã ''Mồ yên, Mả đẹp''. Mọi việc thanh toán nợ nần, hàng hóa, tiền nong đã thu hết, thanh toán đã xong... lão trở về thuyền viết thư báo tin cho Ông chủ, nhổ neo hồi hương...
xx
Nấm mộ của Trình và Nhị Khanh nằm ở một khu đãt hoang, gần một con sông nhỏ. Trên bờ sông, các đó không xa có một ngôi chùa cổ tọa lạc. Cũng gần hai nấm mộ có một cây Ðề (1) cổ thụ, rễ buông lòa xòa, gốc to mấy người ôm không xuể. Hàng ngày, nhiều người đi lại trên đường cái quan, khi mệt mỏi, lúc nắng mưa họ dừ dướI gốc Ðề làm nơi trú tạm...
Một đêm tối trời, sau khi nấm mộ của Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh chôn được hơn ba tháng (100 ngày), quãng đầu canh ba, người sống ở gần đó thấy ở chạc ba của cây Ðề - cách mặt đãt chừng một trượng - có ánh lửa... rồi tiếng cười nói cất lên... lát sau thấp thoáng bóng một đôi trai gái, thân thể lõa lồ... quấn lấy nhau như đội trăn gío quấn xiết con mồi trước khi nuót chửng. Ðôi trai gái vừa nô đùa vừa hát xướng, làm náo động cả khu vực từ xưa đến nay vốn tĩnh mịch âm u...
Hôm sau, và những đêm tiếp theo, hôm nào cũng tái hịên hình ảnh kia. Sự việc này sẩy ra gây kinh động dư luận trong vùng. Nhân dân địa phương phàn nàn... các vị chức sắc trong làng làm tờ trình gửi lên Huyện. Quan Huyện sai lính về điều tra. Họ bố trí nhiều đêm quan sát rình mò, nhưng không hề phát hiện được gì nghi vấn. Viên đội quyết định rút quân, về trình quan. Quan Huyện cho rằng đó chỉ là chuyện mê tín huyễn hoặc, bỏ qua.
Khi viên đội rút quân, chuyện cũ lại tái diễn ! Tiếng đồn lan rộng cả vùng. Ðêm đến không ai dám qua lại đọan đường này đã đành, ngay cả ban ngày, hãn hữu lắm, những người có việc đi qua cây Ðề đều phải nhanh bước hoặc rủ thêm người đi cùng ! Sự việc làm xáo trộn sinh hoạt của dân cư và những thêu dệt về con ma ở cây Ðề cứ ngày một sâu nặng, lan rộng...
x
Buổi chiều một ngày kia...
Hoàng hôn xuống chầm chậm.
Trên con đường cái đi qua ngôi chùa cổ, xuất hiện ngừơi khách lữ hành tuổi trạc ngũ tuần, ăn vận theo lối đạo sỹ. Ðến gần gốc cây Ðề, ông ta dừng lại, đứng nhìn chăm chú từ gốc đến ngọn...
Nhưng dường như chưa tìm được cái gì... lữ khách luôn đổi vị trí đứng ngắm, theo các hướng rồi lại nhìn lên chạc ba cây cổ thụ... Hồi lâu ngắm nghía, lữ khách thấy gần đó, có ngôi chùa, rời gốc cây đi vào chùa, gõ cổng. Một chú tiểu ra đón. Ðạo sỹ nói : Tôi đi còn xa, trời lại sắp tối, muốn xin nghỉ tạm một đêm, sớm mai lên đường. Nhờ chú vào bẩm với Phương trượng hộ !
- Xin thí chủ chờ một chút ! Chú tiểu qay gót. Lát sau trở ra thông báo : Xin mời thí chủ vào. Ðạo sỹ khoan thai đi theo. Chú tiểu dẫn Ðạo sỹ vào một căn phòng không lớn, nhưng ngăn nắp, sạch sẽ. Căn phòng có cửa thông ra đường cái quan, chênh chếch đối diện với cây Ðề. Ông Ðạo Sỹ sắp xếp hành lý rồi lại đi ra cổng đứng ngắm cây Ðề... dường như trên đó có gì hấp dẫn ông, mặc dù lần đầu tiên đạo sĩ đi qua vùng này !
Ðêm xuống.
Hôm nay đầu tháng, tối mịt. Chú tiểu mang cho ông ngọn nến, ấm trà nóng rồi khép cửa đi ra. Ðạo sĩ ngồi đọc sách. Ðã cuối canh hai, chợt nghe thấy tiếng động lạ ở phía cây Ðề... ông gấp sách, lấy chiếc hộp giấy chụp lên ngọn nến, căn phòng tối hẳn. Từ đây Ðạo sĩ nhìn ra ngoài, mọi vật rõ nét.
Ðột nhiên đâu đây vang lên tiếng cười nói, tiếng rên rỉ...
Ðạo sĩ tiến đến bên cửa sổ tiếp tục quan sát...
Tiếng cừơi nói nhỏ dần... rồi lại ré lên...
Lát sau xuất hiện đôi trai gái lọa thể đang đuổi nhau dười gốc cây, tuồng như không hề quan râm đến xung quanh. Ðạo sỹ rất khó chịu với những âm thanh và hình ảnh này, vội quay lưng, tắt đèn, đi nằm. Nhưng nằm mãi vẫn không ngủ nổi vì đôi trai gái kia cứ tiếp tục cuộc dỡn đùa...
Mãi đầu canh tư họ mới bỏ đi.
Lúc này vì đã quá mệt, ông cũng thiếp đi...
Sáng hôm sau, thức dậy, Ðạo sĩ thu dọn hành trang chuẩn bị lên đường. Trước khi đi, ông xin được tiếp kiến Phương Trượng. Sư cụ chùa tiếp ông thân tình. Sau khi thăm hỏi, chúc tụng, cám ơn, Ðạo sĩ phàn nàn : Dân chúng vùng này không chú trọng thuần phong mỹ tục - đọan đem chuyện diễn ra đêm qua dưới gốc cây Ðề thuật lại một cách ý nhị rồi kết luận : Họ giáo dục con em không đến nơi đến chốn, để cho những chuyện đồi phong, bại tục diễn ra ngay trước nơi cần phải trang nghiêm... đáng trách... đáng trách !
Phương trượng nghe chăm chú. Khi Ðạo sỹ dứt lời, nhà sư bình tĩnh nói cho ông hay : Ngài chớ hiểu lầm ! Nhân dân ở đây giáo dục con em rất nghiêm khắc. Nhờ vậy ngôi chùa này được nhân dân góp công góp của dựng lên, tồn tại đã hơn trăm năm... Chuyện mà ngài thấy đêm qua là hành vi của loài ma quái, mới xuất hiện khoảng nửa năm nay thôi. Lúc đầu chúng tôi cho rằng hành đông của lũ qủy này chỉ là hành động càn rỡ của mây kẻ ma xó, của những linh hồn bị chết tức tưởi, không được siêu thoát nên phá phách... Ai dè càng ngày chúng càng lộng hành, coi thường phép tắc, đạo lý, kỷ cương. Trời Phật từ bi hỉ xả không nỡ ra tay giết hại sinh linh vì nghĩ rằng rồi chúng sẽ thay đổi... vả lại chúng không hề làm hại ai. Chúng chỉ hành sự vào ban đêm vì đó là thế giới của chúng.
Thế nhưng chúng Tăng đã lầm.
Càng ngày bọn dâm qủy càng tác quái mạnh hơn. Chúng Tăng đã nhiều lần tìm cách trừ khử mà không được. Pháp thuật của bọn qủy này đã cao hơn những người mà chúng tăng mời về bắt chúng...
Ðạo sĩ nghe xong từ biệt Phương Trượng trụ trì, lẳng lặng ra đi. Tuy nhiên những lời vị sư gìa nói cũng gây cho ông những suy tư. Nhưng, rời khỏi chùa một đoạn, trong đầu ông xuất hiện ý nghĩ: ''Trời Phật có đức hiếu sinh. Nhưng không thể để cho những kẻ ngông cuồng lợi dụng lộng hành. Ta có chút phép thuật, tin rằng có thể trừ diệt được lũ yêu quái này, lập lại trật tự, kỷ cương, giữ gìn thuần phong mỹ tục cho dân chúng. Nhưng cứ theo sư cụ nói, lũ ma này chỉ làm mất trật tự về ban đêm, trên khung cảnh, thế giới của chúng, không hề làm hại đến ai. Ta mà ra tay, ắt chúng phải chết, sát hại kẻ vô tội đâu còn làm rạng danh ''Ðạo'' của thánh hiền?
- Nhưng nếu để cho chúng tồn tại, chúng lại làm phiền đến dân chúng, vi phạm thuần phong mỹ tục của ông cha, làm nhơ bẩn nơi cần phải được tôn nghiêm, làm ảnh hưởng sinh hoạt của dân cư, nêu tấm gương xấu cho kẻ khác noi theo. Như vậy liệu có nên không?''...
Ðạo sĩ tự vấn lương tâm, đấu tranh dằn vặt trước quyết định, hành động của mình. Cuối cùng ý thức trách nhiệm đã thắng ! Như được tăng thêm nghị lực, ông vào làng tìm gặp những vị chức sắc, bầy tỏ dự định của mình. Nghe xong lời trình bầy của Ðạo sĩ, họ ủng hộ ngay, cho triệu tập dân làng đến phổ biến kế hoạch, phân công dân làng các việc cụ thể, giúp Ðạo sĩ trừ tà.
Dân làng vui vẻ tham gia...
Ðạo sĩ cho lập một đàn tràng cúng tế ngày đêm ở gần cây Đề. Ông vẽ 3 đạo bùa. Một đạo thả xuống sông. Một đạo ghim vào thân cây Ðề, còn một đạo đốt ở giữa trời. Ðạo sĩ ăn vận trang nghiêm, đứng trên một chiếc bục cao, làm phép yểm quyết, đoạn quát to : Bọn dâm quỷ, càn rỡ đã lâu. Làm suy đồi phong tục, ô uế nơi linh thiêng, ảnh hưởng tới cuộc sống tự do, an bình của nhân dân. Cần phải loại bỏ... nhờ các thần linh trừ loài nhơ bẩn. Phép không chậm trễ, hoả tốc phụng hành!
Một lúc sau, trời nổi phong ba, sấm chớp đùng đùng. Dưới sông cuộn sóng. Trên trời gío bão ầm ầm... Một làn chớp từ trên cao chụp xuống, đánh vào chạc ba cây Ðề. Cây bốc cháy... Sau một lúc, trời quang, mưa tạnh, gío lặng, chớp ngừng. Dưới sông nước trở lại phẳng lăng. Cây Ðề đã bị bật rễ, đổ nằm cháy xém...Trong không trung, thấp thoáng đôi trai gái bị lũ quan binh bắt trói... tiếng khóc, tiếng van xin vang lên :
- Xin hãy tha mạng! Chúng tôi không nhà cửa, phải lấy nơi này trú ngụ... vui với cuộc đời làm Ma... thả hồn theo lời ca tiếng hát, chẳng hề làm hại ai. Tại sao lại bắt, trói, hành hạ thế này?...Thả chúng tôi ra... thả chúng tôi đi !...
- Loài yêu quái ! không được nỏ mồm - Viên quan thừa hành, lãnh đạo nhóm lính cầm roi chỉ mặt đôi trai gái quát : Tội chúng bay đáng chết. Bất châp kỷ cương pháp luật của dương thế, thuần phong mỹ tục của nhân gian, lòng tôn kính của dân chúng đói với Trời Phật... chúng bay đã lộng hành ở nơi đây lâu rồi... Phải trừ khử chúng bay để làm gương răn đời... giờ đến lúc chịu hình phạt là đáng lắm, còn kêu ca nỗi gì!... lọc bọn nó ra dánh đòn ! Viên quan dứt lời bọn đầu Trâu, mặt Ngựa xúm vào thi hành lệnh...
Tiếp theo là tiếng roi đánh nghe vun vút...
Tiếng khóc thê thảm vang trời. Ðôi Trai Gái bị đóng gông giải đi.
Bóng họ mờ dần, ẩn hiện, rồi hòa tan vào những làn mây..
(Tên những người làm phim...những diễn viên... những nhà quản lý Phim hiện ra, trôi dần về phía trên, trong tiếng nhạc của bộ phim. Tên Hãng phim thực hiện, năm sản xuất. Chữ HẾT PHIM to, dừng lại ở ngay giữa màn ảnh ).
Ghi Chú:
(*) & (1). Bản in của NXB VH Hà Nội dịch là Con Ma Cây Ðề (CMCÐ). Bản của Trúc Khê Ngô Văn Triện, NXB Ðại Nam dịch là Con Ma Cây Gạo (CMCG). Theo ý tôi, Con Ma Cây Ðề đúng hơn, bởi mấy lẽ :
a/. Cây Gạo, Cây Ða, Cây Ðề thường được các cụ ta trồng ở cổng Chùa, Ðình, Miếu, Am. Cây Gạo sống rất lâu, thân to, cao (có cây cổ thụ hơn trăm năm cao đến 30 mét). Lá to mầu xanh nhạt, thưa, hoa mầu đỏ rực. Mùa xuân, hè, chim Cò Sếu, Qụa, Khách, Sáo đá... thường kéo nhau về làm tổ trên ngọn, kêu réo ồn ào suốt ngày.
b/: Cây Ða thấp hơn cây Gạo. Lá nhỏ hơn, mầu xanh thẫm, mọc dầy chi chít, Ða thuộc họ rễ buông, gốc to, từ mặt đất tới chẽ nhánh thường từ 2 đến 10 mét, nắng mưa người đứng dưới gốc không ướt, hay nắng không rọi tới. Tán lá rất rông tùy theo mức cổ thụ của cây. Có thể nêu một ví dụ điển hình : cây Ða hiện ở trước cửa đình Phụng Pháp, đường An Ðà Hải Phòng có tới 18 gốc chiếm một diện tích đất hàng trăm mét vuông... Có lẽ vì vậy, các cụ ta thường xây dựng dưới góc Ða những Miếu, Am. Và không khí có vẻ thâm nghiêm, quanh năm ngày tháng mặt trời không rọi tới...nên người đời thường cho rằng ở đây tụ tập những hồn thiêng của thần linh hoặc hồn ma...
C/. Cây Ðề cùng họ rễ buông với cây Ða, thân, rễ, tán lá nhỏ hơn cây Ða.... nhưng dưới gốc còn có vẻ âm u hơn vì lá Ðề nhỏ, mọc dầy... Hồn Ma chỉ có thể dạt vào những cây Ðề nhỏ bé, không thể tranh với thần linh, thành Hoàng làng ở những cây Ða. Thành ngữ ''Núp dưới bóng cây Ða, cây Ðề'' là vì thế ! Không có câu ''núp dưới bóng cây Gạo'' !
Với những lý do trên, cây Gạo không thể là nơi trú ngụ của hồn Ma - vì ánh nắng luôn được chiếu xuyên qua lá... Ma lại kỵ nắng (...). Dịch Con Ma Cây Ðề thuận và chính xác hơn !
(2). Hai bài thơ này lấy từ bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện - NXB Ðại Nam.
Tháng 10/1997- Sửa lại tháng 10/2006
(Chuyển thể từ truyện Con ma cây đề (*) rút trong Truyền Kỳ Mạn Lục của cụ Nguyễn Dữ - Văn học cổ điển Việt Nam, Thế kỷ 17).