Kịch bản văn học - Phim Truyện (Drammafilm).Thời lượng khoảng 90 phút. Phỏng theo bài Nàng OSIN Quê Tôi của Minh Diện - Tiền Phong cuối tháng 3 năm 1996
MỞ ÐẦU
Mùa Xuân Ðến !
Mưa xuân phơn phớt bay. Hoa lá, cây cỏ tươi tốt mơn mởn, chim ríu rít ca hót... vạn vật bừng tỉnh sau một mùa đông dài lạnh lẽo.
Mùng 10 tháng giêng. Hội chùa Hương bắt đầu. Từng đoàn người ở khắp nơi đổ về Hà Nội, chuyển xe đi chùa Hương. Các bến xe nhộn nhịp chẳng khác nào những ngày giáp tết.
Trụ sở Tòa soạn báo Ngày Mới khai xuân.
Nhân viên, Phóng viên tề tựu đông đủ. Tại các phòng ban không khí sôi nổi. Dư âm của ngày tết vẫn còn vương lại, xoay quanh chuyện bánh chưng, gìo lụa, thịt đông, các món ăn ngon và những tràng cười ròn rã...
Trước cửa văn phòng Tổng Biên Tập (TBT) nhiều người đứng chờ.
TBT đang nói điện thoại... cuộc điện đàm dứt, gác máy, anh lên tiếng: Mời nhóm phóng viên lưu động vào trước !
4 người ăn vận gọn gàng tề chỉnh ùa vào. Thủ trưởng vui vẻ tiếp anh em thuốc lá 555, chè Thái nguyên loại hảo hạng. Sau tuần chè thuốc, TBT bảo: Các ông đến vừa đúng lúc. Công việc có thay đổi so với phân công hôm trước tết. Ðầu đuôi thế này: Một người bạn, chủ đơn vị kinh doanh của người Việt ở nước ngoài điện thoại cho tôi, đặt làm một bộ phim về lễ hội chùa Hương. Tôi nói xin khất sẽ trả lời sau 2 giờ. Các ông đến, chúng ta bàn xem có thể đáp ứng nhu cầu của anh ấy không ? Yêu cầu của khách hàng giao sản phẩm rất gấp - 3 tuần lễ - các anh đồng ý, tôi mới quyết định !
Tôi nóng lòng hỏi: Ðộ dài, thời hạn, yêu cầu chất lượng, loại hình phim như thế nào?
- Yên trí ! Giống như phim Lễ Hội Ðền Hùng mà ta đã làm. Dạng phim Phóng sự - Nghệ thuật. Tiền làm phim họ trả khá hậu. Chỉ có điều thời hạn giao sản phẩm qúa gấp.
Tôi và Thừơng đóng vai trò chủ chốt trong việc này nên mọi người nhìn chúng tôi chờ đợi. Ðã quen với công việc, tôi nói : Tuy hơi căng về thời gian... nhưng chúng tôi sẽ cố gắng!
- Vậy xin hai anh bắt tay ngay. Sếp kết thúc cuộc họp nhanh chóng. Chúng tôi ra về trong niềm vui vì đầu năm được giao nhiệm vụ quan trọng. Tuy vậy hơi lo vì thời hạn giao hàng rất hạn hẹp. Tôi và Quý Thường về phòng vội phác thảo kịch bản. Hai đứa bàn bạc, tranh luận, thêm bớt... cuối ngày đi đến thống nhất. Hôm sau chúng tôi lên gặp TBT thông qua đề cương kịch bản. Anh nghe tôi trình bầy xong, bổ xung một số chi tiết... đoạn nhấn mạnh: Phải làm nổi bật chủ đề lễ hội và phong cảnh cũa di tích ''Nam thiên đệ nhất động''. Khuôn hình phải đẹp, lời bình hay ! Không chỉ là kiếm tiền, mà còn phải là tác phẩm đích thực nghệ thuật, phục vụ bà con ở xa tổ quốc không về đi lễ chùa được !
Tôi cắm cúi hoàn tất kịch bản mà Sếp đã bổ xung. Thường lo chuẩn bị máy móc và phương tiên đi lại, kinh phí... Ba ngày sau chúng tôi lên đường ''hành quân '' vào chùa Hương.
Ðừơng từ Hà Nội vào chùa Hương đông nghịt ô tô, xe đạp, xe máy. Hai chúng tôi lỉnh kỉnh đồ nghề trên chiếc Suzuki 100 cũ kỹ. Luồn lách mãi mới qua được Nhổn, tới Vân Ðình. Khi lên bờ đê, sắp đến bến Ðục xe hỏng. Từ đây ra bến Ðục còn mấy cây số, đồ đạc nhiều không thể đi bộ. Tôi đứng bên đường băn khoăn, sốt ruột. Quý Thường hì hục chữa xe... Suy nghĩ, thảo luận với Thường, cả hai đi đến thống nhất : Tôi đi trước tranh thủ chớp chảo trời đang có nắng ghi lại cảnh vào hội. Thường lo sửa xe đến sau, hẹn nhau ở văn phòng Ban quản lý di tích chùa Hương,chiều nay - đoạn cầm đồ nghề ra vẫy xe quá giang vào chùa.
Trên đường, người, xe các loại đông nườm nượp. Nhiều chiếc trên xe nêm chặt, lặc lè nên họ không đỗ. Nhưng có những chiếc xe chỉ có vài người mà họ cũng không cho đi nhờ. Ðang thất vọng, chợt thấy một chiếc xe sang trọng từ xa tiến lại, nghĩ rằng xe này của ngừơi nươc ngoài, tôi không vẫy, đứng nguyên. Nhưng, chiếc xe giảm tốc độ, táp vào bên đường, cách chỗ tôi đứng độ 5 mét. Một thanh niên trẻ măng - chừng hai mươi tuổi - thò đầu qua cửa kính, gọi : Chú ơi ! vào chùa hả? Tôi gật đầu - mời chú lên xe đi - Cậu trai nói và dơ tay vẫy. Tôi vui mừng khôn xiết, vai mang, tay xách tiến lại. Ở bên trong, ghế sau có một ngừơi phụ nữ chừng trên 50 tuổi, mở cửa xe, đón hộ một số dụng cụ đồ nghề. Tôi trườn vào. Sau khi đã ngồi thoải mái, xe chuyển bánh, mới quay sang cám ơn chủ xe. Nhìn người phụ nữ trước mặt, tôi sững người : Khuôn mặt của chị làm tôi suy nghĩ - hình như đã từng gặp ở đâu - tôi lục lọi trí nhớ... à đây rồi !... Chị chính là người phụ nữ đã được đồng nghiệp viết bài, chụp ảnh, đăng trên báo Tiền Phong mấy năm trước. Có điều bây giờ trông chị béo hơn so với bức ảnh kia. Thấy tôi lỉnh kỉnh với máy quay, chân, đèn, chị hỏi : Anh vào Chùa công tác à?
- Vâng ! thật may mắn, nếu không đựơc chị cho quá giang, không biết đến bao giờ mới vào đến nơi, lỡ cả mọi chuyện. Xin hỏi, chị ở tỉnh nào về lễ chùa? - Tôi thăm dò.
- Tôi ở tỉnh T. Còn anh ?
- Tôi ờ Báo NG?Y MỚI, vào làm phim về lễ hội.
Chúng tôi nói chuyện bâng quơ.Vừa lúc xe đã tới bến đỗ, chị hỏi :Anh ở lại chùa đến mai, hay tối về Hà nội ?
- Tôi phải ở lại vài ngày, vì cần có cả những cảnh quay ban đêm...
- Thế thì mẹ con tôi mời anh cùng ở một khách sạn cho vui, thế nào ? Chưa kịp lên tiếng, chị tiếp : Tôi tuy quê ở T, nhưng gần tám năm làm việc ở Hà Ðông, hàng năm chùa mở hội đều đi, khá quen thuộc cảnh quan của thắng cảnh ''Nam Thiên đệ nhất động''. Nếu anh cần ngừời hướng đạo, hy vọng có thể giúp anh được.
- Tuyệt diệu ! Ðược chị giúp đỡ còn gì bằng. Kẹt nỗi, còn một người bạn nữa - tôi không dám từ chối thẳng, vì số tiền công tác phí mà Tòa soạn chi cho hai chúng tôi quá hạn hẹp - Mà mới gặp... Tôi nêu lý do cốt để từ chối khéo. Ai ngờ chị thản nhiên, tiếp : Mời cả anh ấy nữa ! Không để cho tôi kịp tiếp lời, chị quay sang bảo chàng trai : Tú Anh, con thuê thêm một buồng hai giường, mẹ con ta mời hai chú ở cùng cho vui - đọan chị quay sang, tiếp : Cũng là dịp đi lễ, tôi có chút duyên nợ với cánh nhà Báo các anh... mẹ con tôi mời hai anh, xin được chi phí cho cuộc đón tiếp này, mong các anh đừng từ chối! Tôi phân vân, nhưng thấy chị nhiệt tình nên đáp: Cám ơn lòng mến khách của chị. Thật không biết nói gì hơn.
Chị cười vui vẻ...
Bỗng một ý nghĩ bâng quơ xuất hiện trong đầu : '' Người đàn bà này đã thành đạt... cuộc đời chị có những trang thật diệu kỳ, đầy vẻ huyền thoại... âu là ta cứ thử tiếp cận quan sát xem sao. Biết đâu qua đó, mình có thể viết tiếp được''cái gì đó thú vị ''... Tôi cảm thấy đỡ ngại, trở lại bình tĩnh, cùng chị đứng chờ ở cửa khách sạn. Lát sau Tú Anh đi ra, mời tôi và Mẹ cậu vào nhận phòng. Cậu dẫn chúng tôi đến hai buồng ở tầng hai đối diện nhau qua một hành lang rộng. Tôi vào buồng, tranh thủ xem lại bảng phân cảnh, chuẩn bị cho việc ghi những khuôn hình đầu tiên... trù tính mọi việc... kiểm tra lại máy quay phim, và những thứ cần thiết. Xong, đi tắm rửa, gọi điện thoại cầm tay báo cho Thường đîa điểm rồi ngả lưng thiếp đi... Ðược khoảng 1 giờ sau thì Thường vào. 17 giờ 30 phút, Tú Anh sang gõ cửa, mời chúng tôi đi ăn cơm chiều. Tôi theo cậu ta đến nhà ăn. Chủ nhân của cuộc đãi khách đã ngồi chờ. Khi đã yên vị, chị đưa bảng thực đơn bảo tôi chọn món ăn. Thấy chúng tôi chọn những món rẻ tiền, chị mỉm cười gọi thêm những món đắt tiền khác... Bữa ăn diễn ra vui vẻ, lúc này tôi mới lựa lời hỏi: Thưa chị, có phải chị là T. T. H. không?
Chị hơi ngạc nhiên, nhìn tôi chăm chăm, hỏi lại : Tại sao anh biết tên tôi, chúng ta mới gặp nhau lần đầu?
- Tôi đã đọc bài báo của một đồng nghiệp viết về chị, có cả ảnh chụp. Khi nhìn thấy chị tôi nhận ra ngay.
Thấy tôi nhắc đến bài báo, chị có vẻ quan tâm, hỏi lại : Anh đọc bài viết có nhận xét gì ?
- Ngừơi đọc cảm phục ý chí của nhân vật... mọi người còn muốn biết tỷ mỷ hơn về bước đường đầy gian truân nhưng cuối cùng thành đạt của chị !
Thấy tôi nói vậy, Chị H tỏ ra yên tâm. Chị vui vẻ kể lại chuyện hôm người bạn đồng nghiệp của tôi về thăm quê - anh cùng quê với chị - tìm gặp, hỏi chuyện... đi thăm cơ ngơi, rồi viết bài... Chị hẹn hôm sau mời anh đến ăn với chị bữa cơm ''dưa muối đồng quê'', nhưng anh ấy phải đi gấp, không đến (chị nói có duyên nợ với cánh nhà báo là vì vậy chăng !). Trong khi nghe chị nói, tôi nẩy ra ý định làm một bộ phim về cuộc đời chị, cuộc đời của một ''Nàng OSIN Mini ''(1), bèn thăm dò : Tôi rất muốn trực tiếp nghe chị kể tường tận hơn về cuộc đời chị, để viết tiếp một bài về ''Số phận một con người ''. Có thể qua đó, độc gỉa cuả báo tôi sẽ học được nhiều kinh nghiệm của người phụ nữ nghèo, mặc dù bị cuộc đời ruồng rẫy... vẫn không cam chịu, vươn lên, cuối cùng thành đạt - (Tôi dấu kín dụng ý làm phim ).
Chị trầm ngâm một lúc, mắt nhìn qua song cửa sổ như đang nhớ về quá khứ xa xăm... chợt như bừng tỉnh, chị quay sang, nói : Cuộc đời của tôi chỉ là một trong số rất nhiều phụ nữ Việt Nam đã, đang trải qua... có chăng là do tôi may mắn hơn họ - ngừng một chút, chị đắn đo đoạn dè dặt tiếp - Tuy nhiên, nếu anh muốn nghe, muốn viết, tôi cũng đồng ý, nhưng có hai đìều kiện.
- Xin chị cứ nói.
- Thứ nhất, bài viềt phải chân thực, không được tô hồng - thấy tôi gật gật đầu, chị tiếp - Thứ hai, xin ghi những nhân vật, cảnh vật bằng tên khác, không để tên thật.
Tôi nhìn chị hơi ngạc nhiên !
Sợ người nghe hiểu lầm về độ chân thực của câu chuyện, chị giải thích: Sở dỹ tôi yêu cầu như vậy là vì không muốn những người có liên quan đến câu chuyện của tôi phải phiền lòng, khi họ thấy tên mình nêu trên đài (Phát thanh, truyền hình), báo - Chị lại ngừng, đắn đo - Những chi tiết có liên quan đến họ, vì tôn trọng sự thật, tôi phải nói đúng. Mà, trên đời này, nói đúng sự thật, người ta chẳng dễ chịu chút nào ! Nhất là sự thật đó lại phũ phàng, cay đắng... ''Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng ''. Các cụ ta đã dậy thế ! Ở trong câu chuyện tôi kể còn có cả những ngừơi lúc đó, giữ chức vụ trong chính quyền, đã đối xử tệ với tôi... giờ hãy còn sống. Nói hụych toẹt thật không đành lòng. Chỉ thế thôi !
- Ðồng ý ! Nhất định nghiêm chỉnh thực hiện lời yêu cầu của chị - Tôi hăng hái trả lời...
Và thế là trong mấy ngày liền, cứ ban ngày, có nắng, Qúy Thường, Tôi và hai mẹ con Chị vào chùa quay phim. Chiều về, cơm nước xong chúng tôi ngồi tới khuya nghe người phụ nữ kể về quãng đời sóng gió của mình...
VAO PHIM
Tôi quê xã H, Huyện V. Tỉnh T. có 2 chị em gái, mồ côi cha rất sớm. Gia đình nghèo, mẹ ở vây không đi bước nữa, tần tảo sớm khuya nuôi chúng tôi ăn học hết phổ thông trung học. Sau khi tốt nghiệp, là con Liệt sỹ, thành phần cốt cán, năm 1967 Ban Thống Nhất Trung Ương chọn vào học lớp Kế Toán cấp tôc. Học xong, được đưa vào đoàn cán bộ đi B (vào Nam), để chuẩn bị cho việc Thống nhất đất nước....
Sau cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1968 không thành... để bảo toàn lực lượng tôi được điều trở ra, phân về làm Kế toán ở Ty Tài chính tỉnh H (TTC.TH)..Ít lâu sau được đề bạt là Kế Toán Trưởng (KTT).
Tuổi trẻ, được giao trọng trách, cấp trên tin cậy, tuy không phải là cô gái ''Sắc nước'' nhưng chân chất, nhiệt tình, có duyên... Nhiều bạn trai để ý. Nhưng có một người bạn học ở lớp Kế toán yêu tôi say mê. Tôi đã đáp lại mối tình của anh, đầu năm 1974 chúng tôi đi đến hôn nhân.
Gia đình riêng của chúng tôi tuy nghèo, nhưng thật hạnh phúc, được nhiều người trong giới trẻ lúc ấy ngưỡng mộ : Vợ làm Kế toán trưởng, chồng là nhân viên Ngân Hàng. Thời đó, cuộc sống như vậy được coi là lý tưởng. Hai vợ chồng chuẩn bi đón đứa con đầu lòng ra đời.
Cuộc chiến tranh Nam - Bắc đi đến giai đọan chót, cả miền Bắc gồng mình dốc sức cho chiến trường. Chồng tôi đi trong đợt tổng động viên này. Như bao người vợ khác, tuy ngoài miệng tôi động viên anh yên tâm lên đường, nhưng trong lòng quặn đau, thấp thỏm... linh cảm thấy có điều gì đó không bình thường sẽ đến. Hôm chia tay nhau, tôi mang cái bụng thai nhi to tướng đi tiễn chồng. Ở ngoài chồ tập kết binh sỹ lên đường, cố làm ra vẻ bình tĩnh, vui vẻ, nhưng khi chồng lên xe, đoàn xe chuyển bánh tiến về phía Nam... trở về phòng, tôi mệt mỏi ngã ra giường úp mặt vào gối khóc. Tôi nhớ chồng, thương đứa con sắp chào đời, chẳng biết nó có được gặp mặt Bố không. Thời đó, suy nghĩ của những người vợ như vậy, là chuyện bình thường. Gần một năm trôi đi, tôi không hề nhận được tin tức của chồng ...
Mùa xuân năm 1975. Tin báo tử cứ dồn dập bay về...
Từ làng quê đến thành thị, từ cơ quan, xí nghiệp, đến trường học, mọi nơi xôn xao. Những người ở lại cứ thấp thỏm, lo cho số phận của người thân đã ra đi. Sau ngày 30/4/1975, vẫn không nhận được tin chồng, điều đó càng làm cho tôi thất vọng, buồn khổ.
…
Cuộc chiến kết thúc được 4 tháng.
Hương - (bắt đầu từ đây, nhân vật của chúng ta mang tên là Hương, theo yêu cầu của chị) - tưởng như đã hết hy vọng chờ đợi. Một buổi sáng giữa thu năm 1975.Trong phòng kế toán trưởng của Ty Tài Chính Tình H, Hương đang giải quyết công việc... ngoài cửa xuất hiện hai quân nhân. Họ tiến vào, đứng giữa phòng hỏi : Chúng tôi muốn gặp đồng chí Hương, Kế Toán Trưởng.
Hương ngửng lên nhìn. Cô đứng dậy tiến ra, mời hai quân nhân vào buồng làm việc của mình. Một cô nhân viên khác bưng vào khay nước, đĩa thuốc lá Tam Ðảo bao bạc, rót nước rồi khép cửa đi ra. Còn lại ba người, Hương mời khách thuốc, nước đoạn lên tiếng: Xin hai đồng chí cho biết, tìm tôi có việc gì? Một người cấp bậc Trung úy (người kia chuẩn úy), móc giấy giới thiệu đưa cho Hương, nói : Chúng tôi bên Quân pháp. Xin hỏi, có phải chồng chị là N.V.T không ?
- Thưa đúng, chuyện gì thế đồng chí? Anh T làm sao? - gịong Hương xúc động, cô tưởng họ đến báo tin chồng mình hy sinh. Người sỹ quan kia vội trấn an: Anh ta không sao, nhưng hiện đang bị giam tại trại giam X vì phạm tội đào ngũ. Chúng tôi được lệnh đến mời chị đi theo đến trại, để làm sáng tỏ một chuyện... Ðồng chí Trưởng Ty đã đồng ý, chị thu xếp công việc ra xe đi ngay, chiều lại xin đưa chị về.
Hương trở ra giao việc cho nhân viên, rồi theo hai quân nhân lên chiếc Com măng ca đỗ ở ngoài cửa, chiếc xe nổ máy lao đi...
Phòng Tài vụ xôn sao…
Cơ quan Ty ồn ào... người ta hồi hộp theo rõi câu chuyện của Hương.
x
Xe chạy chừng hơn một giờ đến trại cải tạo những quân nhân đảo ngũ, phạm tội của quân đội. Hương được dẫn đến gặp chồng. Cuộc gặp gỡ diễn ra ở trong một phòng lớn, có nhiều người ra vào. Hương không hỏi được gì về chuyện anh bị giam giữ, chỉ nói được vài câu, báo tin nhà, tin con... Trông anh gầy gò, tiều tụy. Hương nhìn chồng thương cảm, cô an ủi anh vài lời. Lát sau chồng cô được một quân nhân đeo băng đỏ dẫn đi.
Một Thiếu tá mời cô vào phòng bên tiếp chuyện. Ông cho biết tóm tắt : Chồng cô đã đảo ngũ ngay từ khi đoàn quân Nam Tiến và bị bắt. Khám trong ba lô, thấy có mấy chiếc giấy giới thiệu, của Ty Tài Chính H. Cơ quan điều tra nghi anh ta đào ngũ, dùng giấy này đi lừa đảo. Anh ta khai với nhân viên hỏi cung, đã nhặt được những tấm giấy này ở thùng rác của cơ quan Ty, nhân một lần tới thăm vợ...
- ''Chúng tôi không tin'' - viên thiếu tá khẳng định bỏ lửng câu nói - nhìn xoáy vào mắt Hương, đột ngột tiếp : Có phải chị đã cung cấp thứ này - vừa nói ông ta vừa cầm mấy tờ giấy, nhàu nát rút từ trong cặp, vất xuống trước mặt Hương - cho anh T không?
Hương tự nhủ ''Hãy bình tĩnh'', mặc dù thấy rất khó chịu. Cố nén lòng, cầm tập giấy lên xem. Ðó là những chiếc giấy giới thiệu mẫu cũ, chưa đóng dấu, in sẵn của Phòng Hành chính Quản trị . Hương đã nhận được thông báo mẫu giấy này đã hủy bỏ, được thay bằng mẫu mới khác, cách đây hơn một năm, không hiểu sao chồng mình lại nhặt được. Hương nhìn thẳng vào mắt ông Thiếu tá, nói giọng rắn rỏi : Không ! tôi không bao giờ làm cái việc phạm pháp đó. Vả lại đây là những tờ giấy giới thiệu mẫu cũ, đã bị huỷ. Phòng Hành chính Quản trị đã gửi thông báo cho toàn cơ quan biết. Tôi lấy đâu ra để đưa cho chồng?
- Vậy làm sao anh ta có? Ban hành mẫu mới thì mẫu này phải hủy chứ? Ông ta mắt long sòng sọc nhìn Hương vặn lại.
- Ðiều đó các đồng chí tự tìm hiểu. Tôi không biết. Nhưng có điều này thì tôi biết : Chồng tôi không thuộc hạng người trộm cắp, lừa đảo ! Anh ấy vì cầu an mà đào ngũ, điều đó là sự thật. Nhưng từ mấy tấm giấy này mà quy kết... này nọ là không nên - Ngừng một chút, nhìn chăm chắm vào mặt viên Thiếu Tá, Hương tiếp : - Có thể anh ấy nhặt được ở đâu đó khi đến thăm tôi, tiện tay bỏ vào túi, trước khi nhập ngũ quên không vứt đi, và bây giờ mang hoạ, chứ không phải anh cố tình. Vả lại lấy đâu ra dấu đóng vào, dù có giữ trong túi những tấm giấy này thì cũng không có cơ sở để kết luận rằng anh ấy đi lừa đảo?
Hương đã học và hiểu biết pháp luật, kinh qua công tác lãnh đạo, đã đi B, con liệt sỹ. Cô sống ngay thẳng, nên không sợ sệt khúm núm. Hương nói có lý, phương pháp trình bầy lại chặt chẽ, viên Thiếu Tá tuy bực tức nhưng bó tay...
Chưa có ai dám nói với ông Trưởng phòng chấp pháp bằng cái giọng như thế. Viên Thiếu tá nghe, Sau một lúc căn vặn, không thu được những điều mong muốn ở cô gái này, ông ta gườm gườm nhìn Hương, giọng gay gắt : Thôi được, chúng tôi sẽ xử lý anh ta theo luật định của toà án quân sự thời chiến. Chị có thể về được.
- Xin cho tôi gặp anh ấy trước khi về.
- Chị cứ trở về nhà, khi nào được chúng tôi sẽ thông báo. Hiện anh ta đang trong giai đoạn điều tra, chưa thành án, nên chưa thể cho người thân thăm nhau. Dứt lời, ông ta đứng dậy dơ tay chỉ hướng phía cửa, làm hiệu mời Hường đi ra...
...
Tin chồng Hương bị toà án quân sự kết án một năm cải tạo bay về cơ quan rất nhanh. Phòng Kế toán như có tang. Nhân viên hầu như không làm việc, túm tụm bàn tán về chuyện vợ chồng Hương. Phẫn uất, hổ thẹn vì chồng bị kết án quá nặng (theo thông lệ thời đó, tội đào ngũ chỉ bị đi cải tạo lao động từ 3 đến 6 tháng). Hương buồn rầu chán nản, ngồi suy nghĩ vẩn vơ.
Chuông điện thoại reo vang. Một cô nhân viên cầm ống nghe... sau đó đi đến trước mặt Hường nói : Chị Hương nghe điện. Hương uể oải nhấc ông nghe... xong, buông máy, đi ra. Trước khi rời khỏi phòng cô dặn người nhân viên dưới quyền : Mình lên văn phòng Trưởng Ty, ai cần gặp, nói họ chờ.
x
Văn phòng Trưởng Ty hôm nay vắng vẻ.
Người thư ký ngồi ngay chiếc bàn kê ở lối cửa vào đang đọc công văn. Thấy Hương đến, anh ta đứng dậy đưa Hương ra ghế chờ, mời nước đoạn đi vào phòng bên (hai phòng thông nhau). Vài phút sau trở ra bảo Hương đi theo. Qua khuôn cửa, anh thư ký dừng lại, đóng cửa, Hương tiến vào.
Trưởng Ty là một ông gìa gầy gò ốm o, chừng ngoài 60 tuổi. Ông ngồi bên cạnh chiếc bàn gỗ lim to, đen bóng, trông lọt thỏm. Thấy Hương vào ông dơ tay chỉ vào chiếc ghế đối diện nói : Mời đồng chí ngồi ! Hương lẳng lặng làm theo. Trưởng Ty tiếp : Tôi mời đồng chí lên để thông báo một việc : Bên quân đội có công văn sang... Họ điều tra và đã kết luận về chồng đồng chí... tuy không có chứng cứ... nhưng để tranh dư luận, đồng chí tạm thời không thể giữ trọng trách Kế toán trưởng được. Trưởng ty nói một thôi, dừng lại, điềm nhiên rít thuốc lá.
Hương không tin ở tai mình nữa. Ðất dưới chân cô như sụt xuống. Cô choáng váng mất đến vài phút. Trưởng ty nhìn cô đăm đăm, mãi sau Hương mới nói được lên lời : Oan cho cháu - cô vẫn xưng hô với Trửơng ty như vậy khi chỉ có hai người - rồi bật khóc... song như vụt nhớ ra, cô gạt nước mắt bình tĩnh trở lại, tiếp : Cháu tưởng người Thiếu Tá kia thù cháu vì cự nự ông ta, chứ Ty cũng đi tin họ mà đối xử với cháu như vậy ư?
- Ðây chỉ là thủ tục hành chính để thẩm định việc đề nghị của bên quân đội. Họ gửi thẳng công văn kiến nghị tới Ban Tổ chức - Dân chính Tỉnh, bác không thể làm khác được. Cháu hãy thông cảm cho Bác. Ông gìa đành nói lên sự thật. Hương thấy đã không còn hy vọng gì, có nói cũng vô ích, cô hỏi : Bao giờ cháu phải bàn giao?
- Ngay hôm nay - Trưởng Ty ngập ngừng - Cháu nghỉ chờ ở nhà, khi nào sắp xếp được công việc, Ty sẽ thông báo, cháu sẽ đi làm.
Hương đón tờ quyết định từ tay ông Trưởng Ty, đứng dậy, rút khăn lau mắt, soi gương sửa mấy gợn tóc vài phút sau cô lại tề chỉnh, chào ông gìa ra về. Ðến Phòng Tài vụ, Hương thấy có sự khác lạ : Những nhân viên, bạn đồng nghiệp không ai lên tiếng, hỏi han. Một người mang quân hàm Thiếu úy ngồi chềnh ễnh ở cạnh bàn tiếp khách, thấy Hương về cũng không lên tiếng hoặc đứng dậy chào hỏi. Một cô nhân viên tiến đến thông báo : Thưa chị, Ðồng chi Tuất đến nhận công tác và đưa quyết định người tạm thay Trưởng phòng Tài vụ.
Ðó là một quân nhân tuổi chừng 35, thái độ dửng dưng khi bàn giao công việc. Hương đưa cho anh ta đống sổ sách, viên Thiếu Úy uể oải tiếp nhận, chẳng buồn kiểm tra, dò, đọc như mọi người khác. Dường như muốn cho xong việc, Hương đưa tờ giấy nào để anh ta ký, viên Thiếu Úy thực hiện rất nhanh. Chỉ sau nửa giờ, việc bàn giao hoàn tất, Hương ký vào biên bản, xách tuí đi ra. Mấy cô nhân viên trẻ tuổi ngồi nguyên tại chỗ thờ ơ nhìn, không một lời an ủi động viên từ biệt, mặc dù hàng ngày các cô ''chị chị, em em '' ngọt sớt.
Thói đời là như vậy ! Phù thịnh chứ ai phù suy. Tự dưng Hương nhớ tới hai câu thơ của một danh nhân văn hóa nước nhà hồi còn đi học phổ thông đã thuộc :
''Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử.
Hết cơm hết gạo, hết Tôi, Ông! ''.
Liên hệ thực tại với câu thơ kia, Hương ngao ngán trong lòng. Trong chuyện này, cô không làm điều gì sai trái, thế mà mọi người nhìn Hương bằng con mắt ghẻ lạnh. Họ coi như cô đã phạm một tội tầy trời. Dường như nếu lúc này tỏ ra thân thiện với cô, người ta sẽ bị liên lụy, mang họa...
Cô trở về nhà trẻ đón con, chán nản, suy nghĩ : ''Ðây chỉ là cách nói của những nhà tổ chức... Thực chất họ đã buộc mình thôi việc - tức là đuổi mình - Ðến bao giờ người ta mới sắp xếp cho mình công việc? Mà dù có làm ở ngay tại đây, mình cũng chẳng còn mặt mũi nào nhìn mọi người. Thôi thì trở về với đồng ruộng, tin rằng mình không chịu thua kém ai...''.
Tuổi trẻ, tự tin, tự trọng, Hương quyết định ra đi.
Ðứa con mới 6 tháng tuổi gầy nhom, quặt quẹo. Gia sản chẳng có gì, chỉ gói gọn trong chiếc ba lô con cóc - kỷ niệm của chuyến đi B năm xưa còn sót lại - Hương tay ẵm con, vai đeo ba lô, khoá cửa phòng, giao chìa cho người bảo vệ cơ quan, bồng con lủi thủi đi ra bến xe Buýt Hà Ðông, về Hà nội. Cô chưa biết mình sẽ đi đâu tiếp. Chồng tù tội, mẹ đẻ gìa 70 tuổi ở quê, mẹ chồng ở tận Bắc Giang... trước tình thế này, Hương chỉ biết cần phải đi, rời xa ngay nơi này, nơi cô đã sống và làm việc gần 8 năm, đã có nhiều kỷ niệm vui buồn... giờ trở nên xa lạ.
Trời đã ngả sang cuối thu, vẫn còn sót lại cái nắng gay gắt. Nóng bức, ngột ngạt. Hai mẹ con lôi thôi lếch thếch, bìu ríu nhau lên xe Buýt rời Hà Ðông. Ðến bến xe Kim Liên (Hà Nội) lại bồng bế nhau xuống. Người đi thì nhiều, xe chạy ít, bọn phe vé, bọn trộm cắp hoành hành... Bé Tú vì bị mẹ ôm không rời nên nóng nảy khó chịu khóc ngằn ngặt. Hương dỗ con, cho con bú nhưng thằng bé vẫn khóc hoài. Không còn làm thế nào cho con nín, Hương cũng khóc theo.
Một người đàn bà trạc ngoại 40, ngồi gần đó thấy vậy tiến lại an ủi, đỡ lấy bé, bảo Hương đặt con nằm xuống chiếc vỏ chăn mà cô vừa lôi từ trong ba lô ra, bà ta cởi bỏ tã lót, cầm chiếc quạt nan quạt phe phẩy cho bé. Thoáng mát, bé nín khóc. Bà khách cầm lấy chiếc khăn mặt, đi ra vòi nước xấp nước, mang về lau mình cho bé. Tú Anh thoải mái, chẳng những nín khóc, lát sau đã ngủ ngon lành.
Hương cảm ơn bà khách tốt bụng. Bà hỏi chuyện, Nàng trút nỗi niềm tâm sự... Bà khách khuyên nàng nên trở về quê, nương nhờ mẹ đẻ, chờ ngày chồng ra tù hẵng hay. Hương thấy vơi đi nỗi tủi nhục, nghe lời bà khách tốt bụng.
Trời sắp tối, chuyến xe cuối cùng chạy thẳng về T đã hết, Hương đành ôm con ngồi gà gật chờ chuyến sáng mai. Mới 4 giờ sáng, trời hãy còn tối om, mọi người đã lục tục trỗi dậy xếp hàng chờ mua vé chuyến đầu ngày. 7 giờ sáng, cữa bán vé mới mở. Bọn phe vé đã bâu quanh lỗ tò vò (Gisê) nói, cãi nhau, thậm chí đánh nhau như đàn nhặng tranh ăn. Chúng ăn cánh với nhân viên bán vé của xí nghiệp xe khách, thâu tóm hết gìa nửa số vé, đem ra bán lại cho hành khách đắt gấp đôi chia nhau.
Mặc dù xếp hàng ngay ở cửa bán vé, nhưng vì tay phải ôm con... cô bị bọn lưu manh chen bật ra. Hương đã lỡ hai chuyến, đến chuyến cuối cùng đã 3 giờ chiều, sợ lại không về được nhà trước lúc trời tối, Hương đành mua một vé chui (chợ đen). Khi cầm vé lên xe, người phụ xe phát hiện ra vé gỉa, đuổi xuống, Nàng van nài, anh ta kiên quyết đuổi. Hương ôm con đi xuống. Khi xe sắp chạy, gã phụ xe nghĩ ngợi thế nào đến nói, đồng ý cho mẹ con nàng lên xe, nhưng phải đưa tiền vé. Hương lần vào túi, lấy tiền trả... ôi thôi, lúc lên, xuống xe, bọn kẻ cắp rạch túi, lấy mất hết cả. May mà chỉ còn đủ tiền mua một tấm vé gía nguyên, để ở túi ngực, ẵm con nên không mất.
Gã phụ xe không nghe đòi hơn. Hương van xin, nói rằng đã mất cắp, không còn tiền. Anh ta không tin, thô bạo thò tay vào túi Hương lục tìm... Thấy đúng không còn gì, anh ta giật lấy số tiền trên tay Hương, mở cửa cho hai mẹ con lên xe.
Chiều tối, hai mẹ con Hương mới lôi thôi lếch thếch về tới nhà. Người mẹ già 70 tuổi vui mừng vì được nhìn thấy con thấy chắu, nhưng nghèo đói, già yếu, ăn nhờ người con gái lớn (chi gái Hương) nên chẳng giúp được gì. Người chị gái thấy Hương xuất hiện, không mấy vui vẻ... chị ta sợ lại phải cưu mang cô em gái và đứa con còn đỏ hỏn, trong khi kinh tế của gia đình chị cũng chẳng dư dật gì.
Ðược mấy hôm đầu không khí trong nhà còn dễ thở, sau đó người chị phản ứng ra mặt. Luôn gây sự, đá thúng đụng nia, chửi chó mắng mèo... Chị ta sợ Hương về có ý định ở lỳ, chia phần ngôi nhà của cha mẹ mà vợ chồng con cái chị đang ở. Hương biết vậy, vội xin mẹ nấu ăn riêng. Sau gần chục năm lam làm tằn tiện, Hương dành dụm được món tiền gửi tiết kiệm (cũng may hôm ở bến xe Kim Liên, cuốn sổ để ở trong ba lô nên không bị mất), giờ lấy ra chi dùng cho mình và phụ thêm cho mẹ, ''điều ong tiếng ve'' kia mới tạm lắng...
x
Mãn hạn tù cải tạo, người chồng trở về đón vợ con.
Vợ chồng bồng bế, bìu ríu nhau về Hà Bắc sinh sống. Hương ôm con theo chồng trở về quê chồng với hy vọng có cuộc sống mới, đỡ phải nghe điều ong tiếng ve, dù sao đó cũng là ''Nhà Mình''. Ðúng như câu tục ngữ đã nói: ''Con gái là con người ta''. Nhưng về đây Hương mới vỡ mộng. Cuộc sống còn gay go hơn lúc ở với mẹ đẻ.nhiều ! Xứ lạ quê người, khác máu tanh lòng... Hương nghèo, mất việc, thân cô thế cô...
Quê chồng là miền trung du, ruộng đất ít, khô cằn... Nhà chồng đông người ăn (...) mà chỉ có bốn người làm (hai vợ chồng Hương và hai em chồng). Người mẹ chồng lại cay nghiệt, suốt ngày kiếm cớ chửi mắng. Làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt vẫn không được yên. Chồng nàng thuộc hạng người ''mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật'', nhất nhất nghe mẹ. Trước sự đầy đọa vô lý của mẹ đối với vợ, chẳng bao giờ anh ta dám hé răng bênh vực. Hương đã lao lực quá mức, sinh bệnh. Mà lại là bệnh Phong - nhân gian thường gọi là bệnh Hủi !
Vốn đã bị mọi người trong gia đình chồng ghét, giờ mang bệnh nan y, Hương càng bị ghét hơn. Họ xúm vào hành hạ. Từ chuyện chửi nàng, họ chửi cả cha mẹ nàng - đến việc đổ cho nàng là nguyên nhân mang lại tai họa cho gia đình họ. Chưa hết, độc ác hơn không cho nàng ăn..''Con giun xéo lắm cũng quằn''. Phẫn uất, có lần trong một bữa ăn, Hương phản ứng cãi lại mẹ chồng, đứa em chồng đã ngang nhiên tát Hương ngay trước mặt chồng nàng. Mắu mồm ôc ra, hoà cùng nước mắt với cơm canh. Vậy mà người chồng kia vẫn thản nhiên, ngồi nhìn vợ, nhìn đứa con gào khóc bên cạnh mẹ nó...
Một hôm, trời nắng gắt, nước ruộng nóng tới độ cua dưới ruộng phải ngoi lên bờ để tránh nóng. Hương đi cấy từ sáng sớm tới 12 giờ trưa. Ðói khát, mệt, chẳng ai mang cho nàng bát cơm, ngụm nước... Hương đành về nhà tìm uống. Sờ vào ấm nước, ấm cạn khô. Nàng hỏi mẹ chồng xin nước uống, người mẹ chồng thản nhiên chỉ lên chiếc Bi đông treo trên vách, nói: Nước ở trong Bi đông ấy !
Ðang đói, khát, Hương cầm lấy tu vội. Mùi thuốc trừ sâu nồng nặc. Ðột nhiên người Hương nôn nao, bụng đau quặn, ngã vật ra... May lúc đó người chồng vừa về đến nơi, thấy nguy vội đưa vợ đi ngay Bệnh viện cấp cứu. Người ta phải cấp tốc rửa ruột mới cứu sống Hương, nhưng đứa con trong bụng thì bị nhiễm độc nặng, đã bị sẩy. Tất cả mọi người trong nhà được bà mẹ ra lệnh ''Cấm chỉ'' không được hở miệng. Vụ đầu độc được coi như là do Hương ''uống nhầm nước''. Người phụ nữ khốn khổ chỉ còn biết khóc ròng bên đứa con gầy nhom, cũng đang ốm quặt quẹo...
Một mình, lại bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy nên không một ai thăm nom nuôi nấng. Bệnh viện cho thuốc chữa trị, cái ăn phải tự kiếm. Chồng chẳng chăm nom, bỏ mặc... Hương phải đi xin các bệnh nhân cơm thừa canh cặn cho mình và nuôi con. Thằng bé đã gầy yếu lại càng ốm hơn. Ðêm đêm nàng chỉ còn biết ôm con khóc ròng, lo cho mình thì ít, lo cho con thì nhiều...
x
Thấy đã đuổi được nàng dâu ra khỏi nhà, bà mẹ cay nghiệt kia bắt con trai đi lấy vợ khác. Một người làng nhà chồng vào thăm thân nhân, gặp mẹ con Hương báo tin. Nàng đau khổ, uất ức... ngay đêm đó, đầu mùa đông, gió heo may từng cơn rét buốt, nàng bế con trốn Bệnh viện, trốn nhà chồng, trở về quê mẹ đẻ.
Biết rõ ngọn ngành... Mẹ thương con thương chắu, dắt con gái ra Uy Ban Hành Chính Xã trình bầy hoàn cảnh xin cho con được ở lại quê nhà làm ăn. Người đại diện của chính quyền từ chối lời đề nghị của bà cụ, lấy lý do : Hương đã lấy chồng ở Hà Bắc, cắt hộ khẩu từ lâu. Muốn được nhận lại làm xã viên HTX quê mình phải về quê chồng làm thủ tục ly dỵ, chuyển hộ khẩu về, có vậy, mới được quyền làm ăn sinh sống.
Hai mẹ con thất vọng lủi thủi rời văn phòng Ủy ban xã ra về.
Biết tin, người chị lại lên tiếng. lần này thô bạo hơn. Chị ta đuổi thẳng cánh em gái ra khỏi nhà. Hương càng đau buồn, tự nhủ: ''ngay đến người thân ruột thịt của mình mà còn như vậy, làm sao trách được người ngoài''.
Không còn lối thoát, cần phải sống và nuôi con, Hương nhẫn nhục cắn răng chịu đựng. Nàng xin mẹ 4 mét vuông đất ở góc vuờn, kiếm cây que dựng lên túp lều cho hai mẹ con trú tạm, trong khi ngôi nhà tường xây 5 gian lợp lá gồi của ông cha để lại, vẫn thừa chỗ cho hai mẹ con Hương, người chị gái ngang nhiên chiếm đoạt !
Xong việc cất lều, đồng tiền tiết kiệm cuối cùng đã hết. Không được làm ruộng, không có thóc chia, nhưng cần phải sống, Hương ôm con sang chợ Rồng kiếm ăn và nuôi con. Hôm nào cũng vậy, nắng cũng như mưa, cứ 3 giờ sáng, Hương mang cu Tú đi theo. Không có tiền ký cược để buôn bán, Nàng dùng con làm vật thế chấp: ''Cháu gửi thằng con làm tin, bà ứng hàng cho cháu, cuối ngày cháu sẽ thanh toán tiền và đón con''. Thấy hoàn cảnh của Hương đáng thương, lại thật thà chăm chỉ, những bà chủ, cô chủ có hàng không nỡ từ chối. Họ đồng ý cho Nàng mua chịu, nhờ đó hai mẹ con rau cháo đắp điếm qua ngày...
Những hôm mưa phùn gío bấc, ít người đi chợ mua bán, không đủ tiền thanh toán cho chủ, có đồng nào cóp nhặt được, lại phải mang ra bù cho chủ hàng.... Có hôm trời rét, cu Tú không được bế ãm, rét quá, khi đón con đã gần lả đi. Không còn nguồn nào có thể kiếm được sống, Hương vẫn phải một nắng hai sương gắn bó với công việc ''mua đầu chợ, bán cuối chợ'' nấn ná qua ngày...
...
Sau hai năm vật lộn, Hương lại ngã bệnh.
Cán bệnh phong quái ác kia lại trở về hành hạ Hương.
Các khớp xương đau tấy, nhức nhối. Các đầu ngón tay lở loét... rụng dần. Bệnh tật, đói rét, đau đớn... nhưng nỗi đau lớn hơn sự dầy vò của bệnh tật lại là bị mọi người xung quanh xa lánh xua đuổi. Có lúc đi trên đường lũ trẻ con ném gạch đá vào người, đuổi Hương như đuổi tà. Chúng được một số người lớn xấu bụng khuyến khích... Họ sợ Hương ở đây bệnh Hủi sẽ lây lan. Nhưng đau khổ nhất là bé Tú Anh! Ði học, bị lũ trẻ quái ác kia xúm vào hành hạ. Chúng xé sách vở, xé quần áo... có hôm còn lấy mảnh chai rạch mặt Tú, chửi thậm tệ: ''Ðáng đời đứa Mẹ hủi, Bố tù''...
ốm đau lay lắt. Không thể đi chợ để kiếm ăn, đồng tiền bát gạo cuối cùng do chắt chiu dành dụm mấy năm đã hết. Một hôm, Tú đi học về đói bụng, thấy mẹ nằm liệt giường. Thương mẹ, Tú xách rá sang hàng xóm vay tạm ít gạo về nấu cháo cho mẹ. Người ta đuổi không cho vay, lại còn đay nghiến: ''Mẹ mày sắp chết, cho mày vay, sau này ai trả''. Thương con, thương mình, Hương cố gượng dậy lết về nhà Mẹ vừa khóc vừa nói : Cứu con, cứu cháu với Mẹ ơi !
Bà cụ quá nghèo. Ở với cô con gái lớn tính tình bần tiện, cay nghiệt, phụ thuộc. Mẹ rất muốn giúp con, nhưng làm sao giúp được. Sẵn có nồi canh rau khoai lang nấu mắm Cắy, bà múc cho đứa con gái tội nghiệp một bát, đưa cho con mấy củ khoai, củ ráy ngứa (dùng để nuôi lợn, bình thường người không ăn được vì rất ngứa), hy vọng cho con cố sống qua ngày. Người chị gái đi đâu về nhìn thấy, hầm hầm bê cả nồi canh đổ đi, quát mẹ gìa : Bà định để cho cả nhà lây bệnh hủi hay sao?
Hai mẹ con nhìn nhau khóc. Hương tuyệt vọng, lại lết về chòi, đành phó mặc cho số phận. Ý nghĩ tự tử thoáng xuất hiện trong đầu rồi nghĩ tới phía trước, ngày mai... Nàng quyết định buông xuôi. Nàng lần vào gầm giừơng vớ được sợi giây thừng, tay thắt nút, mắt nhìn lên mái lều... nhưng chợt nghĩ đến con, bàn tay buông xuôi, sợi dây thừng trên tay rớt xuống đất. Hương không nỡ lòng để con ở lại một mình côi cút, trơ trọi giữa gìong đời... Nàng ngã ra giường.
Giữa lúc đó, ngoài cửa xuất hiện bà lão.
Tuy già, gầy gò, nhưng thần sắc vẫn còn tinh anh. Tóc bà cụ trắng như cước, khuôn mặt hiền từ phúc hậu. Ðó là bà cụ Lành người ăn mày đang trú ở trường phổ thông cuả xã. Hương không trở dậy được vì đói, vì mệt. Chỉ ngẩng đầu nhìn. Bà cụ tiến đến cạnh phản, dơ bàn tay da nhăn nheo sờ trán nàng, đoạn bảo : Con cứ nằm yên, đừng trở dậy nữa. Ta nghe tin con bệnh, không làm ăn gì được ta sang thăm - cụ liếc nhìn chiếc giây thừng thắt thòng lọng còn vất dươí đất, nét mặt cụ thoáng biến sắc. Bà cụ hiểu, nhưng không hề đả động - chỉ nhìn vào mắt nàng rồi dịu dàng tiếp : Dù là con sâu, cái kiến vẫn còn muốn sống, huống hồ nữa là người. Con đừng nghỉ quẩn. Phải sống. Cố sống nuôi con. Qua cơn bĩ cực tới tuần thái lai. Khuôn mặt hiền từ, giọng nói dịu dàng cuả bà cụ làm Hương cảm động. Nàng khóc... khóc như mưa. Bà ôm lấy đầu nàng, ấp vào chiếc ngực gìa nua, gầy gò, lép kẹp của mình, vừa vuốt tóc Hương vừa dịu dàng nói :
- Nín đi con! Hãy cứng rắn lên mới đối chọi được cơn túng quẫn này. ''Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cành'', con chưa phải là người đau khổ nhất đâu ! Bà cụ rơm rớm nước mắt...
Nghe cụ Lành nói, tự dưng Nàng thấy lòng dịu lại, tỉnh hẳn và nìn khóc. Bà cụ móc trong túi áo ra một gói giấy, trong đó có mấy viên B1- cô giáo Dung tốt bụng mới cho, giữ lại - bắt Hương uống ngay. Tiếp theo, lại gỡ cái bị cói rách sờn trên vai, lôi ra một đấu gạo, dăm củ khoai lang, gói muối. Cúi xuống gầm mảnh ván - kê trên những chồng gạch vỡ làm giường cho hai mẹ con - lấy chiếc nồi nhôm méo mó, bỏ một ít gạo, hai củ khoai lang, đổ nước, chất củi đun. Bà lão chờ cho nước sôi, cho lửa ron ren... đi đâu đó một lúc. Lát sau trở lại, mang theo một chiếc bát tô sứt mẻ, hai quả trứng gà, mấy củ hành... bà cụ cho các thứ cùng một qủa trứng gà vào chiếc tô sứt, múc cháo, đỡ Hương dậy bắt ăn.
Nàng nhìn bà cụ không nói lên lời. Bà dỗ : Ăn đi con ! Ăn đi lấy sức, mà sống.
Hương vẫn chưa ăn, bà cụ hiểu ý an ủi : Trong nồi còn, thằng bé đi học về ăn ở đó. Hương ăn hết tô cháo. Mồ hôi vã ra. Bà cụ bắt lên giường nằm đắp chăn kín, nàng thiếp đi. Suốt ba hôm liên tục, cứ buổi chiều bà cụ Lành lại sang nấu cháo, chăm sóc Hương. Bà mẹ đẻ, cũng tranh thủ lúc con gái lớn đi làm đồng, lấy trộm củ khoai, bát cám nuôi lợn, chẽn rau, sang dúi cho, nhờ vậy sau một tuần bệnh tật Hương thuyên giảm, nửa tháng khỏi hẳn. Cơn bĩ cực lần thứ mấy này đã tạm buông tha Hương.
x
Vừa khỏi bệnh, lại nghe tin Bà cụ Lành cảm cúm. Nàng vội dẫn cu Tú Anh ra thăm, tạ ơn - ân nhân cứu mạng của hai mẹ con.
Bà cụ ở trong một cái chái bếp. Nhà trường làm để đựng than củi, hồi còn bếp ăn tập thể, vẫn nấu cho những thầy cô độc thân. Nay hầu hết có gia đình, bếp ăn tập thể giải tán, kho củi để không. Thương hoàn cảnh của bà Lành, ông Hiệu trưởng trường tiểu học cùng mấy giáo viên trẻ xúm vào thu dọn, than củi dồn vào một góc, góc kia trở thành nhà cuả bà cụ.
Bà Lành vốn là người phụ nữ có học, con một nhà giầu có ở tỉnh Nam Ðịnh. Ðang tuổi 17, khi đi học ở trường, cô Lành đã thương một người bạn cùng lớp. Bố mẹ ngăn cấm... cô không nghe bỏ nhà quyết đi theo người mình yêu. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, người chồng gia nhập vệ quốc quân, cô Lành ôm đứa con trai trở về quê chồng tá túc. Bặt tin chồng gần 8 năm... Hoà bình lập lại, Bà Lành mới được tin chồng đã hy sinh. Bà ở vậy nuôi con. Khi lớn khôn, cưới vợ cho nó. Chẳng ngờ con trai bà hèn đụt, chỉ nghe lời vợ. Cô con dâu là con một gia đình khá gỉa, nhưng hẹp bụng, độc ác. Cô ta sợ nuôi mẹ chồng tốn kém, kiếm cớ, gây sự hàng ngày. Bà cụ không chịu được cảnh nàng dâu hắt hủi, con trai thờ ơ, đã phẫn chí bỏ đi lang thang, ăn xin, sống đầu đường xó chợ.
Nhà Củi rộng chừng 6 mét vuông.
Cũng một mảnh ván gỗ thông ghép đinh, kê trên những đống gạch vỡ dùng làm giường. Dưới gầm phản vất đầy mọi thứ, như một bãi rác thu nhỏ: Chai, lọ, mũ cối, nón mê, bát sứt mẻ, nồi niêu thủng, méo, túi ni lon, vỏ hộp bao thuốc lá...đủ thứ hầm bà làng. Bà lão nằm trên phản thở khò khè.
Tuổi gìa như ngọn đèn dầu lạc trước gío. Mới mấy tuần trước còn khoẻ mạnh, nay đã bệnh gầy đi nhanh chóng. Hương vào nhà thu dọn lại chỗ nằm của cụ cho đỡ bề bộn. Ðem nắm gạo ra nấu cơm, bà cụ bảo lấy thêm gạo, mời cả hai mẹ con cùng ăn. Gọi là ăn cơm, nhưng tới 3/4 là khoai lang, sắn khô độn. Thấy mẹ con Hương xuất hiện, Bà cụ xởi lởi : Mẹ con mày gặp may. Cả tuần nay bà chỉ có rau lang luộc chấm mắm Cắy (2). Hôm qua mấy đứa trẻ bắt được mấy con Cóc, đem đến đổi kẹo mạch nha. Bà bắt chúng nó lột da, làm sạch mới đổi, nên hôm nay có món thịt cóc rang ngon tuyệt. Bà mời mẹ con mày.
Nghe nói thịt cóc rang, Hương thấy ghê ghê, nhưng vốn yêu quý bà cụ, nàng nhắm mắt ăn thử. Quả nhiên thịt cóc ngon thật : Thịt thơm, ngọt đậm (3). Tú Anh chả suy nghĩ gì, cứ đánh tì tì hết hai bát. Cơm nước xong, Hương thu dọn. Bà cụ trở dậy đặt ấm nước vối (3b) cho nóng. Tú Anh ra sân trường chơi vói lũ bạn, còn lại hai người, bà cụ hỏi :
- Bây giờ con khoẻ rồi, định làm gì ? - ngần ngừ một chút bà tiếp - Hay là theo mẹ (bà Lành tự nhận) đi kiếm ăn. Nghề này tuy bệ rạc, hèn hạ đấy, nhưng đủ nuôi miệng và nuôi con.
Hương cảm động, tủi thân lại khóc.
Bà cụ ăn mày dường như đã chai sạn trước tình cảnh bi thương của kiếp người, không hề xúc động, chỉ cầm lấy tay Hương xem, đoạn thở dài. Hương nhìn ngưiời mẹ gìa nghịch cảnh với mình lòng càng thương xót : Nàng thì bị chị ruột xua đuổi. Mẹ Lành thì bị con trai nàng dâu bức bách phải ra đi... ốm đau không người chăm sóc. Hương nắm lấy hai bàn tay gầy guộc nhăn nheo của bà cụ nói: Con đã có dự tính rồi. Con sinh ra nơi đồng ruộng. Ðất ruộng mới là nơi con nuơng nhờ. Con sẽ xin mẹ con phần đất 5% (4) của mẹ để cầy cấy nuôi cháu, mai này khá lên, có vốn con sẽ chăn nuôi. Bà đừng lo cho con - Ngừng một chút, Hương tiếp - Nhưng con thực sự lo cho Bà. Lúc khoẻ đã vậy, khi yếu đau, như hôm nay, lấy ai chăm nom. Nói dại - đến đây Hương không tiếp lời được nữa. Viễn ảnh xa xôi của những ngày đau ốm của bà cụ lại hiện ra...
Nghe Hương nói, bà cụ mặt thoáng biến sắc, nhưng lại nhanh chóng trở lại điềm đạm, đoạn nhìn Hương với ánh mắt trìu mến: Con đừng lo ! mẹ đã trù tính tất cả. Ði ra đây ta chỉ cho xem cái này.
Bà cụ trở dậy, lấy cây gậy chống, chậm rãi đi ra ngoài. Hương dắt tay bà đi theo. Hai bà con đi ra đằng hông sau của nhà bếp. Sát hàng rào của trường có một con đường nhỏ, dẫn ra một cái gò nằm trơ trọi trên cánh đồng. Trên gò lưa thưa mấy ngôi mả - có lẽ đã có từ lâu lắm - Một bụi tre goá (4b), dăm cây xoan, vài cây nhãn, cây vải. Ði đến cạnh khóm tre gìa, Bà cụ dừng lại, dơ cây gậy chống, gạt những cành tre buông rủ lòa xòa ở gốc. Bên trong lộ ra một khoảng đất, sâu chừng nửa thước, được bới xén trông như chiếc quan tài mở nắp ván thiên. Dưới đáy ''quan tài'' được rải một lớp lá tre. Từ trên gốc bụi tre xuống đáy, thành đất được xén thoai thoải. Hương chưa hiểu ra sao, bà cụ quay nhìn nàng nói : Ðây là huyệt mộ của mẹ! Còn khoẻ chẳng sao, nhưng biết mình sắp đi... ta sẽ bò lết ra đây, lăn xuống, nhẹ nhàng thanh thản để hồn bay trong không trung, thịt xương ta gửi lại cho đất, chẳng cần áo quan, chẳng phiền đến ai...
Hương rờn rợn, ớn lạnh xương sống.
Bà cụ nhìn nàng chăm chú, nói tiếp : Con sợ à? Chết là hết. Phật đã dậy : Cỗ quan tài gỗ tốt, cái mả xây trị gía hàng chục triệu, với cỗ quan tài đất, nấm mộ vùi đất này, cuối cùng cũng chỉ làm một việc là để đựng xương thịt của con người. Vả lại, con người sinh ra từ cát bụi, khi chết hòa vào cát bụi... hợp lẽ trời hơn. Bà mẹ gìa dừng lại như để đo phản ứng của người mẹ trẻ - rồi như lấy lại tinh thần cho người mẹ trẻ, bà cụ tiếp, giọng đượm vẻ hài hước : Cứ thỉnh thoảng mẹ ra sửa sang ''phần mộ sống'' - lại nằm xuống cho thư giãn. Phải nói rằng nằm ở đây êm hơn, thoải mái hơn ở trong nhà nhiều. Nhất là được hít thở không khí trong lành đượm hương lúa của cánh đồng... thơm mùi của hoa tre, lá tre...
- Mẹ không sơ nằm chung với rắn ư? Hương lo sợ, ôm lấy bà cụ thảng thốt.
- Làm gì có rắn ! con nhìn đây - bà cụ đưa tay chỉ - Ngay ở bên thành hố, một bụi cây giây leo phủ kín bờ thành, trông như cây Vạn Niên Thanh vẫn trồng ở trong nhà làm cảnh, bà cụ tiếp : Ðây là cây Gắm. Bọn trăn, rắn thấy bóng, ngửi hơi là phải tránh xa, đâu dám lai vãng mà sợ.(4c)
Xem tiếp phần-2