Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.217
123.152.636
 
Dùng thiên văn kiến giải các thuật ngữ Nam Giao, Giao Chỉ, Tượng Quận, Cửu Chân, Nhật Nam.-1
Trương Thái Du

A . Đặt vấn đề:

 

Ở phần Ngu thưNghiêu điển sách Thượng Thư[1] có câu:

 

申命羲叔,宅南交。平秩南为,敬致。日永,星火,以正仲夏。厥民因,鸟兽希革

 

Âm Hán Việt: Thân mệnh Hy Thúc, trạch Nam Giao. Bình trật nam ngoa, kính trí. Nhật vĩnh, tinh Hỏa, dĩ chánh trọng hạ. Quyết dân nhân, điểu thú hy cách.

 

Dịch nghĩa: “(Vua Nghiêu) sai Hy Thúc đến Nam Giao, quan sát mặt trời di chuyển về phương nam, ghi ngày Hạ chí. Lúc ngày dài nhất, sao Hỏa đầu hôm ở đỉnh đầu sẽ là ngày trọng Hạ (giữa mùa Hạ). Dân ăn mặc quần áo mỏng, chim thú thay lông”.

 

Ở góc độ nào đó, Nam Giao là một trạm quan trắc thiên văn. Theo công bố của giáo sư Hà Nỗ[2], nhóm khảo cổ của Sở khảo cổ thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc (IACASS) đã kết luận di tích đàn tế tự kiêm đài quan sát thiên văn tại làng Đào Tự, huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây Trung Quốc nhiều khả năng chính là đàn Nam Giao thời Nghiêu – Thuấn. Tuổi di tích theo niên đại thiên văn xấp xỉ bằng tuổi đo bằng đồng vị phóng xạ carbon là hơn 4000 năm.

 

Như vậy, có chăng một truyền thống quan sát và định vị vùng đất phương nam trên cơ sở hệ qui chiếu thiên văn cổ điển của người Hoa Hạ?

 

Tham khảo các sách sử hoặc địa lí chí xưa khi nói đến 1 vùng đất nào đó đều có mục “phân dã” hoặc “tinh dã”. Ví như một đoạn trong sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1775): Xét theo thiên Vũ Cống, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một phận dã tinh truyện với nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt. An Nam là miền đất ở phía nam nước Việt nay là quốc hiệu thường gọi[3].

 

Các thuật ngữ Nam Giao, Giao Chỉ, Tượng quận có trước thời Tư Mã Thiên (145-87 TCN) và Ban Cố (32-92 SCN). Ngoài vai trò sử quan đã trước tác Sử kíHán thư,  hai ông còn là hai nhà thiên văn có nhiều thành tựu[4]. Có thể hai ông, theo truyền thống thiên văn cổ xưa ở Hoa Hạ, đã xác nhận những vùng đất phương nam trên bản đồ thiên văn đương thời và đề ra những tên gọi mang tính khái niệm như Cửu Chân, Nhật Nam.

 

Nhận thấy, từ những quyển hiến sử đầu tiên của văn minh Việt Nam đến nay, chưa một tác giả nào dựa trên thiên văn nhằm kiến giải ngữ nghĩa các thuật ngữ thuộc về cổ sử Việt Nam. Bằng kiến thức thiên văn thực hành ít ỏi của một người đi biển, tôi xin sơ lược tìm hiểu các thuật ngữ ấy.

 

 

B. Nam Giao, Giao Chỉ.

 

1. CHỮ CHỈ.

 

Trong tiếng Hán, có nhiều chữ Chỉ. Thuở xưa người Trung Quốc có qui tắc “Đồng âm thông giả”, những chữ đồng âm có thể dùng lẫn lộn. Sau đây xin liệt kê những chữ Chỉ[5] (đồng âm) có liên quan:

1. : Ngừng, giới hạn, cắt đứt, chấm dứt, kết thúc.

Chữ triện:         Chữ trên giáp cốt          Kim văn (khắc trên kim lọai)

Thuyết văn[6] ghi chú: 下基也, 象艸木出有址, 故以止為足, 凡止之屬皆從止 (Hạ cơ dã, tượng thảo mộc xuất hữu chỉ, cố dĩ chỉ vi túc, phàm chỉ chi thuộc giai tòng chỉ). Nghĩa: Là căn bản nền tảng, như cỏ cây mọc lên thì phải có nền đất, vậy nên CHỈ là chân, thuộc về bộ CHỈ.

2. : Địa chỉ, nền tảng, địa điểm.

Không có chữ giáp cốt và kim văn. Thuyết văn: 阯或從土(Chỉ hoặc tòng thổ - Như chữ Chỉ, nghĩa là vùng đất)

3. : Bàn chân, ngón chân.

Không có chữ giáp cốt và kim văn. Không có trong Thuyết văn.

4. : Dùng giống chữ thứ 2, còn có nghĩa vùng đất, khu vực.

Không có chữ giáp cốt và kim văn.

5. : Cái cồn nhỏ giữa vùng nước. Không có trong Thuyết văn.

Có chữ triện , không có kim văn, chỉ có giáp cốt văn .

6. : Nghĩa cổ là đoạn cuối của trục xe.

 

Qua liệt kê trên có thể nhấn mạnh: Chữ Chỉ 1 xuất hiện chậm nhất là ở đời Thương, thiên niên kỉ thứ 2 trước công nguyên. Các chữ Chỉ còn lại xuất hiện sau. Đặc biệt chưa chắc thời Đông Hán đã xuất hiện chữ Chỉ thứ 3. Chữ Chỉ thứ 5 về tự dạng giáp cốt chưa rõ ràng, tuy nhiên nó sẽ bổ xung cho chữ gốc thứ 1. Nhận thấy chữ thứ 6 không liên quan đến từ nguyên Chỉ 1 nhưng nó ít nhiều thông nghĩa với Chỉ 1 nên xem như lưu í .

 

2. CHỮ GIAO

 

Các văn bản cũ đều thống nhất dùng chữ Giao nghĩa là Tiếp giáp, đưa, xen kẽ, quan hệ… Thuyết văn: 交脛也從大象交形凡交之屬皆從交 (Giao hĩnh dã tòng đại tượng giao hình phàm giao chi thuộc giai tòng giao): Giao là cẳng chân, trông như đôi chân bắt chéo, bộ giao.

Ảnh giáp cốt, kim văn và triện của chữ Giao

 

Có thể tham khảo thêm chữ Giao , Thuyết văn 距國百里為郊從邑交聲 (Cự quốc bách lí vi Giao, tòng ấp Giao thanh): Cách (tường) thành[7] 100 dặm là vùng Giao, chữ Giaonày bộ Ấp, đọc như Giao.

 

3. NAM GIAO南交

 

Với thành tựu của ngành khảo cổ Trung Quốc đã dẫn, có thể tin rằng Nam Giao cách đây hơn 4000 năm là một địa danh. Nam Giao cũng là một đài quan sát thiên văn kiêm đàn cúng tế nằm ở cực nam của vương quốc Trung Hoa cổ, nay là di tích Đào Tự, huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

 
Xem tiếp phần 2

[1] http://www.guoxue.com/jinbu/13jing/shangshu/ss_001.htm

[2] http://www.kaogu.cn/en_kaogu/show_News.asp?id=124

[3] Việt sử tiêu án, bản điện tử tại trang web viethoc.com

[4] http://www.thienvanvietnam.com/KienThuc.htm

[5]http://www.chineseetymology.org/CharacterASP/CharacterEtymology.aspx?characterInput=%E6%AD%A2&submitButton1=Etymology

[6] Thuyết văn, viết tắt từ Thuyết văn giải tự của Hứa Thận, thời Đông Hán. Trong sách này tác giả đã thu thập hơn 9 ngàn chữ Hán, chú giải, phân tích nguyên nghĩa, chiết tự…

[7] Xin lưu í, tôi dịch chữ Quốc là (tường) thành nhằm chú trọng thực nghĩa.

Trương Thái Du
Số lần đọc: 4407
Ngày đăng: 19.03.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tính chất Việt và nguồn gốc triều Trần trong lịch sử Việt Nam -1 - Nguyễn Đức Hiệp
Tính chất Việt và nguồn gốc triều Trần trong lịch sử Việt Nam -2 tiếp theo và hết - Nguyễn Đức Hiệp
Ghi chú nhỏ về An Dương Vương - Trương Thái Du
Thần và Đất - Đinh Văn Hạnh
Khai sinh người Hán và sự hình thành nước Tàu - Hà văn Thùy
Một số nhận định về Phật Giáo Hoà Hảo – Một Đạo giáo xuất phát từ vùng châu thổ sông cửu long . - Nguyễn Bạch Trúc
Một số nhận định về Phật Giáo Hoà Hảo – Một Đạo giáo xuất phát từ vùng châu thổ sông cửu long . tiếp theo và hết - Nguyễn Bạch Trúc
Tên làng xã Khánh Hoà hồi đầu thế kỷ XIX qua sưu tập địa bạ triều Nguyễn - Nguyễn Man Nhiên
Địa danh gốc Chăm ở Khánh Hoà - Nguyễn Man Nhiên
Nói thêm về đàn Nam Giao - phần 1 - Trương Thái Du
Cùng một tác giả
Con rồng chữ (truyện ngắn)
Cuộc cờ (truyện ngắn)
Dạ khúc ven rừng (truyện ngắn)
Hồn phố (truyện ngắn)
Khúc hời ru (truyện ngắn)
Giữa mùa mưa (truyện ngắn)
Đêm thị dân (truyện ngắn)
Triệu Vũ Đế (truyện ngắn)
Sa mạc (thơ)
Nguyễn Ức Trai (truyện ngắn)
Chúng tôi là chó (truyện ngắn)
Á đại gia (truyện ngắn)
Phan và Nguyễn (truyện ngắn)
Vàng ảnh vàng anh (truyện ngắn)
Dương cầm (truyện ngắn)
Lỗi văn hóa (truyện ngắn)
Bức tranh hoa đào (truyện ngắn)
Cành hoa đào lửa (truyện dài)
Hòm thư ảo mị (truyện ngắn)
Đông chí (truyện ngắn)
Man đảo (truyện ngắn)