Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.215
123.152.487
 
Dùng thiên văn kiến giải các thuật ngữ Nam Giao, Giao Chỉ, Tượng Quận, Cửu Chân, Nhật Nam.-2
Trương Thái Du

4. GIAO CHỈ

 

Xưa nay người Việt Nam gần như đã đi đến chỗ thống nhất cho rằng tổ tiên họ ngón chân cái bè ra, nếu đứng thẳng chụm hai bàn chân gần nhau thì hai ngón chân cái có xu hướng giao nhau. Thực ra cách lí giải này là của sách Thông Điển, tác giả Đỗ Hựu thời Đường (viết năm 768 – 801), căn cứ trên dạng chữ tượng hình Trung Quốc.

 

Trong một hệ thống ngữ nghĩa phức tạp như liệt kê ở trên, chọn nghĩa thứ 3 (không có trong Thuyết văn) để giải thích thuật ngữ Giao Chỉ của sách Thông Điển là hoàn toàn khó thuyết phục. Nguyên văn Thông Điển: 交趾,謂足大趾開闊,並立相交 / Giao Chỉ, vị túc đại chỉ khai khoát, tính lập tương giao[1] (Giao Chỉ, nghe nói chân họ có ngón chân cái tòe ra, chụm hai bàn chân lại thì chúng giao nhau). Việc lấy một chữ có khả năng chưa xuất hiện vào thời Đông Hán, lúc Thuyết Văn được xuất bản, để giải nghĩa khái niệm Giao Chỉ có trước nó là không hợp lí. Hơn nữa về sinh học mà nói, không có chủng người nào có hai ngón chân cái mọc chĩa ra ngoài bàn chân, ngoại trừ ít nhiều nhóm cá thể riêng lẻ thiếu tính đại diện.

 

Khảo rất nhiều tài liệu cũ, tôi thấy Abel des Michels (một học giả Pháp nghiên cứu Trung Quốc) có ý kiến khác người nhất: “Giao Chỉ là chỗ các biên giới tiếp giáp nhau”[2]. Không rõ Abel des Michels lí giải thế nào. Tuy nhiên theo tôi, đế xác định Giao Chỉ là gì, phải cố gắng xem từ Giao Chỉ mang nghĩa nào.

 

Những quyển sách xưa nhất có ghi nhận Giao Chỉ gồm: Thượng Thư, Mặc Tử, Thi Tử, Hàn Phi Tử, Sử Kí. Văn bản hiện có không thể cho chúng ta khẳng định nhóm sách ấy dùng chữ chỉ nào, vì đã qua rất nhiều đời, nhiều lần sao chép… Trong khi chờ đợi các kí tự phát lộ từ những mộ táng cùng thời, với dữ liệu đã dẫn ở trên, tôi tin chắc rằng mỗi độc giả quan tâm đến vấn đề Giao Chỉ đều có thể hiểu Giao Chỉ là gì theo cách riêng của mình.

 

Ý kiến của tác giả bài này: Giao Chỉ là khái niệm nói về vùng đất tiếp giáp phía nam của vương quốc Trung Hoa cổ đại. Nếu hình dung khái niệm quốc gia cũ của người Hoa Hạ như cơ thể con người, vùng Giao sẽ là cẳng chân (từ đầu gối đến bàn chân), vùng Chỉ là bàn chân. Nửa trước thời Tây Hán, Giao Chỉ mang tính khái niệm nhiều hơn địa danh vì :

 

a. Không có bất cứ tài liệu nào ghi nhận có quan lại trấn nhậm ở Giao Chỉ.

b. Sách Mặc tử, Thi tử, Sử kí có nhắc đến Nghiêu – Thuấn phủ dụ, vỗ về Giao Chỉ. Hành động này không thể xem là cai trị. Nó không khác gì phương châm “Hòa tập Bách Việt” mà Hán Cao tổ khuyên Triệu Đà sau này.

c. Sau thời Đông Hán có ít nhất hai quyển sách ghi nhận Giao Chỉ với nghĩa “cơ sở, nền tảng” của đế quốc Trung Hoa: An Nam Chí Lược của Lê Tắc dẫn Hán Quan Nghi của Ứng Thiện nói “Trung Quốc tiến tới phương nam lấy làm Cơ Chỉ”. Lịch Đạo Nguyên viết trong Thủy Kinh Chú (hoàn thành năm 515): “…thời hựu kiến Sóc Phương minh dĩ thủy khai bắc thùy toại tịch Giao Chỉ vu nam vị tử tôn Cơ Chỉ dã”, tức: “Vua (Hán Vũ Đế) vừa khai phá biên thùy Sóc Phương phía bắc, vừa mở Giao Chỉ phương nam làm nền móng cho con cháu”.

 

Lãnh thổ Hoa Hạ cách đây 4000 năm nằm phía trên dòng Hoàng Hà. Trong quá trình nam tiến, mở mang vương quốc, lãnh thổ ấy ngày một bành trướng theo gót chân đế quốc. Như vậy nếu Giao Chỉ là một khái niệm thì chắc chắn khái niệm ấy sẽ liên tục di chuyển về phương nam. Tôi tìm ra một căn cứ, tuy rằng chưa chắc chắn lắm nhưng khá bất ngờ: Nước Sở thời Xuân Thu – Chiến Quốc có thể được hình thành trên vùng Giao Chỉ của nhà Chu. Thật vậy:

 

Cơ Chỉ có hai từ có thể thay thế nhau:   ,  

Cơ Sở:  

Chữ Sở (tên đất, nước): 

Ch Sở trong Cơ Sở chỉ khác chữ Sở (tên nước) bộ Thạchbên trái. Với nguyên tắc “đồng âm thông giả” thì nước Sở hoàn toàn có thể xem là Cở sở của nhà Chu, Giao Chỉ của vương quốc Tây Chu.

 

Chu Thành Vương đã phong cho Hùng Dịch đất Sở [3]. Vùng Đan Dương mà Hùng dịch lập nên quốc gia Sở hôm nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hùng Dịch không thuộc dòng dõi hoàng gia triều Chu, nhưng vì có công nên được ưu ái. Mảnh đất ấy chắc chắn là một vùng hoang sơ, xa xôi nên suốt thời Xuân Thu các quốc gia trung tâm (Trung Quốc) luôn coi Sở là nước không chính thống, man di, mọi rợ…

 

Đến năm 111 trước công nguyên, sau khi chiếm Nam Việt, nhà Tây Hán đặt chín quận dưới tên gọi chung là Giao Chỉ Bộ, trong đó lại có một quận tên là Giao Chỉ.

 

Như vậy, từ nếu lấy mốc thời gian của đàn Nam Giao đã dẫn ở trên, sau 1000 năm (đến thời Chu) Giao Chỉ vượt sông Hoàng Hà, xuống bình nguyên kẹp giữa Hoàng Hà và Trường Giang, tiếp theo 1000 năm nữa (thời Hán Võ Đế) Giao Chỉ đã tịnh tiến rất xa về phương nam, tại khu vực Bắc Việt Nam, Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc.

 

C. Tượng quận

 

Khi Tần diệt Sở, nước Sở bị gộp vào Trung Nguyên, khái niệm Giao Chỉ không thấy xuất hiện. Sử Ký, Nam Việt úy Đà liệt truyện, viết: Năm 214 TCN quân Tần cướp Dương Việt đặt 3 quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng. Quế Lâm và Nam Hải khá rõ ràng, duy Tượng Quận đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực mà hai ngàn năm nay người ta chưa rõ nó ở đâu. Cũng vì nhà Tần quá ngắn ngủi, chiến tranh sau đó làm sách vở tiêu tán gần hết.

 

Một khi khái niệm Giao Chỉ bị xếp lại, hẳn nhiên phải có một khái niệm khác thay thế. Phải chăng đó là Tượng? Để mô tả thứ nào đó trừu tượng người ta hay dùng phép tượng trưng. Giai thoại “Thầy bói mù xem voi” đã mượn con voi nhằm nói về sự trừu tượng. Nghĩa của chữ Tượng rõ nhất trong môn cờ tướng, người Trung Hoa đã sáng tạo ra Tượng Kỳ chậm nhất là vào thời Chiến Quốc, khi chiến xa còn được coi như “ông kẹ” của chiến trường. Hơn nữa voi đánh trận không hề có trong thư tịch Trung Quốc trước công nguyên. Trò giải trí siêu đẳng này hình tượng hóa một trận đánh thời cổ đại vào 64 ô vuông chia đôi bởi một dòng sông. Bàn cờ có hai quân Tượng. Đây không phải loài voi như nhiều người lầm tưởng. Quân Tượng không bao giờ qua sông tham dự trực tiếp vào cuộc công thành đối phương. Nó biểu trưng cho những yếu tố trừu tượng có ảnh hưởng nhất định đến toàn cuộc như công tác tâm lý chiến, dân vận, ý chí của con người, tinh thần xả thân hy sinh… Bình Nguyên Lộc trong quyển “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” cho biết sách Lễ Ký, chương Vương Chế ghi nhận thời Hạ, Thương, Chu, người Trung Hoa gọi phương nam là Tượng. Triều Chu đã đặt chức quan “Tượng tư” có nhiệm vụ trông nom việc bang giao với các man di phương nam.

 

Tượng quận có thể hiểu là một vùng đất phương nam tạm để đó, chưa đến lúc xâm lăng, chưa có dịp “khai phá” và “khai thác” theo đúng ngôn ngữ Xuân Thu – Chiến Quốc. Tượng Quận là tên gọi tượng trưng mang tính khái niệm theo cách của nhà Tần và nó tương đương với Giao Chỉ của nhà Chu. Giao Chỉ của Tần Thủy Hoàng là Tượng Quận, tiếp theo Tượng Quận là Cửu Chân và Nhật Nam sẽ hoàn toàn hợp lý với tư duy ngôn ngữ trong giới hạn kiến thức địa lý thiên văn xưa kia.

 

D. Cửu Chân 九真 , Nhật Nam 日南

 

Thời Hán Vũ đế, việc đặt tên 9 quận mới nằm trong Giao Chỉ bộ đã chính thức biến thuật ngữ Giao Chỉ nửa mang yếu tố địa danh, nửa vẫn chứa tính khái niệm. Như vậy thì quận Giao Chỉ là địa danh hay khái niệm? Có nhiều lí do cho rằng quận Giao Chỉ vẫn còn là khái niệm.

 

  1. Các cánh quân Hán dừng lại ở Phiên Ngung, không vượt biển xuống đồng bằng sông Hồng.
  2. Đến đầu công nguyên mới có chức Thái thú quận Cửu Chân và quận Giao Chỉ

 

Hiển nhiên nếu khi ấy quận Giao Chỉ mang tính khái niệm, tức một quận ảo, vẽ vào bản đồ tham vọng Đại Hán cho có, thì hai quận ở xa hơn là Cửu Chân và Nhật Nam cũng sẽ hoàn toàn mang tính khái niệm.

Cửu Chân, chữ Hán là 九真. Có thể hiểu Chân là gốc (như qui chân là trở về gốc) và Cửu tượng trưng cho trời. Nghĩa “gốc” phải lấy trong từ “qui chân” nhưng nghĩa “trời” của Cửu hiện diện khá rõ trong sách Thuyết Văn: : 陽之變也[4] (Cửu : Dương chi biến dã / Là dương (mặt trời) biến hình vậy).

Chiếu theo hàm nghĩa thiên văn xuyên suốt bài viết này, Cửu Chân có thể hiểu là vùng đất hai bên gốc mặt trời. Gốc mặt trời tức là vị trí biểu kiến của mặt trời trên thiên cầu trong ngày xuân phân và thu phân. Vùng Cửu Chân tương đương với thuật ngữ hiện đại là vùng Xích Đạo, hoặc cụ thể hơn là vùng đất có khí hậu Xích Đạo và Nhiệt đới.

Quận Nhật Nam tiếp nối Cửu Chân, vậy Nhật Nam có phải tương đương với Bán Cầu Nam trong thiên văn?

Nhật Nam nghĩa là phía nam mặt trời. Sử ký viết: …南至北乡户 (Nam chí bắc hương hộ). Tạm dịch: “(Đất đai nước Tần)… phía nam đến miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc”[5]. (集解吴都赋曰:开北户以向日”): Sách tập giải Ngô Đô Phú chú : “Khai bắc hộ dĩ hướng nhật – Mở cửa hướng bắc để đón ánh mặt trời." (刘逵曰:日南之北户,犹日北之南户也”)Lưu Quỳ chú : "Nhật nam chi bắc hộ , do nhật bắc chi nam hộ dã -  Phía nam mặt trời thì làm cửa quay mặt về hướng bắc, cũng như phía bắc mặt trời thì cửa nhà quay mặt về hướng nam vậy”.

 

Tư Mã Thiên viết câu trên chứng tỏ ngành thiên văn biết vậy nhưng sự thực người Trung Quốc chưa bao giờ đặt chân đến vùng Nhật Nam. Nghĩa Nhật Nam với triều Tây Hán là khu vực nằm dưới Nam chí tuyến (vĩ độ 23 độ 27 phút), đi qua thành phố Rockhamton Bang Queensland Australia. Trong khi đó Nam Bán Cầu phải được tính từ vĩ độ 0 độ, từ mép phía nam của eo Malacca trở xuống.

 

Xin lưu í, phần lớn đất nước Trung Quốc ở trên Bắc Chí Tuyến (vĩ độ 23 độ 27 phút, ngang qua thành phố Quảng Châu), do đó mặt trời với họ luôn ở về phía nam, mọc phương đông nam và lặn phương tây nam. Rõ nhất trong ngày Đông Chí đêm dài ngày ngắn, mặt trời lẩn quẩn hẳn về phía nam. Vì vậy khi tế trời (cúng mặt trời) thiên tử - con trời phải quay mặt về phương nam. Có lẽ muộn nhất là thời Tần[6], người Trung Quốc đã chế tạo được Hỗn Nghi, một bộ máy đo đạc thiên văn khá đơn giản nhưng thể hiện đầy đủ vòng tròn xích đạo, hoàng đạo (quĩ đạo biểu kiến của mặt trời trên thiên cầu). Về cơ bản đường xích đạo trên Hỗn Nghi và đường xích đạo của con người thế kỉ 21 tương đồng về bản chất.

 

Nếu hiểu Cửu Chân là vùng chứa đường “gốc trời – xích đạo” chứ không phải đường “gốc trời – xích đạo” trên thiên cầu, sẽ dẫn đến sự chồng lấn hai khái niệm Cửu Chân và Nhật Nam ở khu vực Nam Chí Tuyến (Vĩ độ từ 0 độ đến vĩ độ 23 độ 27 phút nam). Tuy vậy sai số trong khái niệm Cửu Chân và Nhật Nam rất đơn giản và dễ hiểu: sự hạn chế hiển nhiên của thiên văn Trung Quốc cách nay hơn 2000 năm. Một lần nữa ta thấy sách vở Trung Quốc thời ấy thiếu hẳn kiểm nghiệm thực tế. Hay nói cách khác, Cửu Chân và Nhật Nam khởi đi là hai khái niệm trong thư phòng của những sử quan Tây Hán.

 

E. Kết luận

 

Bằng thiên văn kiến giải Nam Giao, Giao Chỉ, Tượng quận, Cửu Chân, Nhật Nam ta hẳn thấy tính hệ thống xuyên suốt trong việc tiếp cận phương nam của văn minh Hoa Hạ: đầu tiên là những quan sát lí thuyết trên gốc tọa độ là đài quan sát thiên văn Nam Giao. Giao Chỉ, Tượng quận, Cửu Chân, Nhật Nam khởi sinh đều là khái niệm. Các đoàn quân đế quốc nam tiến trong hàng ngàn năm đã dần dần chuyển những khái niệm mơ hồ ấy thành những địa danh xác thực.

 

Loạt ngữ nghĩa trên đây rất cần được các chuyên gia lịch sử chuyên nghiệp và am hiểu về thiên văn làm sáng tỏ thêm. Cổ sử Việt Nam có thể sẽ được hiểu rất khác với sách vở hiện tại nếu những tồn nghi ngữ nghĩa này ngày càng trở nên minh bạch.

 

Thảo Điền 3.2007

Bài viết có dùng hình minh hoạ nhưng SCL không đưa lên.



[1] http://www.confucianism.com.cn/detail.asp?id=19990

[2] Dẫn theo Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, NXB VH-TT 2005, trang 22.

[3] Theo bản dịch Chiến Quốc sách, chương Sở sách. NXB Trẻ Tp HCM 1989

[6] Theo Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB VH-TT 1994, trang 345

Trương Thái Du
Số lần đọc: 3913
Ngày đăng: 19.03.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tính chất Việt và nguồn gốc triều Trần trong lịch sử Việt Nam -1 - Nguyễn Đức Hiệp
Tính chất Việt và nguồn gốc triều Trần trong lịch sử Việt Nam -2 tiếp theo và hết - Nguyễn Đức Hiệp
Ghi chú nhỏ về An Dương Vương - Trương Thái Du
Thần và Đất - Đinh Văn Hạnh
Khai sinh người Hán và sự hình thành nước Tàu - Hà văn Thùy
Một số nhận định về Phật Giáo Hoà Hảo – Một Đạo giáo xuất phát từ vùng châu thổ sông cửu long . - Nguyễn Bạch Trúc
Một số nhận định về Phật Giáo Hoà Hảo – Một Đạo giáo xuất phát từ vùng châu thổ sông cửu long . tiếp theo và hết - Nguyễn Bạch Trúc
Tên làng xã Khánh Hoà hồi đầu thế kỷ XIX qua sưu tập địa bạ triều Nguyễn - Nguyễn Man Nhiên
Địa danh gốc Chăm ở Khánh Hoà - Nguyễn Man Nhiên
Nói thêm về đàn Nam Giao - phần 1 - Trương Thái Du
Cùng một tác giả
Con rồng chữ (truyện ngắn)
Cuộc cờ (truyện ngắn)
Dạ khúc ven rừng (truyện ngắn)
Hồn phố (truyện ngắn)
Khúc hời ru (truyện ngắn)
Giữa mùa mưa (truyện ngắn)
Đêm thị dân (truyện ngắn)
Triệu Vũ Đế (truyện ngắn)
Sa mạc (thơ)
Nguyễn Ức Trai (truyện ngắn)
Chúng tôi là chó (truyện ngắn)
Á đại gia (truyện ngắn)
Phan và Nguyễn (truyện ngắn)
Vàng ảnh vàng anh (truyện ngắn)
Dương cầm (truyện ngắn)
Lỗi văn hóa (truyện ngắn)
Bức tranh hoa đào (truyện ngắn)
Cành hoa đào lửa (truyện dài)
Hòm thư ảo mị (truyện ngắn)
Đông chí (truyện ngắn)
Man đảo (truyện ngắn)