Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
968
123.197.279
 
Bài thơ cuộc đời của nhà văn Trang Thế Hy đã tìm ra chính bản.
Phan Tấn Tài

Nhân đọc bài với tựa Trang Thế Hy : Bài thơ cuộc đời và “ chuyễn đi chỗ khác chơi “

của  Trần Hữu Dũng, tôi nhận thấy bài thơ của Minh Phẩm (Trang Thế Hy) không đúng bản in năm 1959 (hiện tôi có nguyên bản), bài thơ này bị sửa 12 chỗ. Có lẽ ông Dũng đã chép lại từ bản in của HVHNT Hậu Giang năm 1987 và có sửa 2 lỗi chính tả cũng như bớt đi một từ ngữ bị sửa.

Tuy không có quyền sửa bài của tác giả Trần Hữu Dũng nhưng việc sửa lời trong bài thơ của Trang Thế Hy là một việc tối kỵ cho những người làm văn.

 

Để giữ nguyên văn của tác phẩm, nếu có thể, xin ông vui lòng cho nhà văn Trần Hữu Dũng hay 12 điểm bị sửa còn lại đó để ông ấy quyết định có ghi lại nguyên bản hay không. Riêng tôi thì rất mong ông Dũng ghi lại nguyên văn bài thơ để khỏi bị „tam sao thất bản“ (lời TTH khi tôi cho ông biết) và đó cũng là một hình thức kính trọng một tác giả lão thành, cũng như kính trọng văn phong cũa ông.

Tôi xin gởi theo bài thơ, nguyên bản đối chiếu với bài thơ của ông Dũng

Phan Tấn Tài

 

Cuộc Đời

 

Ngày xưa hồi còn thơ

Một chiều nắng đẹp khoe màu tơ

Tôi cùng em, hai đứa

Thơ thẩn ngồi chơi trên ngạch cửa.

Tóc em chừa bánh bèo

Môi chưa hồng, da mét: con nhà nghèo !

Đầu tôi còn hớt trọc

Khét nắng, hôi trâu, thèm đi học

Em cầm một củ khoai

Cạp vỏ bằng răng rồi chia hai.

Thứ khoai sùng lượm mót

Mà sao nó ngọt thôi là ngọt !

                   

Bây giờ, giữa đường đời

Kỷ niệm ngày xưa xa mù khơi,

Gặp nhau chiều mưa lạnh

Hai đứa đều sang trong bộ cánh

Dung nhan em còn tươi

Anh mừng tưởng đâu đời em vui.

Dè đâu đây là quán

Em bẹo hình hài rao lên bán

Đang thời đông khách mua

Chợ thịt còn sung được vài mùa.

Nghe nói anh cầm viết

Nghệ thuật là gì, em muốn biết.

- “Mùi hôi nói mùi thơm

Cây bút cầm tay : cần câu cơm

Đó, em ơi ! nghệ thuật :

Nhắm mắt, quay lưng, chào sự thật.”

Rồi đôi ta nhìn nhau

Không có ai đánh mà lòng đau

Em mời ăn bánh ngọt

Nhắc củ khoai sùng mình lượm mót

Đường bánh tươm vàng mơ

Như nắng chiều xưa khoe màu tơ

Mới cầm tay, chưa cắn

Mà sao nó đắng thôi là đắng !

Xin anh một nụ cười

Cười là sao nhỉ ? Anh quên rồi !

Xin em chút nước mắt

Mạch lệ em từ lâu, đã tắt !

Hỏi nhau : buồn hay vui ?

- Biết đâu ? Ta cùng hỏi cuộc đời.

 

Minh Phẩm

Vui Sống 4.11.1959

 

CUỘC ĐỜI

 

Ngày xưa hồi còn thơ

Một chiều nắng đẹp khoe màu tơ

Tôi cùng em, hai đứa

Thơ thẩn ngồi chơi bên ngạch cửa

Tóc em chừa bánh bèo,

Môi không hồng da mét (con nhà nghèo !)

Đầu anh còn hớt trọc

Khét nắng, hôi trâu, thèm đi học

Em cầm một củ khoai

Gọt vỏ bằng răng rồi chia hai

Thứ khoai sùng lượm mót

Mà sao nó ngọt ơi là ngọt !

                   

Bây giờ giữa đường đời

Kỷ niệm ngày xưa xa mù khơi

Gặp nhau chiều mưa lạnh

Hai đứa cùng sang trong bộ cánh

Dung nhan em còn tươi

Anh mừng tưởng đâu đời em vui

Nào hay đây là quán

Em bẹo hình hài ra bán

Đang thời đông khách mua

Chợ thịt còn sung được nhiều mùa

Nghe nói anh cầm viết

Nghệ thuật là gì em muốn biết

-    Mùi tanh nói mùi thơm

Cây bút cầm tay : cần câu cơm

Đó em ơi ! Nghệ thuật :

Nhắm mắt quay lưng chào sự thật

Rồi đôi ta nhìn nhau

Không () ai đánh mà nghe đau

Em mời anh bánh ngọt

Nhớ củ khoai sùng ngày xưa lượm mót

Đường bánh tươm vàng mơ

Như nắng chiều xưa khoe màu tơ

Mới cầm lên chưa cắn

Mà sao nó đắng, ơi là đắng

Xin anh một nụ cười

- Cười là sao nhỉ ? Anh quên rồi

Xin em chút nước mắt

- Mạch lệ em từ lâu đã tắt

 Hỏi nhau buồn hay vui

-Biết đâu, ta cùng hỏi cuộc đời

 

1959.

MINH PHẨM

Theo bản

Trần Hữu Dũng

 

Bài thơ cuộc đời và “ chuyễn đi chỗ khác chơi “

http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=3289&LOAIID=15&LOAIREF=5&TGID=608

 

Thư Trần Hữu Dũng :

Cam on anh chuyen thu cua PTTai ve bai viet Trang The Hy. Truoc do toi cung nhan nhieu ban bao la dung nhat ve Quan ben duong. Co lan toi hoi chinh ong Trang The Hy thi ong tram ngam hoi lau bao nhau di, khong noi gi ca.

 

Thư Anh Phan Tấn Tài

Xin mách voi anh Dung la o thu vien TPHCM co bo Tuan San Vui Song, bai tho Cuoc Doi in trong so 9, trang 4

Phan Tan Tai

 

Chào anh Hòa,

Tôi xin gởi theo đây scan của bài thơ. Tôi không hiểu anh nói tới đoạn viết là đoạn nào, có lẽ là bài thơ tôi đã đưa vào dạng digital ? Vây xin gởi luôn bài thơ đến anh.

Rất tiếc là lúc tôi nhờ dịch vụ thư viện sao kỹ thuật ảnh, phẩm chất máy không tốt. Tôi đã sao toàn bộ tập san Vui Sống và có tặng ông Trang Thế Hy 1 bản sao, ông tặng lại tôi bản chánh nhưng đã cắt đi tất cả những tác phẩm của ông. Vì thế, tôi chỉ có được bài thơ này phẩm chất khá tồi tệ, khó đọc. Vây xin anh cảm phiền mà đọc và xin anh kiểm lại lần nữa trước khi đưa lên mạng.

 

Để kết thúc bài thơ  „Cuộc Đời“ !

 

Chào anh Hòa,

Tôi đọc lại và so sánh mấy lượt nữa, trong bài thơ tôi chép thiếu một dấu phết, dư một dấu chấm và thiếu mở và đóng ngoặc đơn, những chỗ đó là:

 

Bây giờ, giữa đường đời, (dấu phết sau chữ đời.)

 

(Đang thời đông khách mua

Chợ thịt còn sung được vài mùa)           Mở và đóng ngoặc hai câu này, và cuối câu không có dấu chấm.

 

Ngoài ra trong mail tôi gởi sang anh lần đầu (phần trên trong web) tôi ghi lộn HVHNT Hậu Giang, xin anh sửa lại chữ Hậu Giang ra An Giang.

 

Một điểm nữa xin góp ý là trong phần giới thiệu tác giả Trang Thế Hy, ngày sanh của ông là 29.10 chớ không phải 9.10. Xin anh sửa lại.

PTT

 

 

Phan Tấn Tài
Số lần đọc: 4127
Ngày đăng: 25.05.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Màu tím hoa sim” bản nào là đúng nhất ? - Nguyễn Minh Hùng
Chuyện buồn [Hết] …Cười [Nổi] : Về bài Văn chương mạng của Inrasara trên báo Văn nghệ số 20, 19.05.2007. - Inrasara
Lại nói về Linh Phương là tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em - Vũ Trọng Quang
Bàn lại lịch sử hình thành Kinh Dịch-1 - Hà văn Thùy
Bàn lại lịch sử hình thành Kinh Dịch-2 - Hà văn Thùy
“Tình em” của nhà thơ Hồ Ngọc Sơn có 2 phiên bản - chuyện lạ hay ‘đạo văn’ ? - Nguyễn Tý
Thiên chức nhà giáo - Trần Kiêm Ðoàn
Viễn Phương , Nhà văn chỉ “Muốn nói lên sự thật” - Triệu Xuân
Tiếng hát con tàu và tuyên ngôn nghệ thuật của Chế lan Viên - Nguyễn Minh Hùng
Lê Văn Thảo với những tác phẩm giàu lòng nhân ái - Triệu Xuân