Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.110
123.143.058
 
Một góc nhìn về lịch sử
Nguyễn Thị Hậu

Tôi thường đọc những bài khảo cứu về lịch sử của tác giả Nguyễn Đức Hiệp trên một Website về Văn học – Nghệ thuật. Các tiêu đề như Khảo cổ học soi sáng văn minh Đông Sơn, Angkor xưa và nay, Người cổ Đông Nam Á… và nhiều bài khác (có và chưa có mặt trong tập sách này) đã làm tôi chú ý vì đây là những nội dung cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy của tôi. Và cũng vì tò mò nữa, bởi qua vài dòng tiểu sử ngắn ngủi, tôi được biết  tác giả đang làm việc ở một lĩnh vực dường như chẳng liên quan gì đến sử học, dân tộc học và khảo cổ học!

 

Đầu năm 2007, trong chuyến anh Nguyễn Đức Hiệp về thăm nhà tình cờ tôi có dịp gặp anh. Qua câu chuyện trao đổi về việc khai thác và sử dụng những nguồn sử liệu mà cả anh và tôi cùng quan tâm, tôi được biết anh sắp xuất bản một cuốn sách tập hợp những bài viết đã đăng tải trên một số Website trong và ngoài nước. Lúc đó tôi nói đùa với anh “Vậy là em không phải mua sách vì thế nào cũng được tác giả tặng?!”. Không ngờ sau đó tôi nhận được e-mail của anh “đặt hàng” tôi viết vài lời giới thiệu cuốn sách với bạn đọc! Thiệt tình, tôi bỗng thấy ngần ngại quá vì chưa bao giờ (và cũng không quen) viết một bài có tính chất “trịnh trọng” như thế! Vả lại, tôi nghĩ đây là một cuốn sách về lịch sử, nếu được một người có uy tín khoa học trong ngành giới thiệu thì tốt hơn… Mang nỗi ngại ngần này bày tỏ với anh thì anh bảo, muốn tôi viết như một người đọc đã quan tâm và chia sẻ cùng anh những vấn đề lịch sử – văn hóa Việt Nam mà anh đề cập trong cuốn sách. Vì vậy, không dám viết Lời giới thiệu  nhưng cũng không thể chối từ, tôi – với  một chút “liều lĩnh” vốn có  của người làm khảo cổ và cả một chút lãng mạn của người đã có dịp trải nghiệm nhiều vùng đất bằng bước chân mình – muốn được chia sẻ cảm nghĩ đồng thời cũng là một vài nhận thức của mình sau khi gấp lại những trang cuối cùng của cuốn sách lý thú này.

 

Trong cuốn sách của mình, anh Nguyễn Đức Hiệp đã có những bài mang tính khái quát về đặc điểm của Khoa học hiện đại. Qua việc hệ thống triết lý khoa học thời hiện đại, mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, anh đã làm rõ hơn một trong những nguyên tắc “sống còn” của Khoa học xã hội ngày nay: nghiên cứu liên ngành – đa ngành không chỉ trong các ngành Khoa học xã hội với nhau mà còn với nhiều ngành Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật. Vấn đề nghiên cứu phải được đặt trong bối cảnh rộng hơn về không gian, thời gian và cả về nội hàm của nó. Tất nhiên, muốn làm được điều đó thì người nghiên cứu cần có nội lực tri thức, đầu tiên là tri thức từ nguồn tư liệu của vấn đề. Trong phạm vi khoa học lịch sử, một câu hỏi đã được đặt ra từ lâu, đó là có hay không có, và làm thế nào để có một “lịch sử khách quan”, khi mà nền sử học luôn chịu ảnh hưởng của một xã hội nhất định, khi mà cùng với độ lùi của thời gian lịch sử sẽ được nhìn từ nhiều góc độ, chiều kích khác nhau. Vì vậy nguồn sử liệu phong phú hơn nhưng cũng nhạt nhòa hơn, thậm chí có khi sai đúng khó lường… Trả lời câu hỏi này như thế nào tùy thuộc vào việc xác định phương pháp luận cơ bản để tiếp cận những nguồn sử liệu. Tiếp cận tư liệu mới là phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt, qua đó nhà sử học sẽ thể hiện sự khách quan khoa học trong khi nhìn nhận, đánh giá những vấn đề lịch sử mới, đặc biệt khi đặt ra, đặt lai những vấn đề lịch sử không mới!

 

Phần nội dung về lịch sử con người ở Đông Á và Đông Nam Á,  anh Nguyễn Đức Hiệp đã tóm tắt một số công trình lớn gần đây trong việc nghiên cứu gien di truyền đem lại nhiều nhận thức mới về nguồn gốc loài người ở hai khu vực trên. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng, nguồn gốc “sinh học” chỉ là một phần của lịch sử văn hóa tộc người ở Đông Á và Đông Nam Á (và nói chung trên thế giới). Chính xác hơn, trong mỗi một Con người xã hội luôn có hai nguồn gốc: Con người sinh họccon người Văn hóa. Tuyệt đối hóa nguồn gốc sinh học mà không đặt con người trong bối cảnh của một quá trình lâu dài tiếp xúc, tiếp nhận, thích ứng, biến đổi của một cộng đồng tộc người  trong môi trường sinh thái – nhân văn nhất định thì  dễ sa vào thái độ “tự hào” đến mức cực đoan khi cho rằng, mọi thành tựu văn hóa – văn minh của khu vực Đông Bắc Á là từ Đông Nam Á mang lên, như một sự đối trọng với tư tưởng “bành trướng văn hóa” đã từng phổ biến trước đây là nguồn gốc văn minh Đông Nam Á do văn minh Hoa Hạ truyền bá xuống. Cho đến nay không ai có thể phủ nhận được thành tựu văn hóa quan trọng nhất mà khu vực Đông Nam Á đã đóng góp cho thế giới, đó là việc cư dân văn hóa Hoà Bình từ khoảng 10 ngàn năm cách ngày nay đã phát minh ra nghề trồng trọt. Văn hóa Hòa Bình là một văn hóa khảo cổ phân bố rộng khắp khu vực Đông Nam Á thời cổ (bao gồm cả phía Nam sông Dương tử – vùng Hoa Nam ngày nay). Địa bàn phân bố chính của nền văn hóa này là vùng thung lũng chân  núi, trước núi, thềm sông cổ. Di tích thường được tìm thấy trong những hang động, mái đá. Môi trường tự nhiên với “hệ sinh thái phổ tạp” phong phú các giống loài thực vật và động vật thủy sinh đã được con người khai thác làm thức ăn, tiến tới thuần hóa nhiều loại thực vật và là nơi đầu tiên thuần hóa một số giống lúa hoang. Để rồi vào khoảng 4,5 ngàn năm cách ngày nay, nghề nông trồng lúa nước mới thực sự phát triển xuống vùng châu thổ các con sông lớn ở Đông Nam Á. Sự hiểu biết nguồn gốc sinh học của con người, hiểu biết văn hóa – sự ứng xử của con người với tự nhiên – là cơ sở cho tri thức về nguồn cội văn minh Đông Nam Á – Việt Nam. Nhận thức được điều này, ở một khía cạnh nào đó giup xóa bỏ ẩn ức tâm lý “nhược tiểu”  từ lâu nay ảnh hưởng đến việc nghiên cứu lịch sử – văn hóa Việt Nam.

 

Do nghề nghiệp nên tôi có dịp đi đến nhiều vùng miền trên đất nước ta. Có lẽ vì thế mà tôi có sự đồng cảm vơi nhiều bài khảo cứu của anh Nguyễn Đức Hiệp về những vùng đất ở quê hương anh đã qua, đã đến. Mỗi lần về Việt Nam anh lại đi đến và khám phá những vùng đất khác nhau. Từ những chuyến đi đó, bằng một tình cảm trân trong trên cơ sở những tư liệu phong phú nhiều bài bút ký khoa học đã ra đời. Những tư liệu lịch sử khô khan đã trở nên sống động với văn phong giản dị, từ ngữ chính xác và dễ hiểu, lập luận khoa học khúc chiết nhưng nhẹ nhàng. Các vấn đề lịch sử – văn hóa Việt Nam như Văn minh Đông Sơn, Nguồn gốc triều Trần hay về văn hóa Champa, văn hóa Oc Eo… hay vấn đề về cội nguồn Bách Việt ở Đài Loan… có lẽ không phải là vấn đề mới, nguồn tư liệu anh Nguyễn Đức Hiệp dày công sưu tầm chắc cũng đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, khi hệ thống và tập hợp một cách chọn lọc, có sự đối chiếu so sánh, tán đồng hay phản bác dựa trên chứng cứ khoa học xác đáng thì tác giả đã giúp người đọc nhận thức rõ hơn nội hàm khoa học của những vấn đề này, tránh được một số định kiến – nếu có – từ nội dung có phần “nhạy cảm” của nó. Tất nhiên, mỗi bài khảo cứu tác giả chỉ giới hạn ở một vài  nội dung, nhưng người đọc thì luôn mong muốn nó được thể hiện trọn vẹn hơn, đầy đặn hơn, trên cơ sở những tài liệu mới hơn… Ví như lĩnh vực khảo cổ học, một số phát hiện và nhận định mới chưa được cập nhật trong những bài viết về Sài Gòn – miền Đông Nam bộ, về những di tích đền tháp Champa, phế tích văn hóa Oc Eo… Tôi đã trao đổi với anh Nguyễn Đức Hiệp nhưng không muốn anh sửa chữa lại trong tập sách này, vì cũng là một sự ghi nhận việc tiếp cận tài liệu trong nước ở những thời điểm khác nhau của Anh. Chắc rằng khi tái bản anh sẽ bổ sung và chỉnh sửa.

 

Một cảm nhận ngày càng rõ trong tôi sau khi đọc hết tập sách này: những biến cố chính trị, những sự kiện lịch sử rồi cũng sẽ qua đi. Cái còn lại vĩnh viễn trong ký ức những thế hệ con người chính là ý nghĩa và giá trị nhân văn của những biến cố, sự kiện ấy… Lịch sử không thể tách rời Văn hóa, hay nói đúng hơn, nhận thức – ghi nhớ – lưu truyền lịch sử, đó là Văn hóa.

 

Sự say mê nghiên cứu về lịch sử của anh Nguyễn Đức Hiệp làm tôi nhớ đến một kinh nghiệm từ cuộc đời khoa học của giáo sư  Dân tộc học Nguyễn Đức Từ Chi, một người Thầy tôi có may mắn được học ở Đại học. Kinh nghiệm đó là, muốn nghiên cứu lĩnh vực nào thì tốt nhất đừng công tác tại cơ quan chuyên môn về lĩnh vực ấy … Ngoài việc tránh được những “phiền phức” do cơ chế quản lý, việc này còn mang lại một lợi ích lớn hơn, đó là người nghiên cứu sẽ tránh được lối mòn, sự khuôn sáo, định kiến, hạn chế sự ảnh hưởng bởi “tâm lý đám đông” trong nghiên cứu khoa học xã hội… Tất nhiên, điều này đòi hỏi người nghiên cứu phải có bản lĩnh khoa học vững vàng.

 

             Ngày nay, các Website trên mạng Internet là nơi thể hiện sự bình đẳng trong quyền được thông tin và quyền được nhận thông tìn khoa học, bình đẳng về sự hiện diện cũng như chịu sự phán xét của công chúng đối với các công trình khoa học. Các bài khảo cứu của anh Nguyễn Đức Hiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó trước khi được tập hợp thành một công trình để xuất bản chính thức. Tuy nhiên từ góc nhìn của anh, giá như cuốn sách mang tiêu đề “Khoa học soi sáng lịch sử – văn hóa” thì sẽ nói được nhiều điều hơn nữa về nội dung của nó…

Đó cũng là một chút tiếc nuối của người đọc đối với một cuốn sách mà mình tâm đắc.

 

Ảnh : Bìa sách “Khoa học soi sáng lịch sử ”

 

                                          Sài Gòn, tháng 4/2007

                                         

Nguyễn Thị Hậu
Số lần đọc: 4341
Ngày đăng: 24.07.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Một khám phá lịch sử đầy tính va chạm - Xuân Cang
Nguyễn Bính : LÒNG MẸ ’’Bao la như biển Thái Bình’’!(1) - Lê Xuân Quang
Nỗi buồn nhân sinh trong trang viết Nguyễn Tam Phù Sa - Nguyễn Thịnh
“Tuyển tập 18 Nhà văn đồng bằng sông Cửu Long ” (*) – MỘT THOÁNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG NGỮ - Thai Sắc
Máu Đỏ Da Vàng - Nguyễn Văn Hoa
Bốn Đoá Vô Ưu Ngày Cuối Hạ - Nguyễn Nguyên An
Tung hê phiền muộn thả đất trời. Đọc NHỮNG BƯỚC CHÂN CỦA BÃO- Bùi Đức Vinh ,NXB LAO ĐỘNG- 2006 ) - Lê Vũ
Những lỗi không đáng có ở bài viết về đêm hòa nhạc - Lê Đức Huy
TẢN ĐÀ : Thề non nước - Lời Thề Sắt Son! - Lê Xuân Quang
Trương Văn 7 , Người hát rong thơ mình - Nguyễn Đức Thiện
Cùng một tác giả
Những mảnh vỡ (26) (truyện ngắn)
Café một mình (tạp văn)
Những mảnh vỡ… (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (2) (truyện ngắn)
Truyện rất ngắn (3) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (4) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (5) (truyện ngắn)
Sông gốm (tạp văn)
Những mảnh vỡ (6) (truyện ngắn)
Happy end (tạp văn)
Những mảnh vỡ (7) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (8) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ 9 (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (10) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (31) (truyện ngắn)
Say bờ (tạp văn)
Những Mảnh Vỡ (11) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (12) (truyện ngắn)
Nhà thờ (tạp văn)
Những mảnh vỡ (13) (truyện ngắn)
Nắng lạnh (tạp văn)
Chùa trong phố (tạp văn)
(tạp văn)
Những mảnh vỡ (14) (truyện ngắn)
Sân bay (tạp văn)
Tháng tư về (tạp văn)
Những mảnh vở (15) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (16) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (17) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (18) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (19) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (21) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (20) (truyện ngắn)
Mùa Thu Berlin (tạp văn)
Cà Phê Mùa Thu (tạp văn)
Mùa Thu Xanh (tạp văn)
Những Mảnh Vỡ (22) (truyện ngắn)
Những mảnh vỡ (23) (truyện ngắn)
Những Mảnh Vỡ (24) (truyện ngắn)
Cao Nguyên (tạp văn)
Những mảnh vỡ (25) (truyện ngắn)
Bạn Xa Xứ (tạp văn)
Vùng Biên (tạp văn)
Sơ Tán (tạp văn)
Những mảnh vỡ (27) (truyện ngắn)