Văn học là một khái niệm xa xưa, nhưng luôn bị ngộ nhận. Một tập truyện trình bày ,kể lể,phản ánh thành tích…được xem là văn học chưa ?một bức thư của người này tỏ tình với người kia chưa phải là văn học.Song một bức thư tình trong quyển tiểu thuyết lại được nhìn nhận là văn học?!
Vào thế kỷ 19,nhà nho Nguyễn Tư Giản đã nói:” Bàn về văn của văn nhân ,có văn nghĩa lý ,có văn chính sự,có văn từ chương,mà cốt yếu là ở thần,ở khí,ở thế,ở cách…Người nào gồm đủ các mặt trên,đấy là nhà văn ưu tú nhất,người nào tuy cũng đủ các mặt trên nhưng hơi yếu thì thuộc loại thứ hai,còn người nào chỉ xuất sắc về một vài mặt thì lại đứng ở hạng sau nữa.”
Vì sao hiền triết Phương Đông không diễn đạt như các triết gia Phương Tây ? Aristote phân rõ viết sử,khác với viết truyện; Hegel cho rằng tiểu thuyết là sử thi hiện đại v. v…Các triết gia phương Tây luôn bị đầu óc phân tích và tổng hợp kiểu lý tính thuần túy,luôn nhận thức theo thuyết duy lý,(duy nghiệm thực chất cũng là biến dạng của duy lý),nên chỉ có tầm nhìn của tri thức,thiếu hẳn tầm nhìn của tâm thức,ấy là cái nhìn suốt sáu cõi của Nguyển Du như Mộng Liên Đường viết trong lời tựa Truyện Kiều. “nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi,tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời,thì tài nào có bút lực ấy “ Bài viết này vẫn sử dụng những thành tựu của tri thức phương Tây,dù nền tảng là quan niệm của Phương Đông,của các nhà hiền triết Việt Nam.
Trở lại quan niệm của Nguyễn Tư Giản,trước hết thấy rõ cái cao thấp của văn nhân không phải ở thể lọai,mà ở Thần,Khí,Thể vá Cách…
Trước khi đi sâu bốn vế này,cần bàn một chút về ngộ nhân của Francois Jullien cho rằng “đường vòng”(le détour) là cách tiếp cận sự vật, bút pháp thơ của Phương Đông. Nếu theo cách nhìn của không gian ba chiều và hình học Euclide thì có đường vòng, còn nếu nhìn bằng tâm thức của Phương Đông đó là cách gần nhất để tiếp cận sự vật .Hơn nữa, thành tựu của thuyết Tương Đối và cơ học lượng tử là thành tựu khoa học ở phương Tây cũng nhận ra sai lầm của học giả Francoir Jullien. Với thuyết Lượng Tử, ngôn ngữ cũng không thể đi theo đường thẳng đến lòng người,mà nó cũng rời bỏ tác giả theo những đường xác suất,vì vậy khó ai biết chắc trong câu thơ dùng từ này đắt hơn chữ kia,câu này hay hơn câu kia……Văn,thơ Phương Đông,trong đó có Việt Nam không có việc gì phải gọi là “vòng vo”.Chưa ai nghĩ rằng những câu thơ như:”Nửa chừng xuân thoắt gảy cành thiên hương” của Nguyễn Du,nên viết là:”nàng còn trẻ vội chết” để ngắn gọn.Nếu thế,làm sao có thần;khí trong văn học?
Thần là sự tồn tại mà trực cảm mới ghi nhận được, không nhìn thấy thần bằng giác quan mà hiểu biết thần bằng tâm thức,la thuộc tính họat động của năng lượng tâm linh, không thể phân tích bằng lý tính , và trong hệ thống duy lý.
Ở đây nói về Thần trong văn học, lời chữ là hiện thể của Thần, nhưng Thần ở phía trước và phía sau của lời chữ, không ở trong lời chữ, nên phân tích từ ngữ và phân tích mệnh đề(analyse grammatical et analyse logique) không thấy được Thần. Thần bao quanh mỗi từ và bao quanh cả bài viết như một cái kén vô hình.
Lấy ngẫu nhiên một bài thơ hay nào cũng trực cảm được cái Thần của nó. Tú Xương có bài “Sông Lấp”:Sông xưa rày đã biến nên đồng/Chỗ thì nhà cửa ,chỗ trồng ngô khoai/Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/Giật mình còn ngỡ tiếng ai gọi đò…Vậy Thần bài thơ này ở chỗ nào?
Giáo sư Hoàng Thiệu Khang trong bài bình luận về bài thơ này có đoạn”sông lấp” là một thi cảm về thời gian. Không gian ở đó hiện hữu không trong tư cách là một tự thể,một hiên hữu.Nó có là để cho thời gian,cung phụng thời gian.Nó là phương tiện để nhà thơ nói về thời gian,để người đọc thâm nhập vào lẽ thời gian biến dịch…”(trich Tuyển Hoàng Thiệu Khang-trang 47).Phải chăng Hoàng Thiệu Khang đã nắm bắt được cái Thần của bài thơ này.Trong lời chữ không hề có từ không gian ;thời gian;biến dịch.v.v..Ay là điển hình của “ý tại ngôn ngoại.Khái niệm Thần đi liền với khái niện Tứ,Tứ là nghĩ ra, phát hiện ra một cấu trúc ngôn ngữ, một tình ý mới của lời chữ là cái gì đó tạo ra hòa nhập thể giữa thiên nhiên, thế sự và tâm hồn, giữa nội tâm và ngoại giới nối liền qua chiếc cầu tâm linh.Phải chăng cấu trúc từ” sông” mà lại “lấp”,chớ không theo liên tưởng thường nghiệm sông thì “ chảy”, tiếng ếch mà lại ngỡ tiếng người gọi đò …là đặc trưng cái tứ cùa bài thơ này, để tạo ra cái Thần biến dịch của thời gian,và cảm xúc nuối tiếc kỹ niệm…
Cao Bá Quát dùng từ “tính linh” để chỉ cái Thần của văn học,có lần ông trách cứ những nhà nho đương thời có quá nhiều bài viết không có tính lính mà chỉ dùng chữ cho kêu,quá sáo rổng.Song ,cần phải khẳng định Thần không phải chỉ là nội dung,hiểu theo cặp phạm trù hình thức-nội dung của triết học phương Tây ,Thần ẩn tàng trong cả hình thức lẫn nội dung.Thần đi liền với Khí ,Khí là là sức lan tỏa, truyền đạt của Thần. Cái
Thần và cái Khí của tác phẩm như la hạt và sóng của ánh sáng.Anh sáng càng chói lọi càng dày đặc hạt, càng vô vàng sóng, tác phẩm càng hay càng dày đặt Thần, càng vô vàng Khí.
Khí bốc cao lan tỏa từ Thần, nhờ Khí mà Thần của văn học bám sâu vào tâm thức của đọc giả. Khí của bài viết là dạng trường của ngôn ngữ văn học ,thu hút đọc giã như nam châm hút kim loại, có thể dùng thuật ngữ từ trường của ngôn ngữ chăng? Cái Khí mạnh lôi cuốn nhiều thế hệ đọc giả,hơn nữa còn giúp dịch giả chinh phục đọc giả nước ngoài. Ai từng đọc qua bài “sông lấp” của Tú Xương, nếu nội tâm luyến tiếc cái gì đã qua;hoặc chán ghét cái gì của hiên tại vàv.v…,người ấy sẽ nghe văng vẳng bên tai những câu thơ thâm thúy này. Thần và Khí chuyển hóa lẫn nhau như dạng hạt và sóng của hạt hạ nguyên tử.Nhờ Khí mà một tác phẩm hay,luôn được phát hiện cái mới của thẩm mỹ.
Bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm,là bài thơ đầy ắp thần khí:”đưa người ta không đưa qua sông/sao có tiếng sóng trong lòng/Nắng chiều không sáng không vàng võ/ sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.”….
Cái Thần của bài thơ là thông qua ngôn ngữ huy động được điển tích(liên tưởng Kinh Kha qua sông Dịch ), nối kết đượcấn tượng(khi đất nước chưa đô thị hóa thì cảnh tiễn đưa thương diễn ra ở bến đò) vào nhạc điệu của bài hành làm toát lên sự quyết tâm bao quát rất độc đáo của người ra đi,và đi vì sự nghiệp lớn,Cái Khí của bài thơ là nỗi buồn nén lại, nén lại nữa đến bùng nổ, tan nát cõi lòng dù là người có chí lớn kiên quyết ra đi:”mẹ thà coi chiếc lá bay/chị thà coi như là hạt bụi/em thà coi như hơi rượu say”.Thần Khí của bài thơ đậm đặc nỗi niềm, giằng xé nội tâm của tráng sĩ bất kỳ thời đại nào,hay chỉ là một người ra đi rời tổ ấm cũng thế thôi.
Trong chương “Dưỡng Khí”,sách “Văn tâm điêu long” của Lưu Hiệp có viết:”cái tâm suy nghĩ ra ngôn từ là công cụ của cái thần.Nếu cái chí khoan thai,hòa thuận thì cái lí sáng rõ mà tình cảm tư tưởng được thông suốt.Trau dồi mài dũa quá đáng thì cái thần mệt mõi mà khí chất suy”
Theo Nguyễn Tư Giản, phải sáng tác hội đủ những mặt trên,mới công nhận là người viết ưu tú.Theo quan niệm Phương Đông,thơ có sáu phương thức để diễn đạt:phong,phú,hứng,tỉ,nhã ,tụng;được xem như là thể loại:thể phong ,thể phú,thể tụng.v.v…,nhưng không nên hiểu rạch ròi như khái niệm thể loại của phương Tây, không chĩ là hình thức diễn đạt. Sáu Thể nêu trên còn thuộc về bản chất của tác phẩm, nghĩa là Thể còn là thuộc tính của nội dung .Lưu Hiệp viết:”Việc giáo huấn làm cho một quốc gia noi theo gọi là Phong,phong làm cho bốn phương theo đường ngay,lẽ phải gọi là Nhã,đem điều ấy nói với quỹ thần thì gọi là Tụng”
Ở đây không nên hiểu hoàn toàn như người xưa,mà cần nhận thức rõ cái Thể văn học,khác với các thể văn phóng sự,bút ký,báo cáo công tác.v.v…
Trong nhiều năm,thể ký gần như được đề cao là tác phẩm văn học chính,thậm chí có lời khuyên trên diễn đàn là nhà văn nên viết báo thì hơn, thâm chí bầu một người viết phóng sự vào ban chấp hành Hội Nhà Văn;chưa bao giờ trong lịch sử văn học đất nước lại xuống cấp trầm trọng như vậy!
Chủ nghĩa hiện thực trong văn học phương Tây là bước tiến cũa văn học sử thế giới,không hiểu vì sao lại biến dạng thoái hóa đến vậy?Aristote viết trong Poetica:”nhiệm vụ của nhà thơ không phải ở chỗ nói về sự việc đã thật sự xảy ra,mà nói về cái có thể xảy ra theo qui luật của xác suất hay quy luật tất nhiên”. Từ những suy nghĩ sâu sắc đó Aristote chỉ ra thi ca có ý vị triết học và nghiêm chỉnh hơn lịch sử,vì thơ ca nói về cái bao quát,nhất quán,còn lịch sử nói về cái riêng lẽ,về sư việc nơi này nơi no trên hành tinh.Dĩ nhiên là những tác phẩm văn học đúng nghĩa,không kể tiểu thuyết ba xu,thơ vè xe cán chó…
Như vậy, Thể nên được hiểu như là chon lọc đề tài, phù hợp với tư tuởng của tác giả,không phải là minh họa một tư tưởng có sẳn;tư tưởng ấy là thông điêp riêng có của tác giả; tác giả không có dấu ấn của tư duy riêng chưa thể coi là biết sáng tác văn học
. Biết chọn đề tài rồi,phải gọi lời chữ lên,lời chữ được sàng lọc qua tâm cảm,chữ đã nằm trong câu khó lấy ra,câu viết tinh ròng ,nghĩa là làm nên cốt cách.Hiểu rộng hơn,Cách là cấu trúc ngôn ngữ,là sợi dây xuyên suốt những câu chữ riêng lẽ để thể hiện đề tài,là hiện thể của Khí Chất.Nếu Thể là sợi chỉ dọc,thì Cách là sợi chỉ ngang của tâm lụa văn học.
Bài thơ “sông lấp” của Tu Xương nếu phân tích theo mỹ học phương Đông,thì ở thể hứng(gửi gấm những lời bóng gió,uyển chuyển mà đẹp,gợi lên ít mà thu lại nghĩa lý thì nhiều).Còn bài “tống biệt hành” của Thâm Tâm,rơi vào thể tỉ,(nói lời xa,dùng hình tượng liên quan đến sự tình,so sánh nội tâm với ngoại cảnh),và nổi bật nhất là cốt cách tuyệt diệu của bài thơ, với vần điệu hành này. Mỗi từ chứa đựng cả câu, mỗi câu thu tóm toàn bài. Toàn bài hay, vì mỗi câu không tì vết, mỗi từ đúng chỗ không thay từ khác được.
Cho đến bây giờ ,người sáng tác và người đọc vẫn trong trạng thái người mù sờ voi.Người loay quay đi tìm các trường phái cũa nước ngoài để áp đặt vào văn chương trong nước,người mù quáng quờ đụng một lối viết nào đó,của sự dốt nát,sự làm xiếc ,sự đánh lận con đen để nổi tiếng,rồi ngợi ca như lác phẩm của thiên tài…..Nếu không ngộ ra mà thoát khỏi những trò chơi có tính “chính trị” ấy, văn học đang và sẽ lụi tàn dần, dấu hiệu báo động cho sinh mệnh của một dân tộc.
Những suy nghĩ của nhà nho Việt Nam Nguyễn Tư Giản là những gợi mở trọng yếu,để những đồng nghiệp thế hệ sau nghiền ngẫm,mà nâng cao tâm thức trong sáng tác.Người viết bài này rất sợ làm lý luận để soi đường, vì trong lịch sử ai càng đề cao lý luận là khách quan; là sáng suốt; la khoa học của thắng lợi,thì chính họ là chủ quan; là giáo điều, là ngụy biện hơn hết.Vì vậy, xem xét Thần; Khí;Thể;Cách của mỗi tác phẩm là một phương pháp tiếp cận văn học trong nhiều phương pháp khác nữa, nó không phải “ duy nhất đúng” ,mà nó là phương pháp của tâm linh, nhân tố bao trùm của văn hóa phương Đông.Tri thức của duy lý phương Tây,tạo ra những thành quả giúp ích cho cả loài người,tiện nghi vật chất là minh chứng rõ nhất,nhưng thành tựu văn hóa của phương Tây luôn tạo ra hai cực,vừa rất tốt lại vừa cực xấu, vừa nhân đạo lại vừa vô nhân đạo nhất. Đọc trong tiểu thuyết,trong kịch bản phim …đều cùng cảm nhận ấy. Người viết bài này không phủ nhận thành tựu của văn học phương Tây,nhưng không thể đồng thuận lấy tiêu chuẩn mỹ học của phương Tây để làm hình mẫu cho văn học nước nhà.
Đối với phương Đông, không câu nệ vào hình thức diễn đạt,là thư tình hay tiểu thuyết,là tả chân hay siêu thực,là hậu hiện đại hay tân hình thức…(chưa muốn nói sự phân chia ấy là thói quen ngớ ngẩn), mà hàm lượng văn học trong trang viết là tùy thuộc vào thần,khí, toát lên ở thể ,cách.
Suy nghĩ lại câu nói của Nguyễn Tư Giản,làm lộ ra sự hời hợt giản lược của những học thuyết mỹ học bắt nguồn từ triết học Phương Tây, nền triết học xoay trở trăm bề ở trong duy lý ,trong giới hạn của tri thức;thoạt nhìn thấy họ phân tích rạch ròi, ngay thẳng, sáng rõ, dễ tiếp thu. Nhưng nhận thức giản lược theo cách đó dẫn đến võ đoán,phê phán một chiều….gây thiệt hại cho nên văn học nước nhà, và cắt bỏ cội nguồn của dòng chảy văn hiến.
Thụ Triết Trang;mùa mưa 2007