Mái tóc bù rối, dài thậm thượt cùng khuôn mặt hốc hác, chán chường của người đàn ông cứ lắc lư theo nhịp xóc chiếc xe. Tôi nhớ gã và người bạn đồng hành lên xe sau tôi vài phút lúc nó bắt đầu chuyển bánh rời khỏi cái thị trấn tân lập buồn thiu này. Chuyến cuối của năm, chẳng có được mấy người khách. Cũng đúng thôi, đã hai tám tháng chạp rồi, tôi cứ tưởng mình là người muộn màng nhất lên xe, không ngờ lại còn Có những người muộn hơn. “dân đi cội”. Nhìn dáng vẻ phờ phạc, rách nát như chiếc ba lô lăn lóc dưới chân gã, tôi đoán chắc gã là dân tìm trầm. Hơn năm năm chuyển lên dạy cấp hai ở vùng khỉ ho cò gáy nầy, tuy chưa lần nào tiếp xúc trực tiếp với những Người làm nghề ngậm ngãi, nhưng tôi vẫn luôn có ấn tượng không tốt về họ qua nhiều Chuyện kể của những đứa học trò. Chỉ hai năm trở lại đây, cái thị trấn cận lân với rừng núi bạt ngàn vốn rất hiền hoà, bình lặng đột nhiên trở nên hỗn độn bất an bởi những toán người từ đâu đổ về, với đủ loại âm giọng. Không chỉ những gã đàn ông bặm trợn, dữ dằn lúc nào cũng sẵn sàng nhậu nhẹt, gây gổ đánh đấm nhau mà còn kéo theo đủ mọi hạng người ăn theo, hàng ăn quán nhậu mọc lên như nấm, và cái nhu cầu không Thể thiếu của cánh đàn ông xa nhà là gái điếm cũng lũ lượt đổ đến. Gã chọn đúng chỗ ngồi đối diện tôi, ở hai băng ghế sau của chiếc xe khách cũ kỹ, cà tàng còn sót lại đâu từ thời pháp thuộc, và chỉ có thể tồn tại trên những tuyến đường heo hút núi Non. Người bạn đồng hành với gã cũng không thiếu vẻ phong trần bụi bạc, giờ đang Nằm luỗi người trên băng ghế, tựa hẳn đầu lên bắp đùi gã, còn gã hình như đang gồng mình chống lại từng cú nhồi xóc, vòng tay thít chặt cố giữ cho thân hình người bạn khỏi bị quăng quật. Thỉnh thoảng gã lại đặt tay lên trán bạn.
· Cậu ta bị sốt à?
Người phụ nữ khá lớn tuổi ngồi cạnh tôi chợt lên tiếng. Gã ngẩn đầu lên trên khuôn mặt đầy những nét lo âu, trả lời cụt lủn:
· Vâng! Sốt
· Đã cho uống thuốc gì chưa, hình như cậu ấy đang lạnh lắm thì phải
· Vâng! Bạn cháu bị sốt gần mười hôm rồi, lại phải gắng lết ra khỏi rừng, Thuốc men cũng chẳng có nên càng kiệt sức...
· Mấy cậu lúc nào vào rừng cũng có mang theo thuốc sốt rét mà. Với lại hồi nãy ở bến xe có quầy bán. Sao không mua... Quá liều lĩnh.
Giọng gã buồn buồn :
· Liều lĩnh gì đâu bác, tại bọn cháu đâu còn đồng nào. Leo lên xe nầy mới là đi liều, về tới thành phố hẵng hay...
Chiếc xe bỗng nhảy chồm lên, gã bỏ lững câu nói và ôm chặt người bạn. Người phụ nữ cũng ngã dụi, ép cả cái thân thể phì nộn vào người tôi kèm theo những tiếng lầm bầm chửi rủa con đường, quên luôn câu chuyện nửa chừng với gã. Chiếc xe vẫn trôi đều trong nhịp nhồi xóc, cái im lặng lại trở về. Tôi vẩn vơ nhìn gã lần tay mở chiếc túi cóc ba lô nằm trên sàn xe, lôi ra một gói thuốc sợi. Trông gã khổ sở, trầy trật với một tay giữ bạn, một tay vê thuốc, tôi chẳng còn giữ vẽ dửng dưng, lạnh lùng lúc gã chọn đúng chỗ ngồi đối diện.
· Anh đưa tôi vấn giúp cho.
Gã ngần ngại nhìn một lúc rồi mới chìa cả gói sang phía tôi. Những sợi thuốc, Những mảnh giấy quấn mỏng tanh bất chợt làm tôi nhớ đến bà nội. Ngày xưa dù con cháu trong nhà rất đông nhưng lúc nào nhà có khách, bà cũng bắt tôi xe vấn từng điếu thuốc cẩm lệ. Bà cứ cười bảo con gái mà têm trầu vấn thuốc khéo, sau nầy sẽ khéo làm dâu, giỏi chìu chồng... Nếu bà còn sống chắc chắn sẽ rất thất vọng về tôi lắm... “cám ơn chị, chị vê thuốc đẹp thật.” lời khen của gã kéo tôi ra khỏi những hồi ức. “có gì đâu mà phải cám ơn, hồi nhỏ tôi vẫn thường vấn thuốc cho bà nội nên quen tay thôi”.
· Vậy chắc chị cũng không khó chịu vì mùi khói thuốc chứ?”
· Vâng! Anh cứ tự nhiên.
Tôi trả lời và phát hiện ra trên khuôn mặt đăm chiêu lạnh lùng của gã có một nụ cười thật trìu mến, hồn nhiên. Gã khẽ bật lửa, châm thuốc rít từng hơi dài rồi tế nhị nhả khói ngoài cửa xe. Tôi cũng trở lại thế ngồi, lơ đãng nhìn từng vạt rừng, Từng ngọn đồi chầm chậm chạy giật lùi theo tốc độ rùa của chiếc xe thời bảo đại còn ở truồng. Tôi bật cười thích thú với câu ví von quen miệng từ ký ức thời sinh viên. Gã mở to mắt nhìn, hình ảnh ngớ ngẫn cười của tôi phản chiếu trong ánh mắt ngạc nhiên thầm hỏi của gã khiến tôi mắc cở. Dù chẳng có bao nhiêu hành khách trên chuyến xe cuối năm nầy, nhưng trong cái số ít đó chẳng thiếu người tôi biết mặt, biết tên, và họ cũng nhận ra cô giáo dạy cấp hai nổi tiếng nghiêm khắc với học trò là tôi.
Năm năm rồi, tôi vẫn đi trên chuyến xe ngày hai mươi tám tháng chạp nầy. Sự trở về ăn tết muộn để tránh những lời chỉ trích, trách móc của nhiều người thân trong gia đình, đã trở thành một thói quen từ ngày xin chuyển lên dạy học ở vùng đèo heo hút gió, cái thị trấn tân lập nằm lọt thỏm giữa mênh mông rừng núi với những đứa học trò đi chân đất đến lớp. Năm năm vẫn chưa đủ dài để lãng quên những hụt hẫng ê chề của một cuộc hôn nhân không như ý. Tính thời gian, sự cô đơn và mọi thứ gian khổ thiếu thốn nơi đây chưa hề lý giải được với những người thân nguyên Nhân tôi tự nguyện từ bỏ ngôi trường mang chuẩn quốc gia ở thành phố để lên đây. Với tôi có thể là sự trốn chạy chính mình khi bị vỡ nát niềm tin, không còn đủ bản lĩnh để đối diện mỗi ngày với cái lạnh lùng vô cảm cứ dần dần chiếm hữu cuộc sống hôn nhân với người đàn ông một thời tôi tôn vinh thành thần tượng. Cứ ngỡ chỉ lên đây tạm lánh một thời gian, lăn lộn đủ với cái khổ hạnh để khẳng định cho mình Những gì anh ấy đang ấp ủ, đang làm là hợp lý. Nào ngờ cuộc sống đầy âm hưởng bán khai, lại trở thành thứ rào cản lớn trên ý tưởng tìm kiếm sự đồng cảm với chồng. Nếp ăn ở, nếp suy nghĩ thuần nhiên, chân chất ở đây lại càng làm tôi dị ứng, sợ hãi Trước quan niệm duy vật chất, duy quyền lực, bất chấp mọi thủ đoạn của ông chồng. Trước mắt mọi người, sự thành đạt, thăng tiến như diều gặp gió trong công việc cũng Như những lợi lộc vật chất gặt hái mỗi lúc mỗi nhiều theo chức vị của anh là cái hạnh phúc, ơn phước của tôi. Bởi họ không phải là người phải chứng kiến sự băng hoại của một con người từng mang nhiều hoài bảo đầy thiện ý, từng chinh phục trái Tim bé bỏng của tôi bằng những hành động hào hiệp. Bây giờ người ấy không còn nữa, Chỉ còn lại những gì có thể gọi là sắc lạnh, nhẫn tâm. Và tôi gần như chẳng bao giờ nhìn thấy chồng mình biết mủi lòng trước nghịch cảnh của những người chung quanh, thậm chí một lần ngừng xe lại cho người lỡ độ đường quá giang. Nhiều lúc tôi cũng tự vấn có phải do mình thiển cận, bảo thủ chẳng bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại, theo ngôn ngữ của anh.
Ngày tôi quyết định ly hôn, tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đều rất ngạc nhiên. Nhiều thứ nguyên nhân được thêu dệt, suy diễn tưng bừng quanh cuộc sống vợ chồng tôi, rồi cáo buộc rằng tôi bị mắc bùa ngãi, thư ếm gì đó từ những người dân tộc miền núi sau thời gian hai năm lên dạy trên ấy... Nhất là mẹ tôi, bà tin chắc chỉ có mắc bùa ngãi tôi mới từ bỏ tất cả, để cam chịu sự vất vả thiếu thốn tất nhiên của một cô giáo miền sâu miền xa. Cũng từ ý nghĩ đó, mẹ đã mời đâu về ông thầy pháp, mà theo nhiều bà bạn già của mẹ, ông ta rất cao tay ấn và từng phá bùa giải ngãi cho nhiều người bị vương như tôi. Muốn mẹ an tâm, vui lòng tôi đành phải Ngồi chịu trận trong căn phòng kín bưng, ngột ngạt khói hương. Phải long đầu ù tai bởi những tiếng hét khàn đục hô thần gọi thánh và đau buốt toàn thân dưới ngọn roi dâu xua đuổi tà ma của ông thầy pháp. Đợi vài hôm sau tôi mới giải thích cho mẹ hiểu trong tôi chẳng có thứ bùa ngãi nào, có chăng đó là sự tĩnh định, bình yên mà bản tính chân thật, giản đơn người dân vùng cao đem đến cho tôi, vùng đất của lũ Học trò bé nhỏ đều đi chân đất đến trường và còn hào phóng mang theo củi đốt ấm lớp học những ngày rét buốt...
Tiếng rên rỉ bật ra trên đôi môi nứt nẻ tím tái của người bệnh cắt ngang mọi suy tưởng. Gã vẫn cố ép sát thân thể vào bạn như muốn chuyền hết sức sống sang cái hình hài đang run lên bần bật, giọng gã lạc hẳn:
· Ai có dầu gió... Làm ơn cho mượn...
Lục vội túi xách lấy chai dầu nóng cùng chai nước khoáng đưa gã, tôi ngoảnh mặt ra cửa xe lúc gã phanh trần người bạn để chà xát. Gã cám ơn và ái ngại khi đưa trả tôi chai dầu cạn tận đáy. Tránh cho gã khỏi áy náy, tôi nói:
· Cho anh ấy uống nước nhiều vào, người bị sốt bao giờ cũng thấy khát.
· Phải đấy, tôi cũng còn mấy viên thuốc sốt rét đây luôn thể cô giúp cậu ấy cho uống luôn đi.
Người đàn bà lớn tuổi ngồi cạnh vừa lên tiếng vừa dúi vào tay tôi mấy viên thuốc. Từng ngụm... Từng ngụm nước nhỏ, bạn gã khó nhọc nuốt xuống, cũng khó nhọc như tôi cố tránh va chạm vào người gã, những kẻ mà tôi thường quy trách đã mang tới cho lũ học trò của tôi nhiều thói hư tật xấu. Nhưng cố thế nào cũng chẳng tránh Khỏi, đang chạy ngon trớn bỗng chiếc xe nhảy chồm lên và đứng phắt lại. Mất thăng bằng tôi ngã dụi về phía trước. Gã nhanh nhẹn vươn tay đỡ gọn người tôi, cái đụng chạm vô tình ấy chẳng hiểu làm sao lại khiến tôi bực mình hơn cả bị chai nước Khoáng hầu như còn nguyên vừa văng tung toé, uớt nhẹp khắp người.
Không kìm nén được tôi xẵng giọng:
· Anh tránh xa tôi đi.
Gã chưng hửng nhìn và buông lỏng cánh tay đang quàng sát phần ngực tôi:
· Xin lỗi chị tôi không... Cố ý.
Nghe gã lúng túng xin lỗi; cũng thấy mình quá đáng và vô duyên trong câu nói, Thái độ cáu gắt dành cho người đã tránh cho mình khỏi bị ngã dập xuống sàn xe, tôi nói để khoả lấp cái khiếm nhã của mình.
· Anh cho tôi mượn tạm chiếc khăn.
Cầm chiếc khăn tay vàng ố, nồng nặc mùi mồ hôi đàn ông, tôi phe phẩy chiếu lệ lên bộ đồ ướt nước rồi trả lại cho gã, thật sự trong túi xách của tôi cũng có. Nhưng cố tình hỏi mượn chiếc khăn luôn cột dính trên cổ tay gã là để mọi người trên xe không nhận ra cái giận dữ vô lý của mình. Hành động ấy chừng như chẳng cần thiết lắm, bởi mọi người đang nhốn nháo lên vì chuyện chiếc xe đột ngột chết máy giữa Mông quạnh núi rừng...”sao thế bác tài?”. “xe bị chết máy rồi... Rõ khổ...” “liệu Sửa có lâu không bác tài?”. “chưa biết, để xem qua cái đã...” từng mẫu đối thoại gãy gọn của những hành khách ngồi ghế trước với ông tài xế vọng lại.
· Kiểu này chắc phải đến nửa đêm mới về đến bến.
Gã cúi xuống đặt tay lên trán bạn, giọng đầy lo âu, và chợt quay sang tôi:
· Có lẽ còn phải chờ sửa xe khá lâu, sao chị không tranh thủ thay áo quần kẻo bị cảm lạnh thì phiền lắm... Ở đây toàn núi rừng chẳng ai nhìn thấy đâu mà ngại.
· Gã quá thật thà hay ma mãnh trong câu nói thẳng tuột, tôi ngượng chín người, Giả vờ không nghe thấy.
· Cậu ta nói đúng đó, khí núi mùa nầy rất độc.
Lại người đàn bà ngồi cạnh xen vào, chẳng có lý do gì để không nghe những lời khuyên đầy thiện ý của bà, hơn nữa mặc đồ ướt cũng rất nhớp nháp khó chịu. Tôi xuống xe, đi lẫn sau những vạt lau lách bên đường. Độ chừng đã khuất tầm nhìn của Những người trên xe, tôi vội trút bỏ bộ đồ đang mặc trên người. Không khí ẩm lạnh của rừng núi những ngày cuối đông cứ mơn man trên từng phần thân thể khiến tôi lạnh run. Đang lóng cóng gài mấy khuy nút áo, chợt tiếng sột soạt trong đám cỏ làm tôi giật mình và chết trân cả người khi nhìn thấy con rắn vừa bò ra từ đó, nó cất cao đầu, bành rộng mang, đôi mắt lừ lừ nhìn thẳng vào tôi... Gã là người đến trước nhất Khi nghe tiếng hét thất thanh của tôi. “đứng yên, đừng nhúc nhích”. Tôi chỉ nhớ gã nói thế trước khi nhảy bổ vào con rắn, chứ không nhớ nổi bằng cách gì gã tóm được đuôi con rắn to như cánh tay và quật mạnh nó xuống đất đến chết. Gã dìu tôi ra xe rồi quay lại nhặt cái xách, bộ đồ ướt và kéo xềnh xệch con rắn ra theo... “rắn hổ Mang... May cho cô ấy thật...” tôi loáng thoáng nghe nhiều tiếng trầm trồ quanh gã. Đúng như mọi hành khách dự định, phải mất gần hai tiếng đồng hồ sữa chữa, chiếc xe mới chịu nổ máy. Trong khoảng thời gian ấy tôi cũng vừa kịp hoàn hồn. Cùng Cảnh ngộ nôn nóng, hoang mang chờ đợi giữa vẻ hoang sơ, vắng lặng của núi rừng, Chừng như trong mỗi một con người bỗng cảm nhận được cái hơi ấm, thân tình của đồng loại rất cần thiết, chiếc xe bây giờ không lặng lẽ như lúc mới rời bến, lẫn trong tiếng máy xình xịch nhọc mệt là tiếng râm ran trò chuyện. Từng khoảng cách xa lạ biến mất dần.
Tôi vui vẻ bắt chuyện với gã và mĩm cười khi nghĩ đến câu đúc kết của một người bạn trai trong cuộc phiếm luận về giới tính từ thời còn sinh viên. “đàn bà là chúa cực đoan. Đã yêu, ghét cái gì thì đến chết cũng chẳng thay đổi được...” thái độ ân cần chăm sóc bạn và hành động dũng cảm lao vào con rắn độc đã hoàn toàn xoá tan đi cảm giác uý kỵ vẻ luộm thuộm, giang hồ của gã trong tôi. Nói chuyện với gã cũng hay hay, mấy năm trở lại đây, ngoại trừ công việc, tôi thường tránh né tiếp xúc với người khác phái, thậm chí cả những giáo viên nam hay phụ huynh học sinh tôi vẫn kiệm lời và giữ những khoảng cách nhất định. Tôi không hiểu vì lý do gì khiến Tôi bộc bạch hết với gã, kể cả chuyện riêng tư gia đình tưởng đã bị phong kín trong Trí nhớ buồn nản. Chưa bao giờ tôi có cảm giác thoải mái trong cuộc đối thoại chẳng cần những ngôn từ bóng bẩy, quanh co như bây giờ. Có lẽ sự thoải mái này bắt nguồn từ ý tưởng gã và tôi chỉ là hai người xa lạ, tình cờ gặp trên chuyến xe vài Giờ chạy. Đến bến, gã phải trôi nổi tiếp tục trên một chuyến xe khác, về tận vùng Quê xa xôi nào đó. Tôi thì phải đi qua những ngả đường, qua cái cổng nhà một thời Rất quen thuộc, có ông chồng cũ chỉ chưa đầy một năm đã vội vàng tái hôn với cô bạn thân từng khuyên răn, lên án tôi... Tất cả bây giờ đã thành một ký ức xa xăm. Chính Quan niệm đó đã dẫn dắt câu chuyện phiếm giết thời gian thành những lời tâm sự chân Tình. Gã hiểu được vì sao tôi thường xuyên có mặt trên chuyến xe cuối năm muộn màng Này. Ngược lại tôi cũng biết thêm những gian khổ, vất vả của những người đi trầm. Có thể gọi người đàn ông râu tóc bù rối, lôi thôi lếch thếch và đầy trầm tư ầy là kẻ săn lùng ảo mộng, muốn đổi đời bằng con đường đầy vận hạn may rủi khi từ bỏ ruộng vườn, đặt chiếc gùi cơm áo lên vai cam tâm ngậm ngãi. Loại ngãi đắng chát những cơ cực hiểm nguy. Chiếc ba lô xẹp lép chẳng có tí trầm nào, trong chuyến đi Cuối năm đầy xui rủi, bệnh tật đã hứa hẹn, giao ước với gã một mùa xuân rách nát, khốn đốn. Tôi nghĩ là gã quá dại dột:
· Vậy sao anh không từ bỏ nó, kiếm cái nghề gì ổn định hơn?
· không thể chị ạ, mỗi người mỗi hoàn cảnh, tôi không cam tâm chịu cảnh tủi nhục, nợ nần cứ bủa vây, đè nặng xuống gia đình mình. Chỉ trúng trầm mới mong xoay Xở được cuộc sống quá khó khăn của tôi.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh... Giọng nói mệt mỏi chán chường của gã như nhắc tôi nhớ chiếc bóng khờ khạo của mình trong ánh mắt bạn bè, người thân. Gã nói đúng, tôi Từng nghe nhiều về những giai thoại đổi đời chóng vánh của những kẻ tìm trầm may mắn. Hoàn cảnh gia đình của gã cũng buồn thật nếu không nói là quá bi đát. Hơn ba mươi tuổi vẫn chưa dám nghĩ đến chuyện lập gia đình, mà dù có muốn thì chẳng cô gái nào đủ dũng khí gánh lên vai một cái gia đình với bà mẹ chồng tâm trí thất thường sau khi sinh liên tiếp hai đứa con đều bị dị tật bẩm sinh. Gã là con trai đầu và cũng là đứa con may mắn được lành lặn, khoẻ mạnh. Gã thật dửng dưng khi nói về cô gái gã rất yêu rồi phải ngậm ngùi chia tay vì điều kiện kết hôn của cô gái là gã phải từ bỏ gia đình, đi lập nghiệp phương xa vì cô sợ mỗi ngày phải nhìn thấy hình hài dị dạng của hai đứa em gã sẽ ảnh hưởng tới con cái sau nầy. “...chị thử nghĩ xem, tôi làm sao có thể vì hạnh phúc riêng mình mà trút hết gánh nặng ấy lên vai mẹ tôi được...” tôi cảm nhận được đằng sau sự dửng dưng cố tình đó có một nỗi cam chịu, đau đớn mà gã chưa vượt qua được. Tôi thừa nhận điều kiện đó đưa ra chẳng Phải hoàn toàn vô lý, và chắc rằng cô gái nào đó cũng rất yêu gã mới đủ can đảm Đánh cược với cái di chứng khủng khiếp ấy. Không muốn đánh động đến nỗi đau trong Gã, tôi xoay chuyển đề tài... Và thứ âm giọng trầm đục đều đều của gã, cùng nhịp nhồi xóc của chiếc xe cứ chập chờn ru dần tôi vào giấc ngủ... Gã dìu tôi qua từng cánh rừng nguyên sinh, qua từng dốc núi dựng đứng. Trong vòng tay rắn chắc lạ lùng của gã tôi không còn thấy sợ hãi những cô đơn và gian khổ hiểm nguy cứ rập rình sau từng bụi cỏ ngọn cây của những khu rừng tối tăm, của những bóng người câm lặng, Rách tướp dìu nhau trượt qua cái vách núi mù sương. Tôi ngã hẳn vào vòng tay ấm áp, Cuồn cuộn cơ bắp, tôi sung sướng đón nhận từng nụ hôn nóng bỏng trên đôi môi tím tái sốt rừng của gã. Cảm giác rạo rực hưng phấn hình như tôi đã đánh mất từ lâu bây giờ bị đánh thức bởi những vết chai sần trên bàn tay, bởi mùi mồ hôi đàn ông nồng nặc... Tôi rướn người lên, chợt thân hình rắn chắc của gã mềm dần... Mềm dần rồi lạnh toát, cái cảm giác lạnh lẽo mềm oặt của loài rắn. Tôi kinh hoàng giẩy dụa và cố chạy về phía ngọn lửa ấm áp do lũ học trò bé nhỏ đi chân đất của tôi đốt lên. Nhưng tôi càng cố chạy, ngọn lửa càng mờ nhạt rồi vụt tắt...